Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 9 năm 2010

Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 9 năm 2010

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 28 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 9 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 65566665666
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ 
I. mục tiêu
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. đồ dùng dạy học
- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”
III. hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra 
- HS đọc bài: “Đôi giày ba ta màu xanh.”
+ Tác giả của bài văn đã làm gì để vận động được cậu bé Lái đi học? Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó?
+ Em thử đoán xem sau này Lái có trở thành một HS ngoan không? Giải thích vì sao?
- GV đánh giá, cho điểm
II. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Luyện đọc
- Luyện đọc đoạn:
 + Đoạn1: Từ đầu đến “ một nghề để kiếm sống”
 + Đoạn2: Còn lại
- Luyện đọc từ khó: 
- Từ ngữ : thầy, dòng dõi quan sang, đốt cây bông, bất giác, đầy tớ...
- GV đọc mẫu toàn bài
2.3 Tìm hiểu bài : 
- Cương xin học thợ rèn để làm gì? 
*ý 1: Cương muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
- Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? 
*ý 2: Mẹ Cương không đồng ý, Cương tìm cách thuyết phục mẹ.
- Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương: 
+ Cách xưng hô: thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con trong gia đình rất thân ái.
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm
*Đại ý: 
- GV chốt lại, ghi bảng
2.4 Đọc diễn cảm 
- GV đọc mẫu bài văn
- Giọng mẹ Cương: ngạc nhiên khi hỏi con, dịu dàng , cảm động khi hiểu lòng con
- Giọng Cương : lễ phép, khẩn khoản,thiết tha xin mẹ đồng ý cho em học nghề rèn
- Các dòng cuối bài: chậm, sảng khoái, hồn nhiên
3. Củng cố- dặn dò 
- GV nhận xét tiết học
- Bài sau: Điều ước của vua Mi- đát.
- 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
 - 2 HS đọc khá đọc cả bài 
- Mỗi nhóm 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài. Cả lớp đọc thầm theo
- HS nêu 1 số từ khó đọc
- 2,3 HS đọc từ khó- cả lớp đọc đồng thanh
- HS giải nghĩa một số từ
- 1 HS đọc đoạn 1- cả lớp đọc thầm theo.
- 2,3 HS trả lời
- HS rút ý đoạn 1
- 1 HS đọc đoạn còn lại
- HS thảo luận cả lớp, trả lời câu hỏi
- HS rút ý đoạn 2
- HS đọc thầm cả bài, nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương.
- HS rút ra đại ý của bài
- 1 vài HS đọc lại đại ý
- HS nêu cách đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc câu, đoạn
- HS luyện đọc diễn cảm 
- HS đọc trong nhóm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Cương, mẹ Cương) sau đó đọc trước lớp.
- 1 vài HS đọc diễn cảm cả bài.
Toán
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu
	- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
	- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê-ke.
II. Đồ dùng
	-Phấn màu,bảng phụ, ê ke
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra 
- So sánh góc vuông với góc nhọn, góc tù.
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Giảng bài
a) Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết hình đó là gì?
 (Hình ABCD là hình chữ nhật.)
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù, hay góc bẹt?)
- GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Cô (thầy) kéo dài cạnh DC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
- HS theo dõi thao tác của GV:
 A B
 D C M
 N
 - GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
- Các góc này có chung đỉnh nào? 
- GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc cới nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
- HS nêu ví dụ : Hai mép của quyển sách, quyển vở,
- GV hướng dẫn học sinh vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau: Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau:
+ Vẽ đường thẳng AB.
+ Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
b) Luyện tập thực hành:
Bài tập 1: Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
a, H Hai đường thẳng IH và IK 
 vuông góc với nhau
 I K
b, P Hai đường thẳng MP và MQ 
 không vuông góc với nhau
 M Q 
Bài tập 2: 
Tên các cặp cạnh vuông góc với nhau là:
-AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
-BC và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
-CD và AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
-AD và AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
Bài tập 3 : Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông rồi nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình sau: B
 a) A C
 E D
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- 2 HS nêu
- HS nhận xét
- HS ghi vở
- HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc.
- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
- Một học sinh lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS xem SGK
- 1 HS viết lên bảng
- HS lần lượt nói
- HS ghi vở
- HS trả lời
- HS ghi vở
- 1 số HS nói
- HS làm bài vào vở
- 1 số HS đọc miệng
- 1 HS giải thích
Khoa học
Phòng tránh tai nạn đuối nước
I. Mục tiêu
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần hồ , ao, sông, suối ; giếng , chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ .
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ .
- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 36, 37 sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
 - Khi bị bệnh tiêu chảy cần ăn uống ntn?
2. Dạy bài mới
+ HĐ1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước
* Mục tiêu: Kế tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo nhóm
 - Cho các nhóm thảo luận
B2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm lên trình bày
 - GV nhận xét và kết luận
+ HĐ2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
* Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo nhóm
 - Thảo luận: Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
B2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm lên trình bày
 - GV nhận xét và kết luận
+ HĐ3: Thảo luận (Hoặc đóng vai)
* Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện
* Cách tiến hànhB1: Tổ chức và hướng dẫn
 - GV giao mỗi nhóm một tình huống
B2: Làm việc theo nhóm
 - Các nhóm thảo luận theo tình huống
B3: Làm việc cả lớp
 - Các nhóm học sinh lên đóng vai
 - Nhận xét và bổ sung
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi?
 - Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Học sinh chia nhóm và thảo luận : Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hàng ngày
 - Học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Chia nhóm và thảo luận
 - Học sinh trả lời
 - Đại diện các nhóm lên trình bày
 - Nhận xét và bổ sung
 - Học sinh chia lớp thành 3 nhóm
 -Các nhóm thảo luận theo tình huống
 - Đại diện các nhóm lên đóng vai
 - Nhận xét và bổ sung
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Chính tả
thợ rèn
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ (2)a/b.
II. Đồ dùng dạy-học
 -Tranh minh hoạ cảnh hai bác thợ rèn to khoẻ đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ (nếu có).
 - Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2. 
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra 
- Viết một số từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần iên/ yên/ iêng.
- GV nhận xét
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn HS nghe - viết.
+ GV phát âm rõ ràng, đọc bài viết: Thợ rèn
+ Nêu những từ cần viết hoa và những từ em cho là dễ viết sai ? (Viết hoa ở đầu dòng)
( Từ khó: quai búa)
+ GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa.
+ GV đọc đúng tốc độ.
+ GV đọc toàn bài chính tả.
+ Chấm chữa.
+ GV nêu nhận xét chung.
2.3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập (2):
a) Chọn l/n điền vào chỗ trống.
b) Điền vào chỗ trống uôn hay uông trong đoạn 
-....nước, nhớ.....
- Anh đi anh nhớ quê nhà
*- Nhớ canh rau m......
nhớ cà dầm tương.
- Đố ai lặn x.....vực sâu
- Mà đo miệng cá ,.....câu cho vừa.
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ vừa học.
- 2 HS lên bảng.
- Cả lớp làm ra giấy nháp.
- 1 HS đọc lại bài.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi của GV.
-1 HS lên bảng viết từ khó . HS khác viết ra nháp .
- HS gấp SGK. Học sinh viết bài
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài vào vở nháp
- Lần lượt 3 HS lên bảng. HS điền từ
Toán
Hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu
	- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
	- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
II. Đồ dùng
	-Phấn màu, bảng phụ, ê- ke và thước thẳng 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra 
-Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông ? 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Giảng bài
a) Giới thiệu hai đường thẳng song song
* Giới thiệu hai đường thẳng song song.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình( Hình chữ nhật ABCD)
- GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
 A B
 D C
- GV yêu cầu học sinh tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không?
-GV nêu: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau.
- HS tìm và nêu ví dụ : 2 mép đối diện của quyển sách 
- Vẽ hai đường thẳng song song 
b) Luyện tập thực hành:
Bài tập 1: Cho HS đọc đầu bài và quan sát hình
Bài tập 2: Trong hình bên, cho biết các hình tứ giác ABEG, ACDG, BCDE đều là hình chữ nhật. Cạnh BE song song với những cạnh nào ?
 A B C
G E D
Cạnh BE song song với những cạnh là : AG và CD
Bài tập 3 : Trong mỗi hình dưới đây:
a,Các cặp c ... tập về nhà.
8p
24p
14p
10p
3p
ĐH nhận lớp: 
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
ĐH khởi động:
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
ĐH bài thể dục:
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
ĐH phân nhóm hoặc tự ôn.
 x x x x 
x x x x
x x x x
ĐH trò chơi: 2 hàng dọc 
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
ĐH kết thúc:
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 X
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Luyện từ và câu
Động từ
I. Mục tiêu
	- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
	- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III).
II. đồ dùng dạy học
	- Bảng chép đoạn văn BT2b- phần luyện tập ( kiểm tra bài cũ).
