Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 4 đến tuần 8

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 4 đến tuần 8

 I- Mục đích yêu cầu:

-HS biết đọc đúng , đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ đúng và đọc diễn cảm toàn bài .

-Hiểu một số từ ngữ chính trực, di chiếu, tham tri chính sự,gián nghị đại phu.

- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sự chính trực thanh liêm của Tô Hiến Thành đã vì nước ,vì dân .

- GD cho HS đức tính thẳng thắn,trung thực.

II- Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ.

 III- Hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra :

-3 HS đọc 3 đoạn bài Người ăn xin và

- 1 HS nêu ý nghĩa của bài đọc.

 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài : - Dùng tranh minh hoạ.

b.Luyện đọc

 

doc 123 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 4 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 	 
 Ngày soạn 13 / 9/2008: Tập đọc ( tiết 7) 
 Ngày giảng: 9/ 2008 Một người chính trực 
 I- Mục đích yêu cầu: 
-HS biết đọc đúng , đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ đúng và đọc diễn cảm toàn bài .
-Hiểu một số từ ngữ chính trực, di chiếu, tham tri chính sự,gián nghị đại phu. 
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sự chính trực thanh liêm của Tô Hiến Thành đã vì nước ,vì dân .
- GD cho HS đức tính thẳng thắn,trung thực.
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ.
 III- Hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra :
-3 HS đọc 3 đoạn bài Người ăn xin và 
- 1 HS nêu ý nghĩa của bài đọc.
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài : - Dùng tranh minh hoạ.
b.Luyện đọc
- GV cho HS khá đọc bài
- GV chia đoạn .
+ Đoạn 1:Từ đầu Lý Cao Tông .
+ Đoạn 2: Tiếp .Tô Hiến Thành được. 
+ Đoạn 3: Còn lại
- GV theo dõi và sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng học sinh.Giải nghĩa một số từ khó : gián nghị đại phu , tham tri chính sự , đút lót, di chiếu 
 - GV đọc mẫu lần1:
c.Tìm hiểu bài : GV nêu các câu hỏi SGK 
- Câu 1 
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
Giải nghĩa từ : tham tri chính sự 
- Câu 2
- Câu3 ( HS khá giỏi ) 
- GV cho HS nêu ý nghĩa bài đọc
-GV chốt ghi bảng(Theo mục tiêu ) 
d.Luyện đọc diễn cảm .
- GV cho học sinh đọc và tìm ra giọng đọc của từng đoạn .
-GV cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn
( Một hôm......Trần Trung Tá) 
-Theo dõi,giúp HS yếu.
-Cùng lớp nhận xét,tuyên dương HS đọc tốt. 
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn ( 3,4 lần )
- GV cho học sinh đọc bài theo cặp.
- 1, 2 HS đọc toàn bài 
HS đọc thầm đoạn 1và trả lời.
- Không nhận vàng tiền đút lót , cứ theo di chiếu của vua đã mất lập Long Cán lên làm vua . 
HS đọc thầm đoạn 2và trả lời:
 Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường
- Cử người tài ba ra cứu nước ,chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình . 
 -HS đọc đoạn3,thảo luận nhóm đôi và nêu. 
-.Những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích đất nước lên trên 
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
-HS đọc tiếp nối theo 3 đoạn,dựa vào HD của GV tìm ra giọng đọc phù hợp.
- HS dùng chì gạch từ ngữ cần nhấn giọng,cách ngắt,nghỉ của đoạn văn trong SGK
- HS luyện đọc diễn cảm trước lớp.
-Vài HS đọc diễn cảm trước lớp.
 3- Củng cố dặn dò
- 1 HS đọc cả bài một lần.
- Cho HS nêu ý nghĩa của bài đọc và liên hệ với HS tự hào về những danh nhân đất Việt.
- GV nhận xét giờ học - Nhận xét tiết học :
 Rút kinh nghiệm..
 ---------------------------------------------------------------------- 
Toán ( tiết16 )
 So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên 
 I- Mục đích yêu cầu :
- HS biết so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên đọc viết các số đến lớp triệu. 
- Củng cố về các hàng, lớp đã họcvận dụng làm các bài tập thành thạo.
 II- Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ ,phấn màu .
 III- Hoạt động dạy học: 
1..Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS đọc số: 56 923 ; 99 0009 
 2. Bài mới: 
a.So sánh các số tự nhiên :
- GV viết bảng : 100 ...99 535....2000
- GV cho HS chữa bài và chốt cách so sánh 2 số có số chữ số khác nhau .
Tương tự với 2 số có số chữ số bằng nhau
 29869 và 30005 ; 25468 và 25468.
- GV chốt: Bao giờ cũng so sánh được 2 số
 tự nhiên ( bé hơn, lớn hơn, bằng nhau)
*Trong dãy số tự nhiên số đứng trước bao giờ cũng bé hơn giờ cũng bé hơn số đứng sau và ngược lại 
- GV vẽ tia số và giới thiệu : Số gần gốc 0
hơn là số bé hơn và ngược lại.
 b.Xếp thứ tự các số tự nhiên 
-Vì sao ta có thể xếp thứ tự các số tự nhiên
từ bé đến lớn và ngược lại?
 - GV chốt cách xếp thứ tự.
c.Luyện tập :
 *Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu .
- Gọi HS khá giỏi giải thích cách so sánh 
 - GV chốt kết quả đúng : 
*Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn 
- GV theo dõi,giúp HS yếu. 
 - GV chốt cách xếp thứ tự các số tự nhiên.
*Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ lớnđến bé.
 - GV thu chấm một số bài.
- 2 HS lên bảng , lớp làm bảng con
- HS nhắc lại cách so sánh :Số nào có số chữ số nhiều hơn thì lớn hơn.
- ..so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái- phải.
- HS lấy VD minh hoạ
99 55....
- HS nêu lại
Vì ta so sánh được các số tự nhiên.
- HS lấy VD 
-Lớp làm bài vào bảng con và nêu miệng kết quả:
1 234 > 999 87 540 < 87 540
39 680 = 39 000 + 680
-HS tự đọc và nêu yêu cầu bài tập 
- Lớp làm bài vào VBT. 3 HS lên bảng
-Đối chiếu kết quả -nhận xét .
a. 8136 ; 8316 ; 8361 .......
-HS tự làm bài.
a) 1984; 1 978; 1 952; 1 942.
b)1 969; 1 954; 1 945; 1 890.
 3.Củng cố – dặn dò :
 - Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên .-Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm..
..
 	 Lịch sử 
 Nước Âu Lạc 
I- Mục đích yêu cầu:
HS thấy được: 
- Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nhà nước Văn Lang .
- Thời gian tồn tại của nhà nước Âu Lạc , tên vua ,nơi kinh đô đóng .
- Sự phát triển về quân sự , nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. 
- Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc.
 II- Đồ dùng dạy học: 
 - Vở bài tập, tranh,lược đồ SGK, bảng phụ 
 III- Hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra:
 - Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
 - Nêu tổ chức xã hội của nhà nước Văn Lang.
2. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Mục tiêu bài học 
b.Sự ra đời của nước Âu Lạc 
GV giới thiệu: Năm 218 TCN quân Tần xâm lược nước phương Nam .Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh giặc,dựng nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, kinh đô đượ dời xuống vùng Cổ Loa( Đông Anh- Hà Nội ngày nay)
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ Bắc bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay
- So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và Âu Lạc
* GV kết luận
c. Cuộc sống của người Lạc Việt
- GVtreo bảng phụ ghi bài tập
Khoanh vào chữ cái trước những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt 
A. Sống cùng nhau trên một địa bàn.
B. Đều biết chế tạo đồ đồng.
C.Đều biết rèn sắt
D. Đều trồng lúa và chăn nuôi
E. Tục lệ có nhiều điểm giống nhau.
- GV chốt :Cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt có nhiêu điểm tương đồng ,họ sống hoà hợp với nhau...
- GV nêu câu hỏi 2 SGK
d. Cuộc xâm lược của Triệu Đà
 - Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà bị thất bại?
-Vì sao năm 179 TCN cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà bị thất bại ?
- GV cho HS quan sát h1,2 SGK
* GVkết luận SGK. 
-HS quan sát H1-SGK ( tr11)
- HS dựa vào kênh hình,và kênh chữ trong sách giáo khoa xác định địa phận của nước Âu Lạc và kinh đô 
Văn Lang: Phong Châu ( Phú Thọ )
Âu Lạc : Cổ Loa( Đông Anh- Hà Nội )
- 1 HS lên bảng, lớp làm VBT
1-2 HS mô tả bằng lời về đời sống của người Âu Việt .
- Chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây thành Cổ Loa .
- .. người dân đoàn kết, có tướng giỏi, thành luỹ kiên cố, có nỏ thần..
-Vì mất cảnh giác trước âm mưu của Triệu Đà .
- HS trình bày cảnh đền thờ An Dương Vươngvà lược đồ khu di tích Cổ Loa.
- 3,4 HS đọc
 3. Củng cố dặn dò 
-Hệ thống nội dung cần ghi nhớ. Liên hệ địa phương còn lưu giữ những tục lệ nào của người Âu Việt - Nhận xét,dặn chuẩn bị cho giờ sau 
- Nhận xét tiết học :..
 	 Đạo đức ( tiết 4 )
 Bài 2:Vượt khó trong học tập (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
-Như tiết 1
II. Đồ dùng dạy học:
-Một số gương,câu chuyện về việc vượt khó trong học tập.
III. Hoạt động trên lớp:
1.Kiểm tra: - 2 HS nêu ghi nhớ tiết 1.
2.Bài mới:
*Bài 2: SGK
- GV chia nhóm 4,giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- GV ghi bảng các phương án
Chăm chỉ học học tập hơn
Nhờ bạn giảng hộ bài
Nhờ cô giáo giảng hộ bài.......
- GV chốt những ý kiến khuyên bạn Nam bổ ích.
*Bài 3 : 
- GV giải thích yêu cầu của bài,cho HS thảo luận.
-Theo dõi,giúp đỡ HS yếu.
- GV chốt ý đúng : Cố gắng giải bài toán khó, trời mưa, đường trơn vẫn đi học sớm.......
*Bài 4: bài 4 SGK.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.Ghi bảng theo mẫu SGK
*GV kết luận: Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng.Để học tập tốt,chúng ta cần cố gắng vượt qua.
- GV cho HS kể lại 1 tấm gương HS vượt khó mà em thấy cảm phục
-HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Thảo luận nhóm về việc làm của bạn Nam 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS tự liên hệ về việc mình sẽ làm để giúp Nam học tập theo kịp các bạn cùng lớp.
Thảo luận nhóm đôi liên hệ và trao đổi với bạn về việc mình đã vượt khó trong học tập
-Đại diện trình bày.Lớp nhận xét,bổ sung.
- 2 hs lên bảng, lớp làm VBT: nêu những khó khăn trong học tập và biện pháp khắc phục.
- HS báo cáo kết quả bài làm trước lớp.
-HS khá giỏi kể.
3.Củng cố, dặn dò:
- HS hệ thống lại bài học. -Dặn HS về nhà thực hiện như phần thực thà.
- Nhận xét tiết học :..
==============================================================
Soạn ngày 14/9/2008 	 toán ( tiết 17 )
Giảng ngày :../9/2008 Luyện tập	
I-Mục tiêu
-HS củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên .
-HS bước đầu làm quen với dạng bài tập dạng x < 5 ; 68 < x < 92 ( với x là số tự nhiên) 
-Giáo dục học sinh lòng ham học toán 
II-Họat động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ : 
 - 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con : viết 2 sốtự nhiên bất kì và so sánh 2 số đó
2.Bài mới : Làm các bài tập SGK
* Bài 1: 
- GV lần lượt nêu yêu cầu từng phần a, b
- GV cùng HS chốt kết quả đúng:
*Bài 3 : Viết chữ số thích hợp vào ô trống 
- GV viết bảng nội dung bài tập
- GV chốt kết quả đúng và cho HS nêu lại cách so sánh 2 STN
* Bài 4: Tìm số tự nhiên x biết 
a. x< 5 b. 2 < x < 5
- GV cho HS đọc và phân tích bài mẫu SGK( a )
Bài 4 : GV ghi bảng nội dung bài
- GV lưu ý HS : số tròn chục
- GV chốt kết quả đúng : 70 ; 80
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS viết số ra bảng con, chữa bài
a. 0 ; 10 ; 100
b. 9 ; 99 ; 999
- HS nêu yêu cầu và làm bài tập vào VBT
- 4 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
a. 0 b. 9 c. 9 d. 2
- HS khá giỏi nêu
- HS làm phần b vào vở và báo cáo kết quả
x là : 1 ; 2; 3; 4
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS ghi kết quả ra bảng con
3.Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài ôn tập - GV nhận xét giờ học
- Rút kinh nghiệm:
 Khoa học ( tiết 7 )
 Tại sao cần ăn phối hợp ăn nhiều loại thức ăn
I. Mục tiêu :
Giúp HS :
- Hiểu và giải thích lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
-Biết thế nào là bữa ăn cân đối, các nhóm thức ăn trong tháp dinh dưỡng
-HS có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học : 
-Hình trang 18 ,19 SGK , bảng nhóm.Phiếu ghi tên các thức ăn.
III. Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra:
- Kể tên một số vi- ta- min và chất khoáng có trong thức ăn mà em biết.
- Hàng ngày em thường ăn những loại thức ăn nào ?
2.Bài mới ... t.
-Yêu cầu HS nêu tên các con vật.Nhận xét về hình dáng, các bộ phận của con vật.Đặc điểm nổi bật của con vật. Màu sắc của con vật.
-Hình dáng các con vật khi hoạt động thay đổi như thế nào?
-Hãy kể thêm những con vật mà em biết.miêu tả hình dáng, đặc điểm của chúng.
-Em thích nặn con vật nào? Em sẽ nặn con vật đó trong hoạt động nào?
*GV tiểu kết.
2.Cách nặn con vật:
-GV dùng đất nặn mẫu:
+Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại.
+nặn con vật với các bộ phận chính...từ một thỏi đất rồi thêm các chi tiết cho sinh động.
3.Thực hành:
-Gv theo dõi, giúp HS tạo dáng, sắp xếp hình nặn thành một đề tài.
4.Nhận xét, đánh giá:
-Chọn một số sản phẩm tiêu biểu để nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Dặn chuẩn bị bài sau.
-HS quan sát tranh.
+Nêu tên các con vật.
+Nối tiếp nhau đưa ra những nhận xét.
+HS khác bổ sung.
-HS nêu.
-HS kể tên và nêu đặc điểm một số con vật khác.
-HS nêu sự lạ chọn của mình.
-HS quan sát GV thực hành nắm được các cách nặn con vật.
-HS thực hành: chọn con vật yêu thích 
để nặn.
-HS trình bày sản phẩm.
IV.Rút kinh nghiệm:..
 Thể dục (tiết 16) 
 Động tác vươn thở và tay
Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi
 A- Mục tiêu 
- Học động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 - Tham gia trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi “. Yêu cầu tham gia trò chơi chủ động, nhiệt tình .
- Giáo dục HS ý thức tập luyện tốt.
 B- Địa điểm phương tiện :
 - Sân tập ,còi. thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát. 
 C- Hoạt động dạy học 
 Nội dung 
KLVĐ
 Phương pháp tổ chức 
1- Phần mở đầu 
 - GVphổ biến nội dung yêu cầu giờ học .
 - Hướng dẫn HS khởi động 
 2, Phần cơ bản 
 * Bài thể dục phát triển chung : 
 Động tác vươn thở
- GV nêu tên động tác, tập mẫu và phân tích giảng giải từng nhịp
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh 
- GV cho cán sự lên hô nhịp
 Động tác tay
( Quy trình tương tự)
 * Trò chơi :Nhanh lên bạn ơi
 - GV nêu tên trò chơi ,giải thích cách chơi , luật chơi 
 - GV tuyên dương đội thắng cuộc
 3 - Phần kết thúc 
 - Hướng dẫn học sinh thả lỏng 
 - GV nhận xét giờ học. 
6-10phút
18- 22ph
4 lần
2 x 8nhịp
3,4 lần
1 lần
1,2 lần
3 lần
4-6 phút 
- HS tập hợp lớp , chấn chỉnh đội ngũ , báo cáo sĩ số ...
 - HS xoay các khớp tay , chân 
- HS quan sát
- HS tập theo nhịp hô của GV
- HS tập luyện
- Cán sự hô- lớp tập luyện cả hai động tác
- 1 tổ chơi thử 
- Cả lớp chơi thử
- HS vui chơi thi đua giữa các tổ
 - Tập một số động tác thả lỏng
- HS hát và vỗ tay theo nhịp .
 - Vệ sinh vào lớp 
 IV.Rút kinh nghiệm:
 ===========================================================
Soạn 14/ 10/2008: Toán ( T.40 )
Giảng  Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.Biết rằng hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc có chung đỉnh.
-Biết dùng ê ke để kiểm tra xem hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay lhông.
II. Đồ dùng dạy học: ê ke.Bảng phụ bài tập 1,3
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: 
 - GV vẽ bảng một số góc .
 - 2 HS lên nhận dạng từng góc : góc nhọn, góc tù, góc bẹt
2.Bài mới.
a.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông.
- GV kéo dài 2 cạnh BC và CD thành 2 đường thẳng.
+Giới thiệu: Hai đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
Hai đường thẳng tạo nên mấy góc vuông? Có chung đỉnh nào?
- GVdùng ê ke kiểm tra một góc.
-GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O cạnh OM và ON rồi kéo dài 2 cạnh để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau ( Như SGK).
- Cho HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh để có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
 b.Thực hành:
*Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu
-Tổ chức báo cáo kết quả.
- Gọi 2 HS kiểm tra trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
*Bài 2:
-Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật ABCD?
*Bài 3: GV treo bảng phụ và cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV theo dõi HS làm, giúp đỡ HS yếu.
- GV chấm một số bài. Nhận xét kết quả.Cho HS tự chữa bài.
*Bài 4: 
- HS quan sát. 
 A D
C
 B 
- 4 góc vuông chung đỉnh C. 
-1HS lên kiểm tra 3 góc còn lại.
-HS quan sát GV làm rồi nhận xét: Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
-HS liên hệ: Hai đường mép liền nhau của quyển vở, hai cạnh liên tiếp của bảng đen,...
-HS dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. 
a. vuông góc.
b.không vuông góc.
-HS tự làm bài VBT rồi chữa bài.
-Lớp nhận xét, đối chiếu kết quả.
ADDC ; DC CB ; CBAB
-HS dùng ê ke để xác định trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau trong mỗi hình đó.
-HS tự làm bài vào vở.
- HS tương tự bài 3 làm VBT
3.Củng cố, dặn dò:
-GVnhấn mạnh kiến thức cần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học.
IV.Rút kinh nghiệm:
 ____________________________________
 Luyện từ và câu ( tiết 16)
 	 Dấu ngoặc kép
I. Mục tiêu:
-Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
-Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép phù hợp khi viết.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
- Nêu qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài. Cho ví dụ.
2..Bài mới:
a.Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
GV cho HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
+Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+Đó là lời của ai?
+Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- GV kết luận
*Bài tập 2: GV nêu yêu cầu.
-Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
-Khi nào dấu ngoặc kép được dùng với dấu hai chấm?
*Bài tập 3: GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
-Từ lầu chỉ cái gì?
-Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
-Vậy từ lầu trong khổ thơ dùng với ý nghĩa gì?
-Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để làm gì?
b.Phần Ghi nhớ: SGK-83.
c.Phần luyện tập:
*Bài 1: 
-Gọi HS nêu miệng lời nói trực tiếp trong đoạn văn.
-GV cùng lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài 2: 
Đoạn văn trên có phải là đoạn đối thoại trực tiếp không?
-Vậy có thể ...xuống dòng, gạch đầu dòng không? Vì sao? ( HS khá giỏi)
*Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu.
-GV nhận xét, chốt kết quả.
-2-3 HS đọc .Lớp đọc thầm lại đoạn văn –
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu 
“người lính...mặt trận” “.đầy tớ...nhân dân” “ Tôi...học hành”
Lời của Bác Hồ.
-Dùng để đánh dấu, trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật...
-HS đọc yêu cầu của bài.
-Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.
-Khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm
+Ngôi nhà tầng cao, sang trọng, đẹp đẽ.
+Không-tắc kè xây tổ trên cây, tổ của tắc kè nhỏ bé.
-Gọi tổ của tắc kè bằng lầu để đề cao ý nghĩa, giá trị của nó.
