Tiết 2 : TẬP ĐỌC
Khuất phục tên cướp biển (SGK/tr 66).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu các từ ngữ trong bài.
+ Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
- Giáo dục ý thức bảo vệ chính nghĩa, ghét sự hung tàn.
2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3 .Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tuần 25 Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2008. Sáng: Tiết 1: Chào cờ Tiết 2 : Tập đọc Khuất phục tên cướp biển (SGK/tr 66). 1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến của câu chuyện. - Rèn kĩ năng đọc hiểu các từ ngữ trong bài. + Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. - Giáo dục ý thức bảo vệ chính nghĩa, ghét sự hung tàn. 2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc. 3 .Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: Đọc bài : Đoàn thuyền đánh cá. TLCH trong bài. HS đọc thuộc đoạn, bài. HS nhận xét cách đọc của bạn. HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: (qua tranh). b, Nội dung chính: HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc . GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn , đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu khó khó, từ khó, giảng từ mới. VD : Hiểu thế nào là nín thít? Giọng đọc : Lời của bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh. Lời của tên cướp cục cằn, hung dữ. + Đoạn 1 : ba dòng dầu. + Đoạn 2 : Tiếp theo đến bị treo cổ trong phiên toà. + Đoạn 3 : Phần còn lại. GV đọc toàn bài. HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài. GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận về nội dung từng câu hỏi trong bài. Câu hỏi 1 : Câu hỏi 2 : Câu hỏi 3 : Câu 4 : HS thảo luận, lựa chọn đáp án đúng, giải thích vì sao? (HS KG). - Nêu ý nghĩa của bài đọc? HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm. GV cho HS luyện đọc theo đoạn, đọc toàn bài. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. HS đọc nối tiếp theo đoạn. *Sửa lỗi phát âm : lưng sạm, trắng bệch, nín thít, lăm lăm... - ..im bặt. *Câu: - Có câm mồm không? (quát lớn, hung hãn). - Anh bảo tôi phải không? (đọc điềm tĩnh). HS đọc theo cặp lần hai, nhận xét cách đọc. HS đọc toàn bài. HS nghe GV đọc, tham khảo cách đọc. HS đọc từng đoạn, đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi. -..đập tay xuống bàn quát mọi người im, thô bạo quát bác sĩ Ly, rút soạt dao, lăm lăm chực đâm... -...nhân hậu, điềm đạm nhưng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu với cái ác... -...Một đằng thì đức độ.....Một đằng thì nanh ác.... -...ý c. - Mục 1. HS luyện đọc theo đoạn ,đọc diễn cảm đoạn : “ Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ...trong phiên toà sắp tới”. ** Thi đọc diễn cảm toàn bài. HS nghe, bình chọn giọng đọc hay, đọc đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục. - Nhận xét giờ học. – Chuẩn bị bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Tiết 3: Âm nhạc (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 4: Toán Phép nhân phân số (SGK/tr 132) I .Mục tiêu: - HS biết cách nhân phân số . - Rèn kĩ năng thực hành nhân phân số, giải bài toán có liên quan. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. II . Chuẩn bị : đồ dùng dạy học nhân phân số Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : Chấm, chữa bài tiết trước. B. Bài mới : a, GV nêu yêu cầu giờ học từ bài toán SGK/tr 132. b, Nội dung chính : HS thực hiện yêu cầu. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HĐ 1 : Hướng dẫn nhân hai phân số. GV tổ chức cho HS thực hiện nhân hai phân số dựa trên mô hình phân số minh hoạ (đồ dùng học tập) - Nêu cách nhân hai phân số? GV cho HS KG nêu thêm ví dụ minh hoạ. HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. x== ....ta lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số. HĐ 2 : Thực hành: GV tổ chức cho học sinh thực hiện lần lượt các bài tập trong SGK, chữa bài,củng cố, khắc sâu nhân phân số. Bài 1 : Tính : GV cho HS làm trong vở, chữa bài trên bảng. Củng cố nhân phân số. Bài 2 : Rút gọn rồi tính: Củng cố rút gọn, nhân phân số. Bài 3 : GV cho HS đọc, phân tích đề, làm trong vở, đổi vở chữa bài, củng cố tính diện tích hình chữ nhật, nhân phân số. VD : a, x= b, x= HS thực hiện, nêu cách làm. VD : x= x= Diện tích hình chữ nhật là: x=(m2) C. Củng cố, dặn dò: - Nêu cách nhân phân số? Cho VD minh hoạ. - Nhận xét giờ học. - Ôn bài. - Chuẩn bị bài : Luyện tập Chiều : Tiết 1 : Khoa học ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt (SGK/tr 94) 1.Mục tiêu: - Học sinh có thể vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng...để bảo vệ đôi mắt. - Nhận biết và phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. - Giáo dục ý thức học tập, ham hiểu biết khoa học, biết tránh không đọc, viết nơi ánh sáng quá yếu. 2. Chuẩn bị : Một số vật dụng giúp che nắng. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra: Nội dung bài 48. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học từ liên hệ thực tế. b, Nội dung chính: HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học. HĐ 1 : Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. GV cho HS quan sát các hình, liên hệ thực tế, thảo luận, trả lời câu hỏi theo hình thức hỏi đáp. - Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc ánh lửa hàn? - Nêu các trường hợp khác về ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt. - Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì? - ....nếu nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc ánh lửa hàn mắt sẽ bị tổn thương ...lâu dần sẽ hỏng mắt. - Không chiếu thẳng đèn pin vào mắt, không nhìn trực tiếp và nhìn quá gần vào bóng đèn điện..... -...đeo kính râm, đội mũ rộng vành... HS phân tích trên hình minh hoạ. GV cho HS đóng hoạt cảnh : Hãy bảo vệ đôi mắt của bạn !(sử dụng mũ, kính bảo vệ mắt) HĐ 2 : Tìm hiểu một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết. GV cho HS quan sát tranh, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi trong bài. - Trường hợp nào dưới đây cần tránh để không gây hạicho mắt? - Nằm viết, học ở nơi có ánh sáng quá yếu, quá mạnh, ánh sáng hắt bên tay phải.... C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế, kiểm tra trắc nghiệm về việc học của học sinh và điều kiện ánh sáng khi học. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp). Tiết 2 : Tiếng Việt** Luyện đọc hai bài tập đọc tuần 24 1. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS , đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài Vẽ về cuộc sống an toàn với giọng rõ ràng, ràng mạch, vui, tốc độ khá nhanh; bài Đoàn thuyền đánh cá với giọng hào hứng, thể hiện nhịp điệu lao động khẩn trương. - HS nhớ lại nội dung bài đọc. - Giáo dục ý thức luyện đọc, biết yêu lao động, yêu nghệ thuật. 2. Chuẩn bị: Phiếu bài đọc kèm theo câu hỏi nội dung. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học. HĐ 2 : Định hướng nội dung: Luyện đọc diễn cảm bài Vẽ về cuộc sống an toàn , Đoàn thuyền đánh cá. HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành luyện đọc: a, Vẽ về cuộc sống an toàn. GV cho HS yếu đọc lại từ khó, câu khó, HSKG đọc lại toàn bài nâng cao yêu cầu đọc đúng tốc độ của bản tin thông báo tin vui. GV cho HS đọc, kết hợp hỏi lại nội dung bài đã học theo câu hỏi cuối bài. b, Đoàn thuyền đánh cá. Cách tiến hành như bài đọc Vẽ về cuộc sống an toàn. Với HS trung bình: chỉ yêu cầu đọc thuộc một khổ thơ trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đã học. HSKG đọc diễn cảm toàn bài, thi đọc thuộc bài thơ. HSKG nêu cảm nhận về hình ảnh thơ đẹp (hoặc khổ thơ thích nhất) trong bài. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS nêu lại tên bài , cách đọc (đã nêu ở tuần bài học ngày thứ hai, thứ tư). HS thực hành luyện đọc theo yêu cầu của GV. HS đọc theo đoạn trong nhóm, trước lớp. Bài Vẽ về cuộc sống an toàn *Nhấn giọng ở các từ ngữ : phong pgú, tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng... HS đọc toàn bài, thi đọc. Bài : Đoàn thuyền đánh cá. HS thực hành luyện đọc như trên. * Nhấn giọng ở các từ ngữ như : xoăn tay, loé rạng đông, đội biển, huy hoàng... HS luyện đọc đoạn, đọc toàn bài, thi đọc hay, đọc thuộc. 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học. - Luyện đọc thêm ở nhà Tiết 3: Lịch sử Trịnh- Nguyễn phân tranh (SGK/tr 53) I - Mục tiêu : - HS biết : Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. - Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên. - Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt. II - Chuẩn bị : Lược đồ (SGK/tr 56) III - Hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Kiểm tra : Nội dung ôn tập. 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học . b, Nội dung chính: HĐ 1 : Tìm hiểu sự suy sụp của triều đình nhà Lê, nguyên nhân đất nước ta bị chia cắt. GV cho HS đọc thông tin trong sách giáo khoa, mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê. - Do đâu mà vào thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt? GV nói về cuộc chiến tranh Nam triều- Bắc triều. -...vua ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và cho xây cung điện, ...quan lại trong triều đình chia thành phe phái... ...Mạc đăng Dung là một quan võ đã cầm đầu một số quan cướp ngôi nhà Lê.... HĐ 2 : Tìm hiểu : Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn - Năm 1592, nước ta có những sự kiện gì? - Sau năm 1592, tình hình nước ta như thế nào? - Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn ra sao? - Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh Nam-Bắc mới chấm dứt. -..tưởng giang sơn được thống nhất ...nào ngờ do tranh dành quyền lực...Trịnh-Nguyễn đánh nhau, chia cắt đất nước thành hai đàng : Đàng Trong - Đàng Ngoài HĐ 3 : Tìm hiểu mục đích và hậu quả của cuộc chiến tranh Nam triều-Bắc triều, cũng như cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn. - Chiến tranh Nam - Bắc triều cũng như cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn vì mục đích gì? - Cuộc chiến tranh này gây ra hậu quả gì? - ..vì quyền lợi, các dòng họ đã cầm quyền đánh chiếm lẫn nhau. -..nhân dân lao động cực khổ lầm than, đất nước bị chia cắt. ** Kết luận : (SGK/tr 57). Thứ ba ngày 4 tháng 3 năm 2008. Sáng: Tiết 1: Chính tả (Nghe – viết) Bài viết : Khuất phục tên cướp biển (SGK tr 68) 1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp đoạn bài : Khuất phục tên cướp biển. - Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi. - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. 2.Chuẩn bị : VBT thay cho phiếu học tập. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu ch/tr. B. Dạy bài mới : a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ 1 : Hướng dẫn viết chính tả: GV cho H ... iên HS có nhiều cố gắng. C, Phân môn Địa lí : Câu 3 : Gạch bỏ ý : Thành phố có diện tích và số dân lớn nhất nước ta là Hà Nội. Vì đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào nên đồng bằng Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo lớn nhất cả nước. 4.Củng cố, dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị các bài học ngày thứ sáu. Sáng: Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2008 Tiết 1: Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn mở bài trong bài văn miêu tả cây cối (SGK /tr 75) 1. Mục tiêu: - HS nắm được hai cách mở bài : gián tiếp và trực tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. - Vận dụng hai kiểu mở bài này, thực hành viết đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối. - Giáo dục ý thức học tập, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối. 2. Chuẩn bị : Bảng nhóm. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước. B. Nội dung chính : HS nêu nội dung đã học. a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu của bài, thực hành, chữa bài. Bài 1 : Nhận xét về hai cách mở bài trong haiđoạn văn: GV cho HS đọc đoạn văn, thảo luận theo cặp. Bài 2 : Dựa vào gợi ý, viết đoạn mở bài theo cách mở bài gián tiếp cho bài văn tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa. GV cho HS làm việc cá nhân, HS KG nói miệng một, hai lần, HS viết vào vở, đọc bài. Bài 3 : Quan sát một cây yêu thích và trả lời các câu hỏi trong bài. HS làm việc cá nhân theo nội dung đã chuẩn bị từ bài trước, báo cáo. GV cho cả lớp cùng quan sát hình minh hoạ một cây và trả lời theo câu hỏi. Bài 4: Viết đoạn mở bài giới thiệu chung về cây định tả. Cách tiến hành như bài 2 nhưng cho HS viết vào bảnh nhóm,chữa bài. HS đọc xác định yêu cầu bài , thực hiện theo yêu cầu của GV. HS đọc , xác định yêu cầu bài trước khi đọc đoạn văn. a : Mở bài trực tiếp (giới thiệu trực tiếp cây hoa định tả). b : Mở bài gián tiếp (nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn rồi mới giới thiệu về cây hoa định tả). VD : Tuổi học trò thật hồn nhiên và thơ mộng. Rồi sẽ trôi qua những năm tháng cắp sách tới trường nhưng những kỉ niệm đẹp nhất về thầy cô, các bạn và mái trường sẽ còn lắng đọng mãi mãi trong trái tim mỗi người. Một trong những hình ảnh đó phải nhắc đến cây phượng vĩ – người bạn thân thiết của tuổi hoa. VD : Thế là một mùa xuân mới lại sắp bắt đầu. Mẹ hỏi em : “Tết này nhà mình sẽ mua cây gì để trang trí cho phòng khách con nhỉ?” Không ngần ngại, em nêu ý kiến : “ Vậy mẹ mua cho con một cây mai cảnh đi mẹ”. Và đúng như nguyện ước của em, ngày 30 Tết, mẹ chở về, đặt trong phòng khách một cây mai tuyệt đẹp. Thật chưa bao giờ em được ngắm nhìn một cây mai đẹp như thế. 4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. Tiết 2: Toán Luyện tập (SGK/tr 136). I .Mục tiêu: - Củng cố chia hai phân số. - Rèn kĩ năng thực hành chia hai phân số, vận dụng giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. II. Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : - Nêu cách chia hai phân số cùng mẫu số, cho VD minh hoạ. B. Bài mới : a, GV nêu yêu cầu giờ học b, Nội dung chính : HS nêu. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. GV tổ chức cho học sinh thực hiện lần lượt các bài tập trong SGK, chữa bài, củng cố khắc sâu nhân, chia hai phân số. Bài 1 : Tính : GV cho HS làm trong vở, chữa bài trên bảng, củng cố chia hai phân số. Bài 2 : Tìm x : GV cho HS thực hành trong vở, chữa bài, củng cố tìm số chia, tìm thừa số chưa biết. Bài 3 : Tính: Cách thực hiện như bài 2 nhưng củng cố nhân hai phân số, tính nhanh. Bài 4 : GV cho HS đọc, phân tích đề, làm trong vở, đổi vở chữa bài, củng cố chia hai phân số, tính chiều dài của hình chữ nhật. VD : a, :=x== VD : a, x X = X = : X = Chiều dài của hình chữ nhật đó là : :=(m) C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Ôn bài. - Chuẩn bị bài : Luyện tập Tiết 3: Khoa học Nóng, lạnh và nhiệt độ (SGK/tr 100) 1.Mục tiêu: - Học sinh biết nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp; nhiệt độ bình thường của cơ thể, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan. - Rèn kĩ năng thực hành, quan sát, phân tích hình tư liệu, liên hệ thực tế, biết sử dụng từ nhiệt độ khi diễn tả nóng, lạnh, biết cách đọc và sử dụng nhiệt kế. - Giáo dục ý thức học tập, ham hiểu biết khoa học, vận dụng kiến thức khoa học trong cộc sống. 2. Chuẩn bị : Các cốc đựng nước, phích nước sôi, một vài que đá, nhiệt kế đo nhiệt độ. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra: Nội dung bài 48. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học. HĐ 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt: - GV cho HS kể tên một số vật nóng, lạnh thường gặp. - GV cho HS quan sát hình SGK. Thảo luận,trả lời câu hỏi. - Trong ba cốc nước, cốc a nóng hơn và lạnh hơn cốc nào? - Cốc nào có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất trong hình? - Cốc nước ở hình a nóng hơn cốc nước ở hình c nhưng lạnh hơn cốc nước ở hình b. - Cốc b có nhiệt độ cao nhất, cốc c có nhiệt độ lạnh nhất. HĐ 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế. - GV giới thiệu cho HS hai loại nhiệt kế : đo nhiệt độ của cơ thể, đo nhiệt độ không khí, hướng dẫn HS sử dụng, thực hành đo nhiệt độ của các cốc nước khác nhau, đo nhiệt độ cơ thể, cho HS đọc nhiệt độ thể hiện trên nhiệt kế. ** GV giới thiệu về nhiệt độ hơi nước đang sôi, nước đá đang tan (thông tin cần biết SGK/tr 101). HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ. C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế về nhiệt độ và sức khoẻ của con người, sủ dụng nước đảm bảo nhiệt độ an toàn. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp). Tiết 4: Sinh hoạt Sinh hoạt Lớp 1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của lớp tuần 25, đề ra phương hướng hoạt động tuần 26. - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến. - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh . 2. Văn nghệ : Kể chuyện Tấm gương người tốt, việc tốt, kể chuyện đạo đức Bác Hồ. 3. Nội dung: a, Lớp trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung: * Ưu điểm: - Thực hiện tốt bảo vệ của công, giữ gìn trường lớp xanh- sạch- đẹp. - Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra. - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ. - Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài có hiệu quả. - Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập . - Tham gia tích cực hoạt động tập thể do tổ, khối tổ chức. - Thu gom giấy vụn . - Chuẩn bị tích cực cho cuộc thi “Kể chuyện đạo đức Bác Hồ”. * Tồn tại: - Một số học sinh lười học, không chú ý nghe cô giáo giảng bài: Sơn, Thành, Quang Linh, Hương. - Còn hiện tượng học sinh vất rác bừa bãi, chưa chấp hành quy định của nhà trường. - Còn hiện tượng học sinh ăn quà vặt trong lớp. - Vẫn còn HS đi học muộn, không chấp hành luật giao thông, đi hàng đôi, hàng ba. b, Phương hướng: - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được. - Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn. -Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp. - Tham gia giao thông an toàn. - Tiếp tục hưởng ứng cuộc thi “Kể chuyện đạo đức Bác Hồ”. c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Chiều : Tiết 1: Toán ** Luyện tập : Phép nhân phân số. 1. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về nhân phân số. - Rèn kĩ năng thực hành nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tự nhiên và giải bài toán có liên quan đến phép nhân phân số. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị: Tham khảo sách 500 bài tập cơ bản và nâng cao toán 4. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 2 : Định hướng nội dung luyện tập. - Nêu cách thực hiện nhân phân số. - Vận dụng làm các bài tập liên quan đến nhân các phân số. HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài. Bài 1 Tính: a, x b, 3 x c, x d, x5 Bài 2 : Tính bằng hai cách : a, x x 5 b, (+) x 7 c, x+x Bài 3 : Bà Hai may một cái áo hết m vải. Hỏi bà may 5 cái áo như vậy hết bao nhiêu mét vải. Bài 4 : Tính : (1-) x (1 -) x ... x (1 - ) ( Dành cho HS KG) HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, thực hành giải toán. - Nhân tử số với tử số, mẫu số với mẫu số. HS thực hành, chữa bài. HS làm trong vở, chữa bài trên bảng, củng cố nhân phân số. VD : x == b, (+) x 7 = x7 ==9 (+) x 7 =x7 +x7 =+=3 +6 = 9 Bài 3 : 4 m Bài 4 : (1-) x (1 -) x ... x (1 - ) = xx.....x == 4. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 2 : Ngoại ngữ ( Giáo viên chuyên dạy) Tiết 3: Hoạt động tập thể. Sinh hoạt văn nghệ : Hát mừng mẹ và cô 1. Mục tiêu:- Giúp HS biết lựa chọn và hát được các bài hát theo chủ đề : Hát mừng mẹ và cô. - Rèn kĩ năng biểu diễn tự tin trước tập thể, kĩ năng hợp tác trong hoạt động văn nghệ, kĩ năng nhận xét, đánh giá. 2. Chuẩn bị: Một số tặng phẩm nhỏ cho HS, hoa điểm cho ban giám khảo đánh giá. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể. *Văn nghệ theo chủ đề : Hát mừng mẹ và cô. GV cho HS nêu tên các bài hát theo chủ đề : VD : + Bàn tay mẹ. + Bông hoa tặng cô. + Quà tặng cô. ... GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị. BGK được lựa chọn từ các tổ, đánh giá các tiết mục theo màu hoa, tổng kết cuộc thi , trao phần thưởng, động viên, khuyến khích tinh thần chuẩn bị của HS và tinh thần tập thể trong hoạt động. ** Thi viết văn theo chủ đề : Viết một đoạn văn nói về tình cảm yêu thương và kính trọng mà em dành cho mẹ (cô). HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chơng trình, cùng tham gia. HS hát bài hát yêu thích, có thể nêu cảm nhận về bài hát đó. VD : Bài hát Bàn tay mẹ đã cho em cảm nhận sâu sắc tình yêu thương mà mẹ dành cho em. Từ đôi tay mẹ, em lớn khôn. Cũng từ đôi tay mẹ em biết yêu thương mọi người và biết sống có ích cho cuộc đời. HS nhận xét , đánh giá các tiết mục tham gia biểu diễn, HS có thể tham gia phỏng vấn nhanh các tiết mục văn nghệ VD : Vì sao bạn lựa chọn bài hát này? – Bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?... HS viết bài, đọc bài trước lớp, cả lớp bình chọn bài văn hay nhất, giàu cảm xúc nhất để trao giải.
Tài liệu đính kèm: