Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Diễn Cát

Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Diễn Cát

TOÁN

Luyện tập

I-MỤC TIÊU:

 * Giúp học sinh: - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ

 - Thực hành lập biểu đồ.

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ bài 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 28 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Diễn Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010
TOÁN
Luyện tập
I-MỤC TIÊU:
 * Giúp học sinh: - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ 
 - Thực hành lập biểu đồ.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
33’
2’
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị cho tiết học
2-Bài mới: 
1) Giới thiệu - ghi đầu bài
2) Hướng dẫn luyện tập
* Bài tập 1:
(?) Đây là biểu đồ biểu diễn số vải 
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 2:- Gọi HS nêu Y/c của bài.
(?) Biểu đồ biểu diễn điều gì?
(?) Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- Gọi học sinh đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 3:- Nêu y/cầu HD HS làm bài tập.
(?) Nêu tên biểu đồ.
(?) Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của tháng nào?
(?) Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3?
- Gọi HS lên bảng vẽ.
- Y/c HS đọc biểu đồ vừa vẽ.
(?) Tháng nào bắt được nhiều cá nhất?
(?) Tháng nào bắt được ít cá nhất?
(?) Tháng 3 tàu Thắng Lợi đánh bắt được nhiều hơn tháng1, tháng 2 bao nhiêu tấn cá?
- Nhận xét chữa bài.
3.Củng cố-dặn dò:
(?) Ta làm quen với mấy loại biểu đồ? Đó là những loại biểu đồ nào?
(?) Muốn đọc được số liệu trên biểu đồ ta phải làm gì?
- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
HS đưa đồ dùng ra kiểm tra
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài tập vào vở, 1 em lên bảng điền đúng sai
- Nêu y/c bài tập.
- Nối tiếp nhau nêu miệng.
- Nêu y/cầu bài tập.
- Nối tiếp nhau nêu miệng.
- Nêu cách vẽ (bề rộng, chiều cao của cột).
- 2 HS, mỗi học sinh vẽ biểu diễn 1 tháng.
- HS vừa chỉ vừa nêu.
 + Tháng 3
 + Tháng 2
 + Nhiều hơn tháng 1 là: 6 – 5 = 1 (tấn)
 Nhiều hơn tháng 2 là: 6 – 2 = 4 (tấn)
+ 2 loại biểu đồ.
+ Biểu đồ tranh vẽ.
+ Biểu đồ hình cột.
+ Ta phải quan sát xem biểu đồ biểu diễn nội dung gì.
- HS thực hiện ở nhà.
TẬP ĐỌC
Nỗi dằn vặt của an-đrây-ca
I-MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
- Hiểu ND: Nỗi dằn vật của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân ( trả lời được các CH trong SGK ) 
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS: Sách vở môn học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
33’
2’
1. Bài cũ: 
-Gọi 2/HS đọc bài: “Gà Trống và Cáo” và trả lời câu hỏi
-GV nhận xét - ghi điểm.
2-Bài mới: 
* Giới thiệu bài - Ghi bảng.
a. Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
(?) Bài chia làm mấy đoạn?
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn
- Kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải
-Luyện đọc cặp
- GV hướng dẫn cách đọc bài
- Đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
(?) Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
(?) Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?
(?) An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.
 (?) Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
(?) Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
(?) Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
 (?) An-đrây-ca tự dằn vặt mình ntn?
(?) Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
(?) Đoạn 2 nói lên điều gì?
(?) Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An-đrây-ca?
- GV ghi nội dung lên bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV nhận xét chung.
3.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “Chị em tôi”
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
+ Bài chia làm 2 đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải SGK.
-HS đọc nhóm đôi
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
* An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- HS đọc bài và nối tiếp nhau trả lời câu hỏi
* Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
=>Ý nghĩa: Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung
- HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Người viết truyện thật thà
I-MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. 
- Làm đúng BT2 (CT chung ) và BT 3b
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
35’
2’
 1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng viết cả lớp viết vào nháp. 
- G nhận xét. 
2-Bài mới: 
- Giới thiệu bài. 
a-Hướng dẫn HS nghe-viết
- GV đọc một lượt bài chính tả 
- Nhắc HS viết tên riêng người nước ngoài theo đúng quy định 
- Đọc từng câu (từng bộ phận)
- Đọc lại bài chính tả 
b-Hướng dẫn HS làm bài tập. 
*Bài 2: (Tập phát hiện và sửa lỗi chính tả)
- Nhắc HS
 + Viết tên bài cần sửa
 + Sửa tất cả các lỗi có trong bài 
- Phát phiếu riêng cho 1 HS 
- Nhận xét - chấm chữa 
- Nhận xét chung 
*Bài 3: Đọc yêu cầu của bài:
Tìm từ láy
 a-Có chứa thanh hỏi, thanh ngã:
- Có tiếng chứa thanh hỏi
-Có tiếng chứa thanh ngã.
- Phát phiếu cho 1 HS làm cả lớp làm vào VBT
- GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng.
3.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Y/c HS ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài 
- Nhắc HS chuẩn bị bản đồ có tên quận, huyện, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
- Chen, leng keng 
- HS đọc thuộc lòng câu đố.
- HS lắng nghe, suy nghĩ 
- Cả lớp đọc thầm lại chuyện.
- Thực hành (tự viết trên nháp ) Pháp, Ban-dắc. 
- HS viết bài vào vở 
- Soát lại bài. 
- H/s đọc nội dung 
- Cả lớp đọc thầm. 
- Tự đọc bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi
- Từng cặp HS đổi vở để sửa chéo. 
- HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng 
- HS đọc y/c (đọc cả M) lớp theo dõi. 
- HS làm bài vào vở 
- Nhanh nhảu, đủng đỉnh, lủng củng,nhí nhảnh, vớ vẩn..
-Bỡ ngỡ, màu mỡ, sẵn sàng, mẫu mực, nghĩ ngợi....
 - HS làm bài trên phiếu dán kết quả.
Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2010
TOÁN
Luyện tập chung.
I-MỤC TIÊU:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. 
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột, 
- Xác đinh được một năm thuộc thế kỉ nào. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
33’
2’
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị cho tiết học
2-Bài mới: 
 1) Giới thiệu - ghi đầu bài
 2) Hướng dẫn luyện tập
* Bài tập 1:
(?) Nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số?
(?) Nêu lại cách đọc số?
- Nhận xét chữa bài.
* Bài tập 2:
- Gọi 4 HS nêu cách điền số của mình.
- GV chữa bài, y/c HS giải thích cách điền trong từng ý
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 3:- Nêu y/c và HD HS làm bài tập.
(?) Khối lớp 3 có bao nhiêu lớp? Đó là các lớp nào?
(?) Nêu số học sinh giỏi toán của từng lớp?
(?) Trong khối lớp ba, lớp nào có nhiều HS giỏi toán nhất? Lớp nào có ít HS giỏi toán nhất?
(?) Trung bình mỗi lớp ba có bao nhiêu HS giỏi toán? 
* Bài tập 4:
- Cho HS tự làm bài tập.
- Nhận xét cho điểm
3.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
HS bày đồ dùng lên để kiểm tra
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc các số
- HS đọc yêu cầu của bài
- 1Hs lên bảng, cả lớp tự làm vào vở.
- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
- Nêu y/c bài tập. HS cả lớp làm bài vào vở
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm rồi đổi chéo vở để KT bài lẫn nhau.
- Học sinh lắng nghe.
LYỆN TỪ VÀ CÂU
Danh từ chung và danh từ riêng
I-MỤC TIÊU:
- Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng ( ND Ghi nhớ ). 
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu và ý nghĩa khái quái của chúng ( BT1, mục III ) nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế ( BT2 )
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
33’
2’
1. Bài cũ: 
(?) Danh từ là gì? Cho ví dụ?
(?) Tìm 5 danh từ chỉ người? 
- GV nhận xét, ghi điểm cho hs.
2-Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b) Nhận xét:
*Bài tập 1:- Gọi hs đọc y/c và ND.
- Y/c hs thảo luận và tìm từ đúng.
- GV n.xét và giới thiệu bản đồ tự nhiên Việt Nam, chỉ một số sông đặc biệt là sông Cửu Long. Giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi được giặc Minh, lập ra nhà hậu Lê ở nước ta.
*Bài tập 2:- Y/c hs đọc đề bài.
- Y/c hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
(?) Sông là từ chỉ gì?
(?) Cửu Long là tên chỉ gì?
(?) Vua là từ chỉ ai trong xã hội?
(?) Lê Lợi chỉ người như thế nào?
- GV chốt:
+Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
+ Những từ chỉ tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
Bài tập 3:- Gọi hs đọc y/c.
- Y/c hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi trong VBT
*GV kết luận: Tên riêng chỉ người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
c. Phần ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
3 ) Luyện tập:
Bài tập 1:- Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm y/c hs thảo luận trong nhóm và viết vào giấy.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác nxét, bổ sung.
- Gv nxét để có phiếu đúng.
(?) Danh từ chung gồm những từ nào?
? Danh từ riêng gồm những từ nào?
- GV nxét chung.
Bài tập 2:- Gọi 1 hs đọc y/c.
- Y/c 2, 3 hs viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con hoặc vào vở viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ.
- Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng. Hỏi:
(?) Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- GV: Tên người các em luôn phải viết hoa cả họ và tên.
3.Củng cố-dặn dò:
(?) Thế nào là danh từ chung?
(?) Thế nào là danh từ riêng?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học thuộc bài và viết vào vở 10 danh từ chung chỉ đồ dùng, 10 danh từ riêng chỉ người hoặc địa danh.
- 2 Hs thực hiện yêu cầu.
- Hs ghi đầu bài vào ... 
+Qua các tranh các em thấy tranh nào đi đúng ? Tranh nào đi sai qui luật an toàn giao thông? Vì sao ? 
-Cho các nhỏ trình bày ý kiến 
-GV chốt lại : cho HS đọc ở trong SGK trang 12 &13 , 14 .
*Hoạt động 3 : Trò chơi giao thông .
-Cho HS thực hiện theo các tình huống :
+Khi đi vượt xe đỗ bên đường .
+Khi đi vòng xuyến .
+Khi đi từ trong ngõ đi ra đường lớn .
+Khi đi đến ngã từ và cần đi thẳng hoặc rẽ trái , rẽ phải thì đi theo hướng nào là đúng .
-Qua mỗi tình huống cho cả lớp nhận xét , sau đó GV chốt lại điều đi đúng theo mỗi tình huống .
3.Củng cố Dặn dò 
-Hôm nay ta học bài gì ? Khi đi xe đạp ta cần một xe đạp nào mới an toàn ? Khi đi trên đường ta đi hàng mấy ? 
Về nhà thực hiện theo điều đã học và xem bài mới “Lựa chọn đường đi an toàn “ 
3 em trả lời
Cả lớp nhận xét
1 em nhắc lại ghi nhớ
 HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
HS tự trả lời theo tình hình thực tế
-Loại xe , cỡ vành xe , lốp xe , phanh , xích , chuông 
- Các ốc vít phải chặt và xe không bị lung lay 
 -có vành nhỏ dưới 650 mm
các nhóm trình bày ý kiến thông qua câu hỏi
Lắng nghe
-HS quan sát tranh ảnh thảo luận và nêu ý kiến
Các tranh đúng trang 12 , Các tranh đi xe sai là trang 13 & 14 Vì đi không đúng loại xe đối với em nhỏ
Nối tiếp trình bày
-Lắng nghe
HS thực hiện theo tình huống
3 em trả lời
Đọc ghi nhớ SGK
Tiết 3: LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức đã học trong tuần. Làm tốt các bài tập luyện kiến thức đã học. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1- Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1: Xếp các từ trong ngoặc đơn thành 2 nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung thu, trung điểm, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung tâm, trung bình, trung kiên)
a) Trung có nghĩa là ở giữa: trung thu, trung bình, trung điểm, trung tâm
b) Trung có nghĩa là một lòng một dạ: trung nghĩa, trung thực, trung thành, trung kiên,
Bài 2: Chọn từ sau thích hợp để điền vào chỗ trống: tự hào, tự kiêu, tự lập, tự quản, tự ái.
a) Tưởng mình giỏi nên sinh ra ..........( tự kiêu)
b) Lòng ........dân tộc.( tự hào)
c) Buổi lao động do HS .....( tự quản)
d) Mới đùa một tí đã .........( tự ái)
e) Mồ côi từ nhỏ, hai anh em phải sống ......( tự lập)
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: trung hiếu, trung hậu, trung kiên, trung thành, trung thực.
a) .......với Tổ quốc.( trung thành)
b) Khí tiết của một chiến sĩ ....( trung kiên)
c) Họ là những người con ....... của dân tộc. ( trung hiếu)
d) Tôi xin báo cáo ...... sự việc xảy ra.( trung thực)
e) Chị ấy là người phụ nữ .......( trung hậu)
Bài 4: 
Em hãy viết một bức thư ngắn gửi cho bạn để hỏi thăm sức khỏe và thông báo tình hình học tập đầu năm của em cho bạn biết.
GV gợi ý HS viết đúng nội dung thư, viết đúng các phần của một bức thư.
2. Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung và chữa vào vở.
Tiết 4: LUYỆN TOÁN.
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học trong tuần về các phép tính với số tự nhiên.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
23875 + 21980 34096 + 2100
453098 + 609840 60043 + 76012
989898 + 123456 789865 + 34216
- Gv cho HS làm vào bảng con.
- Nhận xét từng bài cụ thể của HS trên bảng con.
- GV khen những HS làm tốt.
Bài 2: Tìm x:
a) x - 425 = 625 
b) x - 103 = 99
c) 354 - x = 310
 - Gv cho HS nhắc lại cách tìm số bị trừ và số trừ chưa biết.
- Cho HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài 3: 
Trường tiểu học Thanh Đồng mua 45 123 quyến vở, trường tiểu học Thanh Phong mua 48 877 quyển vở. Hỏi trung bình mỗi trường mua bao nhiêu quyển vở?
Bài giải
Trung bình mối trường mua số vở là
 ( 45 123 + 48 877) : 2 = 47 000 ( quyển vở)
Đáp số: 47 000 quyển vở 
Bài 4*. a. Trung bình cộng của a và 2009 là 2005. Tìm số a?
Bài giải
Số a là 2005 x 2 – 2009 = 2001 
 b. An có 15 hòn bi,Bình có 12 hòn bi. Cường có số bi hơn mức trung bình cộng của 3 bạn là 3 bạn là 3. hỏi Cường có bao nhiêu hòn bi?
Bài giải
 Vì Cường có số bi hơn mức t rung bình cộng cả ba bạn là 3 nên Cương phải bù cho hai bạn kia 3 hòn bi thì mới đạt mức trung bình.
Số bi trung bình cả ba bạn là (15 + 12 + 3 ) : 2 = 15 ( hòn)
 Số bi của Cường là: 15 + 3 = 18 ( hòn bi)
2. Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS nối tiếp lên bảng chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung và chưa vào vở nếu sai.
.....................................................................................................................................................
CHIỀU
Tiết 1 LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện viết bài 6
I. MỤC TIÊU:- Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, đúng độ cao từng con chữ. 
- Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1: Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- GV nhận xét chung
2. Giới thiệu nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện viết.
+ Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài
- Trong bài có những chữ viết hoa nào?
- Yêu cầu HS nhắc lại lại quy trình viết?
+ Nêu một số chữ viết hoa và một số chữ khó. viết trong bài? 
- Yêu cầu HS viết vào vở nháp.
- GV nhận xét chung
4. Hướng dẫn HS viết bài.
- Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Y/c HS viết bài
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày
5. Chấm bài, chữa lỗi.
- Chấm 7 - 10 bài, nêu lỗi cơ bản
- Nhận xét chung, HD chữa lỗi
6. Củng cố, dặn dò
- HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét
- 1 HS đọc bài viết.
- HS nêu
Cả lớp theo dõi
- HS nhắc lại quy trình viết
- HS trả lời
- HS viết vào vở nháp
- Lớp nhận xét. 
- HS trả lời
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc lại bài viết
- HS viết bài
- HS chữa lỗi
.....................................................................................
Tiết 2 BDHSNK
Môn Toán
I. MỤC TIÊU: Củng cố nâng cao cho HS các kiến thức đã học.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Gv chép đề bài lên bảng sau đó hướng dẫn cụ thể cách làm từng bài để HS làm vào vở 
Bài 1:Trung bình cộng hai số là số lớn nhất có 2 chữ số. Số thứ nhất là số bé nhất có 3 chữ số. Tìm số thứ hai?
 Bài giải
Số lớn nhất có 2 chữ số là 99. Tổng hai số là: 99 x 2 = 198
Số bé nhất có 3 chữ số là 100. Số thứ hai là: 198 – 100 = 98
 Đáp số : 98
Bài 2: Cho dãy số: 0; 3; 6; 9 ...
a) Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số trên.
b) Trong các số: 2007; 2008; 2009 có số nào thuộc dãy số trên? Vì sao? Nếu thuộc thì nó là số hạng thứ bao nhiêu của dãy số?
c) Tìm số hạng thứ 2009 của dãy số trên.
Gợi ý: Trước hết giúp HS nhận ra quy luật của dãy số là những số chia hết cho 3
-3 số tiếp của dãy là: 12; 15;18
-Số 2007 thuộc dãy trên vì 2007 chia hết cho 3 còn 2008; 2009 không thuộc dãy trên vì 2 số này không chia hết cho 3.
-Ta thấy số thứ hai là 3 = 3 x 1, số thứ 3 là 6 = 3 x 2, số thứ 4 là 9 = 3 x 3
Nên số thứ 2009 trong dãy trên là 2008 x 3 = 6018
Bài 3. Cho trước một số, An lấy số đó nhân với 5; Bình lấy số đó nhân với 8, kết quả của An kém kết quả của Bình là 1467 đơn vị . Hỏi số cho trước là số nào?
Gợi ý: Gọi số cần tìm là A ta có kết quả của Bình hơn kết quả của An là 8 – 5 = 3 ( lần ) số A
Vậy 3 lần số A là 1467. Số A là: 1467 : 3 = 489
Bài 4.	Cho biểu thức: 9 x 45 + 54 : 18 + 9
 Điền dấu ( ) vào biểu thức đó để biểu thức có giá trị là:
	a. (9 x 45 + 54) : (18 + 9) = 17
	b. 9 x (45 + 54 : 18 + 9) = 513
Bài 5: Tìm số có hai chữ số, biết rằng khi nhân số ấy lên 7 thì ta được một số có ba chữ số mà chữ số hàng trăm là 3 và chữ số hàng chục và hàng đơn vị chính là các chữ số hàng chục và hàng đơn vị của số phải tìm . 
Gợi ý: Gọi số cần tìm là ab , ta có ab x 7 = 3ab
 Phân tích theo cấu tạo số ta tìm được số ab là 50.
2- Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS lên bảng chữa bài, Gv nhận xét bổ sung nếu sai-HS chữa vào vở
......................................................................................................
Tiết 3 BDHSNK
Môn Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU: Củng cố nâng cao cho HS các kiến thức đã học về môn Tiếng Việt.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau rồi ghi lại từ đơn, từ phức trong câu:
Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và /làm việc/ chừng mực/ nên/ tôi /chóng/ lớn/ lắm/() Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đưa/ hai /chân/lên/ vuốt/ râu. 
Bài 2: Các chữ in đậm dưới đây là 1từ phức hay 2 từ đơn:
Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.( từ phức)
Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.( là hai từ đơn)
Vườn nhà em có nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.( là một từ phức)
Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng.( là hai từ đơn)
Bài 3: Nghĩa của các từ: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở? 
nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở mang tính khái quát, tổng hợp. Còn nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở mang tính cụ thể so với các từ trên.
Bài 4. Gạch bỏ từ không cùng nhóm với từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
chân thật, chân thành, chân lí, chân tình, chân chất ( từ không cùng nhóm là từ chân lí vì các từ khác đều chỉ sự trung thực)
 thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật. ( ngay ngắn ý nói không xộc xệch còn các tư khác chỉ tính ngay thẳng của con người)
 thật thà, thật sự, thật lòng, thành thật, thật tình, thật tâm.( thật sự là điều có thật còn các từ khác chỉ tính cách con người thật thà không giả dối)
Bài 5. a. Gạch chân dưới các danh từ trừu tương có trong đoạn văn sau.
Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại bà Trưng, bà Triệu,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.....Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
 b.Chỉ ra chỗ sai trong hai câu sau, giải thích vì sao lại sai?:
 - Đường vào nhà em có 5 ngôi nhà cửa rất đẹp. ( Từ sai là từ nhà cửa ,dùng sai vì từ ghép tổng hợp không đi kèm từ chỉ số lượng)
 - Đầu năm học mẹ mua cho em nhiều quyển sách vở. ( từ sách vở không đi kèm danh từ chỉ đơn vị, nên bỏ chữ quyển.)
2- Hướng dẫn chữa bài: Gọi HS nối tiếp lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung thêm, chữa bài vào vở.
.......................................................................................
Tiết 4

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6 lop 4 tuyet hay.doc