Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần thứ 1

Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần thứ 1

Tiết 1: Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1. Đọc lưu loát toàn bài:

 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm. vần dễ lẫn.

- Biết cách đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt tập I

 Giới thiệu chủ điểm: Thương người như thể thương thân.

 Giới thiệu tác phẩm: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 a, Luyện đọc

HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn: GV chia bài làm 4 đoạn, 4 HS đọc 4 đoạn trước lớp. HS đọc phần chú thích các từ mới cuối bài.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - Một, hai HS đọc cả bài.

 

doc 278 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần thứ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
uần 1
	Tiết 1:	 	Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Đọc lưu loát toàn bài:
	- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm. vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. 
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt tập I
	Giới thiệu chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
	Giới thiệu tác phẩm: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
	2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
	a, Luyện đọc
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn: GV chia bài làm 4 đoạn, 4 HS đọc 4 đoạn trước lớp. HS đọc phần chú thích các từ mới cuối bài.
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- Một, hai HS đọc cả bài.
	b, Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? ( Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy Nhà Trò khóc bên tảng đá cuội)
HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: 
? Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt 
(Thân hình chị nhỏ bé, gầy yếu, người bự phấn...)
	HS đọc thầm đoạn 3, trả lời:
? Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? 
HS đọc thầm đoạn 4, trả lời:
? Những lời nói cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
- HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
	c, Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc giọng phù hợp với diễn biến câu chuyện, với tình cảm, thái độ của nhân vật.
	GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS.
	HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
	Một vài HS thi đọc trước lớp.
	III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
	Giúp HS liên hệ bản thân: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
	GV nhận xét tiết học, yêu cầu về nhà luyện đọc.
Tiết 2	 Chính tả
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
2. Làm đúng các bài tập phân biết những tiếng có âm đầu( l/n) hoặc vần (an/ang) dễ lẫn.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	A. Mở đầu
GV nhắc lại một số yêu cầu về giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, nề nếp học tập.
	B. Dạy bài mới
	1. Giới thiệu bài
Bài học hôm nay các em sẽ nghe- viết đúng một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
	2. Hướng dẫn nghe- viết
	GV đọc đoạn văn cần viết một lượt, HS theo giỏi SGK.
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai( cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn...)
GV căn dặn HS trước khi viết bài
	GV đọc bài- HS viết vào vở.
	GV đọc lại bài HS rà soát một lượt, chấm một số bài, GV nhận xét chung.
	3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
	HS làm bài tập vào vở, GV theo dõi và chấm chữa bài.
	Bài tập 1. Hai HS lên bảng điền.
	Bài tập 2. HS thi giải nhanh câu đố và viết nhanh.
	GV nhận xét khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
	Lời giải đúng: Cái bàn là; Hoa ban
	III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học, nhắc những HS viết sai chính tả cần ghi nhớ để lần sau không viết sai nữa.
Tiết 3	Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về:
	- Cách đọc, viết các số đến 100000.
	- Phân tích cấu tạo số.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
a, GV viết số 83251, Yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào?
	b, Tương tự như trên với các số: 38001, 80201, 80001.
	c, Cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề.
	( Ví dụ 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục)
	d, GV cho một vài HS nêu
	- Các số tròn chục.
	- Các số tròn trăm. 	
	- Các số tròn nghìn.
	- Các số tròn chục nghìn
	2. Thực hành
	GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán.
	GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
 Chấm một số bài, chữa bài:
Bài 1, 2, 3 GV cho lần lượt HS đọc kết quả, cả lớp đối chiếu với bài làm của mình, nhận xét và sửa sai.
	Bài 4 : Một HS trình bày cách giải:
	Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm.
	III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
	 GV nhận xét chung tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt.
Tiết 4	Âm nhạc
	(GV chuyên dạy )
Tiết 1:	Thể dục
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC LỚP 
TRÒ CHƠI " CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC"
I. MỤC TIÊU:
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
- Một số quy định về nội quy, yêu cầu tập luyện. Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ Thể dục.
- Trò chơi" Chuyền bóng tiếp sức". Yêu cầu HS nắn được cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
	II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
	1. Phần mở đầu
	Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
	Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
	Trò chơi " Tìm người chỉ huy"
	2. Phần cơ bản
	a, Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 4.
HSđứng theo đội hình hàng ngang,GVgiới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 4.
	b, Phổ biến nội quy yêu cầu tập luyện.
Trong giờ học: áo quần thể thao, đi dày hoặc dép có quai sau, khi muốn ra vào lớp phải xin phép GV...
	c, Biên chế luyện tập 
	GV chia lớp làm 3 tổ, 3 tổ trưởng, một lớp trưởng.
`	d, Trò chơi " Chuyền bóng tiếp sức"
GV làm mẫu cách chuyền bóng và phổ biến luật chơi. Cả lớp chơi thử 2 cách chuyền bóng một số lần, khi cả lớp biết cách chơi mới cho chơi chính thức có phân thắng thua.
3. Phần kết thúc: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. GV cùng HS hệ thống lại bài.
Tiết 2:	Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
	Giúp HS ôn tập về:
	- Tính nhẩm
- Tính cộng, trừ các số đến năm chữ số; nhân ( chia) số có đến năm chữ số với( cho) số có một chữ số.
	- So sánh các số đến 100000.
	- Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Luyện tính nhẩm
	GV cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản. Hình thức tính nhẩm sau:
	* Hình thức: Tổ chức " chính tả toán"
	- GV đọc phép tính thứ nhất:
	Chẳng hạn " Bảy nghìn cộng hai nghìn"
HS tính nhẩm trong đầu, ghi kết quả (9000) vào vở nháp, rồi chuyển bút xuống dòng dưới, chờ tính nhẩm tiếp.
	- GV đọc phép tính thứ hai:
	Chẳng hạn" tám nghìn chia hai"
HS tính nhẩm trong đầu, Ghi kết quả( 4000) vào vở nháp vào dòng thứ hai rồi chờ GV đọc tiếp.
Cứ như vậy khoảng 4 đến 5 phép tính nhẩm. GV vừa đọc vừa đi các bàn kiểm tra giám sát các em.
Cả lớp thống nhất kết quả từng phép tính, HS tự đánh giá. GV nêu nhận xét chung.
	2. Thực hành
GV tổ chức cho HS làm bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm và chữa bài.
	Bài1: Sáu em nêu kết quả- cả lớp đối chiếu bài làm của mình.
	Bài 2: Bốn HS trung bình lên bảng đặt tính.
	Bài 3: Hai HS nêu kết quả.
	Bài4, 5: Hai HS đồng thời lên bảng điền vào bảng GV điền sẵn.
	III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
HS nhắc lại những nội dung vừa ôn trong tiết học, tuyên dương những HS làm bài tốt.
 Tiết 3:	Luyện từ và câu
CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
	I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nắm được cấu tạo cơ bản( gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt.
2. Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Mở đầu: GV nói về tác dụng của tiết Luyện từ và câu mà HS đã được làm quen từ lớp 2- Tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ , biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn.
	B. Dạy bài mới
	1. Giới thiệu bài:
	2. Phần nhận xét: HS lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
	Yêu cầu 1: Đếm số tiếng trong câu tục ngữ.
	Tất cả đếm thầm, một HS làm mẫu( kết quả 6 tiếng)
	Tất cả đềm thành tiếng dòng còn lại( 8 tiếng)
	Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó.
	Tất cả HS đánh vần thầm, một HS đánh vần mẫu.
	Cả lớp đánh vần và ghi kết quả vào vở.
	Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu.
Cả lớp suy nghĩ, hai HS trình bày trước lớp, GV giúp HS gọi tên các phần ấy: âm đầu, vần và thanh.
	Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo các tiếng còn lại, rút ra nhận xét.
	HS làm việc cá nhân vào vở, đại diện các nhóm lên bảng trình bày
GV đặt câu hỏi: Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu? Tiếng nào không có đủ bộ phận như tiếng bầu?
	3. Phần ghi nhớ.
	HS đọc phần ghi nhớ.
	4. Phần luyện tập.
Bài tập 1: HS đọc thầm bài tập- làm bài vào vở. Mỗi bàn cử một đại diện lên bảng trình bày.
	Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu bài tập
HS suy nghĩ giải câu đố dựa theo nghĩa của từng dòng: để nguyên là sao, bớt là oa, đó là chữ sao.
	III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
	GV nhận xét, khen những HS học tốt.
	Yêu cầu về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong bài.
Tiết 4:	Lịch sử
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
	I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
	- Vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta.
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
	- Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Viết Nam.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	HĐ1: Làm việc cả lớp
	1. GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.
2. HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, mà em đang sinh sống.
	HĐ2: Làm việc theo nhóm
1. GV phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh về cảch sinh hoạt của một số dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
	2. Các nhóm làm việc, sau đó trình bày trước lớp.
3. GV kết luận: Một dân tộc sống trên đất Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
	HĐ3: Làm việc cả lớp
1. GV đặt vấn đề: để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó.
	2. HS phát biểu.
	3. GV kết luận: 
	HĐ4: Làm việc cả lớp.
	GV hướng dẫn HS cách học.
Mỹ thuật
(GV chuyên dạy)
Tiết 1: 	 Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
	- Luyện tính, tính giá trị của biểu thức.
	- Luyện tìm thành phần chưa biết của phép tính.
	- Luyện giải toán có lời văn.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV tổ chức cho HS làm bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm và chữa bài.
	Bài 1: GV cho HS tính nhẩm ( nêu kết quả và thống nhất trong cả lớp)
	Bài 2: HS tính nhẩm kết quả rồi nối với các  ... iến luật chơi, cử trọng tài.
HS chơi.
*HĐ3:	Phần kết thúc:
HS làm động tác thả lỏng.
Cùng hát bài: Lớp chúng mình
 	 GV nhận xét đánh giá./.
Tiết 4: Tự học
HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOÀN THÀNH BÀI TẬP TOÁN
 I. MỤC TIÊU:
 	- Giúp HS hoàn thành các bài tập toán ở SGK (trang 77)
 	- Củng cố kỹ năng làm bài cho HS
 	 - Kèm cặp HS yếu.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 	*HĐ1 : GV nêu yêu cầu tiết học 
 HS mở SGK ( trang 77 ) ra, đọc thầm nội dung các bài tập.
 	*HĐ2: GV hướng dẫn HS làm bài 
 	Bài 1: Thực hiện phép chia
	GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép chia
 	 Bài 2:
	Số xăng có ở mỗi bể:
	128 610 : 6 = 21 452 ( lít )
	Đáp số :21 452 lít 
 	Bài 3: 
 	Số hộp có thể xếp áo vào được là : 
	187 250 : 8 = 23 406 ( hộp )
	Số áo còn thừa là:
	187 250 - (23 406 x 8 ) = 2 ( áo )
	Đáp số: 23 406 áo
	thừa: 2 áo
 GV tổng kết bài .Nhận xét tiết học ./.
 Tiết 1: Thể dục
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
Tiết 2:	Tập làm văn
THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?
 I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 
 	 - Hiểu được thế nào là miêu tả
 	 - Bước đầu biết viết một đoạn văn miêu tả
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh cái cối tân
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1. Kiểm tra bài cũ 
1 HS lên kể lại câu chuyện theo 1 trong 4 đề tài đã nêu ở bài tập 2 tiết trước
	? Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo cách nào
 	2. Bài mới
 	- Giới thiệu bài
 	- Phần nhận xét :
 	1 HS đọc yêu cầu bài 1 
 	1 HS đọc lại đoạn
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 2 :
1 HS nêu mẫu - HS làm việc nhóm đôi - Hoàn thành bài tập
GV gọi một số HS nêu kết quả thảo luận
? Qua những sự vật mà tác giả đã miêu tả, em thấy tác giả miêu tả sự vật bằng những giác quan nào
HS thảo luận và đưa ra nhận xét sau đó hoàn thành bài tập 3
 	? Muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì
	? Như thế nào là văn miêu tả
 	HS nêu ghi nhớ ( sgk ) 
 	3. Luyện tập : 
GV yêu cầu HS mở SGK trang 134 và 138 
? Tìm câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung 
HS nêu - GV chốt lại lời giải :
Đó là một chàng kị sĩ ................. ngồi trong mái lầu son 
 1 HS đọc yêu cầu bài 2: 
GV yêu cầu HS chọn hình ảnh và viết 1-2 câu miêu tả những hình ảnh đó
HS luyện viết
	GV nhận xét cách viết câu của HS
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
 	2 HS đọc phần ghi nhớ
 	GV củng cố bài ./.
Tiết 3: 	 Toán
 Tiết 69: CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I- MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Nhận biết cách chia một số cho một tích
 	 - Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện hợp lý
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
 	Gọi 3 HS lên bảng 
 	Tính : 24: 3: 2 24 : 2 : 3 24 : ( 3 x 2 ) 
	? So sánh giá trị các biểu thức 
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài ( Dựa vào bài cũ GV giới thiệu bài mới )
 HS thực hiện
 50 : ( 2 x 5 ) 50 : 2 : 5 50 : 5 : 2
 	? So sánh giá trị các biểu thức
? Muốn chia một số cho một tích ta làm thế nào
HS nêu cách thực hiện 
3. Thực hành
	GV hướng dẫn HS thực hành vào vở luyện tập ( trang 80 )
	Bài 1: HS giải theo 2 cách 
 2 HS lên thực hiện
 Bài 2 : Một HS đọc bài mẫu
	 GV phân tích mẫu	
60 : 30 = 60 : ( 10 x 3 ) Phân tích số chia thành một tích tạo thành
 = 60 : 10 : 3 số tròn chục nhân với một số
	 = 6 : 3 = 2
 Bài 3 :	 HS nêu tóm tắt và giải bằng 2 cách :
	C1 : 	Số vở 2 bạn đã mua :	 C2 : Số tiền mỗi bạn đã mua :
	2 x 4 = 8 ( cuốn )	9600 : 2 = 4800 ( đồng )
	 Giá tiền một quyển vở :	 Giá tiền một quyển vở :
	9600 : 8 = 1200 ( đồng )	4800 : 4 = 1200 ( đồng )
	Đáp số : 1200 đồng 	 Đáp số : 1200 đồng
 	GV chấm và chữa bài
 	GV nhận xét và đánh giá tiết học./.
Tiết 4:	 Luyện từ và câu
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
 I- MỤC TIÊU: 
 - Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi
 - Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn những tình huống cụ thể . 
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1. Kiểm tra bài cũ :
 Chữa bài tập 1 và bài tập 5 ( Tiết học trước )
	 GV và HS nhận xét	
 	2. Bài mới : 
 	 - Giới thiệu bài
	a .Phần nhận xét
 Bài 1: 1 HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất.
	? Tìm các câu hỏi trong đoạn văn
	? Câu: Sao chú mày nhát thế ? dùng để làm gì
	? Câu : Chứ sao ? có tác dụng gì 
 Bài 3 : Một HS đọc yêu cầu bài 3
	Câu hỏi : Các cháu có thể nói nhỏ hơn không? câu hỏi này có ý nghĩa gì
	3 HS đọc phần ghi nhớ ( SGK trang 142 )
b. Luyện tập
 Bài 1: 4 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài tập 1 
	? Nêu ý nghĩa câu hỏi đã thể hiện
	a. yêu cầu	b. chê trách	c.chê	d. nhờ cậy
Bài 2 : HS luyện tập đặt câu hỏi 	
	 GV đưa ra nhận xét đúng sai. Hướng dẫn HS đặt câu hỏi đúng
Bài 3 :HS nêu tình huống và dùng câu hỏi theo yêu cầu 
	HS đặt câu theo nhóm. Sau đó đại diện các nhóm nêu.
	GV nhận xét và đánh giá.
IIICỦNG CỐ, NHẬN XÉT
GV nhận xét tiết học 
Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và xem lại các bài tập đã làm
 Tiết 1:	 Tập làm văn
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I- MỤC TIÊU:	
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	? Thế nào là miêu tả
	Chữa bài tập số 2 tiết trước
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài
 	2 HS tiếp nối đọc bài văn miêu tả : Cái cối tàn
GV giải thích : áo cối ( vòng bọc ngoài của thân cối )
HS quan sát tranh minh họa
HS nêu yêu cầu của bài phần a, b, c, d
? Đọc phần mở bài ? Theo cách mở bài nào
? Đọc phần kết bài	 ? Theo cách kết bài nào
? Đọc phần thân bài
? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào
? Theo em khi tả đồ vật, em cần tả những gì
- 3 em nêu ghi nhớ ( SGK - trang 145 ) 	
 	3. Luyện tập :
	2 HS đọc tiếp nối nội dung bài tập 1
	2 HS đọc phần câu hỏi
	HS hoàn thành bài tập
	? Tìm câu văn tả bao quát cái trống
	? Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả
	? Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống
	? Viết thêm phần mở bài và kết bài để hoàn thành bài văn
	HS làm bài - GV theo dõi và hướng dẫn thêm
	Nhận xét tiết học ./.
 Tiết 2: 	 Mỹ thuật
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
Tiết 3:	Toán
Tiết 70 : CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I- MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Nhận biết cách chia một tích cho một số 
	- Vận dụng vào tính thuận tiện và hợp lí
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : 
	2 HS lên bảng thực hiện phép chia
 	 135 : 5 	105 : 8
GV nhận xét và đánh giá
2. Bài mới : Giới thiệu bài
	Giới thiệu phép chia
	( 9 x 15 ) : 3	9 x ( 15 : 3 ) 	( 9 : 3 ) x 15
	3 tổ thực hiện 3 phép chia và nêu kết quả 
	? Nêu nhận xét
( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15	 ? Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta làm thế nào
	HS nêu - GV rút ra kết luận ( SGK )
	HS tính tiếp : ( 7 x 15 ) : 3 và 7 x ( 15 : 3 ) 
3. Thực hành :
	HS mở vở bài tập ra làm bài ( Trang 80 )
Bài 1 : HS nêu yêu cầu : Tính bằng 2 cách
 HS làm bài - Gọi 4 em lên chữa bài
	Bài 2 : Một em làm bài mẫu : Tính bằng 3 cách
	GV lưu ý : Chia cho từng thừa số của tích
	HS làm bài : 2 em lên chữa
	90 : 30 = 90 : ( 10 x 3 )	180 : 60 = 180 : ( 10 x 6 )
	 = 90 : 10 : 3	 = 180 : 10 : 6
	 = 9 : 3 = 3	 = 18 : 6 = 3
	Bài 3 : Một em đọc yêu cầu đề bài
	Có 6 tấm vải - Mỗi tấm dài 30 m 
	Bán đi 1/6 số vải 
	Còn lại ? m vải 
	HS lên chữa bài
	Số vải mà cửa hàng có là :
	6 x 30 = 180 ( m )
	Số vải đã bán đi là :	 
	180 : 6 = 30 ( m )
	Số vải còn lại là :
	180 - 30 = 150 ( m )
	HS làm bài - GV chấm và chữa bài./.
 Tiết 4: Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP TUẦN 14
 Nội dung : Nhận xét các hoạt động trong tuần
a .Thể dục , vệ sinh trực nhật: Tương đối nghiêm túc sạch sẽ ,đúng thời gian qui định.
b. Nề nếp ra vào lớp :Tương đối tốt, không có hiện tượng HS đi học muộn giờ
 c. Nề nếp học bài làm bài: ý thức tự học của một số em tuần trước GV nhắc nhởđã chuyển biến rõ rệt
 	 c. Chất lượng chữ viết có nhiều tiến bộ 
 Tuyên dương : Thắng, Đức, Hương, Hiệp, Thông
 Nhắc nhở : Nam, Nhật, Hoàn, Quân
 II. Triển khai kế hoạch tuần 15
 	 Duy trì nề nếp học bài, làm bài,ý thức tự giác trong học tập
 	 Tiếp tục rèn chữ viết, đặc biệt là một số em như: Nam, Anh, Hiền, Duy, Trang
	Tăng cường kiểm tra việc học bài, làm bài của HS.
	Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS.
 Buổi chiều: 	 
Tiết1: 	 Luyện Toán
LUYỆN TẬP CÁC KIẾN THỨC TUẦN 14
I. MỤC TIÊU:
Luyện tập củng cố về phép chia: chia cho số có một chữ số, chia một số cho một tích
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 	 1 : Củng cố về lý thuyết :
? Nêu các nội dung đã học trong tuần
 	? Nêu cách thực hiện phép chia cho số có một chữ số
 	? Nêu cách thực hiện phép chia một số cho một tích
 	2: Rèn kĩ năng chia ( thực hiện phép chia ) cho một số HS yếu
	Gọi 5 em yếu lên thực hiện
408090 : 5 158136 : 3
	278156 : 3	 475980 : 5	304969 : 4	 301894 :7 
 	 GV nhận xét và đánh giá .
 	3 : Luyện tập thêm:
 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức sau :
 112 : ( 7 x 4 ) 
 945 : ( 7 x 5 x 3 ) 
 	630 : ( 6 x 7 x3 ) 
 Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :
 	( 76 : 7 ) x 4
	( 372 x 15 ) x 9
	 Bài 3 : Điền số hoặc dấu thích hợp vào chỗ chấm :
	( 35 + 21 ) : 7 ............. 35 :7 + 21 : 7 
	6 x ( 3 + 9 ) ................ 6 x 3 ....... 9 x ..........
	91 x ( 17 -7 ) = 91 x 17 .............. 91 x .........
	80 : 40 = 80 : ( ........ x 4 )
Bài 4 :	Một khu đất hình chữ nhật có chu vi là 458 m , biết chiều dài hơn chiều rộng là 46 m . Tính diện tích khu đất hình chữ nhật đó ?
	- HS làm bài - GV theo dõi
	- Chấm và chữa bài ./.	
Tiết2: 	 Khoa học
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I- MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :
- Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước 
- Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1: Kiểm tra bài cũ:
	? Nêu một số cách làm sạch nước 
	? Vì sao cần thiết phải đun sôi nước
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hoạt động 1 : HS làm việc nhóm đôi :
 Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
	? Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước
	? Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước
	HS nêu - GV nhận xét và bổ sung thêm	
*Hoạt động 2 : 
HS hoạt động theo nhóm : Chia lớp thành 3 nhóm
Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước
Các nhóm hoạt động với các nội dung sau :
Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước 
Thảo luận tìm ý cho nội dung tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước 
Phân công từng thành viết hoặc vẽ từng phần của bức tranh
HS thực hành dưới sự điều khiển của nhóm trưởng 
Các nhóm trình bày nội dung của nhóm mình 
	 	GV đánh giá, nhận xét ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 den 11 va 14 L4.doc