Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Số 1 Quảng Vinh

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Số 1 Quảng Vinh

Câu 9: Câu “Lan mời Huệ vào nhà chơi.” không phải là câu kể trong trường hợp nào?

A. Lan nói với Huệ B. Lan nói với Hà

C. Huệ nói với Hà D. Hà nói với Huệ

Câu 10:Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau của Đỗ Quang Huỳnh?

“Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.”

A. Nhân hóa B. So sánh

C. Không có biện pháp nghệ thuật D. Nhân hóa và so sánh

Câu 11: Từ “ ai” trong câu nào dưới đây là từ nghi vấn?

A. Ông ta gắng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.

B. Anh ta đem hoa tặng ai vậy?

C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai hết vậy?

D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lĩnh ấy.

Câu 12 : “Đàn trâu no cỏ nghếch nhìn chúng tôi như chờ đợi.” thuộc kiểu câu:

A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào?

 

doc 2 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 598Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Số 1 Quảng Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
Thời gian: 90 phút
Năm học: 2011 - 2012
Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Quảng Điền
Trường Tiểu học số 1 Quảng Vinh
Họ và tên: 	Lớp : .
I. TRẮC NGHIỆM
Em hãy chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi sau và ghi vào phiếu trả lời trắc nghiệm theo đúng quy định.
Câu 1 : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “mơ ước”?
Nghĩ tới, mơ tới những điều chỉ có trong tưởng tượng, không thể đạt được trong thực tế.
Say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa rời thực tế.
Mong muốn, ước ao đạt được điều tốt lành.
Cầu mong, ước muốn.
Câu 2: Cháu nghe câu chuyện của bà 
 Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng
Số lượng từ phức trong hai câu thơ trên là:
A. 2 từ 	B. 3 từ 	C.4 từ 	D.5 từ
Câu 3: Tiếng "uy" gồm có những bộ phận nào?
	A. Có vần, không có âm đầu, không có thanh B. Chỉ có vần và âm đầu 
	C. Chỉ có vần và thanh	 D. Chỉ có vần 
Câu 4: “Na tròn mắt kinh ngac: không biết Tuấn lúc nào mà viết được những dòng chữ ngay hàng thẳng lối.”
Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng:
A. Để dẫn lới nói trực tiếp.
B. Để báo hiệu những từ ngữ đứng sau đó là lời giải thích .
C. Để báo hiệu những từ ngữ sau đó là liệt kê sự vật, sự việc.
D. Để báo hiệu những từ ngữ sau đó được trích dẫn lại của người khác.
Câu 5: “Những làn mây trắng trắng hơn ,xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.”
Chủ ngữ của câu trên là: 
A. Những làn mây trắng trắng hơn 	B. Những làn mây trắng trắng 
C. Những làn mây trắng trắng hơn,xốp hơn	D. Những làn mây trắng
Câu 6: “Đã là bạn tâm tình (1) thì hiểu rõ tâm tình (2) của nhau và rất nhiều lúc muốn tâm tình (3) với nhau.”
Các từ tâm tình (theo thứ tự) trong câu trên thuộc từ loại là:
A. Danh từ - tính từ - động từ	B. Tính từ - danh từ - động từ 
C. Động từ - danh từ - tính từ	D. Danh từ - động từ - tính từ
Câu 7: Từ nào không thuộc nhóm đồng nghĩa trong dãy sau?
A. Sực nức	B. ngào ngạt	C.thơm nồng	D.thoang thoảng
Câu 8: “Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ.”
Số lượng từ ghép có trong câu trên là:
2 từ 	B.3 từ 	C. 4 từ	D. 5 từ
Câu 9: Câu “Lan mời Huệ vào nhà chơi.” không phải là câu kể trong trường hợp nào?
A. Lan nói với Huệ	B. Lan nói với Hà
C. Huệ nói với Hà	D. Hà nói với Huệ
Câu 10:Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau của Đỗ Quang Huỳnh?
“Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.”
A. Nhân hóa	B. So sánh	
C. Không có biện pháp nghệ thuật	D. Nhân hóa và so sánh
Câu 11: Từ “ ai” trong câu nào dưới đây là từ nghi vấn?
A. Ông ta gắng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.	
B. Anh ta đem hoa tặng ai vậy?
C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai hết vậy?
D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lĩnh ấy.
Câu 12 : “Đàn trâu no cỏ nghếch nhìn chúng tôi như chờ đợi.” thuộc kiểu câu:
A. Ai làm gì?	B. Ai là gì?	C. Ai thế nào?
Câu 13 : Thành ngữ nào không chứa từ trái nghĩa?
Lên thác xuống ghềnh	C. Trên kính dưới nhường
Năm nắng mười mưa	D. Ngàn cân treo sợi tóc
Câu 14: “Mùa xuân đến. Linh thường nghe họa mi hót. Mọi người đều cho rằng tiếng hót kì diệu của nó làm mọi vật bừng tỉnh.”
Trong đoạn văn trên có mấy động từ, mấy danh từ ?
A. 7 danh từ - 6 động từ	B. 8 danh từ - 6 động từ
C. 9 động từ - 7 danh từ	D. 8 động từ - 7 danh từ
Câu 15: Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. xán lạn	B. xán lạng	C. sáng lạng	D. xáng lạng
Câu 16: Vị ngữ trong câu “ Tiếng suối chảy róc rách.” là:
A. chảy róc rách	B. róc rách	C. suối chảy róc rách
II. TỰ LUẬN
Tuổi thơ em đã gắn bó với nhiều đồ vật thân thuộc. Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích và kết hợp kể lại những kỉ niệm với đồ vật ấy.
..Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hsg tieng viet 4 trac nghiem.doc