Đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B (Có đáp án và biểu điểm)

Đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B (Có đáp án và biểu điểm)

3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi?

4. Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện này?

5. Qua bài đọc trên, em hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về mẹ mình.

6. Tìm từ láy trong câu:

“Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :

 - Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!’’

Từ láy:

doc 5 trang Người đăng thanhthao14 Ngày đăng 07/06/2024 Lượt xem 90Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B
Họ & tên HS: .. ...................................
Lớp:.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: Tiếng Việt (Đọc hiểu) LỚP 4
THỜI GIAN: 40 PHÚT
Ngày kiểm tra: tháng  năm..2019.
Điểm
Nhận xét của thầy cô
....
.....
I. Đọc hiểu: ( 7 điểm) Em đọc thầm bài “Kiến Mẹ và các con” rồi làm các bài tập:
KIẾN MẸ VÀ CÁC CON
Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:
- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.
Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :
- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.
 (Theo Chuyện của mùa Hạ)
 (Em hãy đánh dấu ´ vào ô c trước ý đúng nhất trong câu 1, 7 )
1.Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?

a. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu.

b. Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ.

c. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.

d. Đắp chăn cho từng đứa con yêu.
2. Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ? 
 (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ.

Mỗi tối, Kiến Mẹ không đủ thời gian để hôn từng đứa con.

 Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con.

 Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con.
3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi?
....................................
4. Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện này?
............
5. Qua bài đọc trên, em hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về mẹ mình.
...........................
6. Tìm từ láy trong câu: 
“Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :
 - Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!’’
Từ láy: .......................................
7. Vị ngữ trong câu “Tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.” là những từ ngữ: 
 (Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất)

a. nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.

b. lũ kiến con đều lên giường nằm.

c. đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.

d. lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.

8. Nối từ ở A với từ ở B cho thích hợp:
A


 B
Kiến Mẹ


danh từ
gia đình


động từ
xinh xắn


tính từ
dỗ dành


danh từ riêng
 	
 9. Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi Kiến Mẹ hoặc bác Cú Mèo.
........................................................................................................................................
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU 4
HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020
I. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9 đúng: 0,5 điểm; câu 8 đúng: 1 điểm
1. c	(0.5 điểm)
2. Đ,S,S,Đ	HS điền đúng 2 đến 3 lần được (0.5 điểm)
3. Gợi ý: Kiến Mẹ chỉ hôn đứa con nằm ở hàng đầu tiên, đứa con đầu tiên hôn đứa kế tiếp và nói là nụ hôn của mẹ gửi. Cứ thế, các con hôn nhau thay cho mẹ mình. (0.5 điểm)
4. Gợi ý: Nụ hôn của mẹ hoặc Nụ hôn yêu thương của mẹ. HS tự do diễn đạt. (0.5 điểm)
5. Học sinh tự do diễn đạt. 	(0.5 điểm)
6. Từ láy: vất vả, nghỉ ngơi, thầm thì.
HS điền đúng 2 đến 3 từ được (0.5 điểm)	
7. c	(0.5 điểm)
8. HS điền đúng 2 đến 3 từ được 0.5 điểm; điền đúng 4 lần được 1 điểm.
A


 B
Kiến Mẹ


danh từ
gia đình


động từ
xinh xắn


tính từ
dỗ dành


danh từ riêng

9. Gợi ý: Sao bác Cú Mèo thông Minh thế?
 Sao Kiến Mẹ yêu các con nhiều thế?
HS viết được câu hỏi đúng về nội dung và cấu trúc câu được 0,5 điểm.
Nếu không viết hoa đầu câu và thiếu dấu câu: không tính điểm.
Trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B
Họ & tên HS: .. .
Lớp:.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: Tiếng Việt (Viết) LỚP 4
THỜI GIAN: 40 PHÚT
Ngày kiểm tra: tháng  năm..2019.
II. CHÍNH TẢ (2 điểm) 
SAU TRẬN MƯA RÀO
	Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.
	Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp...Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. 
 Vích-to Huy-go
III. TẬP LÀM VĂN (8 điểm) 
 Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT 4
HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020
II. CHÍNH TẢ (2 điểm) 
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm.
Cứ 4 lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.
III. TẬP LÀM VĂN (8 điểm) 
	1. YÊU CẦU:
	a. Thể loại: Tả đồ vật
	b. Nội dung:
- Trình bày đầy đủ dàn ý miêu tả đồ vật mà em đã chọn theo yêu cầu của đề bài.
- Viết được đoạn kết bài mở rộng.
	c. Hình thức:
- Trình bày được dàn ý chi tiết gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
2. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 4,5 - 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể.
- Điểm 7đ – 8đ: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 4 lỗi chung.
- Điểm 5đ – 6.5đ: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 6 lỗi chung.
- Điểm 3đ – 4.5đ: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung.
- Điểm 1đ – 2.5đ: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
Lưu ý: 
Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm dàn ý và viết kết bài mở rộng cho bài văn tả đồ vật.
Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2019_2020_truo.doc