Giáo án Địa lí lớp 4 trọn bộ

Giáo án Địa lí lớp 4 trọn bộ

 Địa lý

DÃY HOÀNG LIÊN SƠN

 I/Mục tiêu:

 Học xong bài này , HS biết :

 - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ .

 - Trình bày được một số đặc của dãy núi Hoàng Liên Sơn

 - Mô tả đỉnh núi Hoàng Liên Sơn .

 - Dựa vào lược đồ và bản đồ , tranh ,ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức

 - tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam

 II/Đồ dùng dạy-học:

 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .

 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn ( nếu có )

 III/Các hoạt động dạy-học:

 

doc 75 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 859Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí lớp 4 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Địa lý
dãy hoàng liên sơn
 I/Mục tiêu: 
 Học xong bài này , HS biết :
 - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ .
 - Trình bày được một số đặc của dãy núi Hoàng Liên Sơn 
 - Mô tả đỉnh núi Hoàng Liên Sơn .
 - Dựa vào lược đồ và bản đồ , tranh ,ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức
 - tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam
 II/Đồ dùng dạy-học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn ( nếu có )
 III/Các hoạt động dạy-học:
 TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
 4’
33’
3’ 
I.Kiểm tra bài cũ:
- Trên bản đồ quy định phương hướng như thế nào ?
II.Bài mới:
A,Giới thiệu bài:
Tiết địa hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về dãy núi Hoàng Liên Sơn 
B,*Hoạt động 1
1. Hoàng Liên Sơn dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam
Các em quan sát lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ và kể tên các dãy núi chính ở Bắc Bộ 
 Những dãy núi chính ở Bắc Bộ là dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Gâm , dãy Ngân Sơn ,dãy Bắc Sơn , dãy Đông Triều .
- Em hãy lên bảng tìm dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ 
- Hãy mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn 
GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí Việt nam
+Vị trí : ở phía bắc nước ta , giữa sông Hồng và sông Đà
+ Chiều dài : khoảng 180 km
+ Chiều rộng :gần 30 km
+ Độ cao :dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam
+ Đỉnh : có nhiều đỉnh nhọn .
+ Sườn : rất dốc
+ Thung lũng : thường hẹp và sâu
- Đỉnh Phan -xi -păng -“ nóc nhà” của Tổ quốc
*Hoạt động 2:
2 . Khí hậu lạnh quanh năm
Những nơi cao của dãy Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ?
 ( ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn khí hậu lạnh quanh năm , nhất là những tháng mùa đông , có khi tuyết rơi . Từ độ cao 2 000 m đến 2 500 m, thường có nhiều mưa rất lạnh . Từ độ cao 2 500 m trở lên , khí hậu càng lạnh hơn gió thổi mạnh .)
- Hãy chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ và cho biết độ cao của Sa Pa ? ( Sa Pa cao 1 570 m )
- Dựa vào bảng số liệu , em hãy nêu nhiệt độ trung bình của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 ? ( Vào tháng 1 , nhiệt độ trung bình ở sa Pa là 9 0 C và vào tháng 7 là 200 C .
- Em có nhận xét gì về khí hậu của Sa Pa ?( Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm )
* Bên cạnh việc có khí hậu mát mẻ quanh năm , Sa Pa còn có rất nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc , Cầu mây , cổng Trời , rừng Trúc ..nên đã trở thành khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc nước ta . 
GV cho HS xem một số tranh ảnh về Sa Pa 
- Đọc ghi nhớ 
III.Củng cố, dặn dò
- Học bài, xem trước bài sau 
2 HS
HS nghe và ghi đầu bài.
2 HS ngồi cạnh nhauvừa chỉ lược đồ vừa nêu cho nhau nghe , sau đó HS lần lượt lên bảng chỉ và nêu tên các dãy núi 
HS đọc SGK trả lời 
GV nhận xét câu trả lời của học sinh 
2 HS lên bảng chỉ bản đồ và nói
2 HS
 Địa lí
Một số dân tộc ở hoàng liên sơn
 I/Mục tiêu: 
 Học xong bài này , HS biết :
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , về sinh hoạt , trang phục , lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 - Dựa vào tranh, ảnh ,bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn.
 - Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 
 II/Đồ dùng dạy-học:
 - Bản đồ địa lí Việt Nam .
 - Tranh ảnh về nhà sàn , trang phục , lễ hội , sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ( nếu có ) 
 III/Các hoạt động dạy-học:
Thời
gian
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 5’
33’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
- Chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ 
- Nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn ?
II.Bài mới:
A,Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn B
*Hoạt động 1
1. Hoàng Liên Sơn- nơi cư trú của một số dân tộc ít người 
H: Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng? 
- Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?( dân tộc H-Mông )
 -Hãy xếp thứ tự các dân tộc Dao , dân tộc H-Môngdân tộc Thái theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao ?
 Dân tộc Thái-Dao –H-Mông
 - Người dân ở Núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao ? -Đi bộ hoặc bằng ngựa vì ở núi cao đường giao thông chủ yếu là đường mòn
 *Hoạt động 2:
2. Bản làng với nhà sàn 
+ Bản làng thường nằm ở đâu ? 
 +Bản có nhiều nhà hay ít nhà ?(mươi nhà 
+Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn? 
+ Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ?
( Nhà sàn được làm bằng gỗ , tre , nứa.)
+ Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây ? Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói
*Hoạt động 3
3. Chợ phiên , lễ hội , trang phục 
H : - Nêu những hoạt động trong chợ phiên 
- Trao đổi hàng hoá ,nơi giao lưu văn hoá -Kể tên một số hàng hoá ở chợ? Hàng thổ cẩm , măng , mộc nhĩ
- Kể tên một số lễ hội ở Hoàng Liên Sơn ?
- Lễ hội ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ? 
-Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc Thái, Mông, Dao? (- Trang phục được may, thêu trang trí công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.)
-Trình bày những đặc điểm cơ bản về dân cư, sinh hoạt, trang phục của dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
 ở đây có các dân tộc ít người như: Dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông... Dân cư thường sống tập trung thành bản và có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hoá đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao.
 III.Củng cố - dặn dò
-Về sưu tầm tranh ảnh về trang phục dân tộc ít người. Học bài.
1 HS
1 HS
HS thảo luận theo nhóm
Đại diện các nhóm HS trình bày trước cả lớp kết quả làm việc nhóm 
- HS làm việc theo nhóm. GV chia lớp làm 8 nhóm.
-Các nhóm thảo luận 
Đại diện các nhóm trình bày.
HS nhận xét .
HS quan sát tranh ảnh về chợ phiên , lễ hội , trang phục 
HS dựa vào mục 3 ,các hình trong SGK để trả lời câu hỏi
- HS nêu phần đóng khung trong SGK tr76
 Địa lí
hoạt động sản xuất của người dân ở
hoàng liên sơn
 I/Mục tiêu: 
 Học xong bài này , HS biết :
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn .
 - Dựa vào tranh, ảnh để tìm ra kiến thức.
 - Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân. 
 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Hoàng Liên Sơn.
 II/Đồ dùng dạy-học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
 - Tranh ảnh về một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản.... ( nếu có ) 
 III/Các hoạt động dạy-học:
Thời
gian
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
 4’
33’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục,... của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn ?
II.Bài mới:
A,Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
B,*Hoạt động 1
1. Trồng trọt trên đất dốc 
H: Quan sát hình 1, em hãy cho biết ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? (....đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng)
H: Tại sao phải làm ruộng bậc thang? (Giúp cho việc giữ nước chống xói mòn)
- Người dân ở Hoàng Liên sơn trồng gì trên ruộng bậc thang? (trồng lúa, ngô, chè...)
*Hoạt động 2:
2. Nghề thủ công truyền thống 
Nội dung thảo luận :
+Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
GV cho HS quan sát tranh ảnh về một số mặt hàng thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn
(- Dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc....)
+Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm? (- Hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền, đẹp.)
+Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì? (- Để phục vụ đời sống và xuất khẩu)
H : - Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn? (- A-pa-tít, đồng, chì, kẽm....)
- ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?( A-pa-tít là khoáng sản được khai thác nhiều nhất)
- Quan sát hình 3 và nêu quy trình sản xuất phân lân?( Quặng a-pa-tít được khai thác ở mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá, tạp chất).Quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục cụ nông nghiệp)
-Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí? Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
- Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?( Khai thác gỗ, mây, nứa..., măng, mộc nhĩ, nấm hương...)
- Kể những nghề nghiệp của người dân Hoàng Liên Sơn? Nghề nào là nghề chính?
Ghi nhớ 
Nghề nông là nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn, họ trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,.... trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, ở đây còn có các nghề thủ công( dệt, thêu, đan, rèn, đúc,....) và khai thác khoáng sản.
III.Củng cố, dặn dò
- Học bài, xem trước bài sau.
-2 HS trả lời 
-Nhận xét 
HS ghi vở tên bài
 HS thảo luận theo nhóm
Đại diện các nhóm HS trình bày trước cả lớp kết quả làm việc nhóm 
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV chia lớp làm 8 nhóm
GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời
HS dựa vào mục 2 ,các hình trong SGK để trả lời câu hỏi
-Nhận xét –bổ sung 
 HS nêu phần đóng khung trong SGK tr79
GV ghi bảng HS ghi vở
 Địa lý
 trung du bắc bộ
 I/Mục tiêu: 
 Học xong bài này , HS biết :
 - Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
 - Dựa vào tranh, ảnh để tìm ra kiến thức.
 - Nêu được quy trình chế biến chè. 
 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ .
 II/Đồ dùng dạy-học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
 - Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ( nếu có ) 
 - Bản đồ hành chính Việt Nam . 
 III/Các hoạt động dạy-học: 
Thời
gian
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
 4’
33’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn ?
II.Bài mới:
A,Giới thiệu bài:GV giới thiệu bài
B,*Hoạt động 1
1. Vùng đồi với đỉnh tròn , sườn thoải 
Nội dung thảo luận :
+Vùng trung du là vùng núi vùng đồi , hay đồng bằng ? - Trung du Bắc Bộ là vùng đồi
+Nhận xét về đỉnh , sườn và cách sắp các đồi của vùng trung du ? Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn , sườn thoải .
+Hãy so sánh những đặc điểm đó với dãy Hoàng Liên Sơn ? - Vùng trung du có đỉnh tròn , sườn thoải và các đồi xếp nối liền nhau.
- Dãy Hoàng Liên Sơn cao , đỉnh núi nhọn hơn và sườn dốc hơn so với đỉnh và sườn đồi của vùng trung du.
- Em hãy chỉ trên bản đồ Việt Nam các tỉnh có vùng trung du các tỉnh : Thái Nguyên , Phú Thọ ,  ... n có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường.
	 b, Động vật cần gì để sống?
	Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường.
Câu 7: Lau khô thành ngoài của cốc rồi cho vào cốc mấy cục nước đá. Một lát sau, sờ vào ngoài cốc, ta thấy ướt. Theo bạn, câu nào dưới đây đúng?
Nước đá bốc hơi đọng lại ở thành cốc.
Hơi nước trong không khí ở chỗ thành cốc bị lạnh nên ngưng tụ lại.
Nước đã thấm từ cốc ra ngoài.
Câu 8: úp một cốc thuỷ tinh lên cây nến đang cháy, cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn. Hãy chọn lời giải thích đúng:
Khi nến cháy, khí ô-xi bị mất đi, khi ta úp cốc không có thêm không khí để cung cấp ô-xi nên nến tắt.
Khi nến cháy, khí các-bô-níc bị mất đi, khi ta úp cốc không có thêm không khí để cung cấp khí các-bô-níc nên cây nến tắt.
 Câu hỏi và đáp án môn Lịch Sử – Lớp 4
Câu 1: Nhà Hậu Lê tổ chức đất nước như thế nào?
	Thời Hậu Lê, việc tổ chức quản lí đất nước rất chặt chẽ. Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội
Câu 2: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
	Những biện pháp khuyến khích học tập:
Tổ chức lễ xướng danh
Tổ chức lễ vinh quy
Khắc tên tuổi tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu
Kiểm tra trình độ của các quan
Câu 3: Kể tên những tác phẩm văn học có giá trị thời Hậu Lê?
Những tác phẩm văn học có giá trị thời Hậu Lê là: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi; Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông.
Câu 4: Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung?
	Vua Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước. Tiêu biểu là “Chiếu khuyến nông”, “Chiếu lập học” và đề cao chữ Nôm.
Câu 5: Quang Trung đại thắng quân Thanh vào thời gian nào? ở đâu?
	 Quang Trung đại thắng quân Thanh vào ngày 5 Tết năm Kỉ Dậu(1789)- Tại gò Đống Đa.
Câu 6: Mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế?
	Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. Cửa Nam toà thành có cột cờ cao 37m. Từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cửa biển Thuận An.
	Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hàng cây đại. Một chiếc cầu bắc qua hồ dẫn đến điện Thái Hoà nguy nga tráng lệ. Điện Thái Hoà là nơi tổ chức các cuộc lễ lớn. Quanh điện Thái Hoà là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc.
	ở Huế, các vua nhà Nguyễn còn cho xây dựng rất nhiều lăng tẩm. Đó là những khuôn viên rộng, cây cối tươi xanh bao quanh các công trình kiến trúc.
 Câu hỏi và đáp án môn địa lí – Lớp 4
Câu 1: Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo , trái cây và thuỷ sản lớn nhất nước ta ?
	Đất đai màu mỡ , khí hậu nóng ẩm , người dân cần cù lao động nên đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa , vựa trái cây lớn nhất cả nước .
Vùng biển có nhiều cá , tôm và hải sản , mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thuỷ sản ở đồng bằng Nam Bộ . 
Câu 2: Nêu vị trí của thành phố Hồ Chí Minh ? Thành phố Hồ Chí Minh giáp những tỉnh nào ?
Thành phố Hồ Chí Minh	nằm bên sông Sài Gòn ; giáp các tỉnh : Tây Ninh , Bình Dương , Đồng Nai , Bà Rịa- Vũng Tàu , Tiền Giang, Long An .
Câu 3: Tại sao nói thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước ?
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước . Các ngành công nghiệp của thành phố rất đa dạng , bao gồm : điện , luyện kim , cơ khí , điện tử , hoá chất , sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may .
Hoạt động thương mại của thành phố cũng rất phát triển với nhiều chợ và siêu thị lớn . Thành phố có sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn là sân bay và cảng biển lớn bậc nhất cả nước .
Câu 4: Giới thiệu vài nét về thành phố cần thơ?
	Thành phố Cần Thơ nằm bên sông Hậu , ở đồng bằng sông Cửu Long . Nhờ có vị trí thuận lợi, Cần Thơ đã trở thành trung tâm kinh tế , văn hoá , khoa học quan trọng . Đây là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông , thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu . 
Câu 5: Đánh đấu x vào ô o ?ý em cho là đúng nhất : Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì :
o Đồng bằng nằm ở ven biển.
o Đồng bằng có nhiều cồn cát.
o Đồng bằng có nhiều đầm, phá.
o Núi lan ra sát biển.
Câu 6: Đọc và ghép các ý ở cột A với các ý ở cộ B sao cho phù hợp?
 A
 B
1. Tây Nguyên
a, Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nhất cả nước.
2. Đồng bằng Bắc Bộ
b, Nhiều đất đỏ badan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta.
3. Đồng bằng Nam Bộ
c, Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh.
4. Các đồng bằng duyên hải miền Trung
d, Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển.
5. Hoàng Liên Sơn
đ, Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta.
6. Trung du Bắc Bộ
e, Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a-pa-tít để làm phân bón.
Câu 7: Tại sao đồng bằng duyên hải miền Trung, khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam?
	Vì có dãy núi Bạch Mã kéo dài ra đến biển, nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc thổi đến, làm cho từ phía Nam của núi này không có mùa đông lạnh. Còn khu vực phía Bắc dãy Bạch Mã thì có mùa đông lạnh.
 Địa lý
 Ôn tập
 I/Mục tiêu:
 - Hệ thống một số kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra cuối năm .
 II/Đồ dùng dạy-học:
 - Câu hỏi ôn tập . 
 III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời
gian
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 4’
33’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các khoáng sản ở nước ta ? Nước ta đã khai thác các khoáng sản như thế nào ?
GV nhận xét cho điểm
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập một số kiến thức đã học .
2, Phần ôn tập :
Câu 1: Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo , trái cây và thuỷ sản lớn nhất nước ta ?
	Đất ., vựa trái cây lớn nhất cả nước .
Vùng biển có nhiều cá , .mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thuỷ sản 
Câu 2: Nêu vị trí của thành phố Hồ Chí Minh ? Thành phố Hồ Chí Minh giáp những tỉnh nào ?
Câu 3: Tại sao nói thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước ?
