Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 19

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 19

Tập đọc

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Hiểu những từ ngữ mới trong bài; hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem đó là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc đúng, trôi chảy, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

3. Thái độ : Giáo dục Hs có ước mơ về nghề nghiệp tương lai của mình và nghề nào cũng đáng quý.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”.

- HS : SGK

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định : 1 Hát

2. Kiểm tra bài cũ :4 Đôi giày bata màu xanh.

- GV kiểm tra đọc 3 Hs.

- GV nhận xét – đánh giá.

3. Bài mới: 25

Giới thiệu bài :1

- Với bài đọc hôm nay, các em sẽ được làm quen với bạn Cương cùng ước mơ muốn trở thành thợ rèn của bạn. Cương đã làm gì để thực hiện ước muốn đó. Các em hãy nghe bài đọc hôm nay.

 

doc 38 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : tiết: Năm học: 2006 - 2007
Tập đọc
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ.
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Hiểu những từ ngữ mới trong bài; hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem đó là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.	
Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc đúng, trôi chảy, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
Thái độ : Giáo dục Hs có ước mơ về nghề nghiệp tương lai của mình và nghề nào cũng đáng quý.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định : 1’ Hát 
2. Kiểm tra bài cũ :4’ Đôi giày bata màu xanh.
GV kiểm tra đọc 3 Hs.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 25’
Giới thiệu bài :1’
Với bài đọc hôm nay, các em sẽ được làm quen với bạn Cương cùng ước mơ muốn trở thành thợ rèn của bạn. Cương đã làm gì để thực hiện ước muốn đó. Các em hãy nghe bài đọc hôm nay.
GV ghi tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
8’
8’
4’
1’
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT : Đọc đúng các tiếng,từ, đọc phân biệt lời nhân vật.
* Cách tiến hành : Thực hành,giảng giải, vấn đáp, trực quan.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn : 4 đoạn.
Đoạn 1 : Từ đầu ® Ai xui con thế ?
Đoạn 2: Tiếp theo ® để kiếm sống
Đoạn 3 : Tiếp theo ® anh thợ rèn
Đoạn 4 : Phần còn lại.
Hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ mới trong SGK và từ khó (tranh)
GV nhận xét và yêu cầu phát âm lại những từ đọc sai hoặc khó phát âm
GV tổ chức giải nghĩa thêm một số từ:
Thưa :trình bày với người trên
Kiếm sống: tìm việc để có cái nuôi mình
Bất giác: chợt nghĩ đến 
Đầy tớ: người giúp việc cho chủ
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT : Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
Cách tiến hành: Vấn đáp, giảng giải, thảo luận.
Đoạn 1+2:
Cương xin học thợ rèn để làm gì?
 ® GV chốt : Đoạn 1+2 nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ.
Đoạn 3+4 :
Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
 ® GV chốt : Đoạn 3+4 cho thấy mẹ Cương không đồng ý với nghề mà cậu đã chọn. Nhưng Cương tìm cách thuyết thuyết phục mẹ. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
GV chia nhóm, giao việc và thời gian thảo luận 2’
Đọc thầm toàn bài,nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương (cách xưng hô, cử chỉ)
 ® GV nhận xét chốt: Bằng những cử chỉ, hành động ấy, Cương đã thuyết phục được mẹ, làm mẹ hiểu em muốn giúp mẹ, nghề em chọn cũng là 1 nghề tốt đẹp, đáng trọng như bao nghề khác.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm , đúng ngữ điệu lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
Cách tiến hành: Thực hành, giảng giải.
GV lưu ý giọng đọc của nhân vật, cách nhấn giọng ngắt giọng trong đoạn văn.
GV nhận xét – đánh giá.
4.Củng cố
Thi đua: đọc phân vai giữa 2 nhóm
Nêu đại ý của bài?
Hoạt động nối tiếp 
Luyện đọc lại toàn bài.
Chuẩn bị bài sau
 Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
Hs nghe.
Hs đánh dấu vào SGK.
Hs luyện đọc nối tiếp nhau từng đoạn, cả bài (cá nhân, nhóm đôi)
Hs luyện đọc: mồn một, vất vả, ăn bám, bán buôn, quan sang.
Hs đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa các từ mới trong SGK : Thầy dòng dõi quan sang, đốt cây bông.
Hoạt động lớp, nhóm.
Hs đọc – nhiều Hs trả lời:
Cương thương mẹ vất vả, muốn học 1 nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
Hs đọc và trả lời câu hỏi.
Mẹ cho là có ai xúi dại Cương, rồi bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng coi thường.
Hoạt động nhóm 4Hs
Đại diện nhiều nhóm trình bày.
Cách xưng hô : đúng thứ tự trên dưới trong gia đình. Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm ® thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con rất thân ái.
Cử chỉ : thân mật, tình cảm.
Cử chỉ của mẹ: cảm động, xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ.
Cử chỉ của Cương: khéo léo tìm cách thuyết phục mẹ (nêu dẫn chứng)
Hoạt động lớp, cá nhân.
Bảng phụ- Hs dùng gạch xiên, gạch dưới để đánh dấu vào đoạn văn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ .// Em nắm lấy tay mẹ,/ thiết tha ://
Mẹ ơi ! cây bông.
Hs luyện đọc: nhóm, trước lớp theo cách phân vai.
3Hs /1 nhóm : đọc diễn cảm toàn bài.
Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng: học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
RKN: 	
Tuần : tiết: Năm học: 2006 - 2007
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Xác định được trọng tâm câu chuyện kể về 1 ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
2. Kỹ năng : Biết xây dựng cốt truyện phù hợp trọng tâm câu chuyện.
3. Thái độ : Nói thành câu mạch lạc, kể có đầu có đuôi, biết kết hợip cử chỉ, ngữ điệu.
II. Chuẩn bị :
GV : Chia nhóm và phát phiếu học tập.
HS : Làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
III. Các hoạt động :
1. Ổn định :1’ Hát 
2. Bài cũ:4’ Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Kể lại 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét – chấm điểm.
3. Bài mới 25’
*Giới thiệu bài :1’
Giờ kể chuyện tuần này các em sẽ kể 1 câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Chủ điểm của câu chuyện là ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
10’
6’
4’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs phân tích đề.
MT: Xác định được trọng tâm câu chuyện.
Cách tiến hành: Đàm thoại, động não.
GV ghi đề lên bảng lớp.
Tìm những từ ngữ quan trọng trong đề bài và gạch dưới.
GV tóm: Kể chuyện về 1 ước mơ đẹp của em hoặc 1 câu chuyện mà em biết về ước mơ đẹp của bạn bè, người thân.
* T lưu ý: bản thân em đã tham gia hoặc được chứng kiến phải là câu chuyện có thực dự việc nêu ra là việc thực, nhân vật trong câu chuyện là con người thực.
Hoạt động 2 : Gợi ý làm bài.
MT: Biết xây dựng cốt truyện phù hợp.
Cách tiến hành: Thảo luận, động não.
GV nhắc lại 3 hướng xây dựng cốt truyện trong gợi ý 2.
Chia 3 nhóm theo 3 hướng xây dựng cốt truyện.
GV ghi bảng.
a) Mở đầu: Giới thiệu nhân vật ( em hay bạn bè, người thân ) ước mơ cụ thể.
b) Diễn biến: Thấy gì? suy nghĩ gì?
c) Kết thúc: Mong ước thế nào? kết quả đạt được ra sao?
+ Hướng a: Chú trọng kể về nguyên nhân nảy sinh ước mơ ( sự việc trông thấy và tâm trạng ).
+ Hướng b: Chú trọng những việc làm cụ thể để đạt được ước mơ.
+ Hướng c: Chú trọng kể những việc đã làm để vượt khó khăn, đạt được ước mơ.
Hoạt động 3: Kể chuyện trước lớp.
MT: Biết kể lại câu chuyện 1 cách mạch lạc.
Cáhh tiến hành: Thực hành.
GV nhận xét.
Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
* Hoạt động nối tiếp : Chuẩn bị:” Kiểm tra”.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
1 H đọc đề.
Hs làm.
Hoạt động lớp, nhóm.
Hs đọc gợi ý trong SGK.
Lớp đọc thầm gợi ý và chọn hướng xây dựng cốt truyện.
Từng nhóm thảo luận.
Kể chuyện trong nhóm.
Hoạt động lớp.
Hs kể chuyện ( mỗi nhóm 1 Hs ).
RKN: 	
Tuần : tiết: Năm học: 2006 - 2007
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ.
I. Mục tiêu :
Kiến thức. Củng cố và mở rộng vốn từ trhuộc chủ điểm ước mơ.
Kỹ năng :. Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ, cụ thể qua luyện tậpsử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm những ví dụ minh họa.
Thái độ : Hiều ý nghĩa 1 số câu tục ngữ thuộc chủ điểm ước mơ.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ viết sẳn lời giải các bài tập 2, 3.
 Một mảnh bìa khổ 5 ´ 10 cm đủ ghi từ ước mơ ( chữ to ), có cán dài 5®10 
 cm để chơi luyện từ ở bài tập 3.
Hs : SGK.
IIICác hoạt động :
1. Khởi động :1’ Hát vui
2. Bài cũ 4’ : Dấu ngoặc kép.
Nêu ghi nhớ trong SGK.
Gọi 2Hs làm BT1 và BT4b. Phần luyện tập
GV nhận xét, chốt ý.
3. Bài mới:30’
Giới thiệu bài : 1’
	Qua các bài tập đọc 2 tuần qua , các em đã biết thêm 1 số từ thuộc chủ điểm ước mơ. Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay , các em cùng nhau tìm thêm các từ thuộc chủ điểm đó.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
8’
9’
1’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập .
MT : Hs biết giải các bài tập trong SGK.
Cách tiến hành:Giảng giải, luyện tập, thực hành.
 Bài 1 : 
Yêu cầu Hs đọc đề.
Tìm từ đồng nghĩa với “ước mơ”?
GV nhận xét, chốt ý.
Bài 2 :
Yêu cầu Hs đọc đề.
GV nhận xét, giải nghĩa 1 số từ (nếu Hs nêu sai), chốt ý.
Bài 3 :
Yêu cầu H s đọc đề.
Tổ chức cho Hs làm bài dưới hình thức trò chơi như sau :
