Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần 4 - Lê Thị Ngọc Diễm

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần 4 - Lê Thị Ngọc Diễm

TIẾT 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU :

 - Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về : cách so sánh hai số tự nhiên ; đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên .

 - Biết so sánh hai số tự nhiên , nêu được đặc điểm về thứ tự của số tự nhiên .

 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Phấn màu. Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 *. Bài mới : (30) So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên .

 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .

 b) Các hoạt động :

 

doc 51 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần 4 - Lê Thị Ngọc Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:06/09/2008 TUẦN 4
ND:08/09/2008
TIẾT 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về : cách so sánh hai số tự nhiên ; đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên .
	- Biết so sánh hai số tự nhiên , nêu được đặc điểm về thứ tự của số tự nhiên .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu. Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 *. Bài mới : (30’) So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
6’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên .
MT : Giúp HS nắm cách so sánh hai số tự nhiên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Căn cứ vào từng trường hợp so sánh hai số tự nhiên SGK , nêu ví dụ bằng số rồi cho HS so sánh từng cặp số và nêu nhận xét khái quát như SGK :
+ Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau : Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại .
+ Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau : So sánh từng cặp chữ số ở mỗi hàng .
Hoạt động lớp .
- HS so sánh.
- Nêu nhận xét : Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên , nghĩa là xác định được số này lớn hơn , hoặc bé hơn , hoặc bằng số kia .
6’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định .
MT : Giúp HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nêu một nhóm các số tự nhiên rồi cho HS sắp xếp theo thứ tự bé đến lớn và ngược lại .
- Giúp HS tự nêu nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Chỉ ra số lớn nhất , số bé nhất của nhóm các số vừa được sắp xếp .
- Nêu : Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên .
14’
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Động não , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
GV chấm một số bài
-Bài 3 :
 Nhận xét chung.
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi đổi tập kiểm chéo nhau, 2 HS lên bảng sửa bài.
- HS làm bài cá nhân , 1 HS làm bảng phụ
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng sửa bài.
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên ; đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập tiết 16 sách BT .
v Rút kinh nghiệm:
NS: 05/09/2008 TUẦN 4
ND: 08/09/2008
BÀI 7: Một người chính trực
 I. MỤC TIÊU :
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc truyện với giọng kể thong thả , rõ ràng . Đọc phân biệt lời các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành .
- Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện : Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa .
- Học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
	- Bảng phụ viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài cũ : (3’) Người ăn xin .
	- 2 em nối tiếp nhau đọc truyện “ Người ăn xin ” và trả lời câu hỏi 2 , 3 , 4 .
 2.Bài mới : (30’) Một người chính trực .
 a) Giới thiệu bài :
	- Giới thiệu chủ điểm “ Măng mọc thẳng ” , tranh minh họa .
( Măng non là biểu tượng của thiếu nhi , của đội viên TNTP , cũng là tượng trưng cho tính trung thực , vì bao giờ măng cũng mọc thẳng . Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực )
	- Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm : Trong lịch sử dân tộc ta , có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực , ngay thẳng . Câu chuyện “ Một người chính trực ” các em học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta – ông Tô Hiến Thành , vị quan đứng đầu triều Lý .
 b) Các hoạt động : 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
12’
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn phân đoạn : 3 đoạn .
+ Đoạn 1 : Từ đầu  Lý Cao Tông .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  Tô Hiến Thành được .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- GV kết hợp sửa phát âm, nghỉ hơi đúng giữa các câu dài, giải nghĩa từ.
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
- 1 HS giỏi đọc toàn bài
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện . Đọc 2 – 3 lượt .
- Luyện đọc theo cặp .
- 1, 2 em đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
10’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Đoạn 1 kể chuyện gì ?
- Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông ?
- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
- Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
- Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
Hoạt động lớp.
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Oâng cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua .
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông .
- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá .
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành , tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử , còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông , lại được tiến cử.
