Thiết kế bài giảng - Lớp 4B - Tuần 7 - Vũ khắc Hiếu

Thiết kế bài giảng - Lớp 4B - Tuần 7 - Vũ khắc Hiếu

Toán

Tiết 31: Luyện tập

I. Mục tiêu

 Giúp HS củng cố về :

- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thưr lại phép cộng, phéo trừ.

- Giải các bài toán có lời văn và thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.

-Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học :- Bảng phụ .

III. các hoạt động dạy- học

HĐ1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính: 26758 + 456; 35478 - 6739

HĐ2. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài (1 phút):

1. GV tổ chức cho HS làm bài tập (30 phút):

Bài 1: a) GV nêu phép cộng 2416 + 5164

Gọi HS lên bảng đặt phép tính rồi thực hiện phép tính.

GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, chẳng hạn :

7580 - 2416 ( HS đặt tính rồi tính), nếu được kết quả là số hạng còn lại ( tức là 5164) thì phép tính cộng đã làm đúng.

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng - Lớp 4B - Tuần 7 - Vũ khắc Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2008
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
Toán
Tiết 31: Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS củng cố về :
- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thưr lại phép cộng, phéo trừ.
- Giải các bài toán có lời văn và thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
-Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học :- Bảng phụ .
III. các hoạt động dạy- học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính: 26758 + 456; 35478 - 6739
HĐ2. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút):
1. GV tổ chức cho HS làm bài tập (30 phút):
Bài 1: a) GV nêu phép cộng 2416 + 5164
Gọi HS lên bảng đặt phép tính rồi thực hiện phép tính.
GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, chẳng hạn :
7580 - 2416 ( HS đặt tính rồi tính), nếu được kết quả là số hạng còn lại ( tức là 5164) thì phép tính cộng đã làm đúng.
HS có thể viết lên bảng khi chữa bài như sau:
 7580
-
 2416
 5164
 2416
+
 5164	
 7580	
	 Thử lại
GV cho HS nêu cách thử lại phép cộng ( như SGK).
b) Cho HS làm một phép cộng ở bài tập phần b) rồi thử lại.
Bài 2: Làm tương tự bài 1
Bài 3: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV hỏi để HS nêu cách tìm các số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết.
Bài 4: Có thể trình bày bài làm theo cách sau:
	Bài giải
Ta có: 3143> 2428. Vậy: Núi Phan-xi- phăng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh.
	Núi phan-xi-phăng cao hơn núi Tây côn lĩnh là:
	3143 - 2428 = 715 (m)
	Đáp số: 715 m.
Bài 5: Cho HS nêu số lớn nhất có năm chữ số ( 99 999) và số bé nhất có năm chữ số(10 000) rồi tính hiệu của chúng được 89 999.
HĐ3. Củng cố , dặn dò (3 phút):
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Biểu thức có chứa hai chữ . 
Tập đọc
Tiết 13: Trung thu độc lập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .
2. Kĩ năng : 
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi , niềm tự hào ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi .
3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước, giữ gìn và bảo vệ nền độc lập nước nhà .
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
Gọi 2 HS đọc bài Chị em tôi , trả lời câu hỏi trong SGK 
HĐ2. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- GV giới thiệu chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
- Giới thiệu bài Trung thu độc lập 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài (30 phút):
a. Luyện đọc (10 phút):
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài (13 phút):
- Đoạn 1 : HS đọc thầm 
? Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ? 
? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ? 
- Đoạn 2 : HS đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn 2 .
? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ?
? Cuộc sống hiện nay , theo em , có gì giống với mong ước của các anh chiến sĩ ?
? Em mong ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ? 
Đại ý : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đát nước .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm (7 phút):
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV h/d HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn có thể chọn đoạn 2 .
HĐ3. Củng cố , dặn dò (3 phút):
- GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS về nhà đọc trước vở kịch ở vương quốc Tương Lai .
Chính tả
Tiết 7: Gà Trống và Cáo
Phân biệt ch/ tr 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ Gà Trống và Cáo .
2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch/tr để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
II.Đồ dùng học tập 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
- GV gọi 2 HS lên làm bài tập 3 .
HĐ2. Dạy học bài mới 
1. Giới thiệu bài . (1 phút)
2. Hướng dẫn HS nhớ viết (20 phút)
- GV nêu yêu cầu của bài . 
 - GV đọc lại đoạn thơ một lần .
- GV chấm bài . Nhận xét chung .
3. HD HS làm các bài tập chính tả . (7 phút)
Bài tập 2 ( lựa chọn ) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập , 
- GV cho HS chơi thi tiếp sức .
- Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được .
- GV cùng cả lớp nhận xét. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
Bài tập 3 . 
- GV chọn bài tập cho HS .
- Gọi một số HS chơi Tìm từ nhanh trên bảng
- Cả lớp và GV nhận xét , GV đưa ra lời giải đúng.
4. Củng cố , dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS vè nhà xem lại bài tập 2a, 2b , ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
- HS lên bảng làm
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Gà Trông và Cáo
- HS đọc thầm lại đoạn thơ .
- HS nêu cách trình bày đoạn thơ .
- HS gấp sách , viết đoạn thơ theo trí nhớ. - HS tự soát lại bài
- HS làm phần a, b .
- HS đọc thầm đoạn văn rồi làm vào vở .
- HS tiến hành chơi.
- Lớp làm vở
Khoa học
 Tiết 13: Phòng bệnh béo phì
I.Mục tiêu
1 Kiến thức :- Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì
 - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
2. Kĩ năng : - Biết cách phòngchống bệnh béo phì .
3. Thái độ :- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. XD thái độ đúng với người mắc bệnh béo phì.
II. Các hoạt động dạy - học
Thông tin cho GV về bệnh béo phì
1. Nguyên nhân gây bệnh béo phì
- Ăn quá mức cần thiết và ít thay đổi món ăn
- Tỉ lệ mỡ và thức ăn béo cao
- Hoạt động thể lực ít
2. Tác hại của bệnh béo phì
a) Mất sự thoải mái trong cuộc sống
- Khó chịu về mùa hè
- Hay có cảm giac mệt mỏi chung toàn thân
- Hay nhức đầu, có cảm giác buồn tê ở chân
b) Giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt
- Chậm chạp
- Dễ bị tai nạn xe cộ, lao động
c) Nguy cơ: Tỷ lệ bệnh tật cao
- Tăng lượng cholesterol trong máu
- Tăng huyết áp
- Tăng tỷ lệ đái đường
- Tăng bị sỏi mật
3. Cách phòng tránh béo phì
a) Giữ một chế độ ăn khoa học
- Không quá nhiều chất béo
- Đủ chất đạm
- Đủ chất dinh dưỡng
- Đủ vi-ta-min
- Đủ chất khoáng
- Không uống rượu, không uống quá nhiều bia.
b) Thường xuyên tập luyện, lao động thể lực
c) Cần thay đổi khẩu phần ăn trong tuần
d) Tăng năng lượng tiêu hao bằng lao động thể lực, thể dục, thể thao, luyện tập.
4. Điều trị: Khẩu phần ăn ít chất béo, giàu chất xơ, đủ đạm, vi-ta-min, chất khoáng, đủ nước và 6g muối/ ngày.
Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì (10 phút).
* Mục tiêu:- Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em.
 - Nêu được tác hại của bệnh béo phì.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm và phát phiếu học tập.
- HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: - Câu 1: b.	- Câu 2: 2.1.d; 2.2.d; 2.3.e
Kết luận: - Một em bé có thể xem là bị béo phì khi:
+ Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là hơn 20%.
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
+ Bị lụt hơi khi gắng sức.
- Tác hại của bệnh béo phì:
+ Người béo phì thường bị mất sự thoải mái trong cuộc sống.
+ Người bị bệnh béo phì thường bị giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt.
+ Người béo phì có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật....
 Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì (15 phút).
* Mục tiêu: nêu được nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì. 
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Nguyên nhân gây béo phì là gì?
+ Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
+ Cần làm gì khi em bé và bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị bệnh béo phì ?
- Sau các ý kiến phát biểu của HS, GV có thể giảng thêm: 
+ Hầu hết các nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động.
+ Khi đã bị béo phì, cần:
* Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm,tăng thức ăn ít năng lượng. Ăn đủ đạm, vi-ta-min và chất khoáng.
* Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh béo phì để điều trị và nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí.
* Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình phải tăng vận động, luyện tập thể dục, thể thao.
Hoạt động 3: Đóng vai (10 phút).
* Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do thừa chất dinh dưỡng
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi nhóm thảo luận và tự đưa ra những tình huống dựa theo sự gợi ý của GV. Ví dụ:
+ Tình huống 1:
Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu bị béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Lan, bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình?
+ Tình huống 2:
Nga cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều. Nga đang muốn thay đổi thói quen ăn vặt, ăn và uống nhiều đồ ngọt của mình. Nếu là Nga, bạn sẽ làm gì, nếu hằng ngày, trong giờ ra chơi, các bạn của Nga mời Nga ăn bánh ngọt hoặc uống nước ngọt?
- Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Các nhóm tự thảo luận và đưa ra tình huống.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống đã đề ra.
+ Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến.
- Bước 3: Trình diễn
HS nên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
Củng cố dặn dò (3 phút).
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 14
Luyện đọc(BD)
Chị em tôi
I. Mục tiêu :
 - Rèn cho HS đọc đúng, đảm bảo tốc độ, diễn cảm bài tập đọc Chị em tôi
 - Qua bài đọc giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.
 II. Các hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Luyện đọc . (35 phút)
- Gọi 1 HS khá đọc diễn cảm toàn bài.
- GV nhận xét, nhắc lại cách đọc cho HS, lưu ý cho HS nhấn giọng ở một số từ ngữ: "tặc lưỡi, ngạc nhiên,giận dữ, thủng thẳng, giả bộ,  ... i HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm, chữa bài
HĐ3. Củng cố - dặn dò. (3phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài.
- HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét.
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008
Toán
Tiết 35: Tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng .
2. Kĩ năng : Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (5phút):
 Gọi HS lên bảng làm bài 3 
HĐ2. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1phút) 
2. Nhận biết t/ckết hợp của phép cộng (12 phút)
- GV kẻ bảng như trong SGK
- GV giúp HS viết ( a + b ) + c = a + ( b + c )
- GV kết luận.
- GV lưu ý HS : Khi tính tổng của 3 số a + b + c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải : a + b + c = ( a + b ) + c hoặc a + b + c = a + ( b + c ) tức là :
	a + b + c = ( a + b ) + c = a + ( b + c ) 
3. Thực hành (17phút)
Bài 1 : 
Bài 2 : GV gọi HS lên chữa bài, nhận xét, cho điểm
	Bài giải 
 Hai ngày đầu quĩ tiết kiệm nhận được số tiền là 
 75500000 + 86950000 = 162450000 ( đồng ) 
 Cả ba ngày quĩ tiết kiệm nhận được số tiền là 
 162450000 + 14500000 = 176950000 ( đồng ) 
	Đáp số : 176950000 đồng 
Bài 3 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài 
a, a + 0 = 0 + a = a 
b, 5 + a = a + 5 
c, ( a + 28 ) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30 
4. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
- HS thực hiện
- HS nêu giá trị cụ thể của a , b ,c chẳng hận : a = 5 , b = 4 , c = 6 , tự tính giá trị của ( a + b ) + c và a + ( b + c ) rồi so sánh kết quả tính để nhận biết hai giá trị của hai biểu thức bằng nhau . Làm tương tự với từng bộ giá trị khác của a, b ,c .
- HS phát biểu thành lời : Khi cộng một tổng 2 số với số thứ ba , ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba .
- HS tự làm 
3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698 
	 = 5098
4367 + 199 + 501 = 4367 + 700
	 = 5067
- HS tự làm bài rồi chữa bài
- HS tự làm
Tập làm văn
Tiết 14: Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện .
2. Kĩ năng : Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian .
3. Thái độ : Làm việc có khoa học, yêu thích môn học .
II. đồ dùng học tập :
- Bảng phụ 
III. các hoạt động dạy học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
- GV kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của chuyện vào đời.
HĐ2. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (25phút)
- GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề:
+ GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng của đề: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho 3 điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
+ Yêu cầu HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ để trả lời.
- GV nhận xét, chấm điểm.
HĐ3. Củng cố, dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại câu chuyện cho người thân.
- HS thựuc hiện
- Một HS đọc bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc
- HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm. Các nhóm cử người lên kể chuyện thi. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS viết vào vở
- Một vài HS đọc bài viết.
Lịch sử
Tiết 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo 
(Năm 938)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu: 
- Vì sao có trận Bạch Đằng.
- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
2. Kĩ năng : Nhìn vào lược đồ kể lại được diễn biến chính của trận Bach Đằng 
3. Thái độ : Kính trọng, biết ơn những người anh hùng dân tộc. Yêu quê hương đất nước, bảo vệ và giữ gìn Tổ Quốc 
II . các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ (3phút) : 
Nêu diễn biến chính của trận đánh Hai Bà Trưng 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1phút).
2. Các hoạt động. (10phút)
 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS điền dấu x vào những thông tin đúng về Ngô Quyền:
+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm ( Hà Tây).
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ.
+ Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán.
+ Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua.
- GV yêu cầu một vài em HS dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một vài nét về tiểu sử Ngô Quyền.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (10phút)
- GV yêu cầu HS đọc SGK, đoạn: " Sang đánh nước ta ....hoàn toàn thất bại", để trả lời câu hỏi sau:
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đánh như thế nào?
- GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng. 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (10phút)
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước thoát khỏi đô hộ sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
C. Củng cố , dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Bài 4
Địa lí
Tiết 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức :- Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
 - Nắm được những đằc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên .
 - Dựa vào lược đồ ( bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức.
2. Kĩ năng :- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
 - Mô tả về nhà Rông ở Tây Nguyên.
3. Thái độ : - Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II- Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ (5phút):
 ? Trình bày những đặc diểm tieu biểu của Tây Nguyên ?
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc chung sống (10phút)
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bước 1:- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
+ Trong các dân tộc kể tên trên, dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước và các dân tộc ở đậy đã và đang làm gì?
Bước 2:- GV gọi một HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV nói cho HS biết: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất trên đất nước ta.
3. Nhà rông ở Tây Nguyên (10phút)
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1:- Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo gợi ý sau:
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên có ngôi nhà gì đặc biệt?
+ Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông.
+ Sự to, đẹp cho nhà rông biểu hiện cho điều gì?
Bước 2: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
 - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
4.Trang phục, lễ hội (7phút)
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Bước 1:- Các nhóm dựa vào mục 3 - SGK và các hình 1,2,3,5,6 để thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Người Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3.
+ Kể tên một số lễ hội đặc biệt ở Tây Nguyên.
+ Người dân Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
+ ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
Bước 2:- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
C. Củng cố dặn dò (3phút)
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
- GV nhận xét tiết học .
Đạo đức
Tiết 7: Tiết kiệm tiền của (tiết1)
I. Mục tiêu
1.Nhận thức được:
- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
2. HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi,... trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II . Đồ dùng dạy học 
- Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. Giới thiệu bài (1 phút)
B. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (10 phút)
1. GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi, thảo luận.
4. GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ(10 phút)
 1. GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1; yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3, tiết 1, bài 3.
 2. GV đề nghị HS giải thích về lý do lựa chọn của mình.
 3. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
 4. GV kết luận:
- Các ý kiến (c), (d) là đúng.
- Các ý kiến (a), (b) là sai.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân(10 phút)
 1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 2. Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
 3. Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp bỏ sung.
 4. GV kết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
 5.HS tự liên hệ.
* GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
C. Củng cố - dặn dò(4 phút)
- GV nhận xét tiết học.
1. Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của.
2. Tự liên hệ các việc tiết kiệm tiền của của bản thân.
Sinh hoạt lớp tuần 7
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Nội dung :
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp đã đi vào nề nếp : đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài .
- Đồng phục đã có đầy đủ
b. Tồn tại :
- Làm bài Khảo sát chất lượng đầu năm điểm còn thấp.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số HS ý thức chưa cao. 
- Trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập như : Tống Đạt, Văn,
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 T 7.doc