GV viết hàng ngang trên bảng các từ để chọn: đẹp đẽ, viễn vông, nho nhỏ, lớn, kì quặc, chính đáng, dại dột.
Lần lượt từng Hs lên bảng cấm chữ ước mơ. GV đọc 1 trong 3 lệnh: đánh giá cao, không cao, đánh giá thấp. Ngay lập tức Hs phải cấm biển che từ mình chọn trên bảng, tất cả Hs ở dưới lớp viết bảng con từ mình chọn.
Sau khi cả lớp viết xong, GV gõ thước , Hs kéo biển xuống để lộ từ chọn trên bảng.
H dưới lớp giơ bảng con.
Cả lớp và GV nhận xét đúng/ sai, đi đến lời giải đúng.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn lời giải.
Hoạt động 2: La ... .
2 - Kĩ năng :
 - Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo , nhẹ nhàng chí tình.
- Học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
3 - Giáo dục :
 - HS hiểu khi làm việc gì phải có ý chí thì công việc đó nhất định sẽ thành công.
II - Chuẩn bị
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III - Các hoạt động dạy – học
1 – Khởi động: 1’
2 - Kiểm tra bài cũ4’ : Oâng trạng thả diều
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi .
 3 - Dạy bài mới: 30’
* Giới thiệu bài : 1’
- Trong tiết học hôm nay , các em sẽ được biết 7 câu tục ngữ khuyên con người rèn luyện ý chí . Tiết học còn giúp các em biết được cách diễn đạt của tục ngữ có gì đặc sắc.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8’
8’
10’
3’
2’
 - Hoạt động1 : Hướng dẫn luyện đọc 
-Giải nghĩa thêm từ khó , cách ngắt nghỉ hơi.
- Đọc diễn cảm các câu tục ngữ.
 – Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
* Câu hỏi 1 : 
- Chia nhóm, cho từng nhóm trao đổi xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm đã cho. 
- GV chốt ý : 
+ Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công : các câu 1 – 4. 
+ Khuyên người tangiữ vững mục tiêu đã chọn : các câu 2 – 5 . 
+ Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn : các câu 3 – 6 -7.
* Câu hỏi 2 : 
- Cách diễn đạt của các câu tục ngữ có những đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu ? 
* Câu hỏi 3 : Theo em học sinh phải rèn luyện ý chí gì ? 
- Lấy những biểu hiện của một học sinh không có ý chí ?
* - Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- GVhương dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. Chú ý cách nhấn giọng, ngắt giọng
4 - Củng cố – Dặn dò 
- Về nhà học thuộc 7 câu tục ngữ.
- Nhận xét tiết học.
* Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị : “ Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi
- HS đọc nối tiếp từng câu tục ngữ.
- Đọc thầm phần chú giải.
- HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét.
- HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét.
+ Ngắn gọn, ít chữ
+ Có vần, có nhịp, cân đối.
+ Có hình ảnh 
- vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu . 
- HS tự lấy ví dụ 
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS thi đọc thuộc lòng.
RKN	
Năm học : 2006 - 2007
Tập đọc Tuần : 12 Tiết:
“ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
 Theo Nguyễn Quang Thắng
 Nguyễn Bá Thế
I - Mục đích- Yêu cầu
 1 - Kiến thức :
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy .
2 - Kĩ năng :
 - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi .
3 - Giáo dục :
 - HS có được ý chí vươn lên trong cuộc sống.
II - Chuẩn bị
 - GV : - Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 - Bảng phụ viết những câu cần luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy – học
1 – Khởi động: 1’ Hát 
2 - Kiểm tra bài cũ : 4’ Có chí thì nên
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
 3 - Dạy bài mới: 30’ 
 Giới thiệu bài : 1’
- Bài tập đọc “ Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi “ giúp các em biết về nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi - một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam – nguồn gốc xuất thân của ông , những hoạt động giúp ông trở thành một người nổi tiếng .
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8’ 
8’
10’
4’
1’
 - Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó : người cùng thời ( đồng nghĩa vo người đương thời , sống cùng thời đại ) . Hướng dẫn HS ngắt , nghỉ hơi đúng ; sửa lỗi đọc sai.
- Đọc diễn cảm cả bài giọng kể chậm rãi ở đoạn 1, 2 ; nhanh hơn ở đoạn 3 .
 – Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 :  anh vẫn không nản chí .
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? 
- Trước khi mở công ti vận tải tàu thuỷ , Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? 
- Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có ý chí ?
* Đoạn còn lại
- Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào ?
- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ?
- Em hiểu thế nào là “ một bậc anh hùng kinh tế “ ?
- Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
 - Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- GVhướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1,2 .
4 - Củng cố – Dặn dò 
- Nêu ý chính cua 3câu chuyện ?
- Nhận xét tiết học. 
-* Hoạt động nối tiếp: Tập kể lại câu chuyện. - Chuẩn bị : Vẽ trứng
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học. 
- Đầu tiên, anh làm thư kí cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ 
- Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
- Oâng đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt : cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “ Người ta phải đi tàu ta “ . Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữatàu, thuê kĩ sư trông nom. 
- Là bậc anh hùnh nhưng không phải trên chiến trường mà trên thương trường / Là người lập nên những thành tích phi thương trong kinh doanh / Là người dành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
- nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng. 
- biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt : ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp phát triển kinh tế việt Nam.
- Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh.
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
Năm học : 2006 – 2007 
Tập đọc Tuần : 12 tiết : .
 VẼ TRỨNG
 Theo giáo trình tiếng Hán hiện đại 
I - Mục đích- Yêu cầu
 1 - Kiến thức :
- Hiểu các từ ngữ trong bài . 
- Hiểu ý nghĩa truyện : Nhờ khổ công rèn luyện, Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.
2 - Kĩ năng :
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Đọc chính xác , không ngắt ngứ, vấp váp các tên riêng tiếng nước ngoài Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi, Vê – rô – chi – ô.
- Bi đọc diễn cảm bài văn - giọng kể từ tốn , nhẹ nhàng . Lời thầy giáo : đọc với giọng khuyên bảo , ân cần . Đoạn cuối đọc với giọng cảm hứng ca ngợi .
3 - Giáo dục :
HS có được ý chí, cố gắng trong học tập.
II - Chuẩn bị
 - GV : - Chân dung Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi. 
 - Tranh minh hoạ nội dung bài học.
Bảng phụ viết những câu cần luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy – học
1 – Khởi động; 1’ Hát 
2 - Kiểm tra bài cũ : 4’ “ Vua tàu thuỷ“ Bạch Thái Bưởi 
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
 3 - Dạy bài mới: 30’
* Giới thiệu bài : 1’ 
- Bài đọc hôm nay kể về những ngày đầu học vẽ của một danh hoạ người I – ta – li – a tên là Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi .
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8’ 
7’
10’
4’
1’
 - Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó , dửa lỗi về đọc cho HS; hướng dẫn đọc trôi chảy các tên riêng ; nhắc HS nghỉ hơi đúng .
- Đọc diễn cảm cả bài.
 – Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 : Từ đầu . . . tỏ vẻ chán ngán. 
- Vì sao trong ngày đầu đi học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán ?
* Đoạn 2 : . . . vẽ được như ý.
- Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
* Đoạn 3 : Đoạn còn lại 
- Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi thành đạt như thế nào ? 
- Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi
trở thành hoạ sĩ nổi tiếng ? 
- Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất ?
- Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu .
4 - Củng cố – Dặn dò 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học. 
-* Hoạt động nối tiếp : Về nhà kể lại câu chưyện của người thân.
- Chuẩn bị : Người tìm đường đến các vì sao.
 - HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
* HS đọc thầm
- Vì suốt mười mấy ngày đầu, cậu phải vẽ rất nhiều trứng. 
- Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.
- Lê-ô-nác-đô trở thành danh hoạ kiệt xuất , tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn , là niềm tự hào của toàn nhân loại . Oâng đồng thời còn là nhà điêu khắc , kiến trúc sư , kĩ sư , nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng .
- Lê – ô – nác – đô là người có tài bẩm sinh.
- Lê – ô – nác – đô gặp người thầy giỏi.
- Lê – ô – nác – đô khổ luyện nhiều năm. 
- cả 3 nguyên nhân trên tạo nên thành công của Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự khổ công luyện tập của ông. Người ta thường nói : thiên tài được tạo nên bởi 1% năng khiếu bẩm sinh, 99% do khổ công rèn luyện.
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thầy giáo Lê-ô-nác-đô dạy học trò rất giỏi . 
- Phải khổ công luyện tập mới thành thiên tài .
- Lê-ô-nác-đô trở thành thiên tài nhờ tài năng và khổ công luyện tập .
RKN	

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng viet 9-.doc