Bác Hồ có câu : “ Có tài mà không có đức làm việc gì cũng khó , có đức mà không có tài là người vô dụng ” . Thật vậy , nói đến đạo đức thì làm sao chúng ta quên được vị cha già dân tộc – Bác Hồ kính yêu của chúng ta – một con người tài đức, được dân tộc Việt Nam học tập và noi theo .
Nói đến đạo đức là nói đến truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay đó là : “ Trên kính dưới nhường ”: “ Thương người như thể thương thân ” ; “ Lá lành đùm lá rách ”; “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ ”; “ Máu chảy, ruột mềm ”;
Còn đối với thầy cô giáo :
- Một chữ cũng là thầy , nửa chữ cũng là thầy ”
- Tôn sư trọng đạo .
- Tiên học lễ, hậu học văn .
Đúng vậy , ở bậc tiểu học nói chung và là người giáo viên tiểu học nói riêng , tôi tấy quá trình hình thành nhân cách cho trẻ , ngoài việc dạy học cho trẻ các môn học , cần phải đặt giáo dục đạo đức lên hàng đầu cho trẻ ngay từ bậc học tiểu học này .
BẢNG ĐỀ MỤC *********** Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một số biện pháp cơ bản: “ Xây dựng nề nếp và giáo dục đạo đức cho học sinh” - Ở Trường tiểu học Hồ Thị Kỷ B * * * * * * * * Phần thứ nhất : Đặt vấn đề Phần thứ hai : Những biện pháp giải quyết vấn đề . 1/ Thuận lợi : 2/ Khó khăn : 3/ Biện pháp: 4/ Giáo viên phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ với gia đình: 5/ Hoạt động của chính trẻ : 6/ Về bản chất tâm lí học của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học . Phần thứ ba : KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1- Kết quả: 2- Kết luận: --------------------- Lễ phép kính chào Hồ Thị Kỷ, ngày 12 tháng 4 năm 2009 Người viết Nguyễn Thùy Ngân --------------- PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một số biện pháp cơ bản: “ Xây dựng nề nếp và giáo dục đạo đức cho học sinh” - Ở Trường tiểu học Hồ Thị Kỷ B * * * * * * * * Phần thứ nhất : Đặt vấn đề Bác Hồ có câu : “ Có tài mà không có đức làm việc gì cũng khó , có đức mà không có tài là người vô dụng ” . Thật vậy , nói đến đạo đức thì làm sao chúng ta quên được vị cha già dân tộc – Bác Hồ kính yêu của chúng ta – một con người tài đức, được dân tộc Việt Nam học tập và noi theo . Nói đến đạo đức là nói đến truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay đó là : “ Trên kính dưới nhường ”: “ Thương người như thể thương thân ” ; “ Lá lành đùm lá rách ”; “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ ”; “ Máu chảy, ruột mềm ”; Còn đối với thầy cô giáo : Một chữ cũng là thầy , nửa chữ cũng là thầy ” Tôn sư trọng đạo . Tiên học lễ, hậu học văn . Đúng vậy , ở bậc tiểu học nói chung và là người giáo viên tiểu học nói riêng , tôi tấy quá trình hình thành nhân cách cho trẻ , ngoài việc dạy học cho trẻ các môn học , cần phải đặt giáo dục đạo đức lên hàng đầu cho trẻ ngay từ bậc học tiểu học này . Phần thứ hai : Những biện pháp giải quyết vấn đề . 1/ Thuận lợi : Được sự quan tâm của phòng giáo dục , Ban giám hiệu nhà trường nên cơ sở vật chất , đồ dùng tự làm, tự cấp tương đối đầy đủ. Đầu năm lớp có tổ chức họp phụ huynh học sinh , nên công tác chủ nhiệm được tốt , nhờ sự trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh học sinh . Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm tôi đã tiếp xúc và dạy dỗ, giáo dục nên đã biết được tính cách của từng học sinh . 2/ Khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn như sau: Đa số học sinh là người dân tộc Khơ me, ngôn ngữ chính là tiếng mẹ đẻ nên tiếp cận tiếng Việt gặp khó khăn .Chính vì thế , việc nhận thức , hiểu biết về đạo đức của các em chưa cao. Kinh tế nghèo – phần lớn phụ huynh sống bằng nghề làm thuê, ít quan tâm đến việc học hành của các em và nhất là về việc giáo dục – nên khâu hướng nghiệp cho các em cần làm gì và làm như thế nào để trở thành người công dân có ích cho xã hội . Học sinh tiểu học đáng lẽ ra trong giai đoạn này là giai đoạn hình thành nhân cách cho trẻ , trẻ cần giáo dục đến nơi dến chốn và cần có sự thương yêu , quan tâm chăm sóc còn đói với các em thì hoàn toàn ngược lại . Vì bản thân tôi hơn 10 năm dạy tại Trung tâm Thị Trấn tôi thấy học sinh dược sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của Hội cha mẹ phụ huynh học sinh Và phần lớn là gia đình .nhưng so với học sinh ở vùng đồng bào dân tộc Khơ me thì các em bị thiệt thòi rất nhiều , các em chỉ xác định học cho thoát dốt , ăn thì chỉ lấy no còn về nhân cách thì gia đình hình như bị lãng quên. Từ những thuận lợi khó khăn trên , tôi tìm hiểu và nghiên cứu những biện pháp thích hợp để xây dựng nề nếp và đạo đức cho phù hợp với từng cá nhân trong lớp học . 3/ Biện pháp: a/ Là một giáo viên tiểu học tôi luôn luôn quan tâm đến đặc điểm cá tính của trẻ : Đầu năm học tôi đã có kế hoạch xây dựng nề nếp , thói quen vệ sinh để trẻ có hành vi văn minh , lịch sự . Giáo dục cho học sinh cần giáo dục mọi lúc, mọi nơi .Giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ thông qua các môn học, giờ học.Ngoài ra,tôi còn giáo dục trẻ trong giờ ra chơi , trên đường về và trong giao tiếp . b) Qua các giờ học tôi lấy gương người tốt , việc tốt đề giáo dục các em . Thông qua tranh ảnh về gia đình , thầy cô và các bạn, ngoài xã hội và nơi công cộng. Tôi luôn luôn giáo dục các em về giữ môi trường luôn xanh, sạch , đẹp để tạo cảnh quan trường học .Tập các em trở thành thói quen vứt rác đúng nơi quy định , bảo vệ của công , giữ vệ sinh cá nhân , nói lời hay làm việc tốt . Luôn học hỏi những gương tốt trong lớp biết giúp đỡ bạn cùng vượt khó , quan tâm những học sinh nghèo , giúp bạn tự tin trong học , giáo dục các em nhặt của rơi trả lai người mất . * Ví dụ :Ở lớp phần đa số các em sống rất nghèo khi thấy đồ dùng học tập của bạn nảy sinh lòng tham như : Em Kim Xuyên lấy thước , viết của bạn , khi tìm được thì giáo viên không nên trách mắng học sinh quá lời mà tôi chỉ cho các em thấy cái sai, cái xấu khi nảy sinh hành vi lấy cắp của bạn mà khi phê bình không nên làm tổn thương đến danh dự của các em .Từ đó , các em cảm thấy hối hận về việc làm của mình và không hề sai sót nữa. * Ví dụ : Ở lớp còn 2 trường hợp , học sinh không còn cha và mẹ , những học sinh mồ côi thường thiếu tình cảm và sự giáo dục của cha và mẹ nên hay mặc cảm hoặc bướng bỉnh , hoặc trầm ngâm thường hay xa lánh bạn khi thấy bạn vui vẻ cười đùa thì các em hay nhìn xa xăm vào một góc nào đó , tôi thường động viên và khuyến khích các em nên tạo điều kiện cho các em chơi chung hòa nhập các em vào cuộc chơi trong giờ ra chơi * Ví dụ : Ở lớp có 2 trường hợp , học sinh dân tộc Khơ me , cha mẹ chủ yếu đến các em là rất ít ,các em đến trường với hình thức luộm thuộm sau giờ học tôi mời các em ở lại tâm sự với các em là nên tắm rửa, dơ bẩn .Thường sống bằng nghề làm thuê nên sự quan tâm đến các em là nên tắm rửa , giặt giũ cá nhân cho sạch sẽ , đầu tóc gọn gàng để các em đi học cảm thấy thoải mái hơn , thì mới tiếp thu bài tốt hơn . Đầu năm có 2 trường hợp học sinh đánh nhau giành chỗ ngồi , trong lúc này thì giáo viên chưa đến lớp .Tôi nghe học sinh kể lại .Toi mời 2 em lên trao đổi tìm ra lẽ phải ; Song cả hai đều khóc nhưng tôi cho rằng đó là các em chưa hiểu nhau , chưa hiểu s âu sắc thế nào là tình bạn , tôi bắt đầu phân tích : “Tình bạn là nghĩa tương thân , khó khăn hoạn nạn ân cần bên nhau ”. Từ đó các em thấy được giá trị cao cả của tình bạn tốt , các em không gây lộn đánh nhau nữa . Trong giờ sinh hoạt tôi luôn luôn cho học sinh lớp tôi tìm hiểu nghĩa của từng từ trong 5 điều Bác Hồ dạy có nhiều lúc các em chỉ đọc trôi chảy , đọc trơn nhưng các em không hiểu sâu sắc lời dạy đó thì các em không bao giờ thực hiện được lời dạy của Bác . 5 Điều Bác Hồ dạy Điều 1 : Yêu tổ quốc , yêu đồng bào . Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt. Điều 3: Đoàn kết tốt , kỉ luật tốt . Điều 4 :Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Điều 5 : Khiêm tốn , thật thà , dũng cảm . Từ đó tôi thấy các em ngoan hơn , nghe lời thầy cô hơn và nhất là các em đoàn biết kết lẫn nhau . Qua đó toi còn giáo dục các em thông qua những câu Câu dao , tục ngữ ca ngợi thầy cô giáo như : “ Tiên học lễ , Hậu học văn ”,“ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư ”,“ Tôn sư trọng đạo”, . Trong các câu Câu dao tục ngữ trên đều là từ Hán Việt , giáo viên chúng ta không nên giáo dục suông mà cần phải giải thích từng từ để các em sẽ hiểu được nghĩa thầy trò là như thế nào thì từ đó các em mới biết kính trọng và biết ơn . Thông qua bài học , môn học tôi luôn luôn giáo dục những người thầy đã dạy qua những năm học trước cho các em hiểu thông qua bài : “ Nghĩa thầy trò ” của thầy Chu Văn An cho các em thấy được điều đó . Để trên bước đường học vấn của các em , các em không bao giờ quên được những người thầy có công dạy dỗ ta từ tấm bé .Trên bước đường thành đạt nhất các em phải luôn luôn nhớ ơn . c) Đối với ông bà cha mẹ trong gia đình : Có hôm họp phụ huynh học sinh đầu năm , tôi có hỏi gia đình là : “ Các em đi học và khi về có bao giờ các em chào hỏi những người thân trong gia đình không ? ”,thì phụ huynh trả lời: “Các em chưa thấy làm điều đó”. Tô i bắt đầu giáo dục các em : Khi đi học các em cần phải thưa cha mẹ , anh chị trong nhà , còn khi về trong gia đình có khách ( mà người lớn tuổi ) thì phải chào hỏi trước , rồi đến người thân sau . Từ đó cho đến lần họp sau tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt . Thật sự các em rất hiếu động , thích học hỏi, thích bắt chước, thích tìm tòi khám phá những cái chưa biết, chưa tìm thấy bao giờ, thích được như người lớn . Nên cuối cùng là người cha , người mẹ, người thầy phải giáo dục thường xuyên , Giáo dục mọi lúc , mọi nơi, để hướng con thuyền trẻ con này lao về cái đích của cuộc sống đích thực, trở thành con ngoan , trò giỏi và người lao động có ích cho xã hội, là đứa con trong tương lai thành đạt nhất kể cả về đức và tài như Bác Hồ kính yêu của chúng ta ngày đêm mong mỏi. 4/ Giáo viên phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ với gia đình: + Gia đình và nhà trường: là 2 môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách cho các em ; Nó là tế bào của xã hội , là nhóm xã hội đầu tiên của trẻ, là nơi trẻ sinh ra và lớn lên bộc lộ nguyên dạng nhân cách của mình . Giáo dục gia đình là sự bộc lộ và tạo lập mối quan hệ gia đình bình thường xung quanh trẻ, theo trẻ và vì trẻ để nhằm giáo dục trẻ. Giaó dục gia đình giử vai trò đặc biệt quan trọng ( nền tảng ) đối với việc hình thành nhân cách của trẻ. + Vai trò trên được quy định bởi: Quan hệ các thành viên là quan hệ huyết thống , ruột thịt. Là nơi trẻ bộc lộ hết thảy và nguyên dạng toàn bộ “con người” của mình . + Quan hệ cha mẹ, con: là quan hệ có tính xã hội đầu tiên và gia đình là xã hội đầu tiên đối với trẻ nên mọi chuẩn mực của chúng có ảnh hưởng xấu lâu dài trong cuộc đời trẻ. - Giáo dục nhà trường là nơi tổ chức chuyên biệt quá trình phát triển tâm lí và hình thành nhân cách của học sinh. - Nhà trường tiểu học với các hoạt động cơ bản (dạy học ) và giáo dục giử vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lí nhân cách của học sinh tiểu học. + Vai trò trên được quy định bởi : Nhà trường tiểu học là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội . Chỉ có nhà trường tiểu học và giáo viên tiểu học mới mang đến cho trẻ những điều mới lạ, lần đầu nhưng cũng cần dùng suốt ( Kĩ năng làm việc trí óc , kĩ năng tính toán , kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ) - Quan hệ thầy trò trong nhà trường tiểu học là mối quan hệ đặc biệt (Giáo viên là người mẫu lí tưởng trực tiếp của các em) . - Tập thể lớp học là môi trường , trong đó chứa nhiều cơ hội và tạo điều kiện để trẻ hoạt động giao tiếp và sản sinh ra hành vi chính mình. 5/ Hoạt động của chính trẻ : + Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới nhằm tạo ra sản phẩm cả thế giới lẫn về phía con người. + Hoạt động của trẻ tiểu học bao gồm một hệ thống những việc làm , những xử sự, những hành vi của trẻ phảI sử dụng các công cụ, phương tiện nhất định và tuân theo những quy tắc , chuẩn mực xã hội nhất định. - Hoạt động của trẻ giử vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành nhân cách trẻ . + Vai trò ấy được quy định : Trẻ em là một thực thể tự sản sinh ra chính mình bằng chính hoạt động của mình . Hoạt động và giao tiếp là nơi giáp nối, chỗ gặp gỡ, tác động và chuyển hoá vào nhau của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan mà nhờ đó nhân cách được hình thành và biểu hiện. 6/ Về bản chất tâm lí học của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học . Về bản chất , giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học chính là hình thành ở các em các hành vi đạo đức, thói quen đạo đức và phẩm chất đạo đức. Phẩm chất đạo đức là sự thống nhất giữa động cơ đạo đức bền vững và hình thức hành vi đạo đức ổn định. Việc hình thành hành vi đạo đức và thói quen đạo đức được diễn ra như sau : + Cung cấp tri thức đạo đức cho học sinh thông qua việc tổ chức hoạt động học ; đặc biệt là các tiết học đạo đức . + Biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức và tình cảm đạo đức bằng cách tác động vào tình cảm thông qua những cuộc tiếp xúc với người thực , việc thực với những hình tượng văn học nghệ thuật. + Chuyển niềm tin đạo đức vào tình cảm đạo đức thành sức mạnh khiến trẻ không thể thực hiện hành vi đạo đức ( Tức là việc thực hiện hành vi đạo đức đã trở thành thói quen của trẻ ) bằng cách tạo điều kiện để trẻ thiết lập được các mối quan hệ lẫn nhau và quan hệ với xã hội trong đó chứa cac cơ hội để trẻ thực hiện các hành vi đạo đức.. + Quá trình hình thành hành vi đạo đức và thói quen đạo đức ở trẻ tiểu học thường diễn ra theo các giai đoạn sau : * Giai đoạn nhận thức hành vi : Thực hiện những việc làm , những nội dung sinh hoạt để có được hành vi đúng nhưng còn thô. * Giai đoạn luyện tập , rút gọn : Những hành vi đã được hình thành được thực hiện tròng những tình huống tương tự ở mức độ tinh tế hơn , điêu luyện hơn. * Giai đoạn hình thành thói quen : Hành vi đã ổn định và trở thành nhu cầu khiến trẻ khó chịu khi không thực hiện được hành vi.. Cơ sở cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là sự tham gia của trẻ vào các hoạt động khác nhau . Muốn dục học sinh tiểu học hướng tới cái văn - thể - mĩ hướng tới cái mục đích tốt đẹp của cuộc sống, người giáo viên tiểu học trước hết phải có những phẩm chất cơ bản sau: Lí tưởng nghề dạy học : là những mong muốn hoài bảo trong công việc giáo dục trẻ. Yêu nghề: nhìn ra và sống trong cái đẹp của nghề dạy học. Tư duy giáo dục: là lối suy nghĩ mang nặng ý nghĩa giáo dục khiến cho mọi lời nói , việc làm, hàn vi cử chỉ đều mang lại hiệu quả giáo dục . Các phẩm chất cơ bản trên được bộc lộ qua các đặc tính cá nhân của ngườI giáo viên tiểu học : tự nhiên, niềm nỡ ,khoan dung , khéo léo, công bằng .. Giáo viên cần có năng lực giáo dục như : Năng lực hiểu nhân cách học sinh, năng lực cảm hoá học sinh, năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, năng lực khéo xử sư phạm . Ngoài những biện pháp và người giáo viên tiểu học phải hiểu được tâm lý của từng trẻ. Tôi còn động viên khích lệ trẻ những hành vi đúng và kịp thời để trẻ có niềm tin vào bản thân dù là hành vi rất nhỏ.Khi trẻ thực hiện những hành vi tốt, cần tổ chức cho trẻ lăp lại thường xuyên để trẻ nhớ lâu hơn và hình thanh vào bản chất của trẻ một hành vi đạo đức , thói quen đạo đức bền vững trong sinh hoạt hàng ngày. Quan tâm từng đối tượng học sinh trong lớp để có biện pháp giáo dục trẻ sao cho phù hợp . Ngoài việc giáo dục cho trẻ những hành vi đạo đức tốt, nhiệm vụ của giáo viên tiểu học luôn luôn phảI tu dưỡng rèn luyện đạo đức tác phong , từ cách đi đứng – nói năng, giao tiếp sao cho trở thành một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tôi luôn tự học hỏi , đọc sách tìm tòi những gương tốt “người tốt – việc tốt” về kể lại cho các em . Các em thường chăm chú lắng nghe và học tập nói theo. Sau một năm học tôi áp dụng biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh và nhờ sựn kết hợp chặt chẽ của Ban Giám Hiệu nhà trường với phụ huynh học sinh,, cùng với sự nhiệt tình ủng hộ của các em dẫn đến kết quả đạt được như sau : Phần thứ ba : KẾT THÚC VẤN ĐỀ Sau một thời gian những đúa trẻ được tôi kể trên thông qua sự trực tiếp giáo dục, các em đã có ý thức rất rõ rệt, không gây ra những hành vi xấu như: đánh bạn , chửi bạn , lấy cắp đồ đạc của bạn .. những hành vi đó không được lặp lại. Tôi thấy trẻ đi ngược lại là hoà nhã với bạn bè hơn trước và khi nhặt được của rơi biết trả lại người mất , biết nhường nhịn bạn và từ đó tôi thấy lớp học đoàn kết hơn, học tốt hơn như Bác Hồ nói : “ Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết . Thành công , thành công , đại thành công”. 1- Kết quả: - Đối với thầy cô giáo các em biết biết tôn trọng , lễ phép, vâng lời. - ĐốI vớI cha mẹ , anh chị : Biết kính trọng , yêu thương , quan tâm tôn trọng mọi người xung quanh , làm việc theo khả năng và trách nhiệm của mình . - Đối với người lớn biết nhận quà bằng hai tay, khi giao tiếp biết nói lời vâng, dạ Từ những kết quả có được , tôi rút ra kết luận : Khi nhìn trẻ làm một việc xấu , ta đừng nghĩ trẻ là một người xấu hoàn toàn . Ta không nên có thành kiến với trẻ .Mà sự quan tâm chăm sóc và giáo dục, trẻ có thể trở thành một người khác , một người có đầy đủ những phẩm chất : Đức, trí, thể , mĩ. 2- Kết luận: Trên đây là những kinh nghiệm của tôi suốt quá trình giảng dạy , là người giáo viên tiểu học trước những vướng mắc của xã hội , gia đình và nhà trường chúng ta không thể làm ngơ hoặc lãng quên mà trách nhiệm của mỗi giáo viên cần yêu nghề , mến trẻ hơn nữa để thấy được trẻ cần gì, thích gì và từ đó chúng ta phải làm gì và làm như thế nào ? Để trẻ thực sự là người con ngoan trong gia đình , học trò ngoan của thầy cô giáo và là thành viên tốt của xã hội . --------------------- Cuối cùng tôi rất mong ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường , để việc giáo dục đạo đức của học sinh tiểu học càng ngày càng hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn! Lễ phép kính chào Hồ Thị Kỷ, ngày 12 tháng 4 năm 2009 Người viết Nguyễn Thùy Ngân PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ----------- - Tên đề tài : Một số biện pháp xây dựng : “ Nề nếp và giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ” - Ở Trường Tiểu học Hồ Thị Kỷ B . - Tác giả : Nguyễn Thùy Ngân- giáo viên : Trường tiểu học Hồ Thị Kỷ B – Huyện Thới Bình –Tỉnh Cà Mau . TRƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NỘI DUNG XẾP LOẠI NỘI DUNG XẾP LOẠI Đặt vấn đề Đặt vấn đề Biện pháp Biện pháp Kết quả phổ biến, ứng dụng Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính khoa học - Tính sáng tạo - Tính sáng tạo * Xếp loại chung: .. Ngày 13 tháng 4 năm 2009 Hiệu trưởng ( Hoặc tổ chuyên môn ) * Xếp loại chung: .. Ngày tháng năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Căn cứ kết quả xét , thẩm định của hội đồng khoa học ngành Giáo Dục & Đào tạo cấp tỉnh , Giám đốc sở Giáo Dục & Đào Tạo Cà Mau thấng nhất công nhận SKKN và xếp loại Ngày tháng năm 2009 Giám đốc
Tài liệu đính kèm: