“ Non sông Việt Nam có được trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ”, “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Lời dạy của Bác Hồ đã thấm nhuần đến mọi tầng lớp nhân dân, của toàn thể xã hội và ngành giáo dục cũng đã xác định rõ vai trò trách nhiệm của ngành trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Mọi người ra sức học tập, nâng cao trình độ hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo trong lao động. Xã hội ngày nay đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn, toàn diện hơn, hay nói rõ hơn, học sinh ngày càng phải thông minh hơn, thực tế hơn, vấn đề học phải đi đôi với hành. Học để lập nghiệp, học để xây dựng đất nước. Kinh tế và xã hội nước ta đang trên đà phát triển theo từng ngày, việc đào tạo nguồn nhân lực có “đức”, có “tài” mà Đảng và nhà nước đề ra là vô cùng cần thiết.
Trong thời đại ngày nay khi khoa học phát triển ngày một cao thì việc rèn luyện cho học sinh tiểu học những kỹ năng, kiến thức hiểu biết chung là hết sức quan trọng trong đó có kỹ năng về đơn vị đổi đo lường. Việc giáo dục bậc tiểu học ví như khi xây dựng một tòa nhà. Nền móng là phần chìm chúng ta không nhìn thấy được nhưng nó hết sức quan trọng trong một tòa nhà, người ta thường chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên; chỉ có những người xây dựng, những người có chuyên môn mới thấy rõ tầm quan trọng giá trị đích thực của nó. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức kia. Chính vì vậy, điều 2 của luật phổ cập giáo dục tiểu học đã xác định bậc tiểu học là bậc học đầu tiên là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ có thế mà mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí hết sức rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng thực tế trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Một trong những nội dung toán đáp ứng được nhiều trên thực tế đó là đơn vị đo lường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy thích hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng phát triển nhân tài cho quê hương, đất nước.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIÊN LƯƠNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TT KIÊN LƯƠNG I & RÈN KỸ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 5 Người viết: Phạm Thị Hồng Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC: 2009 – 2010 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 5 I. LỜI NÓI ĐẦU: “ Non sông Việt Nam có được trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ”, “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Lời dạy của Bác Hồ đã thấm nhuần đến mọi tầng lớp nhân dân, của toàn thể xã hội và ngành giáo dục cũng đã xác định rõ vai trò trách nhiệm của ngành trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Mọi người ra sức học tập, nâng cao trình độ hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo trong lao động. Xã hội ngày nay đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn, toàn diện hơn, hay nói rõ hơn, học sinh ngày càng phải thông minh hơn, thực tế hơn, vấn đề học phải đi đôi với hành. Học để lập nghiệp, học để xây dựng đất nước. Kinh tế và xã hội nước ta đang trên đà phát triển theo từng ngày, việc đào tạo nguồn nhân lực có “đức”, có “tài” mà Đảng và nhà nước đề ra là vô cùng cần thiết. Trong thời đại ngày nay khi khoa học phát triển ngày một cao thì việc rèn luyện cho học sinh tiểu học những kỹ năng, kiến thức hiểu biết chung là hết sức quan trọng trong đó có kỹ năng về đơn vị đổi đo lường. Việc giáo dục bậc tiểu học ví như khi xây dựng một tòa nhà. Nền móng là phần chìm chúng ta không nhìn thấy được nhưng nó hết sức quan trọng trong một tòa nhà, người ta thường chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên; chỉ có những người xây dựng, những người có chuyên môn mới thấy rõ tầm quan trọng giá trị đích thực của nó. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức kia. Chính vì vậy, điều 2 của luật phổ cập giáo dục tiểu học đã xác định bậc tiểu học là bậc học đầu tiên là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ có thế mà mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí hết sức rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng thực tế trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Một trong những nội dung toán đáp ứng được nhiều trên thực tế đó là đơn vị đo lường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy thích hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng phát triển nhân tài cho quê hương, đất nước. Học tập phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Trong các môn học, môn toán là môn có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề... Việc giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại lượng hình học vì điều đó giúp các em định hướng được không gian, gắn liền việc học tập với quan hệ cuộc sống xung quanh và hỗ trợ học sinh học tập tốt các môn học khác. Đối với nội dung giảng dạy về đo lường các em đã được làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường mang tính khái quát cao, tính trừu tượng của các sự vật và hiện tượng. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Song đối với lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận thức sâu sắc đặc trưng bên trong của sự vật. Do đó học sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng. Thực tế trong quá trình giảng dạy đổi các đơn vị đo lường tôi thấy có đầy đủ các dạng: đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại rồi đổi từ danh số đơn sang danh số phức và ngược lại v.v... học sinh còn lúng túng nên kết quả học tập còn chưa cao, học sinh có em còn tự ty, thiếu tự tin trong tiết học. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học các bài toán về đổi đơn vị đo lường tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “ Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5”. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Qua nhiều năm giảng dạy, Tôi nhận thấy tình trạng chung của học sinh có một số thực tế như sau: Trình độ tiếp thu bài của học sinh trong lớp không đồng đều nhau: có em rất năng động, nhạy bén nhưng bên cạnh đó cũng có một số em rất thụ động, tiếp thu bài chậm. Nguyên nhân là do các em gặp khó khăn khi chuyển từ thao tác tư duy này sang thao tác tư duy khác. Các em tiếp thu lời giảng của giáo viên một cách hình thức, thường không đầy đủ nên không hiểu một cách chắc chắn. Suy luận thường căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài máy móc hay dựa vào tương tự hoặc khẳng định không căn cứ. Vì không nắm vững kiến thức nên khả năng vận dụng rất hạn chế. Để rèn luyện kỹ năng đổi đơn vị đo cho học sinh trước hết giáo viên phải tìm hiểu kĩ nội dung, yêu cầu của sách giáo khoa từ đó phân loại được các bài tập về đổi đơn vị đo lường. Có thể chia các bài tập về đổi đơn vị đo lường bằng nhiều cách khác nhau nhưng tôi căn cứ vào quan hệ của 2 đơn vị liền nhau trong các đơn vị đo để có thể chia thành 4 nhóm bài như sau: Nhóm thứ nhất: Đổi đơn vị đo độ dài và khối lượng Nhóm thứ hai: Đổi đơn vị đo diện tích Nhóm thứ ba: Đổi đơn vị đo thể tích Nhóm thứ tư: Đổi đơn vị đo thời gian Trong mỗi nhóm bài trên đều có đủ các bài tập Dạng 1: Đổỉ từ đơn vị lớn sang đơn vị bé gồm: Danh số đơn sang danh số đơn Danh số phức danh số đơn Danh số đơn sang danh số phức Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn gồm: Danh số đơn sang danh số đơn Danh số phức sang danh số đơn Danh số đơn sang danh số phức Dạng 3: Điền dấu >, <, = vào ô trống Khi làm các bài tập về đổi đơn vị đo lường, đặc biệt là đơn vị đo diện tích và thể tích học sinh còn lúng túng, thường thiếu chữ số ở phần thập phân hàng liền với phần nguyên hoặc chưa chuyển dịch dấu phẩy đủ các chữ số tương ứng. Ví dụ 1: 702m = 0 km 702 m = 0,702m Nhiều học sinh làm: 702m = 7 km 02m = 7,02 km Ví dụ 2: 6 m2 463cm2 = 6, 0463m2 Nhiều học sinh làm: 6m2 463cm2 = 64,63m2 hoặc 6,463 m2 Ví dụ 3: 5,9784 m3 =5978,4 dm3 Còn một số học sinh làm bằng 59,784 dm3 hoặc 597,84dm3 Nguyên nhân : Do chưa thuộc kỹ thứ tự bảng đơn vị đo Do còn nhầm lẫn quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau của đơn vị đo độ dài với đơn vị đo diện tích và đơn vị đo thể tích Do khả năng tính toán cũng hạn chế. Trước những khó khăn trên, qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bản thân tôi đã suy nghĩ và tìm ra được một số biện pháp khắc phục như sau: III. TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP Như chúng ta đã biết các dạng bài tập về đơn vị đo lường lớp 5 được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ các bài dạng đổi đơn vị đo lường đơn giản để củng cố lý thuyết rồi nâng cao dần đến các bài tập đổi đơn vị đo phức tạp vì vậy muốn nâng cao chất lượng đổi đơn vị đo lường giáo viên phải giúp học sinh: Nắm vững từng bảng đơn vị đo, thuộc thứ tự bảng đó từ nhỏ đến lớn và ngược lại từ lớn sang nhỏ. Nắm vững được quan hệ giữa 2 đơn vị đo lường liền nhau và giữa các đơn vị khác nhau. Xác định loại bài và biết cách chuyển đổi đơn vị đo. Muốn vậy đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học học để lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em phát huy trí lực, chủ động lĩnh hội kiến thức, năng động, linh hoạt trong việc luyện tập đổi đơn vị đo. 1. Đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé. a. Danh số đơn Ví dụ : 5,2 kg = ....g 3,1658 m = .......cm. Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu bản chất của phép đổi là 1 kg = 1000 g nên 5,2 kg = 5,2 x 1000 (g) = 5200g. Như vậy là ta chỉ việc dịch chuyển sang phải 3 chữ số tương ứng với 3 đơn vị đo khối lượng liên tiếp là hg, dag, g. Hoặc lm = 100 cm nên 3,1658m = 3,1658 x100 (cm) = 316,58 cm. Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 ứng với một đơn vị đo ( vừa viết vừa nhẩm tên đơn vị đo). Giáo viên biểu thị cho học sinh bằng lược đồ phân tích sau để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. 5,2 kg= 5 2 0 0 g Kg 3,165 m =3 1 6 ,5 cm m hg dm dag cm g b. Danh số phức Ví dụ: ( viết dưới dạng số thập phân) 8m 7m = ....cm; 2 kg 5 g =.....g.....kg ;77,069 m=...dm...mm Đổi 8m 7dm = ...cm giáo viên hướng dẫn theo 2 cách Cách 1: đổi 8 m= 800 cm và 7dm = 70 cm sau đó cộng 800 + 70 = 870cm Hoặc học sinh ghi 8 đọc là 8m ghi tiếp 7 rồi đọc 7dm và ghi chữ số 0 đọc là 0 cm đến đơn vị cần đổi thì dừng lại và ghi tên đơn vị. Đổi 7,069 m= ...dm...mm Học sinh nhẩm 7(m) 0 (dm) = 70 dm; 6 (cm) 9 (mm) là 69 mm. Ta có 7,069 m = 70 dm 69 mm Cách 2: Lập bảng đổi Đầu bài m dm cm mm Kết quả đổi 8m 7dm 8 7 0 0 870cm (8700mm) 13m 45mm 13 0 4 5 1304,5 cm 7,069m 7 0 6 9 70m 69 mm Đổi 2 kg 5g =.....g = .....kg giáo viên hướng dẫn học sinh theo 2 cách. Cách 1: 2kg = 2000 g; 2000g + 5g = 2005 g như vậy 2kg 5g = 2005g. Hỏi 5g = 5/?kg Vì 5g = 5/ 1000 kg= 0,005 kg →2kg 5g = 2,005 kg. Sau khi học sinh đã hiểu được bản chất của phép đổi và thuộc thứ tự bảng đơn vị đo từ lớn đến bé thể suy luận ra phương pháp nhẩm. Học sinh vừa viết vừa nhẩm: 2 (kg) 0 (hg) 0 (dag) 5 (g) để được : 2kg 5g = 2005g. Cách 2: Lập bảng đổi Đầu bài Kg hg dag g Kết quả đổi 2kg5g 2 0 0 5 2005g (20,05 hg) 2kg 5g 2 0 0 5 2,005 kg (200,5dag) Căn cứ vào số liệu đề bài học sinh điền các giá trị vào ô tương ứng rồi căn cứ vào yêu cầu đổi mà học sinh đặt dấu phẩy và ghi kết quả cho phù hợp. Với cách lập bảng như thế này học sinh làm được nhiều bài tập cùng đơn vị đo mà kết quả không hay nhầm lẫn và vẫn đề bài như vậy giáo viên có thể hỏi nhanh nhiều kết quả đổi khác nhau để luyện tập kỹ năng đổi cho học sinh. Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn a. Danh số đơn Ví dụ: 70cm = ....m 8 kg = ....tấn Cách 1: Bài này không những học sinh phải nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo mà còn cần phải nắm vững kiến thức về phân số, ... đòi hỏi học sinh phải thuộc kĩ bảng đơn vị đo cần đổi và xác định đúng giá trị tương ứng của từng đơn vị đo. Lập bảng. Thực ra bản chất, ý nghĩa của bài toán là như sau song cách thể hiện khác nhau, cách này học sinh ít nhầm lẫn hơn bởi các em đã viết các đơn vị đo theo thứ tự, chỉ cần một lần viết đã áp dụng cho nhiều bài đổi và nó hiển thị rõ ràng không như phương pháp nhẩm ở trên. Đầu bài m dm cm mm Kết quả đổi 43 dm6mm 4 3 0 6 4,306m Đầu bài tấn tạ yến kg Kết quả đổi 8047 kg 8 0 4 7 8 tấn 47kg (80 tạ 47kg) 8,047 tấn Khi đổi danh số đơn sang danh số phức như trên ta phân tích các chữ số vào các đơn vị tương ứng theo thứ tự bảng đơn vị đo lường từ phải sang trái rồi căn cứ vào yêu cầu của đề bài mà lựa chọn các giá trị tương ứng với các đơn vị cần đổi. Để học sinh hiểu thêm về ký hiệu và nhớ lâu bảng đơn vị đo độ dài và giá trị của các đơn vị giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh hiểu ý nghĩa về tên gọi của chúng. Đơn vị chính là mét Đê-ca-mét: nghĩa là 10 (mười) Héc-tô-mét: nghĩa là 100 (một trăm) Ki-lô-mét: nghĩa là 1000 (một nghìn) Đề-xi-mét: nghĩa là (một phần mười) Xăng-ti-mét: nghĩa là (một phần trăm) Mi-li-mét: nghĩa là (một phần nghìn) Như vậy học sinh có thể hiểu kilômet là một nghìn mét hoặc xăngtimét là một phần một trăm mét v.v... 2. Đơn vị đo diện tích Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé. Tương tự như đổi đơn vị đo độ dài muốn nâng cao chất lượng đổi đơn vị đo diện tích, đòi hỏi học sinh phải làm thành thạo các bài tập đổi cơ bản ở đầu. Mỗi phần; nắm vững thứ tự xuôi, ngược của bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đo để rút ra cách đổi các bài tập đòi hỏi tư duy linh hoạt. Giáo viên chỉ cần lưu ý học sinh quan hệ của các đơn vị đo. 2 đơn vị liền nhau hơn kém nhau 100 lần nên khi đổi đơn vị từ lớn sang nhỏ mỗi đơn vị đo liền nhau nó phải thêm 2 chữ số 0 (đối với số tự nhiên) hoặc dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 2 chữ số. a. Danh số đơn Ví dụ: Viết các số đo sau dưới dạng bằng m2:1.25km2; Giáo viên gợi mở để học sinh tính 1km2 = 1000.000m2. Þ 1.25km2 = 1.25 x 1000000 = 1250000m2 Giáo viên hướng dẫn học sinh viết 1 và nhẩm 1 km2 viết tiếp 2 chữ số 25 và đọc 25 hm2 viết thêm 00 và đọc 00dam2 viết tiếp 00 và đọc 00m2, như vậy ta được 1.25km2 = 1250000m2. Hoặc nhẩm từ km2 đến m2 là 3 đơn vị đo diện tích ta chuyển dấu phẩy sang phải 2 x 3 = 6 (chữ số). Ví dụ. Bài tập 3 trang 47 câu a (dòng cuối) 8,5ha = ...... m2.Hướng dẫn học sinh tính 1ha = 10.000 m2 Þ 8,5ha = 8,5 x 10.000 = 85000 m2, hoặc nhẩm từ ha đến m2 là 2 đơn vị đo diện tích ta chỉ việc chuyển dịch dấu phẩy sang phải 4 chữ số. d. Danh số phức Ví dụ1: 12m28dm2 = ........m2; Ví dụ 2: bài tập 3/trang 47(cột b) 16,5m2 = .......... m2 ..... dm2 Tương tự như đơn vị đo độ dài để tránh nhầm lẫn giáo viên nên hướng dẫn học sinh lập bảng đổi ra nháp. Đề bài m2 dm2 cm2 mm2 Kết quả đổi (hoặc) 12m28dm2 12 08 00 00 12,08m2 120800cm2) 16,5m2 16 50 16m250dm2 Có thể lập cả bảng đơn vị đo diện tích hoặc tuỳ theo đơn vị đo trong bài tập lớn nhất là gì, nhỏ nhất là gì mà chọn số cột dọc cho phù hợp. Giá trị của đơn vị theo đề bài phải viết đúng cột Trong bảng phân tích mỗi cột phải đủ 2 chữ số Tuỳ theo đề bài yêu cầu đổi biến đơn vị nào thì phải đánh dấu phẩy sau 2 chữ số của đơn vị ấy hoặc chọn giá trị số phù hợp với đơn vị cần đổi. Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn a. Danh số đơn Khi đổi đơn vị từ nhỏ đến lớn ta chỉ việc dời dấu phẩy từ phải sang trái mỗi đơn vị đo liền trước nó 2 chữ số, nếu thiếu chữ số thì ta thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ mỗi đơn vị 2 chữ số rồi đánh dấu phẩy sau đơn vị cần đổi. Ví dụ: từ m2 đổi ra hm2 (hecta) phải qua (2 khoảng cách) 2 lần chuyển đơn vị đo liền trước nó (m2 ®dam2®hm2) nên ta phải dời dấu phẩy sang trái 2 x 2 =4 (chữ số) lưu ý: 2 chữ số hàng chục và hàng đơn vị của dữ liệu đề bài phải luôn gắn với tên đơn vị của nó; không cần xét đến phần thập phân. Khi thực hành học sinh có thể nhẩm như sau: Ví dụ: 188,5 m2 = ..........km2. 0 00 01 88,5m2 = 0,0001885 km2 km2 hm2 dam2 m2 Tương tự như lược đồ phân tích trên ta có thể lập bảng như đổi đơn vị ở trên. b. Danh số phức Ví dụ: a/ 52705 cm2 = ...... m2 .....dm2 .......cm2 b/ 4 cm2 7mm2 = ......dm2 Cách làm bài tập này tương tự như bài tập ở phần a nhưng để thuận lợi cho việc đổi nhiều bài tập ta nên lập bảng. Đề bài m2 dm2 cm2 mm2 Kết quả đổi (hoặc) 52075cm2 5 20 75 5m220dm2 75cm2 5,2075 m2 4cm27mm2 0 04 07 0,0407dm2 Ở ví dụ b nếu nhẩm học sinh vẫn nhẩm là thêm 2 chữ số 0 vào trước 47 vì thế giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy 4cm2 = 0,04dm2 và 7mm2 = 0,0007dm2 ® 4cm27mm2= 0,04 + 0,0007 = 0,0407dm2. 3. Đơn vị đo thể tích Dạng : Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé Sau khi học sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích thì giáo viên cho các em so sánh quan hệ của 2 đơn vị diện tích liền nhau với 2 đơn vị thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ. Danh số đơn Ví dụ. Bài tập 2/155 ( dòng 2,3 ) 7,268m3 = ..... dm3 ; 0,5m3 = ...... dm3 Vì 1m3 = 1000dm3 nên 7,268m3 = 7,268 x 1000 = 7268dm3 ; 0,5m3 x 1000 = 500 dm3 Như vậy khi chuyển từ đơn vị thể tích lớn sang đơn vị nhỏ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 3 chữ số hoặc nếu là số tự nhiên thì ta chỉ việc viết thêm mỗi đơn vị liền sau nó 3 chữ số 0. Ví dụ : Danh số phức a.7m3 65dm3 = .......dm3 b. 3,8784m3 = ........m3.......dm3 .......cm3 Cách 1: a. 7m3 65 dm3 = ........... dm3 =7000dm3 + 65 dm3 = 7065dm3 b.3,8784m3 = ........ m3 ..........dm3 .........cm3 Học sinh nhẩm 3 (m3) 878 (dm3) 400 (cm3) Ta được 3,8784 m3 = 3m3 878dm3400cm3 Cách 2: Lập bảng Đề bài m3 dm3 cm3 Kết quả đổi 7m3 65dm3 7 065 000 7065 dm3 3,8784m3 3 878 400 3m3878dm3400cm3 Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé thì ô của đơn vị lớn nhất không cần đủ 3 chữ số. Nếu các đơn vị chưa đủ 3 chữ số thì phải viết thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ 3 chữ số. Ngoài ra phần thể tích này còn có dạng: Điền tên đơn vị vào chỗ 5100397 cm3 = 5 . 100 397 Tuy là dạng mới song bài tập này khá đơn giản, học sinh chỉ cần thuộc bảng đơn vị đo thể tích từ nhỏ đến lớn và làm thành thạo các phép đổi đã học ở trên là học sinh làm được dễ dàng. 4: Đơn vị đo thời gian Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé Đây là đơn vị đo lường mà học sinh hay đổi nhất. Vì quan hệ giữa các đơn vị của chúng không đồng nhất. Khi đổi đơn vị thời gian chỉ có cách duy nhất là thuộc các quan hệ của đơn vị đo thời gian rồi đổi lần lượt từng đơn vị đo bằng cách suy luận và tính toán. Đổi đơn vị đo thời gian là sự kết hợp tổng hoà các kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân và kỹ năng tính toán. Ví dụ : 4 năm 2 tháng = 12 tháng x 4 + 2 tháng = 50 tháng 2 giờ 3 phút = 60 phút x 2 + 3 phút = 123 phút 7 phút 36 giây = .phút Nhẩm và ghi 7 phẩy rồi tính 36 giây = 36 phút = 0,6 phút Nên 7 phút 36 giây = 7,6 phút Dạng 2 : Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn Ví dụ . Bài tập 3/131 a. 72 phút = ....giờ ; 270 phút = ....giờ b. 30 giây = ..... phút ; 135 giây = ......phút Giáo viên gợi ý học sinh tính 1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây; nên ta lấy 72 : 60 = 1,2 giờ. Vậy 72 phút = 1,2 giờ, cứ như thế học sinh thực hiện phép tính còn lại 270: 60 = 4,5 giờ ; 30: 60 = 0,5 phút ; 135: 60 = 2,25 phút Ví dụ . Bài tập 2/ 156 (dòng cuối cột b) : 54 giờ = ...........ngày ...........giờ Giáo viên gợi mở cho học sinh 1 ngày = ? giờ . Vậy 54 giờ chia ra được bao nhiêu ngày ? Còn dư bao nhiêu giờ ? Học sinh tính : 54 : 24 = 2 (dư 6 ) như vậy 54 giờ = 2 ngày 6 giờ. Với loại bài tập này giáo viên phải yêu cầu học sinh thử lại kết quả thì chất lượng đổi đơn vị thời gian mới cao. Ngoài ra học sinh còn hay gặp điền dấu >; < = và 2 giá trị đại lượng. Muốn làm tốt loại bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm vững bước đổi đơn vị đo và trình bày tỉ mỉ tránh làm tắt dễ điền sai dấu. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Nhờ áp dụng các biện pháp trên mà kết quả đạt được ở học kì I và học kì II trong lớp được nâng lên rõ rệt, các em đã hăng say học tập. Các em không những nắm vững cách đổi các đơn vị đo lường ở tất cả các dạng mà còn có kỹ năng tính rất nhanh. Vì vậy các em không còn nhút nhát, e ngại mà đã mạnh dạn, tự tin, hăng hái phát biểu trong giờ học. Tiết học toán của các em trở nên nhẹ nhàng, sinh động. Kết quả năm học 2009-2010 của lớp đạt được như sau: TỔNG SỐ HS: 34 GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU Đầu năm 11 13 6 4 Học kì I 16 11 7 0 Học kì II 20 12 2 0 V - KẾT LUẬN: Qua thực tiễn áp dụng những biện pháp trên, để giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán nói chung và cách rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh nói riêng, tôi rút ra những kinh nghiệm sau: Giáo viên phải có quyết tâm cao, nhiệt tình trong công tác, luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi, áp dụng nhiều phương pháp mới để lôi cuốn học sinh yêu thích môn học. Luôn có thái độ hòa nhã, gần gũi với học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em. Để học sinh thổ lộ những khó khăn, vướng mắc kịp thời hướng dẫn khắc phục cho các em dần tiến bộ trong học tập, nắm bắt và tiếp thu được nhiều kiến thức mới. Kết hợp hài hòa ba mặt giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Để giải các bài toán về chuyển đổi đơn vị, giáo viên yêu cầu học sinh nắm chắc bảng hệ thống đơn vị, hiểu được mối quan hệ giữa các đơn vị kế cận, có kĩ năng thực hiện các phép tính trên số tự nhiên và số đo đại lượng. Hướng dẫn cho học sinh xác định được sự giống nhau và khác nhau giữa phép đổi đơn vị độ dài và khối lượng, đổi đơn vị diện tích, đổi đơn vị thể tích, đổi đơn vị thời gian. Các thao tác thường thực hiện khi chuyển, đổi đơn vị là; viết thêm hoặc xóa bớt số 0, chuyển dịch dấu phẩy sang trái hoặc phải 1,2,3 chữ số, đồng thời người giáo viên cần tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp có trọng tâm, hiệu quả nhất với yêu cầu vừa sức học của học sinh rồi từ đó nâng dần lên để học sinh tự tin hơn và tin tưởng vào sự tiến bộ của mình. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được. Song đề tài chắc không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo và quý đồng nghiệp góp ý chân thành để tôi có được những kinh nghiêm tốt hơn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Kiên Lương, ngày 4 tháng 05 năm 2010 Người viết Phạm Thị Hồng
Tài liệu đính kèm: