Toán : TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
II. Đồ dùng dạy học: Bảng con
III. Hoạt động dạy và học:
Thứ hai ngày19 tháng 10 năm 2009 TẬP ĐỌC NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I – MỤC TIÊU -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui nhộn hồn nhiên. 2. Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhở bộc lộ khát khao về một thế giớ tốt đẹp( Trả lời được các câu hỏi1,2,4; thuộc1,2 khổ thơ trong bài). II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ II.BÀI MỚI Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Luyện đọc - GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS (nếu có). Chú ý cách ngắt nhịp thơ: - GV đọc diễn cảm toàn bài Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Gợi ý trả lời các câu hỏi: - Câu hỏi 1 - Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? - Việc xuất hiện nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? - Câu hỏi 2, 3 - Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì? Kết luận : Đó là những mơ ước lớn cao đẹp: ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hòa bình. GV: Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao? -Nêu nội dung chính của bài thơ ? Hoạt động 4 : Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ - GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm (theo gợi ý ở mục 2a: phần đọc diễn cảm). - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2,3 khổ thơ theo trình tự đã hướng dẫn. 3. Hoạt động nối tiếp:củng cố, dặn dò - GV: hỏi HS về ý nghĩa bài thơ. - Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ. Đọc nối tiếp đoạn -4 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (HS thứ 4 đọc khổ 4, 5)-đọc 2, 3 lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai em đọc cả bài. - HS đọc thành tiếng, thầm lại bài thơ, trả lời các câu hỏi: + Câu thơ nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ. + Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. - HS đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi + HS đọc lại các khổ thơ 3, 4 giải thích ý nghĩa của các cách nói sau: Ước “không còn mùa đông”. Ước “hóa trái bom thành trái ngon”. (ước “không còn mùa đồng”: ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người Ước “hóa trái bom thành trái ngon”: ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh.) - HS đọcthầm bài thơ, suy nghĩ, phát biểu. VD: + Em thích ước mơ hạt dừa vừa gieo chỉ chớp mắt đã thành cây đầy quả, ăn được ngay vì em rất thích ăn quả, thích cái gì cũng ăm được ngay. -Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhở muốn có phép lạ để làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn . - Bốn HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ. - HS nhẩm HTL bài thơ. HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ. Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Tính tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất. Đồ dùng dạy học: Bảng con. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài cũ: + Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn của tiết 36, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. + Gv chữa bài, nhận xét và ghi điểm. Hoạt động1 Bài mới: Gt Bài 1b: - Nêu yêu cầu đề bài Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì ? -Yêu cầu HS làm bài trên bảng con. -GV nhận xét Bài 2( dòng 1,2 ): GV tiến hành tương tự như với bài tập 1 Tính như thế nào là thuận tiện ? Bài 4 a:Gọi HS đọc đề, Chấm sửa bài Hoạt động nối tiếp: Nêu lại công thức tính chu vi hình chữ nhật -Xem trước bài tìm hai số khi bíêt tổng và hiệu của 2 số đó. 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét. Làm bảng con, một em lên bảng HS suy nghĩ sau đó có ý kiến. Làm bài vào vở, một em lên bảng. Làm bài vào vở Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009 Toán : TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Đồ dùng dạy học: Bảng con Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1 Bài cũ: Hãy tìm tổng của hai số sau 169 và 35? Hãy tìm hiệu của hai số sau 89 và 25 2 Bài mới: gt® ghi đề bài lên bảng Hoạt động1.Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó a.Gt bài toán: Gọi 2 HS đọc đề toán Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? b.Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán c.Hướng dẫn giải bài toán. GV hướng dẫn HS làm bằng 2 cách Hoạt động 2 : Rút ra công thức Cách 1: Tìm hai lần số bé - Tìm số bé bằng cách: Số bé = (tổng - hiệu):2 HS tính HS lắng nghe Tổng của hai số là 70 Hiệu của hai số là 10 Bài toán yêu cầu tìm hai số đó HS chú ý theo dõi HS nhắc lại Cách2:Tìm hai lần số lớn - Tìm số lớn bằng cách: Số lớn = (tổng + hiệu):2 Hoạt động 3: Luyện tập: Bài 1; Yêu cầu HS đọc đề - phân tích đề Bài 2 hs làm bài Chấm sửa bài Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học - Dặn dò bài sau: “ Luyện tập ” HS nhắc lại Làm bài vào vở Luyện từ và câu: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI I – MỤC TIÊU Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. Biết vận dụng những quy tắc đã học để viết đúng tên người và tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập1,2. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. BÀI CŨ -Đọc HS viết Muối Thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh Chiếu Nga Sơn gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông 2. BÀI MỚI Giới thiệu bài ghi đề Hoạt động 1 : phần nhận xét Bài tập 1 - GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài; hướng dẫn HS đọc đúng (đồng thanh) theo chữ viết: Mô-rít-xơ Mát-téc-lích, Hi-ma-lay-a Bài tập 2 - Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? - Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào? - Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào? Bài tập3 - Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt? Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ Hoạt động 3 : Phần luyện tập Bài tập 1 - GV nhắc HS: đoạn văn có những tên riêng viết sai quy tắc chính tả. Các em cần đọc đoạn văn, phát hiện từ viết sai, chữa lại cho đúng. - GV phát phiếu cho 3 – 4 HS. - Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Ác-boa, Quy-dăng-xơ. - GV hỏi: Đoạn văn viết về ai? Bài tập 2 - Gv phát phiếu cho 3 –4 HS khác. - Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV kết hợp giải thích thêm về tên người, tên địa danh. Bài tập 3 - Tổ chức cho HS làm bài theo cách thhi tiếp sức. + Cả lớp viết bài theo lời giải đúng. Hoạt động nối tiếp :Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài. Dặn HS về nhà chưa viết đủ tên các địa danh trong BT3 về nhà viết tiếp. . - 3, 4 HS đọc lại các tên người, tên địa lí nước ngoài. - Mỗi HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ, trả lời miêng các câu hỏi sau: + Tên người Lep-tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi. Bộ phận 1 gồm 1 tiếng :Lép Bộ phận 2 gồm 2 tiếng : Tôn / xtôi - Viết hoa. - Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. - Viết giống như tên Việt Nam – tất cả các tiếng đều viết hoa: Thích Ca Mâu Ni, Hi Mã Lạp Sơn. - 2, 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ của bài đọc. Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nội dung bài, làm việc cá nhân: đọc thầm đoạn văn, phát hiện những tên riêng viết sai quy tắc, viết lại cho đúng. - Những HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, trình bày. - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân – viết lại những tên riêng cho đúng quy tắc. - Những HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, trình bày. - HS đọc yêu cầu của BT, quan sát kĩ tranh minh họa trong SGK để hiểu yêu cầu của bài. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I – MỤC TIÊU Dựa vào gợi ý , biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông, phi lí. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện. II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Một số sách báo, truyện viết về ước mơ (GV và HS sưu tầm được): sách Truyện đọc lớp III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. BÀI CŨ - Gv kiểm tra 1 HS kể 1, 2 đoạn câu chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to (nếu có), trả lời các câu hỏi trong SGK. 2. BÀI MỚI Hoạt động 1 :Giới thiệu bài ghi đề - Kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà và chọn truyện; mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp. Hoạt động 2:Hướng dẫn HS kể chuyện a) Hướng dẫn Hs hiểu yêu cầu của đề bài - GV gạch dưới những chữ quan trong trong đề bài để HS không kể chuyện lạc đề. : Kể lại một câu chuyện về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí mà em đã được nghe, được đọc . - GV: Theo gợi ý có 2 truyện vốn đã có trong SGK tiếng Việt(Ở vương quốc Tương Lai, Ba điều ước). Ngoài ra, còn có thêm các truyện: Lời ước dưới trăng, Vào nghề, Đôi giày ba ta màu xanh, Điều ước của vua Mi-đát - GV lưu ý các em: + Phải KC có đầu có cuối, đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Kể xong câu chuyện, cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay, bạn KC hấp dẫn, bạn đặt được câu hỏi hay. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn Hs về nhà kể lại câu chuyện vừa kể chuẩn bị nội dung cho BT KC đã chứng kiến hoặc tham gia – tuần 9 (Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân). - Một HS đọc đề bài. - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý 1 –2- 3 Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại gợi ý 1. - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: - Nói tên truyện em lựa chọn. (VD: Tôi muốn kể câu chuyện “Cô bé bán diêm” của An-déc-xen. Truyện nói về ước mơ một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm đáng thương. Mẹ tôi đã khóc khi nghe tôi đọc câu chuyện này.) - HS đọc thầm lại gợi ý 2, 3. - KC theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi KC trước lớp. Mỗi HS kể xong cùng các bạn trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa truyện. CHÍNH TẢ : (Nghe-Viết) TRUNG THU ĐỘC LẬP I – MỤC TIÊU Nghe – viết chính xác trình bày đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. Làm đúng, bài tập r/d/gi(hoặc có vần iên/yên/iêng) để điền vào chỗ trống; hợp với nghĩa đã cho. II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Ba, bốn tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập . III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học I. BÀI CŨ - GV m ... không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật. + HS trả lời: Giúp ta tiết kiệm công sức, để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn. Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2008 Toán GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt( bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke) Đồ dùng dạy học: Ê ke, bảng phụ vẽ các góc, góc nhọn, góc bẹt, góc tù Hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Bài cũ: Gọi HS sửa bài tập tiết 40 - GV nhận xét và ghi điểm Hoạt động 2: Bài mới: gt® ghi đề bài lên bảng1.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Bước 1: Giới thiệu góc nhọn và dùng ê ke kiểm tra góc nhọn. GV đính bìa đã vẽ góc nhọn lên bảng (phần bài giảng) và nói: “ Đây là góc nhọn”. Đọc là: “góc nhọn đỉnh O; cạnh OA; OB” A O B Yêu cầu HS lên bảng dùng ê ke kiểm tra so sánh với góc vuông và đưa ra kết luận. Để khắc sâu kiến thức GV lấy giấy hướng dẫn HS giấp góc nhọn. Đây là góc gì? Làm thế nào em biết đây là góc nhọn? GV đính bìa vẽ góc được kiểm tra lên bảng A O B phần chốt kiến thức và ghi bảng: Góc nhọn đỉnh O, cạnh OA; OB; góc nhọn < góc vuông. Yêu cầu HS tìm các đồ vật có yếu tố góc nhọn Bước 2: giới thiệu góc tù và dùng ê ke kiểm tra góc tù: Các bước tiến hành giống phần giới thiệu góc nhọn M M O N O N GV ghi bảng góc tù đỉnh O cạnh OM; ON - Góc tù > góc vuông. Yêu cầu HS tìm các đồ vật có yếu tố góc tù. Bước 3 : giới thiệu góc bẹt và dùng ê ke kiểm tra góc bẹt: GV hướng dẫn HS dùng giấy gấp 2 lần để có 1 góc vuông và hướng dẫn HS mở nếp gấp góc vuông để có 1 góc bẹt - Hướng dẫn dùng ê ke kiểm tra. GV đính góc bẹt vẽ sẵn. C O D yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra (GVHD) - yêu cầu HS lên chỉ góc, đỉnh, cạnh. C O D GV tiếp tục đính hình vẽ. Em có nhận xét gì về 2 cạnh của góc bẹt? (GV ghi bảng) Yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung bài học Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: yêu cầu HS nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt. (Sinh hoạt nhóm 5) GV đính 6 góc lên bảng - gọi đại diện nhóm lên bảng dùng ê ke đo Bài 2/a: phát phiếu học tập - sinh hoạt nhóm đôi. GV gọi HS đại diện nêu kết quả- thu 10 phiếu học tập Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học Củng cố, dặn dò: Hai đường thẳng vuông góc HS lên bảng sửa bài HS lên bảng dùng ê ke kiểm tra - góc nhọn < góc vuông Hs lấy giấy gấp - Đây là góc nhọn vì giống góc trên bảng và dùng ê ke kiểm tra. 2 HS nhắc lại HS tìm HS gấp và dùng ê ke kiểm tra. HS lên chỉ và dùng ê ke kiểm tra và kết luận: Góc bẹt = 2 góc vuông 2 cạnh của góc bẹt thẳng hàng. HS dùng ê ke (thảo luận nhóm 5). Kiểm tra các góc - đại diện lên bảng - HS nhận xét. HS thảo luận nhóm đôi cả 3 hình và ghi kết quả vào phiếu học tập. TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU 1. Nắm được trình tự thời gianđể kể lại đúng nội dung trích đoạn kịchỞ vương quốc tương lai 2 Bước đầu nắm đước cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện taapjvowis sự gợi ý cụ thể của GV II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể (xem ở dưới – BT1)- Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1,2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. BÀI CŨ - GV kiểm tra : 2. BÀI MỚI Giới thiệu bài ghi đề Hoạt động 1. Hướng dẫn làm bài Bài tập 1 - GV mời 1 HS giỏi làm mẫu, chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất (2 dòng đầu trong màn kịch Trong công xưởng xanh) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể . - GV nhận xét , dán tờ phiếu ghi một mẫu chuyển thể . VD, có thể chuyển thể như sau : Văn bản kịch - TIN-TIN : Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? - EM BÉ THỨ NHẤT : Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất - GV nhận xét . Bài tập 2 - GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu bài : +Trong BT1, các em đã kể câu chuyện theo đúng trình tự thời gian : hai bạn Tin-tin và Mi-tin cùng nhau đi thăm công xưởng xanh, sau đó tới thăm khu vườn kì diệu . Việc xảy ra trước được kể trước, việc xảy ra sau được kể sau . +BT2 yêu cầu các em kể câu chuyện theo một cách khác : Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi-tin tới khu vườn kì diệu (hoặc ngược lại : Tin-tin thăm khu vườn kì diệu, Mi-tin tới công xưởng xanh) - GV nhận xét . Bài tập 3 - GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2 (kể theo trình tự thời gian / kể theo trình tự không gian) - GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng : + Về trình tự sắp xếp các sự việc : Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại : kể đoạn Trong khu vườn kì diệu trước đoạn Trong công xưởng xanh. +Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi : - Mở đầu đoạn 1 : - Mở đầu đoạn 2 : Theo cách kể 1 Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu Hoạt động nối tiếp : Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học . Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở một (hoặc cả hai) đoạn văn hoàn chỉnh . - Một HS kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước . - Một HS trả lời câu hỏi : Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian ? - HS đọc yêu cầu của bài Chuyển thành lời kể - Cách 1 : Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh . Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy . Em bé nói mình dùng đôi cánh ấy cho việc sáng chế trên trái đất - Cách 2 : Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xưởng xanh . Nhìn thấy một em bé măng một chiếc máy có đôi cánh xanh . Tin-tin ngạc nhiên hỏi : - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé nói : - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất - Từng cặp HS đọc trích đoạn Ở vương quốc tương lai, quan sát tranh minh hoạ vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian . - Hai ba HS thi kể - Cả lớp nhận xét - Từng cặp HS , suy nghĩ tập kể chuyện theo trình tự không gian . - Hai, ba HS thi kể . - Cả lớp nhận xét . - Mở đầu đoạn 1 : - Mở đầu đoạn 2 Theo cách kể 2 Mi-tin đến khu vườn kì diệu . Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin tìm đến công xưởng xanh HS đọc yêu cầu của bài . - HS nhìn bảng, phát biểu ý kiến Mĩ thuật: TẬP NẶN TẠO DÁNG NẶN CON VẬT QUEN THUỘC I/ Mục tiêu: Hiểu hình dáng, màu sắc đặc điểm của con vật Biết cách nặn con vật. Nặn được con vất theo ý thích II/ Chuẩn bị: - GV: -Tranh ảnh một số con vật quen thuộc. -Sản phẩmnặn con vật. Đất nặn. - HS:-SGK,đất nặn. III/ Các hoạt động dạy-học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ a. HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV cho học sinh quan sát tranh ảnh con vật. -- Kể tên một số con vật khác mà em biết? Hãy tả lại hình dáng con vật em định nặn? b. HĐ 2: Cách nặn con vật: - GV nặn mẫu, giảng giải: - Nặn từng bộ phận rồi gắp dính lại. - Nặn các bộ phận chính (đầu, thân, ) trước sau đó nặn các bộ phận khác (chân, tai, đuôi) ghép dính các bộ phận lại rồi sửa chữa và tạo dáng, hoàn chỉnh con vật. c. HĐ 3: Thực hành: - GV lưu ý HS nên chọn con vật quen thuộc , có hình dáng đơn giản để nặn (đối với HS nặn chậm).Đối với HS có năng khiếu có thể nặn hai hoặc nhiều con vật. d. Nhận xét , đánh giá: - GV yêu cầu HS bày sản phẩm nặn lên bàn. - Gợi ý HS nhận xét bài. - Nhận xét tiết học và khen ngợi học sinh có bài nặn đẹp. - Học sinh quan sát . - Con ngựa ,con lợn , con thỏ. - Nặn con thỏ có hai tai dài , đầu tròn có hai mắt, đuôi ngắn , có bốn chân. - HS quan sát. - Lắng nghe. -1 đến 2 HS nêu lại cách nặn bằng miệng. - HS nặn con vật theo ý thích của mình. - Khi nặn phải giữ vệ sinh lớp học . - Hs trưng bày sản phẩm nặn. - HS nhận xét bài của bạn. 4. Dặn dò: - Quan sát hoa ,lá . - Chuẩn bị bài vẽ cho bài học sau. SINH HOẠT LỚP I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác trong tuần, phương hướng sinh hoạt tuần đến. II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt 1/ Tổng kết công tác tuần 7: * Ưu điểm: Đi học đầy đủ. Chuẩn bị bài, làm bài trước khi đến lớp. Thực hiện tốt nhiệm vụ trực ban. * Tồn tại: Nề nếp lớp chưa tốt; vệ sinh lớp còn bẩn. Một số em chưa học bài cũ. Một số em còn ăn quà vặt. 2/ Phương hướng công tác tuần 8: Học tập theo chương trình và ôn chuẩn bị giữa kì I Nhắc HS giữ vở sạch, bao vở cẩn thận. HS bảo vệ môi trường trường học. Tác phong đội viên phải nghiêm túc. LỊCH BÁO GIẢNG Tuần 8 từ ngày : 19/10//2009 đến ngày:23/10 /2009 Tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Thứ Tiết Môn TÊN BÀI DẠY Hai 1 2 3 4 CC TĐ T Nếu chúng mình có phép lạ Luyện tập Ba 1 2 3 4 T LTC CT KC ATGT Tìm hai só khi biết tổng và hiệu của hai số Cách viết tên...... (N-V)Trung thu độc lập Kể chuyện đã nghe, đã đọc Ôn tập chung các loại biển báo Tư 1 2 3 4 TĐ T TLV KT ÂN Đôi giày ba ta màu xanh Luyện tập Luyện tập phát triển ..chuyện Khâu đột thưa Học hát trên ngựa ta phi nhanh Năm 1 2 3 4 T LTC Đ Đ Gó nhọn. Góc bẹt... Dấu ngoặc kép Tiết kiệm tiền của Sáu 1 2 3 4 T TLV MT NGLL SH Hai đường thẳng vuông góc Luyện tập phát triển câu chuyện Nặn con vật Truyền thống nhà trường Sinh hoạt lớp . . Phòng GD-ĐT Đại Lộc Trường tiểu học Hồ Phước Hậu KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tuần 8 từ ngày : 19/10//2009 đến ngày:23/10 /2009 Tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Thứ Tiết Môn TÊN BÀI DẠY NỘI DUNG DẠY Hai 1 2 3 4 CC TĐ T Nếu chúng mình có phép lạ Luyện tập Đọc diễn cảm , thuộc bài thơ Bài tập 1a,2dòng 1,2 bài 4a Ba 1 2 3 4 T LTC CT KC ATGT Tìm hai só khi biết tổng và hiệu của hai số Cách viết tên...... (N-V)Trung thu độc lập Kể chuyện đã nghe, đã đọc Ôn tập chung các loại biển báo Làm bài tập 1,2 Viết được tên người, địa lí VN, nước ngoài Viết đúng chính tả đoạn 2 của bài văn, làm BT 2( a,b) Tư 1 2 3 4 TĐ T TLV KT ÂN Đôi giày ba ta màu xanh Luyện tập Luyện tập phát triển ..chuyện Khâu đột thưa Học hát trên ngựa ta phi nhanh Đọc trôi chảy bài văn câu 2 tách 2 ý BT 1(a,b), 2,4 Làm được các bài tập SGK Năm 1 2 3 4 T LTC Đ Đ Gó nhọn. Góc bẹt... Dấu ngoặc kép Tiết kiệm tiền của Làm được BT 1,2( ý 3) Làm hết các BT theo yêu cầu Sáu 1 2 3 4 T TLV MT NGLL SH Hai đường thẳng vuông góc Luyện tập phát triển câu chuyện Nặn con vật Truyền thống nhà trường Sinh hoạt lớp Làm BT 1,2,3a Làm hết BT ở SGK .
Tài liệu đính kèm: