Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 22

Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 22

Tuần 22

 Lịch sử (tiết 18)

 TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Giúp HS biết : Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục ; tổ chức dạy học , thi cử , nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê . Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ , nề nếp hơn .

 2. Kĩ năng: Trình bày được những sự kiện qua bài học .

 3. Thái độ: Có ý thức coi trọng sự tự học .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh .

 - Phiếu học tập .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước .

 - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .

 3. Bài mới : (27) Trường học thời Hậu Lê .

 a) Giới thiệu bài :

Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 

doc 7 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 630Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 17 tháng 02 năm 2009
	 Tuần 22
 Lịch sử (tiết 18)
 TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Giúp HS biết : Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục ; tổ chức dạy học , thi cử , nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê . Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ , nề nếp hơn .
	2. Kĩ năng: Trình bày được những sự kiện qua bài học .
	3. Thái độ: Có ý thức coi trọng sự tự học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Trường học thời Hậu Lê .
 a) Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm những đặc điểm cơ bản về giáo dục thời Hậu Lê .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
+ Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào ?
+ Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì ?
+ Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào ?
- Khẳng định : Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ , nội dung học tập là Nho giáo .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm đọc SGK , thảo luận các câu hỏi .
- Đại diện các nhóm trình bày , thống nhất đi đến kết luận sau :
+ Lập Văn Miếu , xây dựng lại và mở rộng Thái học viện , thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám ; trường có lớp học , chỗ ở , kho trữ sách ; ở các đạo đều có trường do Nhà nước mở 
+ Nho giáo , lịch sử các vương triều phương Bắc .
+ 3 năm có một kì thi Hương và thi Hội , có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm việc khuyến khích học tập dưới thời Lê .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
- Cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình SGK và tranh , ảnh tham khảo thêm 
Hoạt động lớp .
- Cả lớp cùng thảo luận để đi đến thống nhất : Tổ chức lễ đọc tên người đỗ , lễ đón rước người đỗ về làng , khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức coi trọng sự tự học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Luyện Toán
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
. MỤC TIÊU :
	- Rèn kỉ năng so sánh hai phân số cùng mẫu số . Củng cố về nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1 .
	- Biết so sánh 2 phân số cùng mẫu số .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Nội dung bài luyện
III. C¸c Ho¹t ®éng day - häc chđ yÕu:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
1. KiĨm tra bµi cị: 
KiĨm tra VBT cđa HS
2. D¹y - Häc bµi míi:
2.1. Giíi thiƯu bµi míi:
GV: giới thiệu bài
* Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1
GV: Cho HS làm vào vở luyện tốn.
Gọi 1 HS lên tĩm tắt và 2 HS lên giải
Bài 2:
Gọi HS nêu yêu cầu đề tốn 
Gọi 2 HS lên làm
GV:cho cả lớp làm vào vở luyện tốn
2 HS lên bảng làm
Bài 3:
Gọi HS nêu yêu cầu đề tốn
3. cđng cè, dỈn dß
- GV tổng kết giờ học, dặn dị HS về nhà làm các bài tập 4 và chuẩn bị bài sau. 
HS đa VBT để GV kiểm tra
 HS: , > 
HS: Các phân số lớn hơn 1 là: , , 
Các phân số bé hơn 1 là: , 
HS: Các phân số theo thứ tự từ bé đên lớn là:
, , 
HS: Các phân số từ lớn đến bé là:
, , 
Luyện từ và câu:
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
 I. MỤC TIÊU :
 - Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào ? 
 - Xác định được bộ phận VN trong các câu kể Ai thế nào ? ; biết đặt câu đúng mẫu .
 - Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Hai tờ phiếu khổ to viết 6 câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn phần Nhận xét ; 1 tờ phiếu ghi lời giải câu hỏi 3 .
 - 1 tờ phiếu khổ to viết 5 câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn ở BT1 phần Luyện tập .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5'
10'
5'
15'
5'
 1. Bài cũ : Câu kể Ai thế nào ? 
 2. Bài mới : Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? 
 a) Giới thiệu bài :
	Trong tiết học trước , các em đã biết câu kể Ai thế nào ? gồm 2 bộ phận CN và VN . Trong bài học hôm nay , các em sẽ tìm hiểu kĩ bộ phận VN của kiểu câu kể này .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào ?
- Bài 1 : 
+ Nhận xét , kết luận : Các câu 1 , 2 , 4 , 6 , 7 là các câu kể Ai thế nào ? 
- Bài 2 : 
+ Dán bảng 2 tờ phiếu đã viết sẵn 6 câu văn , mời 2 em lên bảng gạch dưới CN bằng phấn đỏ , VN bằng phấn xanh .
- Bài 3 : 
+ Dán tờ phiếu ghi sẵn lời giải lên bảng . Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 1 : 
+ Tổ chức thực hiện tương tự phần Nhận xét nhưng tốc độ nhanh hơn . Sử dụng phấn màu gạch dưới VN trong câu để ghi lại kết quả đúng .
- Bài 2 :
3- Củng cố, dặn dò : Chấm bài , nhận xét 
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
 - Nhận xét tiết học . Biểu dương những em làm việc tốt .
 - 2 em đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng kiểu câu kể Ai thế nào ?
Hoạt động lớp .
- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , trao đổi với bạn , làm bài vào vở .
- Phát biểu ý kiến , nói các câu kể Ai thế nào ? có trong đoạn văn .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Phát biểu ý kiến , xác định CN và VN của những câu vừa tìm được .
- Đọc nội dung ghi nhớ , xem đó là điểm tựa để trả lời câu hỏi .
- Phát biểu ý kiến .
 Hoạt động lớp .
- Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ . 
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc nội dung BT .
- Đọc yêu cầu BT .
- Làm bài vào vở .
- Tiếp nối nhau mỗi em đọc 3 câu mình đã đặt để tả 3 cây hoa mình yêu thích .
- HS về nhà học thuộc Ghi nhớ ; viết lại vào vở 5 câu kể Ai thế nào?
	Thứ năm ngày 19 tháng 02 n ăm 2009
	 	Thể dục
	 NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN 
TRÒ CHƠI : “ĐI QUA CẦU ”
I. Mục tiêu : 
 -Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. 
 -Học trò chơi: “Đi qua cầu” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, hai em một dây nhảy và dụng cụ sân chơi cho trò chơi “Đi qua cầu”. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -HS tập bài thể dục phát triển chung.
 -Khởi động: Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 -Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”.
2. Phần cơ bản:
 a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân 
 -GV cho HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm hai chân bật nhảy qua dây nhẹ nhàng theo nhịp quay dây. 
 -GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng dùng lời và tiếng vỗ tay điều khiển nhịp cho tổ của mình nhảy. Riêng mỗi tổ khi tập luyện có thể chia thành từng đôi tập hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập và đếm số lần, GV phát hiện và sửa chữa động tác sai cho HS. Kết thúc nội dung xem tổ nào, bạn nào nhảy được nhiều lần nhất.
 -Cả lớp nhảy dây theo nhịp hô. Em nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương. 
 b) Trò chơi : “Đi qua cầu”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV phổ biến cách chơi. 
 Chuẩn bị :
 Sử dụng ghế băng hoặc cầu thăng bằng hoặc nơi có bật gạch xây có bề mặt 15 – 20 cm, độ cao cách mặt đất 20 – 30cm. 
 Cách chơi : 
 Các em lần lượt bước lên đầu cầu hoặc ghế băng, rồi đi sang phía bên kia, tương tự như đang đi qua cầu. Trong quá trình chơi quy định cho các em từng đợt như: đi đồng thời hai tay chống hông, dang ngang, giơ lên cao hoặc đi kiểng gót, đi có mang trọng vật  Đi đến đầu cầu bên kia thì nhảy xuống vòng về tập hợp ở cuối hàng (có thể đi sang đầu cầu rồi đi quay trở lại). Lần lượt hết em nọ rồi đến em kia.
 -GV cho HS tập trước 1 số lần đi trên mặt đất, sau đó đứng và đi trên cầu để làm quen và tập giữ thăng bằng rồi tổ chức cho tập thử đi trên cầu theo tổ.
 -GV tổ chức cho HS chơi chính thức. Tổ nào thực hiện đúng nhất, tổ đó thắng.
 Lưu ý: GV nhắc nhở các nhóm giúp đỡ nhau trong luyện tập, tránh để xảy ra chấn thương.
3. Phần kết thúc:
 -Chạy nhẹ nhàng, sau đó đứng tại chỗ tập một số động tác hồi tĩnh thả lỏng tay chân kết hợp hít thở sâu. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 -GVø giao bài tập về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
 -GV hô giải tán.
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 lần: 2 lần 8 nhịp 
2 phút
1 – 2 phút 
18 – 22 phút
12– 14 phút 
1 lần 
7 – 8 phút
4 – 6 phút
1 – 2 phút 
1 phút 
1 phút 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
====
====
====
====
5GV
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
==========
==========
==========
==========
5GV
 * HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy. 
 * Hình 52 trang 109.
= ===
= 5GV ===
= ===
= ===
= ===
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
T1
T2
T3
T4
5GV
-HS trong lớp thành 1 – 4 hàng dọc thẳng hướng vào đầu cầu.
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
==========
==========
==========
==========
5GV
-HS hô “khỏe”.
Luyện Khoa học
 ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I/ MỤC TIÊU:
- 
- GD: HS thích học môn học bổ ích.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Khởi động: Hát
2/ Bài cũ: Nêu lại nội dung bài học hôm trước 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng
b/ Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1: Viết những âm thanh mà em thích
Bài 2 Viết những âm thanh mà em không thích.
Bài 3: Viết một số nhạc cụ mà em thích
4. Củng cố : (3’)
GV: gọi 1 - 2 HS nêu lại nội dung bài học.
 5. Dặn dị : (1’)
Về nhà xem lại bài thật kỉ hơm sau
kiểm tra
Khi nghe tiếng hát
Khi nghe tiếng nhạc.....
Khi nghe tiếng ồn ào, kêu la
Khi nghe tiếng khóc.
Đàn ghi ta, đàn bầu, đàn nhị.........

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc