Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Hoàng Đan

Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Hoàng Đan

TẬP ĐỌC

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường đi lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

3. Học thuộc lòng hai đoạn cuối.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa SGK.

 

doc 27 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Hoàng Đan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29:	
Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2009
Hoạt động tập thể
Chào cờ
Tập đọc
đường đi sa pa
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường đi lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
3. Học thuộc lòng hai đoạn cuối.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
25’
A. Kiểm tra:
HS: Đọc bài giờ trước + trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Đọc nối tiếp đoạn 2 - 3 lượt.
- GV nghe, sửa cách phát âm, kết hợp giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
? Hãy miêu tả những điều em biết về mỗi bức tranh ở từng đoạn một
+ Đoạn 1: Du khách đi trên Sa Pa có cảm giác như đi trong nắng, những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những cây âm âm, giữa cảnh vật rực rỡ sắc màu.
+ Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé H’mông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìu trong sương núi tím nhạt.
+ Đoạn 3: Thoắt cái đen nhung quý hiếm.
? Những bức tranh phong cảnh bằng lời thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo mây trời.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa nhiều màu sắc liễu rủ.
- Nắng phố huyện vàng hoe.
- Sương núi tím nhạt 
? Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là món quà kỳ diệu của thiên nhiên
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
? Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào
- Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Sa Pa quả là món quà kỳ diệu của thiên nhiên dành cho đất nước.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
HS: 3 em đọc nối 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhẩm học thuộc lòng hai đoạn văn.
5’
3. Củng cố,, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học thuộc lòng 2 đoạn và đọc trước bài giờ sau học.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách ôn lại cách viết tỉ số của 2 số.
- Rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy - học:
5’
25’
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) b) 
HS: Đọc đầu bài, quy nghĩ và làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài.
c) d) 
+ Bài 2:
HS: Kẻ bảng ở SGK vào vở.
- Làm ở giấy nháp rồi điền kết quả vào ô trống.
+ Bài 3: 
- GV cùng cả lớp nhận xét.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng giải.
+ Bài 4: tương tự như bài 3.
HS: Đọc bài toán, tóm tắt, vẽ sơ đồ rồi làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
+ Bài 5:
Chiều rộng
Chiều dài
? m
? m
8 m
32 m
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
64 : 2 = 32 (m)
Ta có sơ đồ:
Chiều dài hình chữ nhật là:
(32 + 8) : 2 = 20 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
32 - 20 = 12 (m)
Đáp số: Chiều dài: 20 m.
Chiều rộng: 12 m.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập.
lịch Sử
quang trung đại phá quân thanh (năm 1789)
I. Mục tiêu:
- Học sinh thuật lại được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ.
- Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại nhà Thanh.
- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II. Đồ dùng:
- Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
25’
A. Kiểm tra:
Nêu bài học giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh:
a. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- GV đưa ra các mốc thời gian:
+ Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788).
+ Đêm mồng 3 Tết năm Kỷ Dậu (1789).
+ Mờ sáng ngày mồng 5 Tết quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa.
HS: Dựa vào SGK (kênh chữ và kênh hình) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV hướng dẫn HS để thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh.
(Hành quân bộ từ Nam ra Bắc, tiến quân trong dịp Tết)
=> GV chốt lại: Ngày nay cứ đến ngày 5 Tết, ở gò Đống Đa Hà Nội nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
HS: Cả lớp nghe GV giảng.
=> Bài học (SGK)
HS: Đọc lại bài học.
5’
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài. 
Kể chuyện
đôi cánh của ngựa trắng
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
25’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS kể lại chuyện giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Bài mới: GV kể chuyện
- GV kể lần 1.
HS: Cả lớp nghe.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
HS: Nghe kết hợp nhìn tranh.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a. Bài 1, 2:
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
b. Kể chuyện theo nhóm:
HS: Mỗi nhóm (2 - 3 em) nối tiếp nhau kể chuyện theo từng đoạn.
- Kể cả câu chuyện.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
c. Thi kể trước lớp:
HS: 1 vài bạn HS thi kể từng đoạn câu chuyện theo 6 tranh.
- 1 vài em thi kể cả câu chuyện, nói về ý nghĩa của câu chuyện, hoặc đối thoại cùng bạn về nội dung, ý nghĩa của truyện.
? Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ đi xa cùng Đại Bàng Núi
- Vì nó mơ ước có được đôi cánh giống như Đại Bàng.
? Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng điều gì
- Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng nhiều hiểu biết, làm cho Ngựa Trắng bạo dạn hơn, làm cho bốn vó của Ngựa Trắng thực sự trở thành những cái cánh.
- GV cùng cả lớp nhận xét lời kể của bạn, bình chọn bạn kể hay nhất.
5’
4. Củng cố , dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
âm nhạc
Học hát bài : Thế nhi thế giới liên hoan
(GV chuyên ngành soạn giảng)
Luyện âm nhạc
Học hát bài : Thế nhi thế giới liên hoan
(GV chuyên ngành soạn giảng)
Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2009
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: du lịch - thám hiểm
I. Mục tiêu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch - Thám hiểm.
2. Biết 1 số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “Du lịch trên sông”.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số tờ giấy để HS các nhóm làm bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
25’
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên bảng chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc thầm yêu cầu bài, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
+ Bài 2: 
- Tương tự như bài 1, HS đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài.
- GV chốt lời giải đúng:
ý c: Thám hiểm là thăm dò tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể nguy hiểm.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
	“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn.
+ Bài 4: 
HS: 1 em đọc nội dung bài tập.
- GV chia lớp thành các nhóm.
- Các nhóm thảo luận làm vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Sông Hồng.
b) Sông Cửu Long.
c) Sông Cầu.
d) Sông Lam.
đ) Sông Mã.
e) Sông Đáy.
g) Sông Tiền, sông Hậu.
h) Sông Bạch Đằng.
5’
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài, làm lại bài tập.
 Toán
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy học:	
5’
25’
A. Kiểm tra: 
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. GV nêu bài toán 1:
Số bé:
Số lớn:
?
?
24
- Vẽ sơ đồ:
HS: Đọc lại bài toán.
- 1 em vẽ sơ đồ biểu thị bài toán.
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải.
Hiệu sơ đồ số phần bằng nhau là:
5 - 3 = 2 (phần)
Số bé là:
(24 : 2) x 3 = 36
Số lớn là:
36 + 24 = 60
Đáp số: Số bé: 36
Số lớn: 60.
3. Bài toán 2: GV hướng dẫn tương tự như bài 1.
	- Tìm hiệu số phần.
	- Tìm giá trị từng phần.
	- Tìm chiều dài.
	- Tìm chiều rộng.
4. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc bài toán, suy nghĩ làm bài.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Số bé:
Số lớn:
?
?
123
Ta có sơ đồ:
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 2 = 3 (phần)
Số bé là:
(123 : 3) x 2 = 82
Số lớn là:
123 + 82 = 205
Đáp số: Số bé: 82
Số lớn: 205.
- Chấm bài cho HS.
+ Bài 2, 3: 
- GV hướng dẫn tương tự.
5’
5. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập.
Chính tả
Ai nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ...
I. Mục tiêu:
1. Nghe - viết lại đúng chính tả bài “Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ...”, viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.
	2. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ch 
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu khổ rộng.
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
25’
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả “Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ...”.
- Cả lớp theo dõi SGK.
HS: Đọc thầm lại đoạn văn.
- Nói nội dung mẩu chuyện.
- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào vở
HS: Gấp SGK, nghe đọc viết bài vào vở.
- GV đọc lại bài.
HS: Soát lỗi chính tả.
- Thu từ 7 đ 10 bài chấm điểm và nêu nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: - 1 em đọc lại yêu cầu.
- Cả lớp suy ... dung:
5’
25’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Thực hành lắp cái đu.
HS: Thực hành lắp cái đu.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
a. HS chọn các chi tiết để lắp cái đu.
HS: Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b. Lắp từng bộ phận:
- Vị trí trong ngoài, giữa các bộ phận của giá đỡ đu.
- Thứ tự bước lắp tay cầm.
- Vị trí của các vòng hãm.
c. Lắp ráp cái đu:
HS: Quan sát H1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu.
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu những tiêu chuẩn đánh giá.
HS: Dựa vào những tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS: Tháo các chi tiết xếp vào hộp.
5’
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài, đọc trước bài mới để giờ sau học.
Luyện tiếng việt 
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I. Mục tiêu:
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
II. Đồ dùng dạy học:
	Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
5’
25’
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
- GV nêu yêu cầu.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải (SGV).
HS: Bốn HS nối nhau đọc các bài tập 1, 2, 3, 4.
- Đọc thầm lại đoạn văn ở bài tập 1, trả lời các câu hỏi 2, 3, 4.
3. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- 2 - 3 em đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu sau đó lựa chọn cách nói lịch sự (Cách b, c).
- GV nhận xét.
+ Bài 2: Cách thực hiện tương tự.
	Cách b, c, d là những cách nói lịch sự. Trong đó cách c, d có tính lịch sự cao hơn.
+ Bài 3:
HS: 1 em đọc yêu cầu.
- 4 HS nối nhau đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến so sánh từng kiểu câu khiến về tính lịch sự và giải thích vì sao những câu ấy giữ và không giữ được phép lịch sự.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt.
- GV chấm điểm những bài làm đúng.
5’
4 Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm bài tập.
luyện Khoa học
Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
25’
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Bài tập 1 :
+ Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ.
HS: Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh hoặc cây thật đã sưu tầm.
- Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó.
- Phân loại các cây thành 4 nhóm và dán vào giấy.
+ Bước 2: Hoạt động cả lớp.
HS: Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
3. Bài tập 2 :
- GV nêu yêu cầu và nêu các câu hỏi cho HS:
HS: Quan sát các hình trang 117 SGK và trả lời câu hỏi:
? Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước
- Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy.
? Tìm thêm ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau và ứng dụng của nó trong trồng trọt
HS: Nêu ví dụ.
- Cây lúa cần nhiều nước vào lúc: Lúa mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng.
- Giai đoạn lúa chín, cây lúa cần ít nước hơn.
- Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để cây chóng lớn.
- Khi quả chín cây cần ít nước hơn.
5’
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2009
 địa lý
thành phố huế
I. Mục tiêu:
	- HS biết cách xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam.
	- Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển.
	- Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hóa Thế giới).
II. Đồ dùng dạy học:
	Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Huế.
III. Các hoạt động dạy học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài học.
25’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và theo cặp.
+ Bước 1: GV yêu cầu.
HS: 2 em tìm trên bản đồ hành chính Việt Nam kí hiệu và tên thành phố Huế.
? Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ thành phố Huế hãy cho biết: thành phố Huế thuộc tỉnh nào? Nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có dòng sông Hương chảy qua.
3. Huế - Thành phố du lịch:
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp.
+ Bước 1: GV nêu câu hỏi:
HS: Thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
? Nếu đi du lịch trên sông Hương chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế
- lăng Tự Đức, điện Hòn Chém, chùa Thiên Mụ, khu kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba..
? Quan sát các ảnh trong bài, em hãy mô tả 1 trong những cảnh đẹp của thành phố Huế
- Kinh thành Huế: Một tòa nhà cổ kính
- Chùa Thiên Mụ: Ngay bên sông có các bậc thang đi lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng
- Cầu Trường Tiền: Bắc ngang sông Hương
+ Bước 2: 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế.
=> Kết luận (SGK).
HS: 3 - 4 em đọc lại.
5’
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
5’
25’
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm tính vào giấy nháp.
- HS kẻ bảng như SGK rồi viết đáp số vào ô trống.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
+ Bài 2:
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm suy nghĩ, làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Số thứ hai:
Số thứ nhất:
738
?
? 
Bài giải:
Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất.
Ta có sơ đồ:
Hiệu số phần bằng nhau là:
10 - 1 = 9 (phần)
Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
Số thứ nhất là:
738 + 82 = 820
Đáp số: Số thứ nhất: 820.
Số thứ hai: 82.
+ Bài 3: Tương tự.
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
+ Bài 4: 
HS: Đọc đầu bài, vẽ sơ đồ và giải.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là: 
(840 : 4) x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là:
840 - 315 = 525 (m)
Đáp số: Đoạn đầu: 315 m.
Đoạn sau:525 m.
- GV nhận xét, chấm bài cho HS.
5’
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm vở bài tập.
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Phiếu khổ to ghi dàn ý.
	- Tranh minh họa SGK, tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà.
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
25’
A. Kiểm tra: 
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc kỹ bài văn mẫu, suy nghĩ phân đoạn bài văn và phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải (SGV).
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3, 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn tả con vật nuôi em biết.
- 1 số HS làm vào giấy khổ to.Đoc bài
- GV nhận xét.
- Chọn 1, 2 dàn ý tốt viết lên bảng lớp để lớp tham khảo.
VD: Dàn ý tả con mèo.
1) Mở bài: Giới thiệu về con mèo.
2) Thân bài:
a) Ngoại hình của con mèo:
- Bộ lông
- Cái đầu
- Hai tai
- Bốn chân
- Cái đuôi
- Đôi mắt
- Bộ ria
b) Hoạt động chính của con mèo:
- Hoạt động bắt chuột:
+ Động tác rình:
+ Động tác vồ:
c) Hoạt động đùa giỡn của con mèo:
3) Kết luận: Nêu cảm nghĩ chung về con mèo.
- GV chấm mẫu 3 - 4 dàn ý để rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS chữa dàn ý bài viết của mình.
5’
5. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
 Thể dục
Môn thể thao tự chọn: trò chơi “Trao tín gậy”
(GV chuyên ngành soạn giảng)
Luyện tiếng việt
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
25’
A. Kiểm tra: 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. HD luyện tập:
HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn tả con vật nuôi em biết.
- 1 số HS làm vào giấy khổ to.Đoc bài
- GV nhận xét.
- Chọn 1, 2 dàn ý tốt viết lên bảng lớp để lớp tham khảo.
VD: Dàn ý tả con mèo.
1) Mở bài: Giới thiệu về con mèo.
2) Thân bài:
a) Ngoại hình của con mèo:
- Bộ lông
- Cái đầu
- Hai tai
- Bốn chân
- Cái đuôi
- Đôi mắt
- Bộ ria
b) Hoạt động chính của con mèo:
- Hoạt động bắt chuột:
+ Động tác rình:
+ Động tác vồ:
c) Hoạt động đùa giỡn của con mèo:
3) Kết luận: Nêu cảm nghĩ chung về con mèo.
- GV chấm mẫu 3 - 4 dàn ý để rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS chữa dàn ý bài viết của mình.
5’
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
 Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
5’
25’
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
- GV gọi 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm tính vào giấy nháp.
+ Bài 2:
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm suy nghĩ, làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
+ Bài 3: Tương tự.
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
+ Bài 4: 
HS: Đọc đầu bài, vẽ sơ đồ và giải.
- GV nhận xét, chấm bài cho HS.
5’
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm vở bài tập.
Sinh hoạt
Đội tiếu niên
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình để có hướng sửa chữa.
II. Nội dung: 
1. GV nhận xét chung:
	a. Ưu điểm:
	- Nhìn chung ý thức đạo đức của lớp tương đối tốt, đi học đúng giờ, khăn quàng guốc dép đầy đủ. Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
	- ý thức học tập có tiến bộ. Một số em chăm chỉ học tập ...
	- Chữ viết có nhiều tiến bộ, 1 số em viết chữ tương đối đẹp.
b. Nhược điểm:
- Hay nghỉ học và ăn quà vặt.
- ý thức học tập ở 1 số em chưa tốt ...
2. Phương hướng: 
 	- Phát huy những ưu điểm sẵn có.
	- Khắc phục những tồn tại. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 292buoi dep.doc