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình .
- Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng . Họ làm được nhiều điều tốt cho dân , cho nước .
8’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài theo lối phân vai : Một hôm  Trần Trung Tá .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài. Lớp nêu giọng đọc
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
 3. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành .
 4. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai .
v Rút kinh nghiệm:
.. ......
Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập . Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn .
- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục . Biết quan tâm , chia sẻ , giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn .
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và học tập .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các mẩu chuyện , tấm gương vượt khó trong học tập .
	- Giấy khổ to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Vượt khó trong học tập .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Vượt khó trong học tập (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
6’
Hoạt động 1 : Làm việc nhóm ( Bài tập 2 )
MT : Giúp HS giải quyết đúng các tình huống qua thảo luận .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm .
-> Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày .
5’
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi ( Bài tập 3 SGK ) 
MT : Giúp HS biết giải quyết các tình huống.
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giải thích yêu cầu bài tập .
-> Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.
Hoạt động lớp .
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày .
15’
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân ( Bài tập 4 SGK ) 
MT : Giúp HS giải quyết được những khó khăn. .
PP : Thực hành , giảng giải .
- Giải thích yêu cầu bài tâp 5.
- Ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng .
-> Kết luận , khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt . 
=> * Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng .
 * Để học tập tốt , cần cố gắng vượt qua những khó khăn .
- Nhận xét chung .
Hoạt động nhóm .
- HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS biết quý trọng , học tập những tấm gương vượt khó .
 5. Dặn dò : (1’)
- Thực hiện các nội dung ở mục thực hành SGK .
v Rút kinh nghiệm:
NS: 07/09/2008 TUẦN 4
ND: 09/09/2008
BÀI 7: Từ ghép và từ láy
 I. MỤC TIÊU :
- Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau ; phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau .
	- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy ; tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản.
	- Yêu thích vẻ phong phú của từ Tiếng V ... huyện tưởng tượng theo đề bài đã chọn .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Lớp nhận xét , bình chọn bạn có câu chuyện sinh động , hấp dẫn nhất .
- Viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình
 4. Củng cố : (3’)
	- Vài em nói lại cách xây dựng cốt truyện . ( Để xây dựng được một cốt truyện , cần hình dung được : các nhân vật của câu chuyện ; chủ đề của câu chuyện ; diễn biến của câu chuyện – diễn biến này cần hợp lí , tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa )
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân . Đọc trước các đề bài gợi ý của tiết TLV sau , chuẩn bị giấy viết , phong bì , tem thư .
v Rút kinh nghiệm:
NS:09/09/2008 TUẦN 4
ND: 12/09/2008
TIẾT 20: Giây, Thế kỉ.
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian : giây , thế kỉ . Biết mối quan hệ giữa giây và phút , thế kỉ và năm .
	- Biết chuyển đổi đơn vị đo thời gian giữa giây và phút , thế kỉ và năm .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Đồng hồ thật có 3 kim : giờ , phút , giây .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 3. Bài mới : (30’) Giây , thế kỉ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
8’
Hoạt động 1 : Giới thiệu về giây .
MT : Giúp HS nhận biết về đơn vị giây và mối quan hệ của nó với phút.
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Dùng đồng hồ để ôn về giờ , phút và giới thiệu về giây :
+ Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ .
+ Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút .
- Giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ và nêu :
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây .
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút , tức là 60 giây .
- Ghi bảng : 1 phút = 60 giây 
- Hỏi thêm : 60 phút bằng mấy giờ ? 60 giây bằng mấy phút ?  
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại : 1 giờ = 60 phút 
- HS chú ý theo dõi.
- Lặp lại: 1 phút = 60 giây.
- HS phát biểu.
7’
Hoạt động 2 : Giới thiệu về thế kỉ .
MT : Giúp HS nhận biết về đơn vị thế kỉ và mối quan hệ của nó với năm .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giới thiệu : Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ .
- Ghi bảng : 1 thế kỉ = 100 năm 
- Giới thiệu tiếp : Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một ; từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai  ( ghi bảng )
- Hỏi : Năm 1975 thuộc thế kỉ nào ? Năm 1990 thuộc thế kỉ nào ? Năm nay thuộc thế kỉ nào ?  
- Lưu ý : Người ta hay dùng chữ số La Mã để ghi tên thế kỉ , chẳng hạn thế kỉ XX ( 20 ) . 
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại và nêu thêm : 100 năm = 1 thế kỉ .
- Nhắc lại .
- Thế kỉ hai mươi . Năm nay thuộc thế kỉ hai mươi mốt .
15’
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 :
+ Lưu ý : Ngoài việc tính xem năm cho trước thuộc thế kỉ nào , còn phải tính khoảng thời gian từ năm đó cho đến nay là bao nhiêu năm .
Hoạt động lớp .
- Đọc đề bài , tự làm rồi chữa bài .
1 em làm bảng phụ.
- Tự làm rồi chữa bài . (Nêu đầy đủ câu)
- Tự làm rồi chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại mối quan hệ giữa giây và phút , thế kỉ và năm .
 v Rút kinh nghiệm:
.
Địa lí 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU :
	- HS biết : Dựa vào tranh , ảnh để tìm ra kiến thức . 
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn . Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân . Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người .
	- Tự hào về kinh tế của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh một số mặt hàng thủ công , khai thác khoáng sản .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
6’
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về hoạt động sản xuất của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Yêu cầu HS dựa vào nội dung mục 1 cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì ? Ở đâu ?
- Yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
( Hoàng Liên Sơn )
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 1 trả lời các câu hỏi :
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ? ( ở sườn núi )
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang ? ( giúp cho việc giữ nước , chống xói mòn )
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang ?
8’
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nêu được một số sản phẩm của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Hoạt động nhóm .
- Dựa vào tranh , ảnh , vốn hiểu biết thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn .
+ Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm 
+ Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ?
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi .
- HS khác bổ sung .
12’
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về sản xuất của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Tổng kết bài : Tổng kết lại những nghề nghiệp của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn và hỏi HS :
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? Nghề nào là nghề chính ?
Hoạt động cá nhân .
- Quan sát hình 3 và đọc mục 3 SGK để trả lời các câu hỏi : 
+ Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn .
+ Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hiện nay , khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
+ Mô tả quy trình sản xuất phân lân . ( Quặng a-pa-tít được khai thác ở mỏ , sau đó được làm giàu quặng { loại bỏ bớt đất đá , tạp chất } . Quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp )
+ Tại sao chúng ta phải bảo vệ , giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
+ Ngoài khai thác khoáng sản , người dân miền núi còn khai thác gì ? ( Khai thác gỗ , mây , nứa để làm nhà , đồ dùng ,  ; măng , mộc nhĩ , nấm hương để làm thức ăn ; quế , sa nhân để làm thuốc chữa bệnh )
- Vài em trả lời các câu hỏi trên .
+ Nghề nông , nghề thủ công và khai thác khoáng sản . Trong đó , nghề nông là nghề chính .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS tự hào về kinh tế của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Lịch sử 
NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU :
	- HS biết : Nước Aâu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang . Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc , tên vua , nơi kinh đô đóng . Sự phát triển về quân sự của nước Aâu Lạc . Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Aâu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà .
	- Trình bày được các sự kiện ở thời kì này .
	- Tự hào về lịch sử nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
	- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Nước Văn Lang .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Nước Aâu Lạc .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
8’
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về đời sống của người Aâu Viêt .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Phát phiếu học tập cho HS .
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm các bài tập trên phiếu .
- Hướng dẫn kết luận : Cuộc sống của người Aâu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và học sống hòa hợp với nhau .
Hoạt động cá nhân .
- Điền dấu X vào ô trống sau những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và Aâu Việt :
+ Sống cùng trên một địa bàn . c
+ Đều biết chế tạo đồ đồng . c
+ Đều biết rèn sắt . c
+ Đều trồng lúa và chăn nuôi . c
+ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau . c
4’
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về quân sự của người Âu Việt .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt câu hỏi cho cả lớp : So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và Aâu Lạc .
Hoạt động lớp .
- Xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Aâu Lạc .
- Nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa .
14’
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS kể lại được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận : 
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà thất bại ?
+ Vì sao năm 179 TCN , nước Aâu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ?
Hoạt động lớp .
- Đọc SGK đoạn : Từ năm 207 TCN  phương bắc .
- Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Aâu Lạc 
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai hoc tuan 4.doc