Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Văn Trí

Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Văn Trí

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP ( TIẾT 1 )

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu của HS .

2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” .

3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 4 - 1

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

B. DẠY BÀI MỚI

- Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL

Từng HS lên bốc thăm và chọn bài, sau khi bốc thăm được chuẩn bị 1- 2 phút .

HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu

GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời . -

GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo .

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 2:

HS đọc yêu cầu của bài

Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?

Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”

Gv ghi bảng tên những bài tập đọc đó .

HS đọc thầm lại các truyện “Dế mèm bênh vực kẻ yếu” , “Người ăn xin” sau đó làm bài

Hai HS lên bảng làm bài

Cả lớp và GV cùng nhận xét

Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ?

Lời trình bày có rõ ràng mạch lạc không ?

 Bài tập 3

HS đọc yêu cầu của bài

HS tìm nhanh đoạn văn tương ứng với các giọng đọc, phát biểu .

GV nhận xét, kết luận .

 

doc 29 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Văn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 10
Thứ 2 ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tập đọc 
ôn tập ( tiết 1 )
i. mục đích yêu cầu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu của HS . 
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” .
3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .
ii. đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 4 - 1 
iii.các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
B. dạy bài mới 
- Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL 
Từng HS lên bốc thăm và chọn bài, sau khi bốc thăm được chuẩn bị 1- 2 phút .
HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu 
GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời . -
GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 2:
HS đọc yêu cầu của bài 
Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”
Gv ghi bảng tên những bài tập đọc đó .
HS đọc thầm lại các truyện “Dế mèm bênh vực kẻ yếu” , “Người ăn xin” sau đó làm bài 
Hai HS lên bảng làm bài 
Cả lớp và GV cùng nhận xét 
Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ?
Lời trình bày có rõ ràng mạch lạc không ?
 Bài tập 3 
HS đọc yêu cầu của bài 
HS tìm nhanh đoạn văn tương ứng với các giọng đọc, phát biểu .
GV nhận xét, kết luận .
C. Củng cố , dặn dò 
GV nhận xét tiết học .
GV dặn HS xem lại các qui tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau .
Toán
Thực hành vẽ hình vuông
i. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
2. Kĩ năng 
- HS vẽ được hình vuông bằng thước kẻ và êke khi biết độ dài một cạnh cho trước 
3. Thái độ : yêu thích môn học 
ii. Đồ dùng dạy- học 
- Thước kẻ và ê ke ( cho Gv và HS ).
iii. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra VBT của HS
B. Dạybài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS vẽ hình vuông cạnh 3 cm.
- Gv nêu bài toán " Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm".
- Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3 cm, chiều rộng cũng bằng 3 cm. Từ đó, cách vẽ hình vuông cũng tương tự như cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
- Cụ thể, GV hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng hình vuông có cạnh là 3 dm). 
* Vẽ đoạn thẳng DC = 3 dm.
* Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3 dm.
* Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3 dm.
* Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
 A B
 D C
Thực hành
Hoạt động 2: Rèn kỹ năng vẽ hình vuông
Bài 1: a) Yêu cầu HS vẽ được hình vuông cạnh 4 cm.
b) HS tự tính được chu vi hình vuông là:
 4 x 4 = 16 ( cm )
Tính diện tích hình vuông là:
 4 x 4 = 16 (cm2)
Lưu ý: Tuy cùng số đo đơn vị là 16 nhưng đơn vị đo của chu vi là cm, đơn vị đo của diện tích là cm2.
 4 cm 
Bài 2: Yêu cầu HS vẽ đúng mẫu như trong SGK ( vẽ vào giấy có kẻ ô li).
C. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 47
Luyện tập
i. Mục tiêu
1. Kiến thức :
Giúp HS củng cố về :
- Nhận biết góc tù, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác .
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật . 
2. Kĩ năng 
Vẽ được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
HS vẽ được hình vuông, hình chữ nhật .
3. Thái độ
Yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học
VBT Toán- tập 1
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. kiểm tra bài cũ : 
KT vở bài tập của HS
b. dạy bài mới
GV tổ chức cho HS làm bài tập - VBT tr - 54 
Hoạt động 1: Củng cố về nhận biết góc tù, góc vuông, góc nhọn và đường cao hình tam giác
Bài 1:a)Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 4 cm
b)Tính diện tích hình vuông ABCD. 
- Yêu cầu HS vẽ được hình vuông Cạnh 4 cm và tính được diện tích hình đó .
- 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
Bài 2 :
Yêu cầu HS giải thích được : 
AH không là đường cao của hình tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC .
AB là đường cao của tam giácABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC .
Bài 3 
Yêu cầu HS vẽ được hình vuông ABCD có cạnh AB = 3cm. Theo cách vẽ hình vuông có cạnh AB = 3 cm cho trước 
Bài 4 
a, Yêu cầu HS vẽ được hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm , chiều rộng
 AD = 4 cm 
b, HS nêu tên các hình chữ nhật : ABCD, MNCD , ABNM.
Cạnh AB song song với cạnh MN và cạnh DC
C. Củng cố , dặn dò 
GV nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khoẻ ( tiếp theo )
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố và hệ thống những kiến thức về:
+ Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dimh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá
- HS có khả năng :
+ áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày
+ Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng.
ii- đồ dùng dạy học:
- Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề “Con người và sức khoẻ”.- Phiếu ghi tên các đồ ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.
- Các tranh ảnh, mô hình ( các rau quả, con giống bằng nhựa ) vật thật về các loại thức ăn.
iii- các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
 Nêu nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi đi bơi ?
b. dạy bài mới 
- Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng?
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể con người và môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Cách thức tiến hành
Phương án 1: Chơi theo đồng đội
Bước 1: Tổ chức
- GV chia lớp thành bốn nhóm và sắp xếp lại bàn ghế cho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi.
- Cử từ 3- 5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi và ghi các câu trả lời của các đội.
Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi
- HS nghe được câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông.
- Đội nào lắc chuông trước trả lời trước.
- Tiếp theo, các đội sẽ trả lời lần lượt theo thứ tự lắc chuông.
- Cách tình điểm hay trừ điểm do GV quyếtb định và phổ biến cho HS trước khi chơi.
Lưu ý: Đảm bảo các thành viên trong đội ít nhất mỗi người phải trả lời một câu. GV có quyền chỉ định người trả lời, không để tình trạng chỉ một vài người trong nhóm trả lời. Vì vậy, trong cách tính điểm, GV phải lưu ý đến cả tính điểm đồng đội.
Bước 3: Chuẩn bị
- Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã họ từ những bài học trước. 
- GV hội ý với HS đã được cử vào ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời. GV hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá, ghi chép,...
Bước 4:
Tiến hành
GV ( hoặc giao cho HS ) lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi.
Lưu ý: Có khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời.
Bước 5: Đánh giá, tổng kết.
Ban giám khảo hội ý, thống nhất điểm và tuyên bố với các đội chơi.
Phương án 2: Chơi theo cá nhân
- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS lên bốc thăm trả lời.
- HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
 Hoạt động 2: Tự đánh giá
* Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
* Cách thức tiến hành
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
GV dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của minh trong tuần để tự đánh giá:
- Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
- Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động, thực vật chưa?
- Đã ăn các loại thức ăn có chứa nhiều các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
Bước 2: Tự đánh giá
Hoạt động 3: Trò chơi chọn thức ăn hợp lí?
* Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hàng ngày.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Các nhón HS làm việc theo gợi ý trên. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể làm thêm các bữa ăn khác.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. HS nhóm khác nhận xét.
- GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- GV yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ và người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này.
 Hoạt động 4: Thực hành: 
Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
*Mục tiêu: Hệ thốg hoá nhừng kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục Thực hành trang 40 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một HS trình bày sản phẩm của mình trước cả lớp.
- GV dặn HS về nhà nói với bố, mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện, dễ đọc.
C. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Nước có những tính chất gì ?
***********************************
Buổi chiều
Luyện toán:
ôn tập kiến thức tuần 9
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố và ôn tập lại về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hướngdẫn hs làm các bài tập sau:
Hoạt động 1: Củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 1: GV kẻ sẵn bảng của BT1 vào bảng phụ. Sau đó GV treo lên bảng lớp và yêu cầu HS trả lời miệng.
- HS chữa bài vào vở bài tập. Cách làm:
a + b
73
458
1907
2965
a - b
23
270
663
1099
a
48
364
1285
2032
b
25
94
622
933
Hoạt động 2: Giải toán có lời văn 
Bài 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 72m, chiều dài hơn chiều rộng là 54dm. Tìm chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó.
- GV cho HS đọc và tìm hiểu đề bài toán.
- Gọi 1 em lên bảng chữa bài.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
Bài giải
Đổi 72m = 720dm
Nửa chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
720 : 2 = 360 (dm)
 Chiều dài mảnh đất là:
 (360 + 54) : 2 = 207 (dm)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
360 – 207 = 153 (dm)
Đáp số: Chiều dài: 207dm.
 Chiều rộng: 153dm.
III. Củng cố dặn dò:
GV giao bài tập về nhà cho HS .
Nhận xét đánh giá tiết học.
***************************************
Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2009
C ... au xanh ?
Tại sao ở đà lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh ?
Hoa và quả ở đà Lạt có giá trị như thế nào ?
Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả 
GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
C. Củng cố dặn dò 
GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm về thành phố Đà Lạt .
GV nhận xét tiết học .
 ***********************************
Kể chuyện
ôn tập ( tiết 6 )
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức :
Củng cố kiến thức về từ đơn, từ ghép , từ láy và tiếng .
2. Kĩ năng 
Xác định các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học 
Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ .
3. Thái độ: ý thức học tập tốt để trở thành những người công dân có ích cho XH .
II. Đồ dùng dạy - học
Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết 
III. Các hoạt động dạy - học
A - Dạy bài mới
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Xác định các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng
Bài tập 1, 2 
Một HS đọc đoạn văn bài tập 1 và yêu cầu bài tập 2 
Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng với mô hình đã cho ở bài tập 2 .
HS làm bài 
GV nhận xét bài làm của HS 
Hoạt động 2: Củng cố về từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ
 Bài tập 3
HS đọc yêu cầu của bài tập 1 .
HS làm bài 
GV nhận xét bài làm của HS 
Từ đơn 
dưới , tầm , cánh , chú, là , luỹ , tre, xanh , trong, bờ, ao, những , gió , rồi, cảnh , còn , tầng ....
Từ láy 
rì rào , thung thăng , rung rinh ...
Từ ghép 
bây giờ , khoai nước , tuyệt đẹp , hiện ra , ngược xuôi , xanh trong , cao vút 
4. Bài tập 4 
HS đọc yêu cầu của bài 
 Thế nào là danh từ ? Thế nào là động từ ? 
HS làm việc theo cặp 
HS báo cáo kết quả .
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
HS viết bài vào vở 
C Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị đồ dùng để giờ sau kiểm tra .
 *******************************************
Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2009
toán
tính chất giao hoán của phép nhân
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân .
2. Kĩ năng : Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán 
3. Thái độ : Yêu thích môn học .
ii. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ viết sẵn phần b, trong SGK , bỏ trống dòng 2, 3 ,4 ở cột 3 , 4 
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi HS lên bảng làm bài 2 
b. dạy bài mới 
- Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: So sánh giá trị của hai biểu thức
GV gọi một số HS tính giá trị và so sánh kết quả các phép tính 
3 x 4 và 4 x 3
2 x 6 và 6 x 2 
7 x 5 và 5 x 7 
Gọi HS nhận xét các tích đó 
Sau đó nêu được sự bằng nhau của các kết quả từng cặp hai phép nhân có các thừa số giống nhau :
3 x 4 = 4 x 3 
2 x 6 = 6 x 2 
7 x 5 = 5 x 7 
Hoạt động 2: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
- Viết kết quả vào ô trống 
GV treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của : a ; b ; a x b ; và b x a 
Gọi HS tính kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị của a; b 
GV ghi các kết quả vào các ô trống trong bảng phụ, Cho HS so sánh kết quả a x b và b x a trong mỗi trường hợp và rút ra nhận xét : a x b = b x a 
Cho HS nhận xét vị trí của các thừa số a, b trong hai phép nhân Kết luận : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi 
* Thực hành 
Hoạt động 3: rèn kỹ năng vận dụng tính chất giao hoán
Bài 1 :Viết số thích hợp vào ô trống
Gọi HS nhắc lại nhận xét 
HS làm bài rồi chữa bài . 
Bài 2 : Tính theo mẫu
Cho HS nêu yêu cầu của bài toán 
HS tự làm bài 
Bài 3 : Gv nói cho HS biết trong sáu biểu thức này có các biểu thức có giá trị bằng nhau , hãy tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau 
Bài 4 
Nếu chỉ xét a x ˜ = ˜ x a thì có thể viết vào ô trống một số bất kì , chẳng hạn a x 5 = 5 x a , a x 2 = 2 x a , a x 1 = 1 x a ....
Nhưng a x ˜ = ˜ x a = a nên chỉ có một số là hợp lí vì : a x 1 = 1 x a = a ( có thể xét ˜ x a = a để tính ra ˜ = 1 trước ) 
C. Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau : Tính chất kết hợp của phép cộng .
******************************************
Luyện từ và câu
ôn tập(tiết 8)
kiểm tra
Chính tả - tập làm văn
i. mục đích yêu cầu
- Kiểm tra việc nghe viết của HS, viết một bức thư ngắn khoảng 10 dòng cho một 
người bạn nói về ước mơ của em .
- Rèn kĩ năng nghe - viết cho HS. Kĩ năng diễn đạt lưu loát khi viết văn .
- Ham đọc sách, yêu thích môn học .
ii. Đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị đề kiểm tra 
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
B. dạy bài mới
GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 
Đề bài
A. Chính tả ( Nghe - viết ) Bài : Chiều trên quê hương 
B. Tập làm văn : 
Viết một bức thư ngắn ( khoảng 10 dòng ) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em .
C Củng cố dặn dò 
- Gv nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập tiết 7
 **************************************
Tập làm văn
ôn tập(tiết 7)
kiểm tra
đọc- hiểu , luyện từ và câu
i. mục đích yêu cầu
- Kiểm tra việc đọc hiểu của HS và những kiến thức về phân môn Luyện từ và câu .
- Rèn kĩ năng đọc hiểu và mở rộng vốn từ cho HS .
- Ham đọc sách, yêu thích môn học .
ii. Đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị đề kiểm tra 
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
B. dạy bài mới
GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 
Đề bài
A. Đọc thầm : Bài tập đọc Quê hương 
B. Dựa vào nội dung bài tập đọc , chọn câu trả lời đúng 
1. Tên vùng quê được tả trong bài là gì ?
a. Ba Thê 
b. Hòn Đất 
c. Không có tên 
2. Quê hương chị Sứ là :
a. Thành phố 
b. Vùng núi 
c. Vùng biển 
3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2 ?
a. Các mái nhà chen chúc 
b. Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam 
c. Sóng biển, cửa biển, xóm lưới , làng biển , lưới 
4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là ngọn núi cao ?
a. Xanh lam 
b. Vòi vọi 
c. Hiện trắng những cánh cò 
5. Tiếng “yêu” gồm những bộ phận nào ?
a. Chỉ có vần 
b. Chỉ có vần và thanh 
c. Chỉ có âm đầu và vần 
6. Bài văn trên có 8 từ láy. Theo em tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó ?
a. Oa oa, da dẻ, vòi vọi , nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa 
b. Vòi vọi, nghiêng nghiêng, phất phơ, vàng óng, sáng loá, trùi trũi, tròn trịa, xanh lam 
c. Oa oa, da dẻ, vòi vọi , chen chúc, phất phơ, trùi trũi , nhà sàn .
7. Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây ?
a. Tiên tiến 
b. Trước tiên 
c. Thần tiên 
8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng ?
a. Một từ. Đó là từ nào ?
b. Hai từ. Đó là những từ nào ?
c. Ba từ. Đó là những từ nào ?
C. Củng cố dặn dò 
- Gv nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập tiết 8
***************************************
Khoa học
nước có tính chất gì ?
i. Mục tiêu
1. Kiến thức :
HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách :
Quan sát để phát hiện màu, mùi vị của nước .
Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất .
2. Kĩ năng :
Làm được thí nghiệm thành công và rút ra được nhận xét .
3. Thái độ 
Yêu thích môn học 
ii. Đồ dùng dạy - học
Hình trang 42, 43 SGK
HS chuẩn bị theo nhóm :
2 cốc thuỷ tinh giống nhau, một cốc đựng nước, một cốc đựng sữa .
Một số vật chứa nước trong có thể nhìn thấy được .
Đường, muối, cát ... thìa 
Một tấm kính , một ít bông 
iii. các Hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ: 
2 HS Nêu 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí ?
b. dạy bài mới
- Giới thiệu bài : trực tiếp 
 Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi ,vị của nước 
Mục tiêu:
Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước .
Phân biệt nước và các chất lỏng khác . 
Cách tiến hành:
Bước 1:Tổ chức, hướng dẫn 
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày những gì HS đã phát hiện ra ở bước 2. Gv ghi các ý kiến của HS lên bảng
Các giác quan cần sử dụng để quan sát
Cốc nước
Cốc sữa
1. Mắt - nhìn
Không có màu trong suốt , nhìn rõ chiếc thìa .
Màu trắng đục, không nhìn rõ chiếc thìa .
2. Lưỡi - nếm
Không có vị .
Có vị ngọt của sữa .
3. Mũi - ngửi
Không có mùi .
Có mùi của sữa .
Kết luận : Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt không màu, không mùi, không vị .
 Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước 
*Mục tiêu:
HS hiểu Khái niệm “ hình dang nhất định”
Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước .
Cách thức tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị các đồ vật đã mang, sau đó cho nước vào từng vật và quan sát .
 Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng của chúng có thay đổi không ?
Bước 2 
HS thảo luận để đưa ra kết luận nước có hình dạng nhất định không ?
Bước 3 
HS làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng .
Bước 4 : Làm việc cả lớp 
Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định .
 Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
*Mục tiêu:
Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước .
Nêu được ứng dung thực tế của tính chất này . 
Cách thức tiến hành:
Bước 1: 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về các vật liệu để làm thí nghiệm này .
Bước 2:
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc GV đã hướng dẫn.
GV đi tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ, đảm bảo được mọi HS đều tham gia.
Bước 3: Làm việc cả lớp 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Kết luận : Nước chảy từ trên cao xuống thấp và lan ra mọi phía .
 Hoạt động 4 : Phát hiện tính hem hoặc không hem của nước đối với một số vật
*Mục tiêu 
Làm thí nghiệm thực tế của tính chất này.
Cách tiến hành 
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm của HS 
Bước 2 : HS làm thí nghiệm 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Kết luận : Nước hem qua một số vật .
 Hoạt động 5 : Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
Bước 1 : GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra vạt liệu làm thí nghiệm của HS 
Bước 2 : HS làm thí nghiệm theo nhóm 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm .
Kết luận : Nước có thể hoà tan một số chất 
C. Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài sau : Bài 21
******************************************
Hoạt động tập thể
Dạy An toàn giao thông
Bài 3: ĐI xe đạp an toàn
 ( Đã có tài liệu)
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 Tuan 10 Ngang.doc