Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Lê Bá Tùng - Trường Tiểu học Yên Giang

Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Lê Bá Tùng - Trường Tiểu học Yên Giang

Đạo đức

Bài 4: Tiết kiệm tiền của (Tiết 1)

A. Mục tiêu:

 - Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của

 - HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.trong sinh hoạt hàng ngày

 - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi việc làm lãng phí tiền của

B. Đồ dùng dạy học:

 - GV: SGK đạo đức 4

 - HS: Đồ dùng để chơi đóng vai

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 11 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Lê Bá Tùng - Trường Tiểu học Yên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai, ngày 05 tháng 10 năm 2009
Đạo đức
Bài 4: Tiết kiệm tiền của (Tiết 1)
A. Mục tiêu:
 - Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của
 - HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi...trong sinh hoạt hàng ngày
 - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi việc làm lãng phí tiền của
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: SGK đạo đức 4
 - HS: Đồ dùng để chơi đóng vai
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra: 
- Sau khi học xong bài “Biết bày tỏ ý kiến” em ghi nhớ điều gì?
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hoạt động 1: Hình thành khái niệm.
- Cho các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK
 - Gọi đại diện các nhóm trả lời
 - GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh
b) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ
Bài tập 1
 - GV nêu lần lượt từng ý kiến
 - Cho HS đánh giá bằng phiếu màu
 - Yêu cầu HS giải thích lý do chọn
 - Cả lớp trao đổi thảo luận
 - GV kết luận: c, d là đúng; a, b là sai
c) Hoạt động 3: 
Bài tập 2
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
 - Các nhóm thảo luận
 - Đại diện nhóm trình bày
 - GV kết luận về những việc không nên làm và nên làm để tiết kiệm 
 - Gọi HS tự liên hệ
 - Cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
III. Củng cố, dặn dò
- Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của ( bài tập 6)
 - Tự liên hệ về việc tiết kiệm tiền của của bản thân ( bài tập 7)
 - Hai HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Lớp chia nhóm
 - HS đọc các thông tin ở SGK
 - Đai diện HS trả lời
 - HS nhắc lại
 - HS bày tỏ ý kiến bằng các phiếu màu
 - HS gải thích ý kiến
 - HS trao đổi
 - HS thảo luận để liệt kê các việc nên làm và không nên làm
 - HS trình bày
 - Vài em tự liên hệ 
 - Hai em đọc ghi nhớ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Luyện viết
Bài 5 
A. Mục tiêu: 
- Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học
- HS: Vở luyện viết.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra đồ dùng.
II. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới.
a) Hướng dẫn luyện viết
- GV treo bảng chữ cái chuẩn.
- Gọi HS nêu những con chữ cần phải viết.
- Gọi HS nêu độ cao, cách viết các con chữ theo kiểu chữ hoa, chữ thường?
- GV tổng kết lại cách viết, đồng thời di bút theo mẫu hoặc viết mẫu trên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát nêu lại quy trình viết.
b) Thực hành luyện viết
- Yêu cầu HS luyện viết vào vở.
- GV quan sát, chỉnh sửa giúp HS.
c) Kiểm tra, chấm bài.
- GV kiểm tra một số bài viết.
- Chấm một số bài viết xong trước.
- Nhận xét các bài viết chưa tôt. Tuyên dương những bạn viết tôt, cẩn thận. 
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn tập viết.
HS lấy Vở luyện viết
HS lắng nghe, mở vở.
HS quan sát.
HS nêu:
HS lên nêu
HS luyện viết
HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động tập thể
 Tổ chức thi đọc hay
A. Mục tiêu: 
- Luyện đọc diễn cảm cho HS
- Đồng thời giúp HS mạnh dạn hơn trong học tập
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK
- HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Giới thiệu chủ điểm
- GV giới thiệu chủ điểm tuần.
- GV chọn bài: “ở vương quốc tương lai”
II. Nội dung hoạt động
1. Giáo viên hướng dẫn cách thi đọc.
- Y/c mỗi tổ chia làm 2 nhóm đóng vai các cô bé, cậu bé trong bài.
- Cho HS thảo luận, tìm ra giọng đọc ứng với từng bạn.
2. Thi đọc
- Các nhóm lần lượt lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay nhất,
III. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS lắng nghe.
- HS trong tổ phân nhóm.
- HS thảo luận phân công công việc.
- Các nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Thứ ba, ngày 06tháng 10 năm 2009
Toán
Luyện tập
A. Mục đích, yêu cầu
- HS nắm được cách đặt tính với 3 số.
- Biết tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Giải bài toán có lời văn.
B. Đồ dùng dạy- học
- GV: Vở bài tập
- HS: VBT
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs lên đặt tính, rồi tính.
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hướng dẫn làm bài
Bài 1:
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính bình thường.
Bài 2:
- Muốn tính một cách thuận tiện nhất ta làm thế nào?
- Phải vận dụng những tính chất nào của phép cộng.
Bài 3:
- Gọi Hs đọc đề bài.
- Gọi HS phân tích đề bài. Nêu tóm tắt.
- Gọi HS nêu cách giải.
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Dựa vào những biểu thức đã cho viết vào ô trống.
b) Thực hành
- Yêu cầu HS tự làm vào VBT
- GV quan sát, giúp đỡ.
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn Hs về làm bài ở nhà.
- HS thực hiện: 2298 + 4967 + 4702
- HS nêu yêu cầu và cách đặt tính.
- Cộng những số tròn chục, tròn trăm trước.
- Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp.
- HS đọc đề bài. Phân tích đề bài.
- HS nêu yêu cầu
- Hs làm bài
- Hs lắng nghe, ghi nhớ
Luyện từ và câu
Luyện: Viết tên người, tên địa lí Việt Nam
A. Mục đích, yêu cầu
 - Luyện vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng tên riêng Việt Nam.
B. Đồ dùng dạy- học
 - Ba tờ phiếu khổ to ghi 4 dòng của bài ca dao ở bài 1, bút dạ. 
 - Bản đồ địa lí Việt Nam cỡ to, vở bài tập tiếng Việt 4
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- 1 em nhắc lại nội dung ghi nhớ (quy tắc viết tên người, tên địa lý VN).
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới
 Bài tập 1
 - GV nêu yêu cầu của bài
 - GV phát phiếu
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng
 - Đây là tên riêng các phố ở Hà Nội khi viết phải viết hoa cả 2 chữ cái đầu
 - GV giải thích 1 số tên cũ của các phố.
 Bài tập 2
 - GV treo bản đồ Việt Nam
 - Giải thích yêu cầu của bài	
 - Yêu cầu học sinh mở vở bài tập
 - GV nhận xét
 - Luyện kiến thức thực tế:
 - Em hãy nêu tên các huyện thuộc tỉnh Phú Thọ?
 - Em hãy nêu tên các xã, phường của thành phố Việt Trì?
 - ở tỉnh ta có địa điểm du lịch, di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng nào?
 - Hãy chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí tỉnh Thanh Hoá và huyện Yên Định
 - Hãy viết tên quê em 
III. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét
 - Nhắc học thuộc ghi nhớ. Sưu tầm tên 1 số nước và thủ đô các nước trên thế giới.
- Nghe, mở sách
 - 1 em đọc yêu cầu
 - Nhận phiếu, trao đổi cặp, làm bài
 - Vài em nêu kết quả thảo luận.
 - 1 vài em nhắc lại quy tắc
 - Nghe
 - 1 em đọc bài 2
 - Quan sát bản đồ, vài em lên chỉ bản đồ tìm các tên địa lí Việt Nam, tên các danh lam thắng cảnh của nước ta
 - Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập Tiếng Việt 4.
 - 2-3 em nêu
 - Vài em nêu, các em khác bổ sung
 - Sầm Sơn, Bến En, Suối cá Cẩm Lương, Thành Nhà Hồ, Động Hồ Công
 - 1 vài em lên chỉ bản đồ 
 - 1 vài em lên viết tên các địa danh.
 - Học sinh viết, đọc tên quê em.
 - Thực hiện.
BDHSG
Thứ tư, ngày 07 tháng 10 năm 2009
Kể chuyện
Luyện kể chuyện: Lời ước dưới trăng
A. Mục đích, yêu cầu
 1. Luyện: kĩ năng nói dựa vào lời kể của cô giáo và tranh minh hoạ, học sinh kể được câu chuyện lời ước dưới trăng, phối hợp lời kể với điệu bộ phù hợp.
 Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 2. Luyện: kĩ năng nghe: chăm chú nghe kể, nhớ chuyện.Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng, Kể tiếp lời bạn.
B. Đồ dùng dạy- học
 - GV: Tranh minh hoạ . Bảng phụ chép gợi ý.
 - Hs: sách giáo khoa, vở bài tập
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- 2 em kể trước lớp chuyện: Lời ước dưới trăng.
- Gọi Hs nhận xét.
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới
a) GV kể chuyện mẫu
 - GV kể câu chuyện : Lời ước dưới trăng
 - GV kể lần 2 chỉ vào tranh minh hoạ
b) Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Kể theo nhóm
- GV nhận xét
- Thi kể trước lớp
- GV nêu câu hỏi a,b,c của yêu cầu 3
- GV nhận xét chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất, có dự đoán về kết cục vui của câu chuyện.
- GV lấy ví dụ về kết cục vui của chuyện
- GV chốt lại : Những điều ước cao đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người nói ra điều ước, cho tất cả mọi người.
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Dặn học sinh tiếp tục tập kể câu chuyện
- Chuẩn bị trước 1 câu chuyện về những ước mơ.
- Lớp nhận xét. Nghe giới thiệu, mở SGK
 - Quan sát tranh
 - Nghe GV kể
 - Nghe GV kể 
 - Chia nhóm theo bàn, luyện kể theo nhóm
 - Trao đổi về nội dung theo yêu cầu 3
 - 2-3 tốp học sinh ,mỗi tốp 4 em nối tiếp kể
 - 3 em kể cả chuyện 
 - Mỗi tổ cử 1 em thi kể
 - Trả lời các câu hỏi
 - Lớp bình chọn bạn kể hay
 - Nghe , đưa ra phương án của mình
 - Nhiều em nêu ý nghĩa 
Vài học sinh nhắc lại 
Kỹ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ( tiết 2)
A. Mục tiêu
- HS biết cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
-Thực hành được trên vải theo yêu cầu.
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng vào cuộc sống.
B. Đồ dùng dạy học
- Mẫu đường khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Bộ đồ dùng kĩ thuật 4
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- 1 em nêu ghi nhớ. 1 em trả lời câu hỏi: Khâu ghép 2 mép vải ứng dụng làm gì?
GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hoạt động 1: Thực hành
Nêu quy trình khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường?
Nêu các bước thao tác kĩ thuật?
GV kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
GV quan sát , uốn nắn , giúp đỡ những em có khó khăn
b) Hoạt động 2: Đánh giá kết quả
Tổ chức trưng bày sản phẩm.
Nêu tiêu chuẩn đánh giá :
+ Đường khâu cách đều mép vải, phẳng.
+ Mũi khâu đều nhau
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian
GV nhận xét biểu dương h/s có bài tốt.
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm ý thức , kết quả học tập của h/s
- Dặn h/s đọc trước bài: Khâu đột thưa, chuẩn bị đồ dùng tiết 8.
Lớp nhận xét , bổ xung
Nghe giới thiệu
2-3 em nêu
Lớp nhận xét
2 em nêu : Bước 1 vạch dấu
Bước 2 khâu lược
Bước 3 khâu ghép 2 mép vải
Mở đồ dùng , chọn vải
Thực hành cá nhân .
Đổi sản phẩm tự kiểm tra theo bàn
Chọn sản phẩm đẹp
Trưng bày sản phẩm theo bàn
Nghe
H/s tự đánh giá theo tiêu chuẩn
Nghe, bình chọn bài thực hành tốt nhất.
- HS lắng nghe
Tập làm văn
Luyện: Xây dựng đoạn văn kể chuyện
A. Mục đích, yêu cầu
 1. Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện: Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, học sinh nắm được cốt truyện, phát triển ý mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện.
 2. Luyện tìm hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ba lưỡi rìu
B. Đồ dùng dạy- học
 - GV: 6 tranh minh hoạ truyện
 - HS: Vở bài tập Tiếng Việt 4
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- 2 em đọc ghi nhớ tiết trước
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới: Xây dựng đoạn văn kể chuyện
 Bài tập 1
 - Truyện có mấy nhân vật?
 - Nội dung truyện nói gì? 
 - GV treo tranh lớn trên bảng
 Bài tập 2
 - Phát triển ý dưới tranh thành đoạn văn kể chuyện
 - GV hướng dẫn hiểu đề
 - GV hướng dẫn mẫu tranh 1
 - Yêu cầu học sinh mở vở bài tập
 - GV nhận xét, bổ xung
 - Tổ chức thi kể chuyện
 - GV nhận xét, khen học sinh kể hay
III. Củng cố, dặn dò
 - GV yêu cầu học sinh nêu cách phát triển câu chuyện trong bài
 - Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà viết lại truyện, tập kể.
 - 1 em làm miệng bài tập phần b
 - Nghe, mở sách
 - Quan sát tranh SGK
 - 1 em đọc nội dung bài, đọc lời chú thích dưới mỗi tranh
 - 2 nhân vật: chàng tiều phu, ông tiên
 - Chàng trai đựoc tiên ông thử tính thật thà, trung thực.
 - 6 em nhìn tranh lần lượt đọc 6 câu dẫn giải
 - Mỗi tổ cử 1 em lên chỉ tranh kể cốt chuyện. Lớp làm vở bài tập.
 - 1 em đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm 
 - Nghe
 - Học sinh tập kể mẫu
 - Lớp nhận xét
 - Học sinh thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện làm vào vở bài tập
 - Kể chuyện theo cặp
 - Mỗi tổ cử 2 em thi kể theo đoạn, 1 em thi kể cả chuyện.
 - Lớp bình chọn bạn kể tốt
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Thứ năm, ngày 08 tháng 10 năm 2009
Toán
Luyện tập
A. Mục đích, yêu cầu
B. Đồ dùng dạy- học
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ.
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm thế nào?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hướng dẫn làm bài
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài?
- Bài tập yêu cầu tìm gì?
- Biết tổng và hiệu của hai số đó, muốn tìm hai số ta làm thế nào?
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài?
- Gọi HS lên tóm tắt đề bài( bằng 2 cách)
- Gọi HS nêu cách giải.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài
- Yêu cầu Hs nêu lại bảng đơn vị đo thời gian và khối lượng?
- Cho HS thử đổi 1 số bài?
b) Thực hành
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
c) Chấm chữa bài
- Chấm bài trước một số em.
- Nhận xét cách làm tốt.
- Chữa những lỗi sai cơ bản.
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS trả lời: Lấy (T + H): 2 = số lớn.
 Lấy (T - H): 2 = số bé
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc bài, trả lời.
- HS đọc bài, tóm tắt bài toán.
- HS nêu cách giải
- Hs thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp tuần 5
A. Mục đích yêu cầu.
- Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Tổ chức trò chơi: Phấn khởi, hứng thú trong học tập
B. Các hoạt động chủ yếu
I. ổn định tổ chức.
II. Nhận xét dánh giá
1. Tổ trưởng nhận xét từng tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
 a) Về đạo đức.
 b) Về học tập.
 c) Các hoạt dộng khác
3. Giáo viên nhận xét
 a) Về đạo đức: 
 - Đa số các em có ý thức tốt, quan hệ với thầy cô đúng mực, thân thiện với bạn bè. Tuyên dương bạn Đông nhặt được tiền rơi đã trả cho người đánh mất. 
 - Vẫn tồn tại việc cai nhau. Đùa nghịch nhau quá trớn
 b) Về học tập: 
- Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt; học bài và làm bài trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng.
- Do các thầy cô bận một số công việc nên các em được nghỉ một số tiết.
- Bên cạnh đó vẫn còn những ban chưa chú ý vào học tập còn nói chuyện trong lớp, không chịu làm bài tập như: Đ.Anh, Hiền, Tú, Mai Tài.
c) Các hoạt động khác.
- Các em đã vân động bố mẹ đóng các loại quỹ cho nhà trường.
III. Phương hướng tuần tới 
- Thực hiện đầy đủ nề nếp trường lớp.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra đồ dùng học tập, vở bài tập.
Thực hiên tốt các hoạt động ngoài giờ: Múa hát sân trường, thể dục giữa giờ.
IV. Tổ chức cho HS chơi trò chơi ( văn nghệ)
...

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4 tuan 7 chieu Tung.doc