-Dùng để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
-Vài HS đọc và nêu ví dụ.
-HS đọc bài, làm vào vở bài tập. Nêu kết quả
“Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”...
“Em đã nhiều lần...khăn mùi xoa”
+Không phải là những lời đối thoại trực tiếp.
+Không...
-HS làm vở bài tập tự đặt dấu ngoặc kép cho phù hợp.và báo cáo kết quả:
vôi vữa, trường thọ, đoản thọ
3.Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
IV.Rút kinh nghiệm: 
	Tập làm văn( tiết 16 )
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố và nâng cao kĩ năng phát triển câu chuyện: Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian, không gian,.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ truyện: Ba lưỡi rìu.Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1 .Ôn tập 
*Bài 1: Quan sát tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu, kể lại từng đoạn của câu chuyện 
 ( Mỗi bức tranh là một đoạn truyện).
Em hãy viết câu mở đầu cho từng đoạn.
- GV theo dõi, nhận xét.
*Bài 2: Em hãy kể lại câu chuyện em đã được đọc, được nghe trong đó trình tự các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
- Câu chuyện em đã được nghe, được đọc là câu chuyện gì? Hãy giới thiệu về câu chuyện đó.
- GV theo dõi, HD giúp HS.
- GV nhận xét.Tuyên dương HS kể tốt...
2. Củng cố - dặn dò
- GV chốt kiến thức bài học.
- Về nhà kể lại câu chuyện của bài 2 theo trình tự không gian.
-HS quan sát tranh, tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá giỏi kể các đoạn của câu chuyện.
- HS viết vở và đọc câu mở đầu của mình cho mỗi đoạn văn.
+Đoạn 1: Gần một khu rừng nọ, có một chàng tiều phu nghèo ......
+Đoạn 2: Bỗng có một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra hứa giúp đỡ...
+Đoạn 3: Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng
+Đoạn 4,5,:Lần thứ hai, thứ ba cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc, sắt.....
+Đoạn 6:Cụ già khen chàng trai thật thà liền tặng cho chàng cả ba lưỡi rìu.( Và rồi niềm vui, niềm hạnh phúc đã đến...)
-HS đọc đề bài, suy nghĩ làm bài; lựa chọn câu chuyện để kể và nêu
-HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi với nhau về trình tự thời gian của truyện.
-Vài HS kể trước lớp.
 IV.Rút kinh nghiệm:.. 
 Âm nhạc
 Học hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh
I/ Mục tiêu: 
-HS biết nội dung bài hát, cảm nhận được tính chất vui tươi và những hình ảnh đẹp, sinh động được thể hiện trong lời ca.
-Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài.
-Qua bài hát, GD cho HS lòng yêu quê hương đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Phần mở đầu: 
1. Ôn tập: - HS hát lại 2 bài hát đã học.
 - 3 HS đọc lại bài tập đọc nhạc số 1.
2. Giới thiệu bài: -Giới thiệu về bài hát.
 -Đôi nét về nhạc sĩ Phong Nhã.
B. Phần hoạt động:
1.Dạy hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh
– GV hát mẫu 2 lần bài hát.
–Treo bảng phụ ghi lời bài hát.
-GV dạy hát từng câu...Hát nối 2, 3 câu
...cả bài.
* Lưu ý cho HS hát đúng chỗ có dấu luyến; đúng cao độ, trường độ, nốt có chấm dôi.
-GV nghe và sửa cho HS.
-GV nhận xét.
2. Hát kết hợp gõ đệm.
-GV hướng dẫn cho HS thực hành.
C.Phần kết thúc: 
-Lớp hát lại bài hát vừa học.
-Cho HS kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Phong Nhã.
-Dặn HS về học thuộc lời bài hát, tập biểu diễn bài hát.
-HS lắng nghe.
-HS đọc lời ca theo HD của GV.
-Hát theo HD của GV.
Trên đường gập ghềnh
Vó câu...nhẹ tênh, lắc lư...
-HS luyện tập theo tổ, nhóm.
-Vài nhóm hát, một số HS hát cá nhân.
-HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
-HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
 IV.Rút kinh nghiệm:.. 
	=================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 45678.doc