Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu môn: Khoa học lớp 4

Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu môn: Khoa học lớp 4

Nội dung giáo dục biến đổi khí hậu có thể tích hợp / lồng ghép

- Thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày ( ăn nhiều rau xanh hơn, vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính).

- Dạy bơi cho học sinh ( bơi là một kĩ năng quan trọng giúp trẻ em có thể tự bảo vệ mình trong mùa bão lũ)

- Tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước là bảo vệ môi trường sống của chúng ta là góp phần làm giảm nhẹ BĐKH.

- Nhiệt độ tăng làm cho mưa trở nên thất thường, phân bố lượng mưa ở các vùng có sự thay đổi. Những vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên khô hạn hơn. Hạn hán trong mùa hanh khô làm nguy cơ cháy rừng.

- Không vứt rác túi nilon, và các chất thải xuống sông, hồ, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Tham gia tuyên truyền về tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước sạch.

- Trong bầu khí quyển của Trái đất, Nitơ chiếm khoảng 78%, Oxy chiếm khoảng 21%. Hai khí này chiếm tới 99% nhưng vai trò điều hòa khí hậu của Trái đất lại thuộc về 1% khí còn lại, đó là khí nhà kính. Các khí nhà kính bao gồm: Hơi nước, dioxit cacbon ( CO2) , mê tan ( CH4), Nitơ oxit ( N2O), ôzôn và các hợp chất halo cacbon. Các khí nhà kính có thể phát sinh từ tự nhiên và từ hoạt động sản xuất công nghiệp.

- Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng nhiều và khó kiểm soát, những năm vừa qua hàng loạt các hiện tượng thời tiết hiềm gặp đã xuất hiện ở nước ta. Áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện ở nước ta. Áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện ở Nam bộ vào giữa tháng 1 trong khi mùa bão ở Nam bộ lại thường kết thúc vào cuối tháng 11 hằng năm. ( những hiện tượng này là biểu hiện của BĐKH) .

- Thu gom phân loại rác và xử lí rác, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rùng và trồng nhiều cây xanh là bảo vệ môi trường làm giảm nhẹ BĐKH.

- Ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu khí quyển sưởi ấm trái đất, một phần năng lượng ánh sáng phản xạ lại không gian, phần năng lượng ánh sáng còn lại làm bề mặt trái đất nóng lên và phát nhiệt vào bầu khí quyển, một phần nhiệt bị các khí nhà kính giữ lại trái đất ấm hơn. Qui trình này gọi là hiệu ứng nhà kính

 

doc 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 1553Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu môn: Khoa học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
MÔN: KHOA HỌC
LỚP 4
Chủ đề / Bài
Nội dung giáo dục biến đổi khí hậu có thể tích hợp / lồng ghép
Mức độ tích hợp
Chủ đề: Con người và sức khỏe
- Bài 6, 10: 
- Bài 17: 
- Thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày ( ăn nhiều rau xanh hơn, vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính).
- Dạy bơi cho học sinh ( bơi là một kĩ năng quan trọng giúp trẻ em có thể tự bảo vệ mình trong mùa bão lũ)
Bộ phận
Chủ đề: Vật chất và năng lượng
- Bài 22, 23: 
- Bài 26, 28, 29
- Bài 30, 32, 35, 36: 
- Bài 38: 
- Bài 40:
- Bài 54:
- Tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước là bảo vệ môi trường sống của chúng ta là góp phần làm giảm nhẹ BĐKH.
- Nhiệt độ tăng làm cho mưa trở nên thất thường, phân bố lượng mưa ở các vùng có sự thay đổi. Những vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên khô hạn hơn. Hạn hán trong mùa hanh khô làm nguy cơ cháy rừng.
- Không vứt rác túi nilon, và các chất thải xuống sông, hồ, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Tham gia tuyên truyền về tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước sạch.
- Trong bầu khí quyển của Trái đất, Nitơ chiếm khoảng 78%, Oxy chiếm khoảng 21%. Hai khí này chiếm tới 99% nhưng vai trò điều hòa khí hậu của Trái đất lại thuộc về 1% khí còn lại, đó là khí nhà kính. Các khí nhà kính bao gồm: Hơi nước, dioxit cacbon ( CO2) , mê tan ( CH4), Nitơ oxit ( N2O), ôzôn và các hợp chất halo cacbon.. Các khí nhà kính có thể phát sinh từ tự nhiên và từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
- Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng nhiều và khó kiểm soát, những năm vừa qua hàng loạt các hiện tượng thời tiết hiềm gặp đã xuất hiện ở nước ta. Áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện ở nước ta. Áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện ở Nam bộ vào giữa tháng 1 trong khi mùa bão ở Nam bộ lại thường kết thúc vào cuối tháng 11 hằng năm. ( những hiện tượng này là biểu hiện của BĐKH) .
- Thu gom phân loại rác và xử lí rác, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rùng và trồng nhiều cây xanh là bảo vệ môi trường làm giảm nhẹ BĐKH.
- Ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu khí quyển sưởi ấm trái đất, một phần năng lượng ánh sáng phản xạ lại không gian, phần năng lượng ánh sáng còn lại làm bề mặt trái đất nóng lên và phát nhiệt vào bầu khí quyển, một phần nhiệt bị các khí nhà kính giữ lại trái đất ấm hơn. Qui trình này gọi là hiệu ứng nhà kính
Liên hệ
Chủ đề : Thực vật và động vật
- Bài 60, 61:
- Bài 66:
- Bài 67,68:
- Thực vật ( cây xanh ) có vai trò quan trọng đối với môi trường và đời sống con người. Trong quá trình quang hợp cây xanh hấp thụ khí cac-bo-nic ( khí nhà kính) và nhả khí oxy. Quá trình này làm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, hạn chế sự nóng lên của trái đất.
- Biến đổi khí hậu làm biến đổi môi trường tự nhiên làm cho: 
+ Nhiều loài sinh vật sẽ di cư sang các vùng sinh sống khác
+ Các loài sinh vật thay đổi cách thức sinh tồn của mình.
+ Nhiều loài thực vật hoa nở sớm hơn.
+ Nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn
+ Nhiều động vật đã bắt đầu mùa sinh sản sớm hơn
+ Nhiều loài côn trùng đã xuất hiện ở các khu vực khí hậu lạnh
+ Sâu bệnh phát triển phá hoại cây trồng.
- Nhắc lại các kiến thức về BĐKH ở bài trên
Bộ phận
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
MÔN: KHOA HỌC
LỚP 5
Chủ đề / Bài
Nội dung giáo dục biến đổi khí hậu có thể tích hợp / lồng ghép
Mức độ tích hợp
Chủ đề: Con người và sức khỏe
- Bài 12,13
- Bài 20,21 
- Nhiệt độ ấm hơn ch phép các loài côn trùng gây bệnh và kí sinh trùng như muỗi xuất hiện ở những vùng mới đem theo các bệnh truyền nhiễm như sốt rét và sốt xuất huyết.
- Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh muỗi đốt để phoàng chống bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết là góp phần làm giảm nhẹ tác động của BĐKH.
- Nhắc lại hai nội dung kiến thức đã tích hợp ở các bài 12,13
Bộ phận
Chủ đề: Vật chất và năng lượng
- Bài 27,28
- Bài 31
- Bài 41
- Bài 42,43
- Bài 44
- Bài 45,48
- Khi sản xuất gốm, gạch, ngói, xi măng, con người đã đốt than đá ( nhiên liệu hóa thạch) tạo ra khí nitơ oxit ( N2O) , đây là khí gây hiệu ứng nhà kính ( làm trái đất nóng lên).
- Các vật liệu có nguồn gốc từ chất dẻo ( túi nilon, các đồ dùng gia đình) khi thải ra môi trường thường lâu bị phân hủy gây ô nhiễm môi trường.
- Con người đã sử dụng năng lượng mặt trời để đun nấu nhằm tiết kiệm điện, ga
- Con người khai thác mỏ than, dầu và khí tự nhiên tạo ra nguồn khí mêtan (CH4) lớn , đây cũng là loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi,đốt than sẽ làm tổn hại đến môi trường (giảm việc hấp thụ khí cacbonic, thay đổi hệ thực vật, động vật)
- Năng lượng gió là một năng lượng sạch, khai thác năng lượng gió không phát thải khí nhà kính, không ảnh hưởng đến môi trường sống.
- Các nhà máy nhiệt điện đốt rất nhiều than đá tạo ra nguồn khí mê tan ( CH4) lớn, đây cũng là loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính
- Sử dụng năng lượng điện tiết kiệm( chỉ dùng điện khi cân thiết, ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, quạt, TV,..tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, bàn là, bật điều hòa: vì những việc này tiêu tốn nhiều năng lượng điện).
Để góp phần bảo vệ môi trường giảm khai thác tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính.
Liên hệ
Chủ đề : Thực vật và động vật
- Bài 61
- Thực vật (cây xanh) có vai trò quan trọng đối với môi trường và đời sống con người. Trong quá trình quang hợp cây xanh hấp thụ khí cac-bo-nic (khí nhà kính) và nhả khí oxy.Quá trình này làm giảm thiểu phát thải khí nhà kính,hạn chế sự nóng lên của trái đất
- Biến đổi khí hậu làm biến đổi môi trường tự nhiên làm cho: 
+ Nhiều loài sinh vật sẽ di cư sang các vùng sinh sống khác
+ Các loài sinh vật thay đổi cách thức sinh tồn của mình.
+ Nhiều loài thực vật hoa nở sớm hơn.
+ Nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn
+ Nhiều động vật đã bắt đầu mùa sinh sản sớm hơn
+ Nhiều loài côn trùng đã xuất hiện ở các khu vực khí hậu lạnh
+ Sâu bệnh phát triển phá hoại cây trồng.
Bộ phận
Chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Bài 62, 63, 64
- Bài 65
- Bài 66
- Bài 67
- Bài 68
- Bài 69,70
- Môi trường là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động sống của con người. Nếu không kiểm soát và xử lí chất thải, môi trường sẽ bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người.
- Khi con người đốt các nguyên liệu hóa thạch ( dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên) và các chất thải hữu cơ trong rác bị phân hủy đã tạo ra nguồn khí nhà kính là khí mê tan ( CH4).
- Con người cần phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để tránh cạn kiệt tài nguyên và góp phần bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ BĐKH.
- Việc phá rừng ố ạt ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến mi6 trường và đời sống con người, còn làm giảm thiểu sự hấp thụ khí CO2, giải phóng khí CO2 từ cây xanh bị chết tức là làm gia tăng sự phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển, đồn thời cũng là góp phần làm trái đất nóng lên.
- Việc con người thay đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng và xả nhiều rác thải vào môi trường đất đã làm môi trường đất bị ô nhiễm và góp phần tạo ra khí ni tơ oxit ( N2O), một loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
- BĐKH làm cho phân bố tài nguyên nước bị thay đổi, nhiều nơi nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm là do:
+ Nhiệt độ tăng khiến cho lượng nước bị bốc hơi ở các khu vực bề mặt như sông, hồ, ao, suối,tăng.
+ Lượng mưa thay đổi ảnh hưởng đến dòng chảy của các con sông, nhiều khu vực bị lũ lụt nghiêm trọng vào mùa hè và hạn chế khốc liệt vào mùa khô. Hạn hán ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt nó dẫn đến tình trạng thiếu điện trầm trọng.
+ Ở các vùng ven biển, nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn do nước biển dâng.
- Bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước la là bảo vệ môi trường sống của chúng ta góp phần làm giảm nhẹ BĐKH.
- Hãy làm mọi việc để bảo vệ môi trường khi có thể, hãy thực hiện một lối sống thân thiện với môi trường là góp phần làm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.
- Nhắc lại các nội dung giáo dục BĐKH đã được tích hợp ở các bài trong chủ đề.
Bộ phận

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HỌC.doc