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước . Các ngành công nghiệp của thành phố rất đa dạng , bao gồm : điện , luyện kim , cơ khí , điện tử , hoá chất , sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may .
Hoạt động thương mại của thành phố cũng rất phát triển với nhiều chợ và siêu thị lớn . Thành phố có sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn là sân bay và cảng biển lớn bậc nhất cả nước .
Câu 4: Giới thiệu vài nét về thành phố cần thơ?
	Thành phố Cần Thơ nằm bên sông Hậu , ở đồng bằng sông Cửu Long . Nhờ có vị trí thuận lợi, Cần Thơ đã trở thành trung tâm kinh tế , văn hoá , khoa học quan trọng . Đây là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông , thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu . 
Câu 5: Đánh đấu x vào ô o ?ý em cho là đúng nhất : Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì :
o Đồng bằng nằm ở ven biển.
o Đồng bằng có nhiều cồn cát.
o Đồng bằng có nhiều đầm, phá.
o Núi lan ra sát biển.
Câu 6: Tại sao đồng bằng duyên hải miền Trung, khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam?
	Vì có dãy núi Bạch Mã kéo dài ra đến biển, nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc thổi đến, làm cho từ phía Nam của núi này không có mùa đông lạnh. Còn khu vực phía Bắc dãy Bạch Mã thì có mùa đông lạnh.
Câu 7 : Nêu vai trò về biển của nước ta 
 Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của Biển Đông : phía bắc có vịnh Bắc Bộ , phía nam có vịnh Thái Lan . Biển Đông là kho muối vô tận , đồng thời có nhiều khoáng sản , hải sản quý và có vai trò điều hoà khí hậu . Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp , nhiều vũng , vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển .
 Vùng biển của nước ta có nhiều đảo và quần đảo .
III. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn tập để tiết sau kiểm tra .
2 HS
-4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ .
Mỗi nhóm sẽ cử 3 đại diện lên lập thành đội chơi .
1 số HS gắp thăm trả lời câu hỏi .
 1số HS nêu 
Thành phố Hồ Chí Minh	nằm bên sông Sài Gòn ; giáp các tỉnh : Tây Ninh , Bình Dương , Đồng Nai , Bà Rịa- Vũng Tàu , Tiền Giang, Long An .
-HS làm việc theo nhóm 
Đại diện các nhóm HS trình bày trước cả lớp kết quả làm việc nhóm 
HS cả lớp nhận xét 
 sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời
1 HS nêu
 ôN TậP TOáN cuối năm
Bài 1 : Tính
 a, ; b, ; 
 c, ; d, ; 
Bài 2 : Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự lớn dần : 
 Bài 3 :
 Một thư viện có 928 quyển sách và truyện . Trong đó số sách gấp 3 lần số truyện. Hỏi thư viện có bao nhiêu quyển mỗi loại ?
Bài 4 :
 Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 20m , chiều rộng bằng chiều dài .Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó ?
Bài 5 :
 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 15m và hơn chiều rộng 30 dm.
 a, Tính chu vi và diện tích mảnh vườn đó 
 b, Người ta xây xung quanh mảnh vườn một bức tường ( có cổng rộng 2m).
Hỏi phải xây hết bao nhiêu tiền ? Biết rằng 1m tường xây hết 25 000 đồng .
Bài 6 : 
 Một hình vuông có cạnh bằng chiều rộng một hình chữ nhật . Chu vi hình vuông là 64 m , diện tích hình chữ nhật là 320 m2. Tính diện tích hình vuông và chu vi hình chữ nhật .
 Ôn tiếng việt chuẩn bị kiểm tra cuối năm
Bài 1 : Chuyển các câu kể sau thành câu cảm :
a, Bạn Lan học giỏi .
b, Bạn Hạnh chăm chỉ .
c, Bông hoa này đẹp .
d, Con chó thông minh .
Bài 2 :Tìm và gạch dưới chủ ngữ , vị ngữ và trạng ngữ trong các câu sau :
a, Trên vòm trời cao xanh , những cánh diều đang chao lượn .
b, Trong vười hoa , đàn bướm bay tung tăng khắp vườn như những chiếc nơ bay.
c,Ăng- co Vát thật huy hoàng lúc hoàng hôn .
d, Hằng năm , cứ vào cuối thu , lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường .
Bài 3 :
 Đặt 3 câu có trạng ngữ chỉ thời gian ; 3 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn ; 3 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân . Gạch dưới các trạng ngữ trong câu em vừa đặt .
Bài 4 : Tập làm văn 
Đề 1 : Em hãy tả hình dáng và hoạt động của con gà trống .
Đề 2 : Em hãy tả hình dáng và hoạt động của con mèo .
Đề 3 : Em hãy tả hình dáng và hoạt động của con trâu .
Đề 4 : Em hãy tả hình dáng và hoạt động của một con vật ở sở thú .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dia li lop 4.doc