I.Mục tiêu:
- HS đọc lưu loát toàn bài.Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép).
- Biết đọc đúng một bản tin (thông báo tin vui) – giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.
- Hiểu các từ ngữ :UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội hoạ
- Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
- Yêu thích tìm hiểu các loại văn bản khác nhau. Giữ gìn an toàn trong cuộc sống
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ .Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
TUẦN 24 Thứ hai, ngày 22 tháng 2 năm 2010 Tập đọc TIẾT 47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN Theo báo Đại đoàn kết I.Mục tiêu: HS đọc lưu loát toàn bài.Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép). Biết đọc đúng một bản tin (thông báo tin vui) – giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh. Hiểu các từ ngữ :UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội hoạ Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. Yêu thích tìm hiểu các loại văn bản khác nhau. Giữ gìn an toàn trong cuộc sống II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ .Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III.Các hoạt động dạy học Nội dung-TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 5' 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: 1' b. Luyện đọc 11' - Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn c. Tìm hiểu bài 11' Ý1:Ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi Ý2: Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội họa d. Đọc diễn cảm 8' 3.Củng cố - Dặn dò: GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài GV nhận xét ghi điểm Bức tranh vẽ cảnh gì? GV ghi bảng: UNICEF, đọc u-ni-xép. GV: 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin. - Lượt 1: GV chú ý sửa lỗi về đọc cho HS; chú ý những chỗ ngắt nghỉ hơi - Lượt 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài - Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài GV đọc mẫu bản tin F Yêu cầu HS đọc thầm cả bài ? Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì. ? Tên của chủ đề gợi cho em điều gì?(. . . ước mơ, khát vọng của thiếu nhi về cuộc sống an toàn không có tai nạn giao thông, người chết) ? Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề này nhằm mục đích gì(Nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em ) ? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào. ? Đoạn 1, 2 nói lên điều gì. Liên hệ: Các em phải có ý thức cao để phòng tránh tai nạn F Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại ? Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi.(Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ, . . .) ? Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ?(. . . 60 tranh triển lãm ( 46 đạt giải). Màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc) ? Đoạn cuối bài nói lên điều gì ? Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?(Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. + Tóm tắt thật gọn bằng số liệu & những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. ) ? Bài đọc có nội dung chính là gì ?(Nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn) GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài GV hướng dẫn HS cách đọc đúng bản tin: nhanh, vui. GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Được phát động từ tháng 4 . . . Cần Thơ, Kiên Giang . . .) GV sửa lỗi cho các em - Cho HS xem tranh và nói lên ý tưởng của từng bức tranh Liên hệ: Cần giữ gìn an toàn cho gia đình và người thân GV nhận xét tiết học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá. HS nối tiếp nhau đọc bài HS trả lời câu hỏi - 2 HS đọc 6 dòng mở bài - Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc - HS nhận xét cách đọc của bạn - HS đọc thầm phần chú giải - 1HS đọc lại toàn bài HS nghe Đọc và trả lời câu hỏi . HS đọc thầm 6 dòng ở đầu bản tin Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm HS nối thiếp nêu & Toán TIẾT 116: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các phân số và bước đầu áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng các phân số để giải toán. - Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng phân số. - Vận dụng vào giải các bài toán liên quan III.Các hoạt động dạy học Nội dung- TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1..Kiểm tra bài cũ: 5' 2.. Bài mới a.Giới thiệu bài :1' b. Nội dung: 30' Bài 1/128: Thuc hiên công một số tự nhiên với một phân số và ngược lại. Bài 2/128: Nắm được tính chất kết hợp của phép cộng có chứa phân số. Bài 3/129: Thực hiện được phép cộng hai phân số 3.Củng cố, dặn dò - GV gọi HS lên bảng ngày thứ nhất: quãng đường Ngày thứ hai: quãng đường Cả hai ngày: . . .? quãng đường -GV nhận xét và ghi điểm HS. -GV viết bài mẫu lên bảng, yêu cầu HS viết 3 thành phân số có mẫu số là 1 sau đó thực hiện quy đồng và cộng các phân số. -GV: Ta nhận thấy mẫu số của phân số thứ hai trong phép cộng là 5, nhẩm 3 = 15:5,vậynên viết gọn bài toán như sau: -GV nhận xét bài làm của HS trên bảng, sau đó cho điểm HS. -GV yêu cầu HS nhắc lại về tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên. -GV: phép cộng các phân số cũng có tính chất kết hợp. -GV yêu cầu HS tính và viết vào các hai chỗ chấm đầu tiên của bài. -GV yêu cầu HS so sánh ? Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể làm như thế nào -GV : Đó chính là tính chất kết hợp của phép cộng các phân số. - Em có nhận xét gì về tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên và tính chất kết hợp của phép cộng các phân số. -GV gọi HS đọc đề bài trước lớp, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. Chiều dài: Chiều rộng: Nửa chu vi: . . .? m -GV nhận xét bài làm của HS. ? Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng phân số? -GV nhận xét tiết học. dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm vàchuẩn bị bài sau. Bài giải Cả hai ngày đội công nhân đó sửa được: ( qđ) Đáp số: quãng đường - 3 HS làm bài ở bảng -1 HS nêu: Khi cộng 1 tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. -HS làm bài. - Khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba. -Tính chất kết hợp của phép cộng các phân số cũng giống như tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên. 1 HS giải ở bảng. Lớp giải vào vở Bài giải Chu vi của hình chữ nhật: Đáp số: - Khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba. & Đạo đức TIẾT 24: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 2) I.Mục tiêu: - Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. HS biết những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. II.Đồ dùng dạy học: - SGK. Phiếu điều tra.Mỗi HS một tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng III.Các hoạt động dạy học Nội dung- TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1) 5' B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài 1' 2.Nội dung: 30' Bài tập 4 Mục tiêu:Báo cáo về kết quả điều tra Bài tập 3 Mục tiêu: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: Kể chuyện các tấm gương 3.Củng cố -Dặn dò: 3' Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng? Nêu ví dụ về các công trình công cộng GV nhận xét. Hoạt động1: GV yêu cầu các nhóm báo cáo về kết quả điều tra GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương Hoạt động 2: GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa GV nêu từng ý kiến của bài tập 2 GV yêu cầu HS giải thích lí do Kết luận:Các ý kiến (a) là đúng. Ý kiến (b), (c) là sai Hoạt động 3: Yêu cầu HS kể về các tấm gương, mẩu chuyện về việc giữ gìn bảo vệ các công trình công cộng Yêu cầu vài HS đọc ghi nhớ. Thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.Chuẩn bị:Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. HS nêu Lắng nghe Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương. Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như: + Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân + Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp. - Theo dõi HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước HS giải thích lí do Lần lượt kể trước lớp Lắng nghe - Vài HS đọc ghi nhớ & Thứ ba, ngày 23 tháng 2 năm 2010 Chính tả( nghe – viết) TIẾT 24 : HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN PHÂN BIỆT tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã I.Mục tiêu: Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả Họa sĩ Tô Ngọc Vân. Viết đúng:Nghệ sĩ, hội hoạ, hoả tuyến, . . . Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu tr / ... kế và sử dụng nhiệt kế Vận dụng những điều đã học vào thực tế II.Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị chung: một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá Chuẩn bị theo nhóm: nhiệt kế; ba chiếc cốc III.Các hoạt động dạy học: Nội dung- TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra 5' B.Bài mới: 1. Gthiệu bài: 1' 2.Tìm hiểu về sự truyền nhiệt 14' Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng, lạnh 3. Thực hành sử dụng nhiệt kế 16' Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong trường hợp đơn giản 4.Củng cố- dặn dò: 3' Kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS. - Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng qúa yếu? - Chúng ta không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt -Nhận xét ghi điểm -Thu phiếu bài tập - Muốn biết 1 vật nào đó nóng hay lạnh ta làm gì? : Hoạt động 1: -GV:Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng, lạnh của 1 vật. - Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp ( lạnh ) mà em biết. -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 1 - Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? Vì sao em biết? -GV: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. - Trong hình 1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ lạnh nhất? Hoạt động 2Tổ chức cho HS làm thí nghiệm -GV: Lấy 4 chiếc chậu và đổ 1 lượng nước sạch bằng nhau vào chậu. Đánh dấu chậu A,B,C,D. Đổ thêm 1 ít nước sôi vào chậu A và cho đá vào chậu D. Yêu cầu 2 HS lên bảng nhúng 2 tay vào chậu A, D sau đó chuyển nhanh vào chậu B, C. - Tay em có cảm giác như thế nào? Hãy giải thích vì sao có hiện tượng đó? -GV: Nói chung cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn . Tuy vậy trong thí nghiệm vừa rồi mà các em kết luận chậu nước C nóng hơn chậu nước B là không đúng. Cảm giác của ta bị nhầm lẫn vì 2 chậu B, C có cùng 1 loại nước giống nhau thì chúng phải có nhiệt độ bằng nhau. Để xác định chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế. -Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. Nhiệt kế gồm 1 bầu nhỏ bằng thủy tinh gắn liền với 1 ống thủy tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa 1 chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân ( một chất lỏng, óng ánh như bạt). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng nhiệt kế . Trên mặt ống thủy tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thủy ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại. Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng màu đỏ hoặc thủy ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật. -Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh họa số 3. - Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ? - Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ? -GV vẩy cho thủy ngân tụt xuống bầu, sau đó đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ. Trong lúc chờ đợi kết qủa nhiệt độ, GV có thể cho HS dự đoán nhiệt độ của cơ thể người. Những dấu hiệu khi bị sốt, bỉ cảm lạnh. -Lấy nhiệt kế và yêu cầu HS đó đọc nhiệt độ. -GV: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khỏe mạnh vào khoảng 37o C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh. - HS đo nhiệt độ của 3 cốc nước : nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội. -Nhận xét, tuyên dương các nhóm biết sử dụng nhiệt kế. - Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo của nhiệt kế -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tổ trưởng báo cáo về việc chuẩn bị bài của các bạn. -Tiếp nối nhau trả lời. - theo dõi Thảo luận nhóm đôi -Tiếp nối nhau trả lời. -Quan sát hình và trình bày ý kiến: - Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b, vì cốc a là cốc nước nguội, cốc b là cốc nước nóng, cốc c là cốc nước đá. - Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá. Quan sát, thực hành thí nghiệm - 2 HS lên tham gia làm thí nghiệm - Em thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm giác lạnh. Còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn. -Quan sát, lắng nghe. -2 HS đọc nhiệt độ: 30o C. - Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là : 100o C. - Nhiệt độ của nước đá đang tan là: 0o C. -1 HS lên bảng làm theo hướng dẫn của GV. -Đọc : 37o C. -Lắng nghe. - Đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm. - Ghi lại kết qủa đo. - Đối chiếu nhiệt độ giữa các nhóm. - HS nối tiếp nêu & Toán TIẾT 125: PHÉP CHIA PHÂN SỐ I.Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép chia cho phân số. Giải toán nhanh, chính xác, rõ ràng Vận dụng vào tính toán hàng ngày II. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ minh họa như trong phần bài học SGK vẽ sẵn trên bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học : Nội dung- TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1' b.Nội dung: 12' c.Luỵên tập: Bài 1/136: Viết được các phân số đảo ngược. Bài 2136: Biết thực hiện phép chia hai phân số : lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược Bài 3/136: Bài 4/136: 3.Củng cố,Dặn dò 4' -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập -GV nhận xét và cho điểm HS. GV nêu: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng m. Tính chiều dài hình đó. Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chiều dài của hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng của hình đó. GV ghi bảng: : GV nêu cách chia: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược lại. -Phân số đảo ngược của phân số là phân số nào? GV hướng dẫn HS chia: : = x = = Chiều dài của hình chữ nhật là: m Yêu cầu HS thử lại bằng phép nhân (lấy chiều dài x chiều rộng = diện tích) Bài yêu cầu làm gì? GV yêu cầu HS làm miệng trước lớp . GV nhận xét bài làm của HS . GV cho HS nêu lại cách thực hiện chia cho phân số sau đó làm bài Yêu cầu HS thực hiện phép chia. GV chữa bài , ghi điểm Yêu cầu HS nêu đề Chia nhóm và nêu yêu cầu Yêu cầu HS nêu cách thực hiện bài của mình Nhận xét ghi điểm Gọi HS đọc bài toán GV yêu cầu HS tự giải toán . Yêu cầu HS thực hiện giải bài toán có lời văn. GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp . Gv nhận xét và cho điểm. ? Muốn chia hai phân số ta thực hiện như thế nào Gd :Tính toán cẩn thận,chính xác. - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà luyện thêm bài tập toán Chuẩn bị bài: Luyện tập 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu Tìm của 75kg ;Tìm của 49m -Nghe -Lắng nghe và nêu lại bài toán. - Tính chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng hình đó: lấy diện tích chia cho chiều rộng. Là HS thử lại bằng phép nhân - Yêu cầu HS viết phân số đảo ngược - 5 HS lần lượt nêu 5 phân số đảo ngược của các phân số đã cho HS làm bài HS thực hiện từng nhóm ba phép tính - HS đọc bài toán - Giải vào vở - Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược lại. & KĨ THUẬT CHĂM SÓC RAU ,HOA (Tiết 2) I/ Mục tiêu: -HS biết mục đích ,tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa. -Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. -Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa. II/ Đồ dùng Thiết bị dạy- học: +Vườn đã trồng rau hoa ở bài học trước (hoặc cây trồng trong chậu, bầu đất). +Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục. +Dầm xới,hoặc cuốc. +Bình tưới nước. III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Nội dung- TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ(3’) 2.Dạy bài mới: *Hoạt động 2: HS thực hành chăm sóc rau, hoa.(29’) *Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập (5’) 3.Củng cố,dặn dò: (3’) Kiểm tra dụng cụ của HS. Giới thiệu bài -GV tổ chức cho HS làm 1, 2 công việc chăm sóc cây ở hoạt động 1. -GV phân công, giao nhịêm vụ thực hành. -GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động. -GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau: +Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ . +Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật. +Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao , đảm bảo thời gian qui định. -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS. -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Bón phân cho rau, hoa ”. -Chuẩn bị dụng cụ học tập. -HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc cây. -HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa. -HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên. & Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: