Bài giảng Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Đức Định

Bài giảng Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Đức Định

TẬP ĐỌC

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi - ôn - cốp - xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi khâm phục.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học Xi - ôn - cốp - xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

III. Các hoạt động dạy và học:

5

25 A. Kiểm tra bài cũ:

HS: 2 em đọc bài “Vẽ trứng”.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 a. Luyện đọc: HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.

 - GV nghe, kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ, hướng dẫn đọc câu dài.

HS: Luyện đọc theo cặp.

1 – 2 em đọc cả bài.

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 17/02/2022 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Đức Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13:	
Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008
Chào cờ
Nội dung : Tổng đội - Hiệu trưởng
Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi - ôn - cốp - xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi khâm phục.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học Xi - ôn - cốp - xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
5’
25’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em đọc bài “Vẽ trứng”.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ, hướng dẫn đọc câu dài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Xi - ôn - cốp – xki mơ ước điều gì?
- Từ khi còn nhỏ đã ước mơ được bay lên bầu trời.
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
- Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng trở thành phương tiện bay tới các vì sao.
+ Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
- Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực quyết tâm thực hiện ước mơ.
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
HS: Tự suy nghĩ và đặt. 
VD: Từ ước mơ bay lên bầu trời.
Từ ước mơ biết bay như chim.
Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
+ Dán giấy ghi đoạn cần đọc.
+ Đọc mẫu cho HS nghe.
HS: Đọc theo cặp.
- Thi đọc.
5’
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
giới thiệu, Nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách và có kỹ năng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em lên bảng chữa bài về nhà.
25’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10:
- GV viết bảng: 27 x 11
HS: - Cả lớp đặt tính và tự tính ra nháp.
- 1 em lên bảng làm.
x
 2 7 
 1 1
 2 7
2 7
2 9 7
So sánh 27 và 297 khác nhau ở điểm nào?
HS: Ta viết số 9 (là tổng của 2 và 7) xen giữa số 2 và 7.
- Cho làm thêm 1 ví dụ: 35 x 11 
HS: 35 x 11 = 385 (vì 3 + 5 = 8), viết 8 xen giữa 3 và 5 được 385.
3. Trường hợp tổng 2 chữ số ³ 10:
GV cho HS tính: 48 x 11 = ?
HS: 1 em lên đặt tính và tính:
x
 4 8
 1 1
 4 8
4 8
5 2 8
- Rút ra cách nhân như thế nào?
- Lấy 4 + 8 = 12, viết 2 xen giữa hai chữ số của 48 được 428. Thêm 1 vào 4 của 428 được 528.
* Chú ý: Trường hợp tổng 2 chữ số bằng 10 giống hệt như trên.
4. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Làm bài rồi chữa bài.
- 3 HS lên bảng làm.
34 x 11 = 374
82 x 11 = 902
11 x 95 = 1045
+ Bài 2: Tìm x:
HS: 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
a) x : 11 = 25
x = 25 x 11
x = 275
b) x : 11 = 78
x = 78 x 11
x = 858
+ Bài 3: Cho HS làm vào vở.
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng.
Giải:
Số học sinh của khối 4 có là:
11 x 17 = 187 (HS)
Số học sinh của khối lớp 5 có là:
11 x 15 = 165 (HS)
Tổng số cả hai khối là:
187 + 165 = 352 (HS)
Đáp số: 352 HS.
+ Bài 4: HS tự đọc và trao đổi phát biểu câu b là đúng.
5’
5. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
lịch Sử
cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ hai
(1075 – 1077)
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
- Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của người quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
II. Đồ dùng dạy - học:
Lược đồ cuộc kháng chiến, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
A.Kiểm tra bài cũ:
HS: Đọc bài học giờ trước.
25
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời.
HS: Đọc SGK đoạn “Cuối năm  rút về”.
Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến khác nhau: 
+ Để xâm lược nước Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
- Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
HS: ý kiến thứ 2 đúng vì trước đó lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt cho quân sang đánh nước Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến trên lược đồ.
HS: 2 – 3 em trình bày lại.
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
HS: Thảo luận theo câu hỏi và trả lời.
- GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- Do quân ta rất dũng cảm, Lý Thường Kiệt là tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống, lập phòng tuyến sông Như Nguyệt).
- Trình bày kết quả của cuộc kháng chiến?
HS: Trình bày (SGK): Số quân Tống bị chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp
5’
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài. 
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng nói:	
- HS chọn được 1 câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em kể lại chuyện giờ trước.
25’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề:
- GV viết đề bài lên bảng, gạch chân những từ khó quan trọng giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề.
HS: 1 em đọc đề bài.
HS: 3 em nối nhau đọc các gợi ý.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình chọn.
VD: Tôi kể về quan tâm của 1 bạn giải bằng được bài toán khó / Tôi kể về lòng kiên nhẫn luyện viết chữ đẹp của bố tôi ngày còn nhỏ / Tôi kể về 1 bạn nghèo mồ côi cha nhưng có ý chí vươn lên học rất giỏi
- GV nhắc HS lập dàn ý câu chuyện trước khi kể. Dùng từ xưng hô (Tôi)
3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a. Từng cặp HS kể cho nhau nghe về câu chuyện của mình.
b. Thi kể trước lớp.
HS: Một vài HS thi nối tiếp nhau kể chuyện trước lớp. Mỗi em kể xong có thể cùng bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV hướng dẫn, cả lớp nhận xét bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất
5’
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS xem trước nội dung bài kể chuyện “Búp bê của ai” giờ sau học.
Âm nhạc 
Ôn tập bài hát : Cỏ lả - Tập đọc nhà số 4
(Gv chuyên ngành soạn giảng)
Luyện Âm nhạc 
Ôn tập bài hát : Cỏ lả - Tập đọc nhà số 4
(Gv chuyên ngành soạn giảng)
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực 
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”.
- Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy – học:
Phiếu khổ to kẻ sẵn nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
25’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Đọc nội dung ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp.
- Một số HS làm vào phiếu.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
a) Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì.
b) Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai
+ Bài 2: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu của bài và suy nghĩ để đặt câu.
- GV gọi HS đứng tại chỗ nói câu mình vừa đặt.
- 2 HS lên bảng viết câu mình vừa đặt.
VD: + Gian khổ không làm anh nhụt chí.
+ Công việc ấy rất khó khăn.
+ Bài 3: 
- Gọi 1 số HS nhắc lại các thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp suy nghĩ làm vào vở bài tập.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại những đoạn văn hay.
VD: Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh rất có chí. Ông đã từng thất bại trên thương trường, có lúc mất trắng tay nhưng ông không nản chí. “Thua keo này, bày keo khác” ông lại quyết chí làm lại từ đầu.
5’
3. Củng cố – dặn dò:
- GV biểu dương những HS và nhóm HS làm việc tốt.
- Yêu cầu HS ghi lại vào sổ tay từ ngữ những từ ở bài tập 2.
Toán
Nhân với số có 3 chữ số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết nhân với số có 3 chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số.
II. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 1 em lên bảng chữa bài tập.
25’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Tìm cách tính 164 x 123:
HS: Cả lớp đặt tính và tính.
164 x 100; 164 x 20; 164 x 3
- GV hướng dẫn HS tính theo cách:
164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3)
= 164 x100 + 164 x20 + 164x3
= 16400 + 3280 + 492
= 20172
3. Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính như nhân với số có 3 chữ số.
HS: 1 em lên bảng, cả lớp tính ra nháp.
Tích riêng thứ nhất
Tích riêng thứ hai
Tích riêng thứ ba
x
 1 6 4
 1 2 3 
 4 9 2
 3 2 8
1 6 4
2 0 1 7 2
* Lưu ý: Phải viết tích riêng thứ hai lùi sang trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất
4. Thực hành:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 4 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Bài 2: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu, tính ra nháp sau đó viết giá trị của từng biểu thức vào ô.
+ Bài 3: Làm bài cá nhân.
HS: Đọc kỹ yêu cầu đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- 1 em lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Diện tích của mảnh vườn là:
125 x 125 = 15625 (m2)
Đáp số: 15625 m2.
- GV chấm bài cho HS.
5’
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
chính tả (Nghe viết)
người tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu:
	- Ng ... y nhiễm được mô tả trong hình đó là gì?
- Hình 2, nguyên nhân do vỡ ống nước.
+ Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân?
- Hình 3, do vỡ đường ống dẫn dầu làm tràn dầu ra nước
+ Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân?
+ Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân?
- Hình 7, 8, nguyên nhân do khói bụi, khí thải từ nhà máy, xe cộ
- Hình 5, 6, 8 do sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lý
+ Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước để ở địa phương?
HS: Tự nêu.
- GV kết luận: mục “Bạn cần biết”.
Bài tập 2.
- GV chia nhóm và nêu câu hỏi: 
HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày:
+ Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? 
- Gây ra nhiều bệnh tật có hại cho sức khoẻ như: tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột
- GV kết luận mục “Bạn cần biết”.
HS: 2 – 3 em đọc.
5’
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008
địa lý
người dân ở đồng bằng bắc bộ
I. Mục tiêu:
- HS hiểu người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
	- Dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức.
	+ Trình bày 1 số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh về nhà ở, cảnh làng quê
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
25’
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 em nêu bài học giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Chủ nhân của đồng bằng:
a. HĐ1: Làm việc cả lớp.
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi sau:
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
-  là nơi đông dân nhất.
+ Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
-  chủ yếu là dân tộc Kinh.
b. HĐ2: Thảo luận nhóm.
HS: Các nhóm dựa vào tranh ảnh thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
+ Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- làng có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh?
- Nhà được xây bằng gạch rất chắc chắn.
+ Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
- Thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có 1 ngôi đình thờ Thành Hoàng (là người có công với làng, với nước). Đình là diễn ra các hoạt động chung của dân làng, 1 số làng còn có các đền, chùa, miếu.
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
- Nhà được xây kiên cố 2 – 3 tầng theo kiến trúc mới rất đẹp. Đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơn (tủ lạnh, ti vi, quạt điện).
3. Trang phục và lễ hội:
c. HĐ3: Thảo luận nhóm.
HS: Các nhóm dựa vào tranh ảnh, kênh chữ, kênh hình và vốn hiểu biết để thảo luận.
+ Hãy mô tả về trang phục truyền thống của bản thân người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Trang phục truyền thống của nam: quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen. Của nữ là: váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc chít khăn mỏ quạ.
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
- Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho 1 năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên 1 số hoạt động trong lễ hội?
- Tế lễ và các hoạt động vui chơi giải trí như: Đua thuyền, đánh vật, hát trao duyên, đi cà khoeo, thi nấu cơm, đấu cờ người
+ Kể tên 1 số lễ hội nổi tiếng?
- Hội Lim, hội Chùa Hương, hội Gióng
=> Bài học (ghi bảng).
HS: 2 – 3 em đọc.
5’
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố về: 
+ Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4.
+ Phép nhân với số có 2 hoặc 3 chữ số và 1 số tính chất của phép nhân.
+ Lập công thức tính diện tích hình vuông.
II. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Lên chữa bài tập.
25’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
- GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 3 em lên bảng giải.
- GV và cả lớp nhận xét, cho điểm.
+ Bài 3: Tính nhanh.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài.
- 2 em lên bảng làm.
a) 2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39 
= 10 x 39 
= 390.
b) 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4)
= 302 x 20 
= 302 x 2 x 10
= 604 x 10
= 6040.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
+ Bài 4:
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- Một HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút
Mỗi phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể là:
25 + 15 = 40 (lít)
Sau 75 phút cả 2 vòi chảy được là:
40 x 75 = 3000 (lít)
Đáp số: 3000 lít nước.
+ Bài 5: 
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm.
- 1 em lên bảng giải.
a) S = a x a (nêu lại bằng lời).
b) Với a = 25 (m) thì:
S = 25 x 25 = 625 (m2)
- GV chấm bài cho HS.
5’
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập
Tập làm văn
ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Thông qua luyện tập, HS củng cố thêm những hiểu biết về 1 số đặc điểm của văn kể chuyện.
- Kể được 1 câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
25’
A. Bài cũ :
B. Bài mới :
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn ôn tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Đề 2: Thuộc văn kể chuyện.
Đề 1: Văn viết thư.
Đề 3: Văn miêu tả.
 Bài 2, 3: 
HS: Đọc yêu cầu của đề.
- Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- Từng cặp HS thực hành kể, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu bài.
- Thi kể trước lớp. Trao đổi cùng bạn về nhân vật trong truyện / tính cách nhân vật / ý nghĩa câu chuyện, cách mở đầu, kết thúc
- GV treo bảng phụ viết sẵn tóm tắt sau và yêu cầu HS đọc:
* Văn kể chuyện: 
- Kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói lên 1 điều có ý nghĩa.
* Nhân vật:
- Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá.
- Hành động lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật.
* Cốt truyện: 
- Thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng).
5’
3. Củng cố – dặn dò:	
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ.
Thẻ dục
Ôn bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “Chim về tổ”
(Gv chuyên ngành soạn giảng)
Luyện tiếng việt
ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Thông qua luyện tập, HS củng cố thêm những hiểu biết về 1 số đặc điểm của văn kể chuyện.
- Kể được 1 câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
25’
A. Bài cũ :
B. Bài mới :
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Đề 2: Thuộc văn kể chuyện.
Đề 1: Văn viết thư.
Đề 3: Văn miêu tả.
 Bài 2, 3: 
HS: Đọc yêu cầu của đề.
- Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- Từng cặp HS thực hành kể, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu bài.
- Thi kể trước lớp. Trao đổi cùng bạn về nhân vật trong truyện / tính cách nhân vật / ý nghĩa câu chuyện, cách mở đầu, kết thúc
- GV treo bảng phụ viết sẵn tóm tắt sau và yêu cầu HS đọc:
* Văn kể chuyện: 
* Cốt truyện: 
5’
3. Củng cố – dặn dò:	
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ.
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố về: 
+ Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4.
+ Phép nhân với số có 2 hoặc 3 chữ số và 1 số tính chất của phép nhân.
+ Lập công thức tính diện tích hình vuông.
II. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Lên chữa bài tập.
25’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
- GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 3 em lên bảng giải.
- GV và cả lớp nhận xét, cho điểm.
+ Bài 3: Tính nhanh.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài.
- 2 em lên bảng làm.
a) 2 x 39 x 5 = ?
b) 302 x 16 + 302 x 4 = ?
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
+ Bài 4:
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- Một HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Đổi 2 giờ 15 phút = ? phút
Mỗi phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể là:
25 + 15 = ? (lít)
Sau 135 phút cả 2 vòi chảy được là
40 x 135 = ? (lít)
Đáp số: ? ít nước.
+ Bài 5: 
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm.
- 1 em lên bảng giải.
a) S = a x a (nêu lại bằng lời).
b) Với a = 20 (m) thì:
S = 20 x 20 = ? (m2)
- GV chấm bài cho HS.
5’
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập
Sinh hoạt
Lớp
I. Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
II. Nội dung: 
1. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm:
	a. Ưu điểm:
- Thực hiện đầy đủ quy định của trường, của lớp.
- Đi học tương đối đều.
- Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
- Chữ viết có tiến bộ.
b. Nhược điểm:
- ý thức học tập chưa tốt, trong lớp chưa chú ý nghe giảng, lười làm bài tập ở lớp và ở nhà. 
- Khăn quàng, guốc dép chưa đầy đủ.
- Một số em viết chữ xấu và sai nhiều lỗi chính tả .
- Ăn mặc quần áo chưa sạch, chưa gọn
2. Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày 22/12:
	- Phát huy tất cả những ưu điểm đạt được.
	- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
	- Nâng cao ý thức học tập giành nhiều điểm tốt để chào mừng ngày 22 – 12.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_lop_4_tuan_13_nguyen_duc_dinh.doc