Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Thể dục (tiết 17)

ĐỘNG TÁC CHÂN

TRÒ CHƠI “NHANH LÊN , BẠN ƠI”

I. MỤC TIÊU :

 - On tập 2 động tác vươn thở và tay . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .

 - Học động tác chân . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .

 - Trò chơi Nhanh lên , bạn ơi ! Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình , chủ động

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :

 1. Địa điểm : Sân trường .

 2. Phương tiện : Còi , phấn viết , thước dây , 4 cờ nhỏ , cốc đựng cát

doc 29 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Tuần 9
 Thứ ba ngày 28 tháng10 năm 2008
 Thể dục (tiết 17)
ĐỘNG TÁC CHÂN 
TRÒ CHƠI “NHANH LÊN , BẠN ƠI”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân tập 2 động tác vươn thở và tay . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .
	- Học động tác chân . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .
	- Trò chơi Nhanh lên , bạn ơi ! Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình , chủ động 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , phấn viết , thước dây , 4 cờ nhỏ , cốc đựng cát .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , kiểm tra sĩ số , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút 
Hoạt động lớp .
- Khởi động : 1 – 2 phút .
- Trò chơi tại chỗ : 1 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác vươn thở , tay , chân và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Bài thể dục phát triển chung : 14 – 15 phút .
- Oân động tác vươn thở : 2 – 3 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp : Khi tập , nhắc HS hít thở sâu . Động tác này , cần uốn nắn cho các em từng cử động ở mỗi nhịp và hô thật chậm .
- Oân động tác tay : 2 – 3 lần , mỗi lần 2 x 8 nhịp : Nhịp hô dứt khoát , vừa tập vừa nhắc HS hướng chuyển động và duỗi thẳng chân .
- Oân 2 động tác vươn thở và tay : 2 lần 
Vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập , sau đó cử lớp trưởng hô cho các bạn tập . Cuối cùng nhận xét để nhấn mạnh ưu nhược điểm của 2 động tác cho HS nắm .
- Học động tác chân : 4 – 5 lần , mỗi lần 2 x 8 nhịp : Nêu tên và làm mẫu động tác , nhấn mạnh ở những nhịp cần lưu ý . Sau đó , vừa tập chậm từng nhịp vừa phân tích cho HS bắt chước theo .
- Tập phối hợp cả 3 động tác vươn thở , tay , chân : 2 – 3 lần .
+ Lần 1 : Hô nhịp cho cả lớp tập .
+ Quan sát , sửa sai cho HS , sau đó nhận xét .
b) Trò chơi “Nhanh lên , bạn ơi!” : 4 – 5 phút .
- Nhắc lại cách chơi .
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Lần 2 : Lớp trưởng vừa tập vừa hô cho các bạn tập .
+ Lần 3 : Lớp trưởng hô nhịp cho các bạn tập .
- Một tổ chơi thử .
- Chơi chính thức có phân thắng thua .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng : 1 phút .
- Đi thường hoặc đứng tại chỗ vỗ tay hát : 1 – 2 phút .
 Toán 
 VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước ; biết vẽ đường cao của hình tam giác .
	- Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước bằng thước kẻ và ê-ke ; vẽ được đường cao của hình tam giác .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Thước kẻ và ê-ke .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Hai đường thẳng song song .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Hai đường thẳng vuông góc .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước .
MT : Giúp HS vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn và làm mẫu cách vẽ ở bảng theo các bước như SGK đã trình bày rồi cho HS vẽ vào nháp .
- Theo dõi , uốn nắn thêm .
- Vẽ hình tam giác ABC ở bảng . Nêu bài toán : Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC . Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H .
- Tô màu đoạn thẳng AH , cho HS biết : Đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC .
- Nêu thêm : Độ dài đoạn thẳng AH là chiều cao của hình tam giác ABC . 
Hoạt động lớp .
- Cả lớp thực hành .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD trong 3 trường hợp như BT đã nêu .
- Tự làm bài . Vẽ được đường cao hình tam giác ứng với mỗi trường hợp .
- Vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với cạnh DC . Nêu tên các hình chữ nhật : ABCD , AEGD , EBCG .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc ở bảng .
	- Nêu lại nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 43 sách BT . 
 Chính tả 
 THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Thợ rèn .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Thợ rèn . Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai l / n hoặc uôn / uông .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa cảnh hai bác thợ rèn to khỏe đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ .
	- Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Trung thu độc lập .
	- Đọc cho 2 , 3 em viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ bắt đầu bằng r / d / gi hoặc có vần iên / yên / iêng đã luyện viết ở BT2 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Thợ rèn .
 a) Giới thiệu bài :
	Bài Tập đọc Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết ý muốn được học nghề rèn của anh Cương , quang cảnh hấp dẫn của lò rèn . Trong giờ chính tả hôm nay , các em sẽ nghe – viết bài thơ Thợ rèn , biết thêm cái hay , cái vui nhộn của nghề này . Giờ học còn giúp các em luyện tập phân biệt các tiếng có âm , vần dễ lẫn có cặp âm đầu l / n hoặc âm cuối n / ng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả đoạn văn .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc bài thơ Thợ rèn .
- Nhắc HS : Ghi tên bài thơ vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu dòng nhớ viết hoa , có thể viết sát lề vở cho đủ chỗ .
- Đọc cho HS viết .
- Đọc toàn bài cho HS soát lại .
- Chấm , chữa bài .
- Nêu nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại bài thơ , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , những từ ngữ được chú thích , trả lời câu hỏi : Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn ? ( Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn ) 
- Viết bài vào vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu , mời 3 , 4 nhóm lên bảng thi tiếp sức .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài .
- Sau thời gian quy định , đại diện mỗi nhóm đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét về chính tả , tốc độ làm bài , chữ viết , kết luận nhóm thắng cuộc 
- Vài em đọc lại những câu thơ của Nguyễn Khuyến .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . Khen ngợi những em viết bài sạch , ít mắc lỗi , trình bày bài đẹp .
	- Yêu cầu HS về nhà học thuộc những câu thơ trên .
 Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề Trên đôi cánh ước mơ .
	- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh họa . Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm .
	- Giáo dục HS biết ước mơ về tương lai tươi sáng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2,3 .
	- Từ điển .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Dấu ngoặc kép .
	- 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ trong bài Dấu ngoặc kép . Sau đó , mời 2 em viết lên bảng 2 ví dụ về sử dụng dấu ngoặc kép trong hai trường hợp :
	+ Dẫn lời nói trực tiếp .
	+ Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt .
 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : ước mơ .
 a) Giới thiệu bài : 
	Các bài học trong 2 tuần qua đã giúp các em biết thêm một số từ ngữ thuọc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ . Tiết học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ ngữ , thành ngữ thuộc chủ điểm này .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Phát giấy cho 3 , 4 em làm bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng :
@ Mơ tưởng : mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai .
@ Mong ước : mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai .
- Bài 2 : 
+ Phát phiếu và từ điển cho các nhóm .
+ Gặp những từ chưa đúng , hướng dẫn cả lớp trao đổi , thảo luận . GV nên phân tích nghĩa để HS loại các từ ấy ra khỏi nhóm đồng nghĩa . Sau đó tổng kết xem nhóm nào có nhiều từ đúng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại bài Trung thu độc lập , tìm từ đồng nghĩa với ước mơ ghi vào Sổ tay từ ngữ .
- Phát biểu ý kiế ... g kịch đẹp mắt , tự nhiên , rõ ràng sẽ thắng cuộc . Nhóm nào đoán sai một từ bị trừ 1 điểm .
+ Gợi ý các đề tài cho HS lựa chọn . 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT , viết nhanh ra nháp tên hoạt động mình thường làm ở nhà và ở trường , gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , kết luận bạn làm bài đúng nhất , tìm được nhiều từ nhất .
- 2 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp làm bài vào vở .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm trao đổi , thảo luận về các động tác kịch câm sẽ biểu diễn trước khi tham gia cuộc chơi .
- Các nhóm thi .
- Lớp nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- GV nói : Qua các bài luyện tập và trò chơi , các em đã thấy động từ là một loại từ được dùng nhiều trong nói và viết . Trong văn kể chuyện , nếu không dùng động từ thì không kể được các hoạt động của nhân vật .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS ghi nhớ nội dung bài học , về nhà viết lại vào vở 10 từ chỉ động tác em đã biết khi chơi trò Xem kịch câm .
Tập làm văn 
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS biết trao đổi ý kiến với người thân .
- Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi ; lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích ; biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp , lời lẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra .
	- Giáo dục HS thường xuyên trao đổi ý kiến với người thân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập phát triển câu chuyện .
	- 2 em đọc lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu đã làm ở nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân .
 a) Giới thiệu bài :
	Trong tiết học hôm nay , các em sẽ học cách trao đổi ý kiến với người thân . Bài văn Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết anh Cương rất khéo léo thuyết phục mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình . Tiết học này sẽ giúp các em phát hiện ai trong lớp mình là người biết khéo léo thuyết phục người cùng trò chuyện để đạt mục đích trao đổi .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
MT : Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Gạch chân những từ đó : nguyện vọng – môn năng khiếu – trao đổi – anh ( chị ) – ủng hộ – cùng bạn đóng vai .
Hoạt động lớp .
- Đọc đề bài , tìm những từ quan trọng .
Hoạt động 2 : Xác định mục đích trao đổi ; hình dung những câu hỏi sẽ có .
MT : Giúp HS xác định đúng trọng tâm đề bài và hình dung được những câu hỏi sẽ có .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài :
+ Nội dung trao đổi là gì ?
+ Đối tượng trao đổi là ai ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
Hoạt động lớp .
- 3 em nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 , 2 , 3 SGK .
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em .
+ Anh hoặc chị của em .
+ Làm cho anh , chị hiểu rõ nguyện vọng của em ; giải đáp những khó khăn , thắc mắc anh chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy .
+ Em và bạn trao đổi . Bạn đóng vai anh hoặc chị của em .
- Phát biểu : Chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi .
- Đọc thầm lại gợi ý 2 , hình dung câu trả lời , giải đáp thắc mắc anh ( chị ) có thể đặt ra .
Hoạt động 3 : Thực hành trao đổi theo cặp .
MT : Giúp HS thực hiện được cuộc trao đổi với bạn mình .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đến từng nhóm giúp đỡ .
Hoạt động nhóm đôi .
- Chọn bạn cùng tham gia trao đổi , thống nhất dàn ý đối đáp viết ra nháp .
- Thực hành trao đổi , lần lượt đổi vai cho nhau , nhận xét , góp ý để bổ sung , hoàn thiện bài trao đổi .
Hoạt động 4 : Thi trình bày trước lớp .
MT : Giúp HS thực hiện được cuộc trao đổi với bạn mình trước lớp .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau :
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ?
+ Lời lẽ , cử chỉ của 2 bạn có phù hợp với vai đóng không , có giàu sức thuyết phục không ?
Hoạt động nhóm đôi .
- Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp .
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất , bạn ăn nói giỏi giang , giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất .
 4. Củng cố : (3’)
	- 1 em nhắc lại những điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân . ( Nắm vững mục đích trao đổi . Xác định đúng vai . Nội dung trao đổi rõ ràng , lôi cuốn . Thái độ chân thật , cử chỉ tự nhiên )
	- Giáo dục HS thường xuyên trao đổi ý kiến với người thân .
 5. Dặn dò : (1’) 
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp .
	- Nhắc HS chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong truyện có nghị lực , có ý chí vươn lên .
Địa lí 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên .
	- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên : khai thác sức nước , khai thác rừng . Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ . Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh để tìm kiến thức . Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
	- Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Khai thác sức nước .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm sông ngòi và việc khai thác sức nước của đồng bào Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
- Mời 3 em lên chỉ 3 con sông : Xê-Xan , Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên bản đồ ở bảng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm làm việc theo những gợi ý sau :
+ Quan sát lược đồ hình 4 , kể tên một số con sông ở Tây Nguyên ; những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu ?
+ Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?
+ Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?
+ Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?
+ Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ và cho biết nó nằm trên con sông nào ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
Hoạt động 2 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Quan sát hình 6 , 7 và đọc mục 4 SGK để trả lời các câu hỏi sau :
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ?
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào việc quan sát tranh , ảnh và các từ gợi ý sau : rừng rậm rạp , rừng thưa , rừng thường một loại cây , rừng nhiều loại cây với nhiều tầng , rừng rụng lá mùa khô , xanh quanh năm .
- Lập bảng so sánh 2 loại rừng : rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp .
- Vài em trả lời trước lớp .
Hoạt động 3 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên (tt) .
MT : Giúp HS nắm giá trị của rừng và việc sản xuất đồ gỗ ở Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục 2 , quan sát hình 8 , 9 , 10 SGK và vốn hiểu biết của bản thân đẻ trả lời các câu hỏi sau :
+ Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ?
+ Gỗ được dùng làm gì ?
+ Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ 
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên .
+ Thế nào là du canh , du cư ? ( Du canh : hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chóng cạn kiệt , vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác . Du cư : hình thức sinh sống , không có nơi cư trú nhất định )
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
 4. Củng cố : (3’)
	- Trình bày tóm tắt lại những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên . ( Trồng cây công nghiệp lâu năm , chăn nuôi gia súc có sừng , khai thác sức nước , khai thác rừng )
	- Giáo dục HS có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 09.doc