Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 20

Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 20

 Tuần 20

Lịch sử

CHIẾN THẮNG CHI LĂNG

I. MỤC TIÊU :

 - Giúp HS biết : Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn .

 - Thuật lại được diễn biến trận Chi Lăng .

 - Cảm phục sự thông minh , sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Hình SGK phóng to .

 - Phiếu học tập .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Nước ta cuối thời Trần .

 - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .

 3. Bài mới : (27) Chiến thắng Chi Lăng .

 a) Giới thiệu bài :

Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 

doc 7 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 03 tháng 02 năm 2009
	 Tuần 20
Lịch sử
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU : 
	- Giúp HS biết : Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn .
	- Thuật lại được diễn biến trận Chi Lăng .
	- Cảm phục sự thông minh , sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Nước ta cuối thời Trần .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Chiến thắng Chi Lăng .
 a) Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Trình bày bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng : Cuối năm 1406 , quân Minh xâm lược nước ta . Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại ( 1407 ) . Dưới ách đô hộ của nhà Minh , nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra , tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng . Năm 1418 , từ vùng núi Lam Sơn ( Thanh Hóa ) , cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước . Năm 1426 , quân Minh bị quân khởi nghĩa Lam Sơn bao vây ở Đông Quan ( Thăng Long ) . Vương Thông , tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ , một mặt xin hòa , mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện . Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của ải Chi Lăng .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Hướng dẫn HS quan sát lược đồ SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của ải Chi Lăng .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS thuật lại được diễn biến trận chiến ải Chi Lăng .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận :
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng , kị binh ta đã hành động như thế nào ?
+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao ?
+ Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào ?
- Vài em dựa vào dàn ý trên đẻ thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
Hoạt động 4 : 
MT : Giúp HS nêu được ý nghĩa của trận Chi Lăng .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả , ý nghĩa của trận Chi Lăng :
+ Trong trận Chi Lăng , nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
+ Sau trận Chi Lăng , thái độ của quân Minh ra sao ?
- Tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất các kết luận như SGK .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS cảm phục sự thông minh , sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
LuyệnToán :
 	PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
 I. MỤC TIÊU :
 - Củng cố cách nhận biết:Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên . Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số , tử số là số bị chia , mẫu số là số chia .
 - Rèn kĩ năng ghi các thương thành phân số .
 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Mô hình hoặc hình vẽ SGK .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5'
10'
20'
5'
1. Bài cũ : Phân số .
	- Chửa các bài tập về nhà .
 2. Bài luyện : Phân số và phép chia số tự nhiên .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng b) Các hoạt động :
-Củng cố cách nhận ra thương của phép chia có thể viết thành1 phân số –
 Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
-Bài 4:
3-Củng cố, dặn dò : 
- Chấm bài , nhận xét .
 - Nhận xét tiết học .
-2em chửa,lớp nhận xét.
 Hoạt động lớp .
-Ví dụ: 3 : 4 = (cái bánh)
- Là một phân số .
 Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
3 : 4 = , 5 : 4 = 
- Làm bài theo mẫu rồi chữa bài .
18 = 18 : 6 = 3 , 42: 7= 6
 6 72 : 9 = 8 , 99 : 11 = 9...
- Làm bài theo mẫu rồi chữa bài .
8 = 8 , 5 = 5 , 12 = 12
 1 1	 1
 Bài giải:
Mỗi người nhận được số phần cái bánh là: 3 : 6 = 3 (cái bánh)
 6
 Đáp số: 3 cái bánh
 6
- Làm các bài tập tiết 97 sách BT .
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
 I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Củng cố kiến thức & kĩ năng sữ dụng câu kể Ai làm gì?.
Tìm được các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn.
Xác định được bộ phận CN, VN trong câu.
Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì?
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
 II.CHUẨN BỊ:
Phiếu rời viết từng câu văn trong BT1.
Bút dạ & 3 tờ giấy trắng để HS làm BT3.
Tranh minh họa cảnh làm trực nhật lớp.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
T G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5' 
10'
10'
10'
5'
Bài cũ: MRVT: Tài năng
GV yêu cầu HS làm lại BT2, BT3 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạtđộng1:Tìm câu kể Ai làm gì? 
Bài tập 1:
GV dán bảng các phiếu rời, mời 1 HS lên bảng đánh dấu (*) trước các câu kể Ai làm gì?
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (các câu 3, 4, 5, 7)
Hoạt động 2: Xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu vừa tìm đựơc
Bài tập 2:
 -Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
GV mời 3 HS lên bảng xác định bộ phận CN, VN trong từng câu văn đã viết trên phiếu. 
Hoạt động 3: Thực hành viết 1 đoạn văn có dùng kiểu câu kể Ai làm gì? 
Bài tập 3:-GV treo tranh minh họa HS đang làm trực nhật lớp, nhắc HS:
+ Đề bài yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu (không viết cả bài) kể về công việc trực nhật lớp của tổ em (cả tổ, không phải một mình em). Em cần viết ngay vào phần thân bài, kể về công việc cụ thê của từng người, không cần viết hoàn chỉnh cả bài.
+ Đoạn văn phải có một số câu kể Ai làm gì?
GV phát riêng bút dạ & giấy trắng cho một số HS.
GV nhận xét, chấm bài; khen những HS có đoạn văn viết đúng yêu cầu, viết chân thực, sinh động.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
HS làm bài
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi cùng bạn để tìm câu kể Ai làm gì?
HS phát biểu.
3 HS đánh dấu kí hiệu (*) trước các câu kể.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài cá nhân, đọc thầm từng câu văn 3, 4, 5, 7, xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu vừa tìm được – các em đánh dấu (//) phân cách hai bộ phận, sau đó gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, gạch 2 gạch dưới bộ phận VN.
HS phát biểu.
3 HS lên bảng lớp xác định bộ phận CN, VN trong từng câu văn đã viết trên phiếu rời.
HS đọc yêu cầu đề bài
HS xem tranh ảnh minh họa
HS viết đoạn văn vào nháp, 3 HS viết đoạn văn vào giấy trắng.
-Những HS làm bài trên giấy có đoạn văn viết tốt dàn bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
-HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả
HS nhận xét.
 Chuẩn bị bài: M.R.V.Tø: Sức khỏe.
Thứ năm ngày 05 tháng 02 năm 2009
 Thể dục (tiết 40)
 ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI , TRÁI
TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân đi vượt chướng ngại vật thấp . Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở mức tương đối chủ động .
	- Chơi trò chơi Thăng bằng . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ , kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV xung quanh sân tập : 1 phút .
- Chơi trò chơi Chui qua hầm : 1 phút .
- Đứng tại chỗ xoay các khớp để khởi động : 1 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác đội hình đội ngũ , bài tập rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 10 – 12 phút .
- Oân tập họp hàng ngang , dóng hàng , quay sau : 3 – 4 phút .
+ Sửa sai cho HS , nhắc nhở các em tập luyện .
- Oân đi vượt chướng ngại vật thấp : 6 – 8 phút .
b) Chơi trò chơi “Thăng bằng” : 7 – 8 phút .
- Cho HS khởi động kĩ các khớp cổ tay , cổ chân , đầu gối , hông .
- Nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi . 
- Hướng dẫn HS cách nắm cổ chân để co chân , cách di chuyển trong vòng tròn , cách giữ thăng bằng và phân công trọng tài cho từng đôi chơi .
- Điều khiển chung và làm tổng trọng tài cuộc chơi .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp cùng thực hiện , mỗi động tác 2 – 3 lần . Lớp trưởng điều khiển cho các bạn tập .
- Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo hiệu lệnh của GV : 1 – 2 lần .
- Cả lớp tập theo 2 hàng dọc , mỗi em đi cách nhau 2 – 3 m , đi xong quay về đứng cuối hàng , chờ tập tiếp .
- Thi đấu giữa các tổ theo phương pháp loại trực tiếp từng đôi một , tổ nào có nhiều bạn giữ được thăng bằng là tổ đó thắng và được biểu dương .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 – 3 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Đi theo hàng dọc thành vòng tròn , vừa đi vừa thả lỏng , hít thở sâu : 1 – 2 phút .
	Luyện Khoa học
 BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I/ MỤC TIÊU:
- HS biết được những việc cần làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- HS biết được những việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- GD: HS thích học môn học bổ ích.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Khởi động: Hát
2/ Bài cũ: Nêu lại nội dung bài học hôm trước 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng
b/ Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1: Bạn, gia đình và địa phương của bạn nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
Bài 2: Bạn, gia đình và địa phương của bạn không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
4. Củng cố : (3’)
GV: gọi 1 - 2 HS nêu lại nội dung bài học.
 5. Dặn dị : (1’)
Về nhà xem lại bài thật kỉ hơm sau
kiểm tra
HS: Hình 1,2,5 nên làm
HS: Hình 3,4 không nên làm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc