Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó

Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó

Trong chương trình môn học ở cấp Tiểu học, môn Toán chiếm số giờ rất lớn. Việc nâng cao hiệu quả của dạy và học môn Toán là một chuyên đề được

rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

Nội dung môn Toán ở Tiểu học được cấu trúc theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Cùng với việc phát triển vòng số với 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia, học sinh được làm quen dần với giải các bài toán có lời văn . Ở lớp 1, 2, 3 học sinh làm quen với các dạng toán đơn: " nhiều hơn, ít hơn, gấp số lần, kém số lần", . Phải đến năm học lớp 4 cùng với việc mở rộng vòng số tự nhiên đến lớp triệu, lớp tỷ, học về phân số, tỷ số. học sinh được học thêm các bài toán có lời văn dạng toán hợp với nhiều dạng khác nhau, tìm số trung bình cộng, đại lượng tỷ lệ thuận, đại lượng tỷ lệ nghịch, tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của 2 số đó. Trong đó có dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó". Đây là dạng toán thường gặp, nó làm một bài toán đơn hoặc nằm trong một bài toán hợp thuộc dạng khác.

Cũng như các dạng toán khác, khi giải dạng toán này học sinh thường lúng túng khi nhận dạng toán, phân tích bài toán cũng như vận dụng phương pháp giải, từ đó dẫn đến những sai lầm đáng tiếc .

 

doc 26 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 5573Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Phần I: 	Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài.
7. Kết cấu của đề tài.
Phần II:	Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Những kinh nghiệm khi dạy giải toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó".
Phần III:	Kết luận.
Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 5
Trang 7
Trang 9
Trang 25
Phần I
Mở đầu
I- Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình môn học ở cấp Tiểu học, môn Toán chiếm số giờ rất lớn. Việc nâng cao hiệu quả của dạy và học môn Toán là một chuyên đề được 
rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu.
Nội dung môn Toán ở Tiểu học được cấu trúc theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Cùng với việc phát triển vòng số với 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia, học sinh được làm quen dần với giải các bài toán có lời văn . ở lớp 1, 2, 3 học sinh làm quen với các dạng toán đơn: " nhiều hơn, ít hơn, gấp số lần, kém số lần", . Phải đến năm học lớp 4 cùng với việc mở rộng vòng số tự nhiên đến lớp triệu, lớp tỷ, học về phân số, tỷ số... học sinh được học thêm các bài toán có lời văn dạng toán hợp với nhiều dạng khác nhau, tìm số trung bình cộng, đại lượng tỷ lệ thuận, đại lượng tỷ lệ nghịch, tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của 2 số đó... Trong đó có dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó". Đây là dạng toán thường gặp, nó làm một bài toán đơn hoặc nằm trong một bài toán hợp thuộc dạng khác.
Cũng như các dạng toán khác, khi giải dạng toán này học sinh thường lúng túng khi nhận dạng toán, phân tích bài toán cũng như vận dụng phương pháp giải, từ đó dẫn đến những sai lầm đáng tiếc .
Với sự say mê dạy toán, giải toán ở Tiểu học và mong muốn giúp học sinh có kỹ năng nhận dạng toán, phân tích bài toán, biết lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng bài toán thuộc dạng toán này, tránh những sai lầm khi giải toán. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài.
Dạy giải toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó".
II- Mục đích nghiên cứu.
 Trong môn Toán ở Tiểu học nói chung và môn Toán 4 nói riêng có rất nhiều dạng toán có lời văn đi suốt trong quá trình học tập của học sinh. Những
dạng toán này đi từ đơn giản đến phức tạp như:
Bài toán đơn: Bài toán có dấu trúc đơn giản dễ hiểu và khi giải chỉ có 1 phép tính (cộng, trừ, nhân, chia).
Bài toán tổng hợp: Bài toán bao gồm các loại toán đơn, khi giải có từ hai phép tính trở lên, có liên quan đến nhau.
Đề tài này trong phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, tôi chỉ xin trình bày việc dạy giải toán có lời văn ở lớp 4, dạng "Tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu của hai số đó".
Với mục đích.
- Tìm hiểu việc dạy toán có lời văn ở lớp 4.
- Tìm nguyên nhân học sinh thường mắc lỗi khi giải toán dạng "Tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu của hai số đó".
- Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên và học sinh khắc phục những khó khăn trong quá trình dạy và học giải toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu của hai số đó".
- Đóng góp một số ý kiến nhằm phát huy trí lực của học sinh khá, giỏi. Hệ thống các kiến thức cơ bản để giải toán.
- Phương pháp giải các bài minh hoạ; các bài tự luyện về dạng toán "tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó".
III- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng:
- Các bài toán dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó".
- Các phương pháp dạy giải toán có lời văn.
- Các bài toán làm sai của học sinh khi giải toán dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó".
- Học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học.
2. Phạm vi:
Trường Tiểu học Hợp Đức - Tân Yên
IV- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu các phương pháp dạy giải toán dạng: "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó".
Nghiên cứu những sai lầm thường mắc khi giải dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó".
Nghiên cứu và đưa ra phương pháp giảng dạy tốt nhất khi dạy học sinh dạng toán này.
V- Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu, xử lý đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
1. Phương pháp thực nghiệm, kiểm tra:
Sử dụng để khảo sát kỹ năng giải toán ở học sinh lớp 4, 5.
2. Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn.
( Sử dụng để điều tra thái độ học tập, hứng thú học tập với môn học tập, trình độ nhận thức, tư duy, nguyên nhân tư cách giảng dạy của giáo viên).
3. Phương pháp dạy toán ở tiểu học.
4. Phương pháp phân tích - tổng hợp.
VI - Những đóng góp mới của đề tài.
Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế áp dụng vào giảng dạy tại lớp mình chủ nhiệm và toàn bộ học sinh khối 4, 5 của trường, chất lượng giải toán của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả đó chính là một số đóng góp mới của đề tài về:
1. Những phương pháp giải dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó".
2. Một số biện pháp khắc phục sai lầm khi giải dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó".
3. Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh khá giỏi về giải toán có lời văn.
4. Phương pháp chung khi dạy giải toán có lời văn.
VI- Kết cấu của đề tài.
Đề tài gồm 3 phần:
Phần1: Mở đầu.
Phần 2: Nội dung.
Phần 3: Kết luận.
Phần II
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
I- Cơ sở lý luận:
1. Vị trí và tầm quan trọng của việc dạy toán ở tiểu học.
Trong các môn học ở Tiểu học cùng với các môn học khác môn Toán có vị trí hết sức quan trọng vì:
Toán là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực nó có hệ thống kiến thức và phương pháp truyền đạt cơ bản, cần thiết cho đời sống sinh hoạt, lao động của con người. Nó cũng là công cụ để học các môn học khác. Môn Toán có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Nó góp phần hình thành và rèn luyện nếp sống khoa học; góp phần giáo dục những đức tính tốt như: Cần cù, nhẫn nại, ý chí vượt khó ở con người. Khi nói đến tầm quan trọng của môn Toán giáo sư Ri-sa nói "Toán học nghiên cứu những quan hệ về số lượng hình dạng không gian của thế giời hiện thực. Môn Toán là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là chìa khoá khoa học".
ở lứa tuổi tiểu học, tư duy của các em mới hình thành và phát triển. Vì vậy mà toán học trở thành nhu cầu cần thiết với các em. Nó là cánh cửa mở rộng giúp các em nhìn ra thế giới đầy sự kỳ diệu mới lạ. Nó là cơ sở để sau này các em học môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học...
Song song với sự phát triển tư duy, nhân cách của các em cũng hình thành và phát triển. Môn Toán đã góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập sáng tạo. Đặc biệt là những phẩm chát quan trọng của con người: cần cù, kiên trì, vượt qua khó khăn....
2. Vai trò và tầm quan trọng trong việc việc giải toán có lời văn.
Trong môn Toán phổ thông toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Học sinh Tiểu học làm quen với Toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục đến lớp 5.
Dạng toán có lới văn ở tiểu học được xem như một cầu nối kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống 
xã hội.
Dạy giải toán có lời văn ở tiểu học là sự vận dụng một cách tổng hợp ngày càng cao các trí thức kỹ năng về Toán tiểu học với kiến thức được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Qua giải toán có lời văn học sinh rèn kỹ năng tính thành thạo với 4 phép tính, rèn tư duy lô - gíc, óc suy luận khả năng phân tích, so sánh tổng hợp và khả năng trình bày khoa học.
Học sinh có làm tốt được các bài toán có lời văn thì mới được đánh giá là học sinh giỏi toàn diện về môn Toán.
II- Cơ sở thực tiễn:
Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học nói riêng.
Từ thực trạng việc daỵ và giải toán ở trường tiểu học hiện nay có một số điểm chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới ngày càng cao. Học sinh chưa có kỹ năng giải toán có lời văn.
* Nguyên nhân từ phía giáo viên:
Do trình độ đào tạo không đồng đều, trình độ chuyên môn còn chưa được chuẩn hoá. Trong quá trình giảng dạy giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức mà chưa biết giúp học sinh lĩnh hội trí thức 1 cách chủ động. Giáo viên chưa biết kết hợp các phương pháp dạy học linh hoạt.
* Nguyên nhân từ phía học sinh
Trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, không đồng đều. Các em bước đầu chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng cho việc nhận thức và tiếp thu kiến thức gặp không ít khó khăn, chưa mang lại kết quả như chương trình đề ra.
* Nguyên nhân khác:
Hiện nay chương trình Toán tiểu học đã có sự đổi mới, khoa học hơn song ở chương trình cũ kiến thức lớp 1, 2, 3 rất đơn giản, đến lớp 4 học sinh phải gặp những kiến thức khó với lượng kiến thức khá nhiều. Đây là một vấn đề khó khăn cho cả người dạy và người học.
Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 4 thì dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó" là dạng Toán được học đầu tiên ở lớp 4 nó khá phổ biến và các em có thể gặp trong suốt quá trình học toán ở tiểu học.
Nếu các em học tốt dạng toán này thì sẽ tốt các dạng toán khác.
Từ những tồn tại và nguyên nhân trên mà tôi đã chọn nghiên cứu dạy toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó"
Chương II: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 Sau khi chọn đề tài, lập đề cương kế hoạch tôi tiến hành làm một số công việc để điều tra, làm rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
I - Điều tra:
Điều tra về hứng thú với việc giải toán có lời văn.
Tiến hành làm trắc nghiệm với học sinh lớp 4 của trường.
+ Nội dung: Câu hỏi.
Em có thích làm các bài toán có lời văn không?
+ Hình thức:
Trắc nghiệm 20 em của mỗi lớp theo thứ tự từ 1 đến 20 trong sổ điểm. Đề nghị các em khoanh vào một trong 3 câu trả lời sau:
a. Thích môn Toán
b. Không thích môn Toán
c. Ghét môn Toán.
	+ Kết quả thu được như sau:
Tổng số lớp: 4 lớp.
Tổng số học sinh làm trắc nghiệm: 80 em.
Thu phiếu về:	 80 em.
Lớp
Câu trả lời
Thích
Không thích
Ghét
4A
10 em = 50%
6 em = 30%
4em = 30%
4B
5 em = 25%
9 em = 45%
6 em = 30%
4C
5 em = 25%
7 em = 35%
8 em = 40%
4 D
3 em = 15%
10 em = 50%
7 em = 35%
Số em trả lời "Thích môn Toán": 23 em = 28,8%
Số em trả lời "Không thích môn Toán": 32 em = 40%.
Số em trả lời "Ghét môn Toán": 25 em = 31,2%.
Nhận xét: Số em có hứng thú với việc giải toán ít. Phần l ...  đoạn thẳng với phương pháp suy luận lo gíc để tìm ra lời giải.
Vẫn bài toán trên tôi có thể hướng dẫn học sinh giải như sau:
Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng ta thấy nếu chuyển 2 đơn vị ở số lẻ thứ ba sang số lẻ thứ nhất thì lúc này cả 3 số lẻ đều bằng nhau và bằng số lẻ thứ hai. Tìm số lẻ thứ hai được ta sẽ tìm được số lẻ thứ nhất và số lẻ thứ ba.
Bài giải
Số lẻ thứ hai là
111 : 3 = 37
Số lẻ thứ nhất là
37 - 2 = 35.
Số lẻ thứ ba là.
37 + 2 = 39.
Đáp số: Số lẻ thứ nhất : 35.
 Số lẻ thứ hai: 37.
 Số lẻ thứ ba: 39.
	Vẫn phương pháp kết hợp dùng sơ đồ đoạn thẳng với phương pháp suy luận lô gíc có thể hướng dẫn học sinh giải bài toán trên bằng cách sau:
Nếu ta thêm 4 đơn vị vào số lẻ thứ nhất, 2 đơn vị vào số lẻ thứ hai thì lúc này 3 số lẻ đều bằng nhau và bằng số lẻ thứ ba.
Vậy ta có thể giải bài toán như sau.
Bài giải.
Ba lần số lẻ thứ ba là.
111 + 4 + 2 = 117.
Số lẻ thứ ba là.
117 : 3 = 39.
Số lẻ thứ hai là:
39 - 2 = 37.
Số lẻ thứ nhất là:
39 - 4 = 35.
 Đáp số: Số lẻ thứ nhất: 35.
Số lẻ thứ hai: 37.
Số lẻ thứ ba: 39.
e. ứng dụng phương pháp thử chọn vào giải toán tổng, hiệu hai số
Ví dụ:	Bài toán
Một thửa ruộng hình chữ nhật có diện tích 180 m2 và chiều dài hơn chiều rộng 24 m. Tính chiều dài và chiều rộng của thửa ruộng đó. Biết rằng số đo các cạnh đều là số tự nhiên.
Vì bài toán này chỉ biết hiệu của hai cạnh mà chưa biết tổng của hai cạnh là bao nhiêu. Bài toán cho biết số đo diện tích của thửa ruộng cho nên vấn đề tìm tổng của hai cạnh là rất khó. Với bài toán này ta có thể hướng dẫn học sinh dùng phương pháp thử chọn để giải.
Phân tích: Để tính được số đo của mỗi cạnh thửa ruộng ta liệt kê những hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng là những số tự nhiên rồi lần lượt kiểm tra số liệu giữa chiều dài và chiều rộng rút ra kết luận.
Bài giải Cách 1:
Chiều rộng (m)
Chiều dài (m)
Hiệu giữa chiều dài và chiều rộng (m)
Kết luận
1
180
180 - 1 = 179
loại
2
90
90 - 2 = 88
loại
3
60
60 - 3 = 57
loại
4
45
45 - 4 = 41
loại
5
36
36 - 5 = 31
loại
6
30
30 - 6 = 24
chọn
Kết luận: Khi chiều dài là 30 m chiều rộng là 6 m, thì hiệu giữa chiều dài và chiều rộng là: 	30 - 6 = 24 (m).
Diện tích thửa ruộng là:	30 x 6 = 180 (m3).
Vậy: Chiều rộng của thửa ruộng là 6 m.
 Chiều dài của thửa ruộng là 30 m.
	Đáp số:	Chiều dài: 30m.
	Chiều rộng: 6 m.
Cách 2:	Ta liệt kê những hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng là 24 m rồi lần lượt kiểm tra và đối chiếu với diện tích của thửa ruộng rồi rút ra kết luận.
	Bài giải
Ta có bảng sau:
Chiều rộng (m)
Chiều dài (m)
Diện tích (m2)
Kết luận
1
25
1 x 25 = 25
loại
2
26
2 x 26 = 52
loại
3
27
2 x 27 = 81
loại
4
28
4 x 28 = 112
loại
5
29
5 x 29 = 145
loại
6
30
6 x 30 = 180
chọn
Kết luận: Khi chiều rộng là 6 m, chiều dài là 30m thì hiệu giữa chiều dài và chiều rộng bằng 24 thảo mãn với điều kiện đầu bài đã cho.
	6 x 30 = 180 (m2).
Vậy: Chiều dài của thửa ruộng là 30 m.
Chiều rộng của thửa ruộng là 6m.
Đáp số: Chiều dài: 30m.
	Chiều rộng: 6m.
	B- Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh khá giỏi về việc giải toán có lời văn.
Khi dạy toán có lời văn ở lớp 4, 5 để bồi dưỡng học sinh cần có biện pháp sau:
- Giáo viên tự ra đề toán nâng cao (dựa vào trình độ của hoc sinh của lớp mình). để hình thành cho học sinh năng lực khái quát hoá kỹ năng giải toán rèn luyện năng lực sáng tạo trong học tập.
- Cho các em giải toán nâng dần mức độ phức tạp trong mỗi quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm.
- Hướng dẫn học sinh giải bằng nhiều cách trong giờ dạy rút ra được từng cái hay của từng cách giải.
- Cho học sinh giải các bài toán có lời văn ở dạng khác nhau.
- Hướng dẫn các em tự lập bài toán và biến đổi bài toán theo các hình thức sau:
+ Cho tóm tắt bài toán yêu cầu học sinh hoàn thiện đề toán sau đó giải bài toán:
51
Ví dụ:	Đặt một đề toán theo tóm tắt sau rồi giải.
493 con
136
	Trâu:
	Lợn:	 
	Gà:
+ Cho phép tính giải bài toán yêu cầu học sinh xây dựng đề bài toán sau đó giải bài toán đó:
Ví dụ: 	( 236 - 8): 2 = 114 (bông hồng).
	 114 + 8 = 122 (bông cúc)	.
+ Bổ sung những số liệu để hoàn thiện bài toán.
Ví dụ:	 Nhà bạn Nam nuôi được con ngan và vịt số vịt nhiều hơn số ngan là con.
Hãy điều ô trống thích hợp để giải bài toán đó bằng các cách khác nhau mỗi cách giải dùng 2 phép tính.
+ Bổ sung phần phải tìm của bài toán.
Ví dụ:	 Một cửa hàng bán được 434 lít dầu và nước mắm số lít dầu bán được ít hơn số lít nước mắm là 16 lít.
Em hãy đặt câu hỏi để giải bài toán đó.
Trên đây là một số biện pháp về giải toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó" của cá nhân tôi. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi đã hình thành được phương pháp chung để giải các bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung như sau:
C- Phương pháp chung khi giải toán có lời văn:
Khi dạy toán có lời văn cần tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Tóm tắt bài toán
Trình bày một cách ngắn gọn cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của đề toán để làm nổi bật phần trọng tâm của bài toán. Thể hiện bản chất toán học của bài toán. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc, cách hiểu đúng từng câu văn và biết phân tích ý nghĩa thực tiễn bài toán tạo điều kiện cho việc tóm tắt bài toán. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách tóm tắt bài toán theo các cách khác nhau phù hợp với đề bài toán cho.
	- Tóm tắt dưới dạng câu văn ngắn gọn.
	- Tóm tắt dưới dạng sơ đồ đoạn thẳng.
	- Tóm tắt dưới dạng hình vẽ.
Bước 2: Lựa chọn phép tính thích hợp cho bài toán.
Để tìm phép tính thích hợp cần tiến hành.
- Phân tích ý nghĩa các lời văn đặc biệt dựa vào các từ đặc biệt (goị là từ khoá).
- Dựa cào các dạng bài toán đã được phân theo từng thể loại hoặc hệ thống bài tập đã được tổng kết xắp xếp theo từng nhóm.
Bước 3: Trình bày lời giải của bài toán.
*. Đối với học sinh:
- Cần đọc kỹ đề bài suy nghĩ về ý nghĩa từng chữ, từng câu đặc biệt từng dữ kiện bài toán và chú ý đến câu hỏi của bài toán.
- Thiết lập mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm cần diễn đạt bằng ngôn ngữ ngắn gọn biết trình bày tóm tắt bài toán bằng hình vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
- Cần suy nghĩ xem: Muốn trả lời câu hỏi của bài toán phải làm thế nào, phải biết gì? Phải thực hiện phép tính gì? Trên cơ sở đó thiết lập trình tự giải.
- Thực tiễn các bước giải của bài toán bằng câu trả lời và phép tính theo trình tự đã thiết lập để tìm ra đáp số. Mỗi khi thực hiện phép tính cần kiểm tra đúng hay sai.
- Khi giải xong kiểm tra cần trả lời và kết quả có đúng hay không nếu đúng thì có thể tìm ra cách giải nào ngắn gọn khoa học nhất.
D. Tiến hành ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm và kiểm nghiệm kết quả.
Sau khi tìm ra nguyên nhân và một số biện pháp như trên tôi có tiến hành tưực nghiệm với lớp mình giảng dạy.
Khi dạy giải toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó" và những dạng bài khác tôi đều yêu cầu học sinh làm theo các bước sau: 
+ Đọc đề toán.
+ Tóm tắt bài toán (bằng lời, bằng sơ đồ..)
+ Phân tích bài toán (nhận dạng toán; tìm cái cho biết, cái phải tìm và các mối liên quan).
+ Tìm cách giải.
+ Trình bày bài giải.
+ Ra đề toán tương tự.
Sau khi học sinh giải, yêu cầu tìm các cách giải khác nhau, sau đó rút ra cách giải phù hợp nhất với bài toán (cách giải em cho là dễ nhất, nhớ nhất).
Thời gian đầu tôi yêu cầu học sinh tiến hành đầy đủ các bước giải trên. Đặc biệt là bốn bước đầu, quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh yếu trong bước phân tích bài toán. Học sinh rất mất nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng này (4 -5 phút). Dần dần các em tiến hành nhanh hơn (3 phút, rồi giảm xuống còn 2 phút, 1 phút).
Lúc đầu thấy các em tiến hành chậm tôi cũng thấy nản chí. Song xác định việc hình thành và rèn kỹ năng ở học sinh không thể vội vàng một sớm một chiều nên tôi kiên trì thực hiện. Dần dần các em có tiến bộ và giải toán nhanh hơn. Các bài toán dài không còn khiến các em ngần ngại nữa.
Song song với quá trình trên tôi cũng rèn các em cách thực hiện tính chính xác, cách trả lời, trình bày bài giải khoa học. Sau các bài toán tôi đề nghị các em ra đề toán tương tự, điều này giúp các em ghi nhớ dạng toán hơn.
Sau khi áp dụng tại lớp có kết quả, tôi tiến hành phổ biến kinh nghiệm cho các đồng nghiệp. Tôi động viên các đồng chí trong tổ, khối cùng áp dụng vào giảng dạy. Tôi đi dự giờ, rút kinh nghiệm đồng thời kiểm nghiệm kết quả áp dụng. Giúp đỡ thêm đồng chí còn gặp khó khăn.
* Kiểm nghiệm lại sáng kiến kinh nghiệm.
a. Dùng bài văn kiểm tra ban đầu để kiểm tra.
Kết quả:
Lớp
Tổng số HS
Sai câu trả lời
Sai phép tính
Sai cả bài
Đúng cả bài
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
4A
20
0
1
5
19
95
4B
20
2
10
2
10
16
80
4C
20
2
10
3
15
15
75
4D
20
3
15
2
10
15
75
Tổng
80
7
8,8
8
10
0
65
81,2
b. Dùng bài kiểm tra khác:
- Kết quả tương tự.
c. Ngoài ra, nhờ áp dụng các phương pháp hướng dẫn trên mà ở các bài toán có lời văn dạng khác, các em cũng ít mắc sai sót hơn. Thể hiện qua các bài toán kiểm tra thường kỳ và định kỳ. Đa số các em đều nhận ra dạng toán, trình bày được kết bài giải, chỉ có một số em sơ sót do tính toán.
Phần III
kết luận
Vấn đề giải toán ở Tiểu học hiện nay đang là một vấn đề đáng quan tâm trong công tác giáo dục. Việc tìm ra những phương pháp tối ưu nhằm đưa chất lượng dạy và học giải toán ở tiểu học đi lên là cần thiết và bức xúc trong thực tiễn dạy - học .
Từ việc nghiên cứu dạy giải toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó", tôi nhận thấy thông qua hoạt động giải toán đã tạo ra cho học sinh thói quen suy nghĩ , tính toán một cách khoa học rèn luyện cho các em năng lực tư duy suy luận lô gíc, phát triển trí tuệ. Hình thành ở các em lòng say mê, hứng thú học toán.
Sau khi nghiên cứu và thực hiện dạy học sinh dạng toán trên tôi nhận ra chúng ta có thể áp dụng các biện pháp hướng dẫn phân tích bài toán vào các dạng toán khác và ứng dụng dạy cho tất cả các khối lớp ở tiểu học.
Vì điều kiện nghiên cứu đề tài này tôi hy vọng đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy và giải toán có lời văn ở lớp 4 nói riêng và ở các lớp học khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hợp Đức, ngày 22 tháng 3.năm 2006.
NGười viết
Hoàng Thị Huệ
nhận xét, đánh giá của cấp trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tieu hoc.doc