Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 4

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 4

Bài 3: Tìm các từ phức trong các kết hợp từ được in đậm dưới đây:

Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,.Màu sắc

của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng, .

Bài 4: Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:

Em mơ làm mây trắng / Bay khắp nẻo trời cao / Nhìn non sông gấm vóc/ Quê mình

đẹp biết bao.

Bài 5:

Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau:

Ơi quyển vở mới tinh / Em viết cho thật đẹp / Chữ đẹp là tính nết /Của những

người trò ngoan.

Bài 6:

Dùng gạch ( / ) tách từng từ trong các câu sau:

Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như

thuỷ tinh .Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.

pdf 45 trang Người đăng thanhthao14 Ngày đăng 07/06/2024 Lượt xem 38Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4
PHẦN I: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Từ đơn và từ phức:
1.Ghi nhớ:
*Cấu tạo từ: Từ phức Từ láy
Từ đơn Từ ghép T.G.P.L Láy âm đầu
T.G.T.H Láy vần
Láy âm và vần
Láy tiếng
a) Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ
ràng.
b) Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại:
- Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.
- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng
trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.
2. Thực hành:
Bài 1: Tìm từ đơn, từ phức trong câu văn:
a. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
b. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.
Bài 2: Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong các câu sau:
- Nụ hoa xanh màu ngọc bích.
- Đồng lúa rộng mênh mông.
- Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.
2Bài 3: Tìm các từ phức trong các kết hợp từ được in đậm dưới đây:
Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,...Màu sắc
của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng, ...
Bài 4: Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:
Em mơ làm mây trắng / Bay khắp nẻo trời cao / Nhìn non sông gấm vóc/ Quê mình
đẹp biết bao.
Bài 5:
Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau:
Ơi quyển vở mới tinh / Em viết cho thật đẹp / Chữ đẹp là tính nết /Của những
người trò ngoan.
Bài 6:
Dùng gạch ( / ) tách từng từ trong các câu sau:
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như
thuỷ tinh ...Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.
Bài 7: Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh nhau trong đoạn văn sau:
Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống.
Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.
Bài 8:
Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong đoạn văn sau:
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa
khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.
Bài 9: Dùng ( / ) tách các từ trong đoạn văn sau:
Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa
rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau
như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.
Bài 10: Dùng ( / ) tách từng từ trong đoạn văn sau:
Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi
đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà
cao thấp. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa
sông, những con giang, con sếu coa gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp
thoáng trong bụi mưa trắng xoá...
Bài 11: Tìm các từ đơn và từ phức trong các câu văn sau:
3a)Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng
quý. Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn
Điện Biên Phủ.
b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực
nức bốc lên.
c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như
nhảy nhót.
Bài 12: Xác định từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau:
"Hạt gạo làng ta /Có vị phù sa/Của sông Kinh Thầy/Có hương sen thơm/Trong hồ
nước đầy/Có lời mẹ hát/Ngọt bùi hôm nay"
Bài 13: Dùng 1 gạch ( / ) tách từng từ trong đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên
mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
II. Từ ghép và từ láy (tuần 4-lớp 4)
1.Ghi nhớ:
* Có 2 cách chính để tạo từ phức:
- Cách 1: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép .
- Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần ) giống
nhau. Đó là các từ láy.
a) Từ ghép: Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.
T.G được chia thành 2 kiểu:
- T.G có nghĩa tổng hợp: Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn,
lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại: Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và
1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
- Lưu ý:
+Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa (cùng danh từ,
cùng động từ,...)
b) Từ láy( T.L): Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay
toàn bộ âm thanh được lặp lại.
(* * Xem thêm:
Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu: Láy tiếng, láy vần, láy
âm, láy cả âm và vần . Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ
láy: láy đôi, láy ba,láy tư,...)
4- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều
xếp vào lớp từ láy.
V.D: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...
- Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ
được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng
khuyết phụ âm đầu).
V.D: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước, yếu ớt,...
- Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng
những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc ( c/k/q ; ng/ngh ;g/gh ) cũng được xếp
vào nhóm từ láy.
V.D: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...
2. Bài tập thực hành:
Bài 1:
Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
a) Các từ ghép: b) Các từ láy:
- mềm ..... - mềm.....
- xinh..... - xinh.....
- khoẻ..... - khoẻ.......
- mong.... - mong.....
- nhớ..... - nhớ.....
- buồn..... - buồn.....
Bài 2: Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm: T.G.P.L ; T.G.T.H ; Từ láy:
Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học,
khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ.
Bài 3: Phân các từ ghép dưới đây thành 2 loại: T.G.T.H và T.G.P.L:
Bạn học, bạn hữu, bạn đường, bạn đời, anh em, anh cả, em út, chị dâu, anh rể,
anh chị, ruột thịt, hoà thuận, thương yêu.
Bài 4: Cho những kết hợp sau:
Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn
ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười.
Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ
ghép có nghĩa phân loại, từ láy, kết hợp 2 từ đơn.
5Bài 5: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi,
phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột từ ghép và từ láy.
Bài 6: a) Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ
mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.
b) Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng,
đen.
Bài 7: Cho các từ mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng,
mong mỏi, mơ mộng.
a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.
b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.
Bài 8: Cho đoạn văn sau:
"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên
đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao
quanh mạn thuyền".
a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
b. Phân loại các từ láy tìm được theo các nhóm từ láy đã học.
Bài 9: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:
a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi
mà như nhảy nhót.
b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt
nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng
bừng mở hội đua voi.
e. Suối chảy róc rách.
Bài 10: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:
Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ
ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống
thung lũng mát rượi.
6Bài 11: Tìm những tiếng có thể kết hợp với "lễ" để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng
nghĩa và từ trái nghĩa với từ "lễ phép".
Bài 12: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó,
bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.
Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:
a. Từ ghép tổng hợp.
b. Từ ghép phân loại.
c. Từ láy.
Bài 13: Phân các từ ghép sau thành 2 loại:
Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em,
anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.
Bài 14 . Đọc đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi màu sắc mây trời . Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng
nề. Trời ầm ầm, dông gió, biển đục ngầu, giận dữ  Như một con người biết buồn
vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. (Theo Vũ
Tú Nam)
a. Tìm các từ ghép trong đoạn văn trên rồi chia thành hai nhóm: từ ghép có nghĩa tổng
hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
b. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên, rồi chia thành ba nhóm: từ láy âm, từ láy vần,
từ láy âm đầu và vần.
Bài 15. Chia các từ phức sau thành hai nhóm: từ ghép và từ láy.
Vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui chân, vui mắt, vui lòng, vui miêng, vui vui, vui mừng, vui
nhộn, vui sướng, vui tai, vui tính, vui tươi ; đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp lòng, đẹp trai, đèm
đẹp, đẹp lão, đẹp trười, đẹp đôi.
Bài 16. Tìm các từ láy trong các câu thơ trích dưới đây:
a) Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông (Nguyễn Du)
b) Ngoài kia chú vạc / Lặng lẽ mò tôm / Bên cạnh sao hôm / Long lanh đáy nước
(Võ Quảng)
Bài 17. Các từ nhà báo, nhà ngói, nhà trường, nhà văn, nhà bạt, nhà in, nhà thơ, nhà
kính, nhà hát ...
7a) Các từ trên là từ ghép loại gì ? b) Tìm căn cứ chia các từ trên thành 3 nhóm.
Bài 18. Các từ sau, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép:
Nhỏ nhẹ, trắng trợn, tươi cười, tươi tắn, lảo đảo, lành mạnh, ngang ngược, trống trải,
chao đảo, lành lặn. Cho biết tại sao phân loại như thế ?
Bài 19. Phân chia các từ sau thành 2 loại rồi đặt tên cho mỗi loại: thon thả, mập mạp,
dịu hiền, đen láy, thật thà, chu đáo, nhanh nhẹn, hoà nhã.
Bài 20. Phân các từ ghép sau thành hai loại: từ ghép có nghĩa phân loại và từ
ghép có nghĩa tổng hợp:
Anh em, anh cả, em út, em giá, chị gái, chị dâu, chị em, ông nội, ông ngoại, ông cha,
ông bà, bố nuôi, bố mẹ, chú bác, câu mợ, con cháu, hòa thuận, thương yêu, vui buồn.
Bài 21. Trong các từ dưới  ... ếc cặp sẽ tả: + Có vào dịp nào
+ Ai mua, cho.
Thân bài: * Tả bao quát: - Hình dạng, kích thước, chất liệu, màu sắc.
- Loại cặp.
* Tả từng bộ phận:
- Các bộ phận bên ngoài + Mắt cặp
+ Nắp cặp
+ Khoá
- Các bộ phận bên trong: + Các ngăn
36
+ Vải lót
+ Tác dụng.
Kết bài: Tình cảm của em đối với chiếc cặp.
Đề 6: Hãy tả lại cái bàn học ở nhà hay ở lớp và nêu cảm nghĩ của em.
Đề 7: Vào ngày vui, gia đình em thường cắm một lọ hoa đẹp. Hãy tả lại lọ hoa đó và
nêu cảm nghĩ của em.
Gợi ý
Thân bài:
- Nêu vẻ đẹp về màu sắc, hương thơm, đặc điểm nổi bật khác của những bông
hoa trong lọ, đồng thời chú ý đến nét nổi bật của lọ hoa để làm tôn thêm sự hài hoà
của đồ vật.
Kết bài: Cảm nghĩ chân thành của em trước vẻ đẹp của một đồ vật đem lại niềm vui
cho bản thân và gia đình trong ngày vui.
Đề 8: Hãy tả lại quyển sách Tiếng Việt lớp 4 tập I của em
Gợi ý
Mở bài: - Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt có trong trường hợp nào.
Thân bài: - Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài: + Bìa trước
+ Bìa sau
- Tả đặc điểm hình dáng bên trong:
+ Số trang
+ Cách bố trí, sắp xếp trong quyển sách.
+ Tranh ảnh, hình vẽ.
+ Em thích bài nào nhất.
- Tác dụng của quyển sách
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về quyển sách
Đề 9: Tả quyển lịch treo tường nhà em
Gợi ý
Mở bài: Giới thiệu quyển lịch sẽ tả: - Có vào dịp nào
37
- Ai mua, hoặc cho.
Thân bài: * Tả bao quát: hình dạng, kích thước, nhà xuất bản, vị trí treo,
số tờ, loại giấy làm lịch.
* Tả cụ thể:
- Cách trang trí, nội dung của từng tờ lịch (tranh ảnh, chữ, số,
màu sắc, ý nghĩa các hình ảnh đó, cách trình bày các hình ảnh)
Chú ý gợi sự liên tưởng, tưởng tượng của em khi ngắm từng hình ảnh.
