Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần thứ 10

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần thứ 10

Tiết 46: Luyện tập

I.MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Củng cố nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.

- Củng cố cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.

II. ĐDDH:

 Bảng phụ

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 40 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 4 - Tuần thứ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 17/10/2008 TUẦN 10
ND: 20/10/2008
Tiết 46: Luyện tập
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Củng cố nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
Củng cố cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. ĐDDH:
 	Bảng phụ
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
30 phút
4 phút
Bài mới: 
* Hoạt động1: Giới thiệu:
* Hoạt động 2: Thực hành
MT: HS nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. Củng cố cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
PP: Thực hành, đàm thoại
+ Bài tập 1:
a.Yêu cầu HS đánh dấu góc vuông vào đúng mỗi hình.
Để nhận biết góc vuông, ta cần dùng thước gì?
Đặt thước vào góc như thế nào?
b.
Góc tù là góc như thế nào so với góc vuông?
Góc nhọn so với góc vuông như thế nào?
Để nhận biết góc nhọn, góc tù, ta cũng dùng thước gì?
+ Bài tập 2:
Yêu cầu HS nhận dạng đường cao hình tam giác và viết vào chỗ chấm và giải thích 
+ Bài tập 3:
- Yêu cầu HS vẽ được bốn hình vuông có cạnh AB = 3 cm.
+ Bài tập 4:
Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng 
AD = 4 cm. 
- GV theo dõi chấm bài HS
* Củng cố - Dặn dò: 
GV cùng HS tổng kết lại ND vừa luyện tập.
* Hoạt động cá nhân, cả lớp 
- HS làm bài cá nhân
 - HS nêu kết quả, lớp nhận xét
- HS làm bài
- HS nêu kết quả
HS làm bài
HS sửa bài
- HS làm bài cá nhân,1 em làm bảng phụ câu b
- HS sửa bài, lớp nhận xét sửa sai.
+ Các ghi nhận, lưu ý:
.
NS: 17/10/2008 TUẦN 10
ND: 20/10/2008
Tiết 1
I. MỤC TIÊU:
 1 - Kiến thức :
. - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
2 - Kĩ năng :
 - Đọc trôi chảy, diễn cảm một số đoạn văn đúng với yêu cầu về giọng đọc.
- Tìm đúng đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK .
II. ĐDDH:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 9 tuần đầu .
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 đề HS điền vào chỗ trống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
30’
2’
1 - Kiểm tra bài cũ : Điều ước của vua Mi-đát
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
 2- Dạy bài mới
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Giới thiệu nội dung học tập của tuần 10 : Oân tập , củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học tập của môn Tiếng Việt .
b - Hoạt động 2 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: ( Kiểm 1/3 số HS trong lớp )
- Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài .
- Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc .
+ Bài tập 2
- Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ? 
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân “ (Tuần 1,2,3 ) ?
- Giải thích cho HS hiểu nội dung ghi vào từng cột.
-> Hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau : 
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ? 
- Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
+ Bài tập 3 
- Tìm đọc đoạn có giọng đọc tha thiết trìu mến ? 
- Tìm đọc đoạn có giọng đọc thảm thiết ? 
- Tìm đọc đoạn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe ? 
4 - Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị : Tiết Ôn tập 2
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
* Hoạt động cả lớp
* Hoạt động cá nhân, cả lớp, nhóm
- HS đọc trong SGK.
- HS trả lời .
- Đọc yêu cầu của bài .
- Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có đuôi , liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.. 
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (2 phần), Người ăn xin 
- HS làm việc theo nhóm đôi -> Đại diện nhóm trình bày 
- Đoạn cuối truyện Người ăn xin ( Tôi chẳng biết . . . đến hết ) 
- “ Năm trước . . . ăn thịt em “ – truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Phần 1. 
- Đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện – truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2 
+ HS thi đua đọc diễn cảm trong nhóm. 
+ Đại diện nhóm thi đua đọc trước lớp.
v Các ghi nhận, lưu ý:
.
Đạo đức
 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( TIẾT 2 )
I - Mục tiêu - Yêu cầu
1 - Kiến thức :
- Củng cố kiến thức đã học ở tiết 1. 
2 - Kĩ năng :
- HS biết sử dụng tiết kiệm thời giờ 
3 - Thái độ :
- HS biết quý trọng thời gian. 
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK 
HS : - SGK
III – Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
2 phút 6 phút
2 phút
8 phút
10 phút
10 phút
3 phút
1 - Khởi động :
2 - Kiểm tra bài cũ : Tiết kiệm thời giờ
- Thế nào tiết kiệm thời giờ ? 
- Vì sao cần tiết kiệm thời giờ ? 
3 - Dạy bài mới :
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Tiết đạo dức hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập và biết cách tiết kiệm thời giờ.
b - Hoạt động 2 : Bài tập3 SGK
MT: HS nhận biết trường hợp nào là tiết kiệm thời giờ
=> Kết luận : 
- Các việc làm (a) , (c) , (d) là tiết kiệm thời giờ .
- Các việc làm ( b) , (đ) , (e) không phải là tiết kiệm thời giờ .
c - Hoạt động 3 : Bài tập 4 SGK 
MT: HS biết xây dựng thời gian biểu cá nhân.
- Nhận xét , khen ngợi những HS đã biết tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
d - Hoạt động 4 : Làm việc chung cả lớp 
MT: HS nêu được các câu ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm thời giờ.
-> Kết luận : 
+ Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. 
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả. 
4 - Củng cố – dặn dò
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hằng ngày. 
- Chuẩn bị : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- HS làm việc cá nhân .
- HS trình bày , trao đổi trước lớp .
- HS từng cặp một trao đổi với nhau về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của cá nhân trong thời gian tới. 
- Vài HS triønh bày trước lớp. 
- Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. 
- HS trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương. . . đó.
- Trình bày giới thiệu các tranh vẽ ,câu ca dao , tục ngữ, truyện, tấm gương. . . sưu tầm được về tiết kiệm thời giờ.
SGK
v Các ghi nhận, lưu ý:
NS: 18/10/2008 TUẦN 10
ND: 21/10/2008
Tiết 4
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống đọc và hiểu sâu các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học xong 3 chủ điểm: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
- Nhớ tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 4, 5 phiếu học, giấy phóng to lại bài tập 1, 3.
- Bảng phụ viết sẵn lời giải các bài tập 1, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
4’
1’
33’
2’
Bài cũ: Động từ
- Tìm 1 động từ chỉ hoạt động, 1 động từ chỉ trạng thái và đặt câu với động từ vừa tìm được.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Từ đầu năm học tới nay, các em đã được học những chủ điểm nào?
+ GV ghi tên các chủ điểm lên bảng – Các bài học Tiếng Việt trong các chủ điểm ấy đã cung cấp cho các em 1 số ngữ, 1 số hiểu biết về dấu câu. Tiết ôn tâïp hôm nay, các em sẽ hệ thống lại các từ đã học, các dấu câu đã học.
Hướng dẫn ôn tập:
* Hoạt động 1: 
Bài tập 1:
- GV phát phiếu cho nhóm, quy định thời gian 10’.
- GV nhận xét tổng kết chung
* Hoạt động 2:
 Bài tập 2:
+ GV hướng dẫn HS nhận xét.
- Thành ngữ được dùng để đặt câu có nội dung gắn với 3 chủ điểm đã học không?
- Nội dung câu văn có hợp với thành ngữ dẫn ra không?
* Hoạt động 3: 
Bài tập 3:
- Tìm trong mục lục các bài dấu hai chấm.
Dấu ngoặc kép để làm bài 3 vào nháp.
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV cùng HS tổng kết lại nd ôn tập
- Nhận xét.
* Hoạt động cá nhân
- 2 HS thực hiện
* Hoạt động nhóm, lớp
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- Nhóm 4 thảo luận.
- Nhóm đọc lại các bài luyện từ ở mỗi chủ điểm tìm từ thích hợp ghi vào cột được kẻ sẵn ở giấy.
+ Nhóm trưởng phân công HS đọc bài mở rộng vốn từ thuộc 1 chủ điểm, ghi vào nháp.
+ Từng HS phát biểu trước nhóm
- Nhóm nhận xét, bổ sung
- Thư ký ghi vào phiếu
- HS trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung
- HS ghi KQ vào VBT TV
* Hoạt đông cá nhân, cả lớp
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- Lớp làm việc cá nhân: Tìm thành ngữ, tục ngữ. Đặt câu với từng thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ đó.
- HS lần lượt trình bày
- Lớp nhận xét
* Hoạt động nhóm đôi, lớp
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- Nhóm đôi thảo luận ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày.
v Các ghi nhận, lưu ý:
NS: 18/10/2008 TUẦN 10
ND: 21/10/2008
Tiết 47: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Cách thực hiện phép cộng , phép trừ các số có sáu chữ số ; áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất . 
- Đặc điểm của hình vuông , hình chữ nhật ; tính chu vi và diện tích hình chữ nhật .
II. ĐDDH:
	SGK, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
30 phút
2 phút
Bài mới: 
* Hoạt động1: Giới thiệu:
* Hoạt động 2: Thực hành
MT: HS thực hiện phép công trừ và áp dụng các tính chất để thực hiện.
Bài tập 1:
Yêu cầu HS nêu các bước thực hiện phép cộng , phép trừ .
Bài tập 2:
- GV theo dõi HS làm bài
Bài tập 3:
b) Trong hình vuông ABCD , cạnh DC vuông góc với cạnh AD và BC . Trong hì ... với hoạt động sản xuất của con người.
3.Thái độ:
Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
	- SGK
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
	- Phiếu luyện tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
8 phút
8 phút
8 phút
3 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Sông ở Tây Nguyên có tiềm năng gì? Vì sao?
Mô tả hai loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp ở Tây Nguyên?
Tại sao cần phải bảo vệ rừng & trồng lại rừng?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
MT: HS nắm được đặc điểm về tự nhiên ở thành phố Đà Lạt
Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3.
Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV giải thích thêm: Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 đến 6 độ C. Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường rất đông khách. Đà Lạt ở độ cao 1500 m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ. Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc.
Hoạt động 2: Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát.
MT: HS nắm được một số điểm du lịch và điều kiện để trở thành TP du lịch.
Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt:
MT: Kể tên một số rau quả xứ lạnh.
Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh?
Kể tên các loại hoa, trái & rau xanh ở Đà Lạt?
Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh?
Hoa & rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Củng cố 
GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng sơ đồ trong phiếu luyện tập
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Ôn tập
HS trả lời
HS nhận xét
Dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh ảnh, mục 1 SGK & kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi.
Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 & mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
HS trình bày tranh ảnh về Đà Lạt mà nhóm mình sưu tầm được
Dựa vào vốn hiểu biết của HS và Quan sát hình 4, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
HS làm phiếu luyện tập
Lược đồ
Tranh ảnh về Đà Lạt
Tranh ảnh về hoa, trái & rau xanh.
phiếu
Đà Lạt
Thiên nhiên
Họ và tên: .............................................
Lớp: Bốn 
Môn: Địa lí
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy hoàn thiện sơ đồ sau:
Các công trình phục vụ nghỉ ngơi, du lịch ...
Khí hậu .
Thành phố: .
Các ghi nhận, lưu ý:
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN 
CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT 
(Năm 981)
I. Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS biết:
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân
- Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
2.Kĩ năng:
- HS nêu được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến .
3.Thái độ:
- HS tự hào về chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng và người anh hùng dân tộc Lê Hoàn cùng toàn dân đã làm nên những chiến thắng vang dội đó.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: + Lược đồ minh họa
 + Tìm hiểu hành động cao đẹp của Dương Vân Nga trao áo long cổn cho Lê Hoàn: Dương Vân
Nga: Dương Vân Nga trao áo long cổn cho Lê Hoàn thực chất là từ bỏ ngôi vua của dòng họ mình cho một dòng họ khác. Bởi vì Dương Vân Nga là vợ Đinh Bộ Lĩnh, bấy giờ con của Dương Vân Nga là Đinh Toàn mới 6 tuổi đang ở ngôi vua, chưa đủ tài trí để lãnh đạo nhân dân chống lại giặc ngoại xâm. (Thời Lê Hoàn, sử ghi là Tiền Lê)
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
2 phút
9 phút
12phút
8 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp
loạn 12 sứ quân
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
- Đinh Bộ Lĩnh lấy nơi nào làm kinh đô & đặt tên nước ta là gì?
- GV nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
- Buổi đầu độc lập của dân tộc, nhân dân ta phải liên tiếp đối phó với thù trong giặc ngoài. Nhân nhà Đinh suy yếu, quân Tống đã đem quân sang đánh nước ta. Liệu rồi số phận của giặc Tống sẽ ra sao? Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981)
Hoạt động1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược:.
MT: HS nắm được Tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược:
- Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào ?
- Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ?
GV nêu vấn đề: “Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có hai ý kiến khác nhau:
+ Thái hậu Dương Vân Nga yêu quý Lê Hoàn nên đã trao cho ông ngôi vua.
+ Lê Hoàn được tôn lên làm vua là phù hợp với tình hình đất nước & nguyện vọng của nhân dân lúc đó.
Em hãy dựa vào nội dung đoạn trích trong SGK để chọn ra ý kiến đúng.”
GV kết luận: Ý kiến thứ hai đúng vì: Đinh Toàn khi lên ngôi còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược. Lê Hoàn giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ tung hô “Vạn tuế”
GV giảng về hành động cao đẹp của Dương Vân Nga trao áo lông cổn cho Lê Hoàn: đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của dòng họ, của cá nhân.
Hoạt động 2: Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
MT: HS trình bày được diễn biến.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Quân Tống sang xâm lược nước ta vào năm nào?
Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
Hoạt động 3: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi.
MT: HS nắm được kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
Củng cố Dặn dò: 
- Nhờ sức mạnh đoàn kết của dân tộc, nhờ tinh thần yêu nước mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân ta, Lê Hoàn cùng các tướng sĩ đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, tiếp tục giữ vững nền độc lập của nước nhà. Chúng ta tự hào sâu sắc với quá khứ đó
- Chuẩn bị : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
- HS trả lời
- HS nhận xét
Vua Đinh & con trưởng là Đinh Liễn bị giết hại
Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vì vậy không đủ sức gánh vác việc nước
Lợi dụng cơ hội đó, nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta
Đặt niềm tin vào “Thập đạo tướng quân” (Tổng chỉ huy quân đội) Lê Hoàn và giao ngôi vua cho ông.
HS trao đổi & nêu ý kiến
HS dựa vào phần chữ & lược đồ trong SGK để thảo luận
Đại diện nhóm lên bảng thuật lại cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân trên bản đồ.
Giữ vững nền độc lập dân tộc, đưa lại niềm tự hào và niềm tin sâu sắc ở sức mạnh & tiền đồ của dân tộc.
SGK
Lược đồ trận đánh
v Các ghi nhận, lưu ý:
NS: 19/10/2008 TUÂN 10
ND: 22/10/2008
Tiết 5
 I. MỤC TIÊU:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL
 - HS hệ thống một số điều cần ghi nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật , tính cách nhân vật, cách đọc các bài TĐ thuộc chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ”
 II. ĐDDH: 
 - Phiếu ghi tên bài TĐ, HTL
 - Giấy to ghi lời giải BT 2, 3
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học inh
18’
10’
10’
2’
* Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc – Học thuộc lòng
MT: Kiểm tra kĩ năng đọc của HS
- GV kiểm tra 1 / 3 số HS trong lớp
- GV nhận xét ghi điểm HS
* Hoạt động 2: BT 2:
MT: Hệ thống hoá những điều cần ghi nhớ: Thể loại, ND. Giọng đọc của các bài thuộc chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ”
PP: Thực hành, đàm thoại
- Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ”
- GV hoàn chỉnh câu trả lời của HS
* Hoạt động 3: BT 3:
MT: HS hệ thống những điều cần nhớ về nhân vật, tính cách nhân vật
PP: Thực hành, đàm thoại
- Gv theo dõi HS làm bài
- Nhận xét hoàn chỉnh câu trả lời của HS
* Củng cố:
- Các bài TĐ thuộc chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ” giúp em hiểu điều gì ?
* Hoạt động cá nhân, lớp
- HS bốc thăm đọc bài và trả lời 1, 2 câu hỏi về ND đoạn đọc do GV nêu
* Hoạt động nhóm, lớp
- HS đọc Y.C bài tập
- 2 HS nêu
- HS thảo luận theo cặp, ghi KQ vào VBT
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
* Hoạt động nhóm, lớp
- HS nêu yêu cầu BT
- Thảo luận theo cặp, sau đó trìn bày, lớp nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu
 Con ngươi sống cần có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau. Những ước mơ cao đẹp làm cho cuộc sống thêm tươi vui, hạnh phúc. Những ước mơ tham lam kì quặc sẽ mang lại bất hạnh
* RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai hoc tuan 10.doc