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
 - GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn văn.(BT2b- Luyện tập)
- Tìm danh từ chỉ người: thần, Đi-ô-ni-dốt, vua, Mi- đát
-Tìm danh từ chỉ vật:cành,sồi, vàng, quả, táo, đời.
- Tại sao các DT “ Đi-ô-ni-dốt, Mi-đát” phải viết hoa? (Vì đó là DT chỉ tên riêng)
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Phần nhận xét:
* Bài tập 1, 2: Các từ:
- Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hay của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy.
- Chỉ trạng thái, khả năng của các sự vật:
 + Dòng thác: đổ xuống, làm
 + Máy phát điện: chạy
 + Lá cờ: bay
 + Vầng trăng: soi sáng, rải.
 Các từ nêu trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái, khả năng của người, sự vật. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì?
2.3 Phần ghi nhớ
 Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái, khả năng của người, sự vật, hiện tượng...
2.4 Phần luyện tập
* Bài tập 1:
- Các hoạt động ở nhà: quét nhà, trông em, nấu cơm, rửa bát, lau nhà...
- Các hoạt động ở trường: làm bài, học bài, đọc sách, trực nhật lớp, ...
* Bài tập 2: Các động từ trong đoạn văn:
 a) đến, yết kiến, cho, nhận lấy, xin làm, dùi, có thể, lặn, 
 b) mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có.
+ Lưu ý: Nếu HS nêu từ sai, GV gợi ý để HS xác định lại từ đó. VD: 
 Yết Kiêu dùi thủng thuyền giặc.
 Dùi: hành động- Thủng: kết quả của hành động.
Hoặc kết hợp với các từ “ hãy, đừng , chớ”: từ nào kết hợp được với các từ đó ( ở vị trí đứng trước ) thì đó là động từ.
* Bài 3: 
 Nói đúng tên các hoạt động, trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời.
- Tranh 1: nâng ; Tranh 2: ngủ
- Gợi ý:
+ Động tác trong học tập: mượn sách, đọc bài, viết bài, mở sách...
+ Động tác khi vệ sinh bản thân hoặc môi trường: rửa mặt, quét lớp, chải tóc...
+ Động tác vui chơi giải trí: nhảy dây, đá cầu, kéo co, múa...
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau
-1 HS đọc đoạn văn.
- 1 HS lên bảng tìm.
- 1 HS trả lời
- 1 HS đọc yêu cầu của BT1
- 1 HS đọc yêu cầu của BT2
- HS thảo luận nhóm: tìm từ theo yêu cầu , ghi vào nháp.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp thảo luận.
- 2,3 HS đọc. 
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS kể các loại việc ở nhà và ở trường các em thường làm.
- HS đọc tên từng hoạt động, chỉ rõ từ chỉ hoạt động.
- 2 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc cá nhân: đọc thầm và gạch dưới các động từ trong SGK bằng bút chì.
* HS tổ chức trò chơi:
“Xem kịch câm”.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS nhìn tranh nói tên hoạt động 
- Tổ chức chơi: Từng cặp HS trong nhóm: 1 HS làm động tác- 1 HS nói tên hoạt động sau đó đổi vai cho nhau (mỗi cặp làm 2,3 động tác)
- Thi xem cặp nào đóng kịch câm hay nhất.
Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật (tr.54)
Thực hành vẽ hình vuông (tr.55)
I. Mục tiêu
	- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê-ke).
II. Đồ dùng dạy học
	- Thước kẻ thẳng, ê-ke
	- Phấn màu, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra 
 - Nêu cách vẽ 2 đường thẳng song song
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Giảng bài
a) Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ:
 M N
 Q P
+ Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ?
+ Hãy nêu cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ.
-Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.
- GV nêu ví dụ : Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm và chiều rộng 2cm. 
+ Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4cm. GV vẽ đoạn thẳng CD (dài 40cm) trên bảng.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2cm.
+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
b) Vẽ hình vuông có cạnh dài 3m
GV gợi ý và cho HS tự vẽ hình vuông ABCD
2.3 Luyện tập thực hành:
Bài tập 1 (tr.54)
a, Hãy vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3cm. 5cm
 3cm
Bài tập 2 (tr.54)
a, Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4cm, chiều rộng BC = 3cm
 4cm
 A B
 4444
 3cm
 D C
- 1 số HS nêu 
- HS quan sát
- Các góc có là góc vuông
- Cạnh MN song song QP
- Cạnh MQ song song NP
- HS thực hành vẽ hình chữ nhật ABCD
 A B
 - HS tự vẽ hình
D C
- HS vẽ vào vở 
- 1 HS lên bảng vẽ
- 2 HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Tiến hành tương tự như bài 1
Bài tập 1 (tr.55)
a) Vẽ hình vuông cạnh 4cm
Bài tập 2 (tr.55)
a) Vẽ theo mẫu.
Yêu cầu HS nhìn vào SGK vẽ vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
- HS vẽ vào vở
- 2 HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS vẽ theo mẫu 
- 2 HS đổi vở kiểm tra chéo.
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân 
ở Tây Nguyên (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
	+ Sử dụng sức nước để sản xuất điện
	+ Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác nghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
 - Tranh ảnh nhà máy thuỷ điện và rừng ở Tây Nguyên
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra
Tây Nguyên trồng cây công nghiệp gì? Phát triển chăn nuôi con gì?
2. Bài mới
2.3 Khai thác sức nước.
+ HĐ1: Làm việc theo nhóm.
B1: Cho học sinh quan sát lược đồ.
 - Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên ?
 - Tại sao sông ở T N lắm thác ghềnh ?
 - Người dân T N khai thác nước để làm gì ?
 - Hồ chứa nước có tác dụng gì ?
 - Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Yali?
B2: Đại diện nhóm trình bày
 - Nhận xét và kết luận
2.4 Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
+ HĐ2: Làm việc theo từng cặp
B1: Cho HS quan sát hình và đọc SGK
 - Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
 - Vì sao ở TN lại có rừng khác nhau ?
 - Mô tả rừng dậm nhiệt đới và rừng khộp?
B2: HS trả lời
 - Nhận xét và kết luận
+ HĐ3: Làm việc cả lớp
 - Rừng Tây Nguyên có giá trị gì ?
 - Gỗ được dùng làm gì ? Quy trình sản xuất?
 - Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên
 - Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
 - Nhận xét và kết luận
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà học bài
- Nhận xét tiết học
 - Hai học sinh trả lời.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - Học sinh theo dõi lược đồ.
 - Có sông Xê Xan, Ba, Đồng Nai.
 - Sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
 - Khai thác sức nước để chạy tua bin sản xuất ra điện.
 - Hồ chứa để giữ nước hạn chế những cơn lũ bất thường
 - Vài học sinh lên chỉ trên lược đồ nhà máy thuỷ điện và 3 con sông chính
 - Nhận xét và bổ sung
- Tây Nguyên có rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp
 - Do khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mưa và khô
 - Học sinh trả lời
- Rừng cho nhiều sản vật nhất là gỗ
 - Gỗ để sản xuất đồ dùng gia đình và xuất khẩu
 - Mất rừng làm cho đất bị sói mòn, hạn hán lũ lụt tăng
 - Cần tích cực bảo vệ và trồng thêm rừng
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến 
Với người thân
I. Mục tiêu
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn đề tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra 
 - Y/c HS kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự thời gian
2. Dạy bài mới
2.1 Giới thiệu bài, ghi đầu bài
2.2 Hướng dẫn làm bài tập.
a) Tìm hiểu đề bài:
- GV đọc lại, phân tích, gạch chân các từ: Nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh chị ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
 b) Xác định mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi sẽ có
- Gọi HS đọc gợi ý1:
+ Nội dung cần trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+ Mục đích trao đổi là để làm gì?
Gọi HS đọc gợi ý 2
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này là như thế nào?
+ Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh, chị?
 c) Trao đổi trong nhóm:
- Cho HS các nhóm chọn bạn đóng vai người thân) cùng gia đình trao đổi, thống nhất dàn ý, viết ra giấy
- Cho HS trao đổi theo cặp đã chọn
d) Trao đổi trước lớp:
- Tổ chức cho HS trao đổi trước lớp.
- GV nêu tiêu chí:
+ Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+ Cuộc trao đổi đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn đã phù hợp chưa, có sức thuyết phục không?
+ Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?
- Bình chọn cặp trao đổi tốt nhất.
3. củng cố dặn dò
+ Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- Chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong chuyện có nghị lực, có ý chí vươn lên.
- 1 HS kể
- HS khác nhận xét
- Đọc đề bài và nêu y/c của đề
- HS đọc gợi ý:
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm 1 môn năng khiếu của em.
+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh(chị) của em.
+ Mục đích trao đổi là làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
- Đọc thầm gợi ý 2
+ Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh (chị) của em.
+ Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.
+ Em muốn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ 7 và chủ nhật.
- Từng cặp HS trao đổi
- Thực hiện trao đổi trước lớp
- HS bình chọn 
- Viết lại cuộc trao đổi vào vở.
 Ban giám hiệu kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi 1 lop4.doc