Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 27, 28

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 27, 28

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 25.

- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 27.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng thống kê các mặt của tuần 26.

- Phương hướng hoạt động tuần 27

III/ NỘI DUNG SINH HOẠT :

1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.

2. Lớp sinh hoạt:

- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.

- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.

 

doc 20 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013.
. Hoạt động tập thể
Chào cờ đầu tuần
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 25.
- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 27.
II/ chuẩn bị:
- Bảng thống kê các mặt của tuần 26.
- Phương hướng hoạt động tuần 27 
III/ Nội dung sinh hoạt :
1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.
2. Lớp sinh hoạt:
- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.
- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
+tuyên dương :.....................................................................................
+ Phê binh :..........................................................................................
3. Cán sự lớp đọc phương hường hoạt động cho tuần 27 .
- Các tổ thảo luận cho ý kiến.
- Cán sự lớp chốt ý kiến.
4. GV nhấn mạnh yêu cầu của tuần sau.
5. Lớp văn nghệ và củng cố giờ học.
_____________________________________
 Tập đọc
Dù sao Trái đất vẫn quay
I- Mục đích yêu cầu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô- péc- ních, Ga- li- lê.
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô- péc- ních và Ga- li- lê.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
II- Đồ dùng dạy học: tranh SGK, sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:( 3-5’)
 - HS đọc bài Ga- vrốt ngoài chiến luỹ? Nêu nội dung bài?
2- Dạy bài mới.
a- Giới thiệu bài:( 1-2’): Cho HS quan sát tranh SGK, giới thiệu về hai nhà bác học Cô- péc- ních và Ga- li- lê...-> G giới thiệu bài	
b- Luyện đọc đúng:( 8-10’)
* 1 HS khá đọc; cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn? ( 3 đoạn )
- HS đọc nối đoạn 1lượt
*Rèn đọc đoạn 
 + Đoạn 1: Từ đầu đến Chúa trời.
 - Đọc đúng: Cô- péc- ních 
 Đọc đúng câu dài “Năm 1543, Cô- péc- ních...rằng/ ...quay quanh mặt trời”
 - Em biết Cô- péc-ních là ai?
 Nhà thiên văn học là người như thế nào? Đọc chú giải từ tà thuyết.
 - Cả đoạn đọc trôi chảy, phát âm đúng cá tên riêng nước ngoài, ngắt hơi đúng ở câu dài.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi.
 - Đọc đúng: Ga- li- lê
 Đọc mục chú giải cho biết Ga- li- lê là ai? 
 - Hướng dẫn đọc cả đoạn: đọc đúng các từ vừa hướng dẫn, ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy.
 + Đoạn 3: đoạn còn lại.
 - Đọc đúng câu nói bực tức của nhà bác học Ga- li- lê.
 - Em hiểu gườm gườm là như thế nào?
 Đọc chú giải từ chân lí
 - Cả đoạn đọc trôi chảy, đọc đúng câu nói thể hiện thái độ bực tức của Ga- li- lê
 * GV hướng dẫn đọc cả bài: Đọc trôi chảy rõ ràng, chú ý phát âm đúng các tên riêng nước ngoài, đọc đúng câu nói thể hiện thái độ bực tức của nhà bác học -> HS đọc cả bài (1-3H).
 - GV đọc mẫu.
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài:( 10- 12’)
+ Đoạn 1: H đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1:
 - Nêu ý kiến chung của còn người xưa kia về Trái đất?
 - ý kiến của Cô- péc- ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
-> Giảng tranh về sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời cho HS thấy được ý kiến của Cô- péc- ních.
+ Đoạn 2,3: H đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2:
 - Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì?
 - Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
+ H đọc thầm toàn bài + câu hỏi 3:
 - Lòng dũng cảm của Cô- péc- ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?
=> Bài tập đọc này giúp em hiểu ra điều gì?
 - > Nội dung bài.
d- Hướng dẫn đọc diễn cảm(10- 12’).
 *Hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn: 
- Đọan 1: Nhấn giọng: trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo-> H đọc
 - Đọan 2: Nhấn giọng: lập tức, cấm-> H đọc
- Đọan 3: Nhấn giọng: buộc phải thề, vẫn quay-> H đọc
 * Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của hai nhà khoa học: trung tâm, đững yên, bác bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết...
 - GV đọc mẫu. 
- H rèn đọc đoạn theo dãy
- HS đọc đoạn mình thích 
- HS đọc cả bài.	
e- Củng cố dặn dò.( 3- 5’)
 - Nêu nội dung của bài?
 - Về đọc bài tốt và chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm
 ..................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
Chính tả ( nhớ- viết)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I- Mục đích yêu cầu:
 - Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
 - Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x
II- Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:( 3-5’)
 - Viết bảng con: lung linh, lóng lánh, búp nõn, 
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài(1-2’): G nêu MĐYC tiết học 
b- Hướng dẫn chính tả.(10-12’)
 - GV đọc mẫu.
 - GV hướng dẫn các từ ghi tiếng khó: 
buồng lái, xoa, lùa, đột ngột, xối, sa, bè bạn
 - Gọi HS đọc phân tích từng tiếng khó ; 1 H đọc lại 1 lượt
 - GV xóa bảng -> đọc cho HS viết bảng con.
c- Viết vở:( 14-16’)
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết.
- H nêu cách trình bày bài
- H tự viết bài (G có hiệu lệnh bắt đầu, kết thúc)
d- Hướng dẫn chấm chữa(3-5’).
 - G đọc - H soát lỗi; chữa lỗi-> ghi tổng số lỗi ra lề
 - H chữa lỗi.
 - GV chấm (8-10 bài).
đ- Hướng dẫn HS luyện tập (8- 10’)
*Bài 2/68.
 - Cho HS làm vở 
 - GV chấm, chữa trên bảng phụ.
a) + sàn, sải, sánh, sắt...
 + xé, xẻng, xìa, xía,...
b) + ngả, ải, ảnh, trả,...
 + ngã, ẵm, cõng...
*Bài 3/ 87.
 - Cho HS làm VBT
 - Một HS làm trên bảng phụ ; GV nhận xét	.
e- Củng cố dặn dò(1-2’):
 - Nhận xét tiết học .
 - Về chữa lỗi còn lại.
Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Luyện từ và câu
Câu khiến
I-Mục đích yêu cầu
- HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:( 3- 5’)
- Đặt 1 câu kể?
- Câu kể đó được dùng để làm gì ?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài ( 1- 2’) : Trong giao tiếp hàng ngày có những lúc các em cần yêu cầu đề nghị người khác một điều gì đó. Vậy khi ấy chúng ta sẽ sử dụng kiểu câu nào? Bài học hôm nay giới thiệu với các em về Câu khiến.
b- Hình thành kiến thức:( 10- 12’) : ** Nhận xét:
*Bài 1 (2-3’):
 - Nêu câu in nghiêng trong bài? Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?
*Bài 2 (2-3’): Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
*Bài 3 (5-7’): 
- Hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở. 
- Viết lại câu đó ra nháp -> gọi 1 dãy lên bảng ghi câu đó lên bảng -> nhận xét ; 1 H đọc lại các câu
=>Chốt: Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả...người khác một việc gì đó gọi là câu khiến.
- Thế nào là câu khiến? Khi viết, cuối câu khiến có dấu gì?
* Ghi nhớ/ 88 
c- Hướng dẫn HS luyện tập( 20- 22’)
+ Bài 1/88 (7’)
- HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS làm SGK.
- HS trao đổi nhóm đôi
- HS nối tiếp trình bày -> nhận xét.
-> Chốt: Câu khiến dùng để làm gì? Khi nói câu khiến cần chú ý gì?
+ Bài 2/88 (6’)
- Cho HS đọc yêu cầu - HS làm VBT
- HS trao đổi nhóm đôi -> GV cho HS trình bày, nhận xét cho điểm.
-> Chốt: Tại sao em biết đó là những câu khiến?
+ Bài 3/ 88 (9’)
- HS đọc yêu cầu-> HS làm vở.
- H nối tiếp đọc bài làm ; nhận xét 
=> Câu khiến dùng để làm gì? Khi viết, cuối câu khiến có dấu gì?
3- Củng cố dặn dò (2-4’):
- Đặt một câu khiến? Tác dụng của câu khiến đó? 
Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2013.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I- Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng nói :
+ HS chọn được một câu chuyện về lòng dũng cảm mình được chứng kiến hoặc tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
+ Lời kể tự nhiên chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
- Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ truyện.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:(3-5’)
- Hãy kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe, được đọc?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài(1-2’) : Hàng ngày các em vẫn được chứng kiến hoặc tham gia việc làm thể hiện lòng dũng cảm. Tiết kể chuyện hôm nay, các em kể các câu chuyện đó cho cô và các bạn cùng nghe nhé!
b- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài :(6-8’) 
- HS đọc đề - GV chép đề.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Nội dung câu chuyện nói về điều gì?- GV gạch chân từ trọng tâm
- Em tìm những chuyện đó ở đâu - Cho HS đọc gợi ý 1-> cả lớp đọc thầm theo và QS tranh -> Có mấy tranh? Nêu ND mỗi tranh?
- Em kể câu chuyện gì? -> H giới thiệu câu chuyện trước lớp
-Để kể được chuyện em cần làm gì? -> Cho HS đọc gợi ý 2.
- Cho HS ghi nhanh ra nháp.
c- HS kể chuyện( 20- 22’):
- HS kể theo nhóm đôi . HS kể trước lớp.
- GV hướng dẫn HS khác nhận xét bạn kể: 
+ Nội dung câu chuyện đã đúng yêu cầu chưa ?
+ Lời kể, cử chỉ, điệu bộ?
+ Trong câu chuyện bạn kể, đâu là nhân vật có lòng dũng cảm?
+ Em thích nhân vật nào trong câu chuyện của bạn? Vì sao?
- GV chấm điểm.
d- Tìm hiểu ý nghĩa chuyện:( 3-5’)
- Các câu chuyện bạn kể có ý nghĩa gì?
3- Củng cố dặn dò :(2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- GV tuyên dương HS kể hay, kể tốt.
- Về tìm thêm chuyện khác kể cho người nhà nghe.
- Chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm.
........................................................................................................................................................................... ...  bài mới:
 a.Giới thiệu bài:( 1-2’) GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b. Nghe – viết chính tả( Hoa giấy)
+ HS đọc thầm bài viết, nhắc nhở HS chú ý những từ ngữ hay viết sai: trắng muốt, bốc bay lên, lang thang, tản mát.
? Nêu nội dung của đoạn văn.
- Đọc, HS viết bài
- Chấm và chữa lỗi.
- Nhận xét chung về bài viết của HS.
3. Đặt câu
 - HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
 - HS làm VBT.
 	 - HS trao đổi nhóm đôi.
 - HS trình bày.
-> Chốt: 3 kiểu câu Ai làm gì, Ai thế nào, Ai là gì?
d- Củng cố dặn dò:( 1-2’)
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Luyện từ và câu
Ôn tập( tiết 3)
I- Mục đích yêu cầu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
 - Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:( 1-2’) ...Ôn tập.
2. Kiểm tra các bài tập đọc HTL.( 12-15’)
 - GV cho kiểm tra tiếp .
 - HS bốc bài tập đọc rồi đọc.
3. Hướng dẫn HS luyện tập.( 22-24’)
Bài 2/96
 - Cho HS đọc yêu cầu.
 - Đề bài yêu cầu gì?
 - GV phát cho HS phiếu bài tập, HS làm việc theo nhóm đôi.
Tên bài
Nội dung chính
Sầu riêng
- Giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng- loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
Chợ Tết
Bức tranh chợ tết miền Trung Dugiàu màu sắc và sinh động,...
Hoa học trò
Ca ngơi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ- một loại hoa gắn với học trò.
Khúc hát ru...
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con người sâu sắc của phụ nữ Tây Nguyên...
 - HS trình bày
 - GV và các bạn nhận xét.
4. Nghe- viết ( Cô Tấm của mẹ)
 - GV đọc bài
? Nêu nội dung của bài( khen ngợi cô bé ngoan, giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha.)
 - GV đọc bài cho HS viết vở.
 - Gv thu vở chấm.
Củng cố dặn dò:
 - Nêu kiến thức cô vừa ôn?
Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2013.
Kể chuyện
Ôn tập (tiết 4)
I- Mục đích yêu cầu:
 - Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong ba chủ điểm người ta là hoa đất, vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.
- Rèn kĩ năng lựa chọn và kết hợp qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo thành cụm từ.
II- Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:(1-2’)....Ôn tập.
2. HD học sinh ôn tập: 
+Bài tập 1, 2
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2.b 
- GV chia tổ hoạt động theo nhóm. Mỗi tổ lập bảng tổng kết vốn từ, thành ngữ, tục ngữ
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Chốt ý kiến đúng.
+Bài 3: ( Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm)
 - HS đọc yêu cầu.
 - HS làm VBT
 - Chữa bài và chốt kết quả đúng:
a. Một ngưòi tài đức vện toàn
 Nét chạm trổ tài hoa.
 Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
b. Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.
 	 Những kỉ niệm đẹp đẽ.
c. Một dũng sĩ diệt mĩ.
 Có dũng khí đấu tranh
 Dũng cảm nhận khuyết điểm
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 * Lựa chọn từ ngữ để viết câu cho phù hợp với ngữ cảnh của câu văn.
d- Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Tập đọc
Ôn tập (tiết 5)
I- Mục đích yêu cầu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
 - Hệ thống hoá một số điều cần nhớ về nộ dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
II- Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ, phiếu viết tên bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:( 3-5’)
- HS đọc một đoạn mình thích trong số các bài tập đọc đã học.
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài:(1-2’)....Ôn tập.
b- Kiểm tra các bài tập đọc đã học.(12-15’)
- Nếu còn HS chưa đọc, GV kiểm tra các em còn lại.
c- Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 2/97
 - HS đọc yêu cầu.
 - GV phát phiếu bài tập cho Hs thảo luận theo nhóm đôi.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Khuất phục tên cướp biển
ca ngợi hành động dũng cảm của Bác sĩ Li...
- Bác sĩ Li
- Tên cướp biển
Ga-vrốt ngoài chiến luỹ
- Dù sao trái đất vẫn quay
- Con sẻ
ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt...
- Ca ngợi hai nhà khoa học...
- Ca ngợi hành độngdũng cảm của sẻ mẹ
- Ga- v rốt.
- Ăng-giôn-ra
- Cô-péc-ních
- Ga-li-lê
- Con sẻ mẹ, sẻ con
- Nhân vật tôi.
- Con chó săn.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
d- Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................
________________________
Đạo đức
Tôn trọng luật giao thông
I.Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
1.Hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
2. HS có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
3. HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
Một số biển báo giao thông.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1) Kiểm tra (2-3’): 
- Em có thể làm gì để giúp đỡ những nạn nhân do thiên tai, chiến tranh gây ra?
2) Bài mới:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Thông tin trang 40 SGK ) (8-10’)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác bổ sung
=> Kết luận: Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: Tổ thất về người về của.
- Tai nạn giao thông do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do con người.
- Mọi người dân đều có trách nhiệm chấp hành và tôn trong luật giao thông.
*Hoạt động2: Thảo luận theo nhóm đôi(8-9’).
+Bài tập 1(SGK)
 -Nêu YC bài tập.
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Các nhóm xem tranh thảo luận từng bức tranh có ND nói về điều gì? Những việc làm đó đã đúng luật giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông?
- Đại diện nhóm trình bày. các nhóm khác chất vấn, bổ sung ý kiến.
=> Kết luận: Việc làm trong các tranh (2,3,4) là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Việc làm trong các tranh (1,5,6) Là những việc làm chấp hành đúng luật giao thông.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (7-9’). 
+Bài tập 2 SGK: H nêu yêu cầu
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
=> Kết luận: Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người.
- Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc.
*Ghi nhớ SGK: 2à3 HS đọc 
*Hoạt động nối tiếp (2-4’): Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển 
_________.....................................................................................................________
Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2013.
Tập làm văn
Ôn tập( Tiết 6)
I- Mục đích yêu cầu:
 - Tiếp tục ôn luyện về ba kiểu câu đã học.
 - Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:
 - Nêu các kiểu câu kể em đã được học?
2- Dạy bài mới
a- Giới thiệu bài:...ghi tên bài.
b- Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1/ 98:
 - GV cho HS làm VBT.
 - HS trao đổi nhóm đôi.
 - HS trình bày.
 ? nêu định nghĩa ba kiểu câu đã học( CN- VN)
+ CN đều trả lời câu hỏi Ai?
+ VN: Câu kể Ai làm gì trả lời câu hỏi làm gì( ĐT, cụm ĐT)
 Câu kể Ai thế nào? trả lời cho câu hỏithế nào? ( TT, cụm TT; ĐT, cụm ĐT)
 Câu Ai là gì? trả lời câu hỏi là gì( DT, cụm DT)
-> Chốt khi sử dụng các kiểu câu kể các em cần chú ý sử dụng cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ.
Bài 2/98:
 - Cho HS đọc yêu cầu
 - HS làm vở.
 - GV chấm, chữa
 - Chốt: Tác dụng của ba kiểu câu kể.
Bài 3/ 98:
 - HS làm VBT.
 - HS trao đổi nhóm đôi.
 - HS trình bày trước lớp.
 - GV hướng dẫn HS khác nhận xét.
c- Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________
	Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013
 Luyện từ và câu
 Ôn tập( tiết 7)
I- Mục đích yêu cầu:
 - HS được làm bài luyện tập kiểu kiểm tra trắc nghiệm những nội dung về đọc hiểu, luyện từ và câu.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, bài kiểm tra in phiếu bài tập.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:
 - GV không kiểm tra.
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài:...Ôn tập .
b- Hướng dẫn HS luyện tập.(30’)
 - GV phát phiếu bài tập cho HS tự nghiên cứu và trả lời.
 - GV thu bài chấm.
* Đáp án đúng:
 Câu 1: ý c
 Câu 2: ý b
 Câu 3: ý a
 Câu 4: ý c
 Câu 5: ý c
 Câu 6: ý c
 Câu 7: ý c
 Câu 8: ý b
c- Củng cố dặn dò.
 - GVnhận xét tiết học.
 - Dặn về ôn tập để kiểm tra.
*Rút kinh nghiệm :........................................
 ---------------------------------------
Tập làm văn
kiểm tra
Đề bài: Tả câyhoa nở vào mùa xuân
I/ Mục đích, yêu cầu
- HS thực hành bài viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối.
- Bài viết đúng yêu cầu của đề bài.
II/ Các hoạt động dạy và học
1.Giới thiệu bài.
2. HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của đềbài.
3. HS làm bài.
4. Thu bài và nhận xét chung tiết học
*Rút kinh nghiệm :
.....................................
____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doct 27,28.doc