- Tả cách ghi ngày, tháng.. của từng tờ lịch (chú ý màu sắc, đặc
điểm, cỡ chữ).
Kết bài: Cảm xúc của em khi ngắm nhìn tấm lịch.
Đề 10: Nhiều năm nay, chiếc đồng hồ (báo thức, treo tường) là người bạn thân thiết
trong gia đình em. Hãy tả lại chiếc đồng hồ đó
Gợi ý
Trước khi làm bài cần xác định rõ: tả chiếc đồng hồ nào? Loại gì?
Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ: (có thể nêu lai lịch, vì sao có?
có từ lúc nào?)
Hoặc: chiếc đồng hồ báo thức hoặc báo giờ như thế nào?
Có thể kể vắn tắt 1 sự việc, 1 kỷ niệm gắn với chiếc đồng hồ.
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Hình dạng đồng hồ: hình gì ? màu sắc vỏ ngoài, mặt đồng hồ.
b) Chọn tả 1 vài bộ phận của đồng hồ:
- Tả kỹ mặt đồng hồ (màu sắc, hình dáng và đặc điểm, các con số, kim đồng
hồ...) hoặc tả cách hoạt động của kim đồng hồ khi báo giờ, báo phút, giây, khi báo
thức...
c) Tả sự gắn bó của chiếc đồng hồ với sinh hoạt của em hoặc gia đình em (VD:
Bác đồng hồ đánh thức em dậy đúng giờ để đi học....)
Kết bài: Có thể kể lại tình cảm của em và gia đình đối với đồng hồ (có thể ghi lại lời
của bố mẹ, anh chị... nói về chiếc đồng hồ).
38
Đề 11: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
39
B- Cây cối
Đề 1: Tả một cây có bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi
và gắn bó.
Gợi ý
Mở bài: Giới thiệu cây bóng mát sẽ tả: Cây gì? trồng từ bao giờ? ở đâu?
Hoặc kỉ niệm gắn bó với cây.
Thân bài: - Tả bao quát: hình dáng cây, tầm cao, tán cây, ngọn cây.
- Tả cụ thể: Tả từng bộ phận của cây (hoặc từng thời kỳ
phát triển của cây).
+ Nếu tả từng bộ phận của cây thì phải tả theo trình tự (rễ, gốc, thân, cành, lá)
cần tả kỹ tán lá... ở thời điểm miêu tả cụ thể).
+ Nếu tả từng thời kỳ phát triển của cây thì theo trình tự lúc cây còn nhỏ,
trưởng thành phát triển, ra hoa, kết trái.
- Bộc lọ được tình cảm gần gũi, gắn bó với cây đó.
Đề 2: Nhà em (hoặc gần nơi em ở) có nhiều cây to. Hãy tả một cây có nhiều kỷ niệm
gắn bó với em.
Gợi ý
Mở bài: Giới thiệu cây định tả (có thể giới thiệu lai lịch cây định tả,
thuộc loại cây gì? Mọc ở đâu? do ai trồng)
Có thể tả trực tiếp khái quát cây vào lúc đi học (rồi ở trường về
nhà hoặc chơi đùa quanh cây).
Có thể nêu vắn tắt 1 kỷ niệm gắn với cây.
Thân bài:
a) Tả bao quát cây:
- Có thể tả cây nhìn từ xa. Cao như thế nào? Cành lá ra sao? Màu xanh của cây
như thế nào?
- Có thể tả 1 vài đặc điểm chung của cây khi ở gần: thân, cây to như thế nào?
Có đặc điểm gì. Vòm lá của cây ra sao? có gì đáng lưu ý?
b) Tả kĩ một vài bộ phận của cây
40
- Tả lá cây: đặc điểm về hình dáng, màu sắc của lá cây.
- Tả hoa hoặc quả của cây: Hoa (quả) có vào dịp nào? Một vài nét chung về hoa
(quả) của cây (màu sắc, hương thơm, cảm xúc gợi cho người ngắm...) Tả kỹ 1 bông
hoa (hoặc 1 quả, 1 trái).
c) Tả cây gắn với sinh hoạt hoặc kỷ niệm của em:
- Có những trò chơi, hoạt động hoặc kỷ niệm gì gắn với bóng mát hoặc lá, hoa,
quả của cây => Hãy kể lại.
- Có cảm xúc, suy nghĩ gì về cây.
Kết bài: Có thể nêu sự gắn bó của bản thân, bạn bè, gia đình.
Đề 3: Trong bài thơ: "Tre Việt Nam" có đoạn:
"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
Dựa vào đoạn thơ trên hãy tả cây tre ở làng quê em.
Gợi ý
Tre là loại cây mọc thẳng, vươn cao, cây nọ nương tựa vào cây kia tạo thành
bụi tre, luỹ tre.
Tre là loại cây có sức chịu đựng dẻo dai bất chấp thời tiết khắc nghiệt, đất đai
cằn cỗi.
Tre là loài cây có ích.
Cây tre tượng trưng cho sự cần cù, dẻo dai, bất khuất kiên cường của con người
Việt Nam.
Đề 4: Hãy tả cây đa cổ thụ ở đầu làng em.
Đề 5: Em hãy tả một cây ăn quả đang mùa quả chín.
Gợi ý
41
Có rất nhiều loại cây ăn quả đề yêu cầu chỉ tả 1 cây ăn quả nhưng vào lúc quả
chín. Do đó cần lựa chọn một cây thích hợp vào thời điểm quả vào giai đoạn chín.
Trình tự miêu tả như các đề trước song trọng tâm cần tả kỹ quả, đặc biệt tả kỹ
màu sắc của quả khi chín, hương thơm, mùi vị quả khi thưởng thức.
Đề 6: Xuân về muôn hoa khoe sắc, em hãy tả lại một cây hoa nở vào mùa xuân và nêu
cảm nghĩ
Gợi ý
- Mùa xuân có nhiều hoa nở, khoe hương sắc. Loại cây có hoa nở tượng trưng
cho mùa xuân ở miền Bắc là hoa đào, ở miền Nam là hoa mai.
- Khi miêu tả, trọng tâm cần tả kỹ về hoa: đặc điểm của hoa khi mới nở, khi nở
rộ... Màu sắc của bông hoa, cành hoa.
- Vẻ đẹp của hoa góp phần tô điểm cho mùa xuân, nhất là vào dịp Tết.
- Cảm nghĩ của em về cây hoa đó.
Đề 7: Trong các loài hoa dưới đây, em thích hoa nào nhất. Hãy tả lại
Cây bầu hoa trắng
Cây mướp hoa vàng
Tim tím hoa xoan
Đỏ tươi râm bụt
Mào gà đỏ chót
Hồng ửng hoa đào
Cao tít hoa cau
Mà thơm ngan ngát
Hoa sen trên nước
Hoa dừa trên mây
Đất nước em đây
Bốn mùa hoa thắm.
Đề 8: Tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích.
Gợi ý
42
Chỉ chọn tả 1 cây mà em thích. Cây đó có thể là cây bóng mát, hoặc cây ăn quả
hoặc cây hoa.
Đề 9: Hãy tả lại một cây có nhiều kỷ niệm gắn bó với em
Đề 10: Tả một luống rau hoặc vườn rau.
Đề 11: Em hãy tả lại một cây bóng mát đang mùa thay lá.
Đề 12: Đất nước ta có nhiều loại cây quý đã gắn bó với dân tộc ta từ bao đời nay
trong chiến đấu và trong xây dựng, trong đó có cây tre Việt Nam. Bằng nghệ thuật
nhân hoá, em hãy kể lại lời cây tre tự kể về mình.
43
Luyện tập giới thiệu địa phương
Đề 1: Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội tổ chức vào mùa xuân ở quê em.
Gợi ý
Mở bài: Cần giới thiệu rõ: Tên địa phương em, tên trò chơi hay lễ hội.
Thân bài: - Giới thiệu nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội.
- Thời gian tổ chức.
- Sự tham gia của mọi người vào trò chơi, lễ hội.
Kết bài: Trò chơi hoặc lễ hội đó để lại cho em những ấn tượng gì.
Đề 2: ở nhiều vùng trên đất nước ta, hằng năm nhân dân tổ chức nhiều lễ hội truyền
thống. Em hãy tả lại một lễ hội ở quê em.
Gợi ý
- Tả rõ được vài nét nổi bật về quang cảnh lễ hội. Các hình ảnh trang trí, cảnh
tượng mọi người đi dự hội đông vui, tấp nập...
- Cảnh diễn ra trong lễ hội.
- Bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình về lễ hội .
III/ MỘT SỐ BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH
LỚP 4
Bài 1. Bài “Trăng ơi ..... từ đâu đến ?” (SGK TV4) Trần Đăng Khoa đã viết:
Qua hai khổ thơ trên, trăng được so sánh với những gì ? Vì sao tác giả nghĩ trăng
đến từ cánh rừng xa, từ biển xanh ?
Bài 2. Ngủ ngon A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi
Mẹ thương A-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn, vung chày lún sân ...
Trăng ơi ..... từ đâu đến ?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lơ lửng lên trước nhà
Trăng ơi ..... từ đâu đến ?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
44
(Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ)
Người mẹ đã diễn tả những mong ước gì đẹp đẽ qua lời ru cất từ trái tim yêu
thương của mình.
Bài 3.
Theo em, trong khổ thơ trên, người con muốn tâm sự với mẹ điều gì ?
Bài 4: Trong bài thơ Tre Việt Nam, tác giả Nguyễn Duy viết:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Theo em, những chi tiết nào tạo nên hình ảnh nhân hoá trong đoạn thơ. Hình ảnh nhân
hoá đó có ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc như thế nào ?
Bài 5 . Đọc đoạn văn sau trong bài Cánh diều tuổi thơ của Tạ Duy Anh:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống
những vì sao sớm.
Em hãy cho biết: Tác giả tả trò chơi thả diều hấp dẫn qua những từ ngữ, hình
ảnh nào? Vì sao tác giả nghĩ rằng “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh
diều” ?
Bài 6. Trong bài: "Tre Việt Nam" nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tuổi con là tuổi ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhơ đường
(Xuân Quỳnh – Tuổi Ngựa)
45
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người".
Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?
Tác giả đã dùng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất đó.
Bài 7. Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ
tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một
cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
(Nguyễn Thế Hội)
Các hình ảnh so sánh đã góp phần như thế nào trong việc tả chú chuồn chuồn nước.

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_tieng_viet_lop_4.pdf