Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 22 năm 2013 - Trường TH Thị Trấn

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 22 năm 2013 - Trường TH Thị Trấn

Tập đọc

HOA HỌC TRÒ

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu nội dung bài : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). * KT: Đọc đoạn 1

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài TĐ SGK

 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy và học

A. BÀI CŨ:

- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Chợ tết và trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.

- Nhận xét và ghi điểm.

B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với những kỉ niệm của thuở cấp sách tới trường. Tại sao Xuân Diệu lại gọi hoa phượng là hoa học trò ? Hoa phượng có gì đặc biệt mà lại làm cho ta có cảm giác xao xuyến, bồi hồi ? Bài văn Hoa học trò sẽ giới thiệu với các em điều đó.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc:

-1 HS đọc toàn bài.

-Chú ý giọng đọc, đọc toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, suy tư để cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng và sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

 - Yêu cầu HS mở SGK. Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (2 lượt).

- HS tìm những từ khó đọc

- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.

- HS luyện đọc câu: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.

- GV đọc mẫu.

 

doc 30 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 22 năm 2013 - Trường TH Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 21 tháng 2 năm 2013
Tập đọc
HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.	
- Hiểu nội dung bài : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). * KT: Đọc đoạn 1
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài TĐ SGK
	 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học
A. BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Chợ tết và trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- Nhận xét và ghi điểm. 
B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với những kỉ niệm của thuở cấp sách tới trường. Tại sao Xuân Diệu lại gọi hoa phượng là hoa học trò ? Hoa phượng có gì đặc biệt mà lại làm cho ta có cảm giác xao xuyến, bồi hồi ? Bài văn Hoa học trò sẽ giới thiệu với các em điều đó.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc:
-1 HS đọc toàn bài.
-Chú ý giọng đọc, đọc toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, suy tư để cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng và sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
 - Yêu cầu HS mở SGK. Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (2 lượt).
- HS tìm những từ khó đọc
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- HS luyện đọc câu: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
- GV đọc mẫu. 
b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều ?
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn còn lại và trả lời câu hỏi.
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò” ?
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
+ Màu hoa phượng thay đổi ntn theo thời gian ?
c) Đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc diễn cảm: Phượng không phải là một đóa.đậu khít nhau.
- GV đọc mẫu, sau đó tổ chức cho HS tự đọc diễn cảm cá nhân.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
C. Cũng cố dặn dò: Nêu ý chính của bài ?
Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng ?
Bài sau : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Kĩ thuật
TRỒNG CÂY RAU, HOA ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
Biết cách chọn cây rau hoa để trồng.
Biết cách trồng cây rau,hoa trên luống và cách trồng cây rau,hoa trong chậu.
Trồng được cây rau,hoa trên luống hoặc trên chậu.
Không bắt buộc HS trồng cây rau,hoa
II. Đồ dùng dạy học: - Cây con rau. Túi bầu có chứa đầy đất.
 - Cuốc, bình tưới nước loại nhỏ.
III. Các hoạt động dạy và học
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Trồng cây rau, hoa. 
 b)HS thực hành:
 * Hoạt động 3: HS thực hành trồng cây con.
 -GV cho HS nhắc lại các bước và cách thực hiện qui trình trồng cây con.
 +Xác định vị trí trồng.
 +Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
 +Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
 +Tưới nhẹ quanh gốc cây.
 -GV hướng dẫn HS thực hiện đúng thao tác kỹ thuật trồng cây, rau hoa.
 -Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc.
 -GV lưu ý HS một số điểm sau :
 +Đảm bảo đúng khoảng cách giữa các cây trồng cho đúng.
 +Kích thước của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ của cây.
 +Khi trồng, phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên, không làm vỡ bầu.
 +Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh khi tưới làm cho cây bị nghiêng ngả.
 -Nhắc nhở HS vệ sinh công cụ và chân tay.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 -GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 +Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con.
 +Trồng cây đúng khoảng cách quy định. Các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng.
 +Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
 +Hoàn thành đùng thời gian qui định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Chăm sóc rau hoa”
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 123)
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Biết so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
- Bài tập cần làm: 1, 2 ( đầu Tr 123); 1 a, c (cuối Tr 123).
* HS khá, giỏi làm bài 5 b, c (Tr 124).	* KT: BT 1
III. Các hoạt động dạy và học
A. BÀI CŨ: 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm bài tập 1b,c /122.
- Nhận xét và ghi điểm.
B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : Trong giờ học này, các em sẽ cùng làm các bài toán luyện tập về tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1/123
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào BC.
 < ; < ; < 1
 = ; > ; 1 < 
- Yêu cầu HS giải thích cách điền dấu của mình. GV chữa bài.
- HS giải thích
* Bài 2/123
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Kết quả.
a) b) 
- GV có thể yêu cầu HS nhắc lại thế nào là phân số lớn hơn 1, thế nào là phân số bé hơn 1.
HS trả lời cá nhân
* Bài 1: (cuối Tr 123)
Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Yêu cầu HS trả lời cá nhân
Nhận xét kết luận
a) 756, 754, 758, 752 b) 750 c) 756
* Bài 5:b, c (HS khá, giỏi)/124
- GV vẽ hình như SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc và tự làm bài.
- HS làm bài vào vở BT.
- GV đọc câu hỏi cho HS trả lời để chữa bài.
- HS trả lời.
b) + Đo độ dài các cạnh của hình tứ giác ABCD rồi nhận xét xem từng cặp cạnh đối diện có bằng nhau không ?
+ Hình tứ giác ABCD được gọi là hình gì?
c)Tính diện tích hình bình hành ABCD ?
+ AB = DC; AD = BC
+ Hình bình hành ABCD.
+ Diện tích hình bình hành ABCD là:
4 x 2 = 8 (cm2)
- GV nhận xét bài làm của HS.
C. Cũng cố dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học
ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa,
+ Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế,
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt ta.
II. Đồ dùng dạy học: Hình minh họa trong SGK/90,91.
III. Các hoạt động dạy và học
A. BÀI CŨ:
- Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người ?
- Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn ?
* Nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI : * Giới thiệu bài : Ánh sáng rất quan trọng đối với cuộc sống của mọi sinh vật. Muốn nhìn thấy vật ta cần phải có ánh sáng, nhưng có những vật không cần ánh sáng mà ta vẫn nhìn thấy chúng. Đó là những vật tự phát sáng. Tại sao trong đêm tối, ta vẫn nhìn thấy mắt mèo ? Các em cùng học bài để biết.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp. Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong SGK, trao đổi và viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng.
* Kết luận : Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là Mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được Mặt trời chiếu sáng. Ánh sáng từ Mặt trời chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng. Vào ban đêm, vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua. Còn Mặt trăng cũng là vật được chiếu sáng là do Mặt trời chiếu sáng. Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy ban đêm là do được đèn chiếu sáng hoặc do ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng chiếu sáng.
* Hoạt động 2 : Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật ?
- Theo em, ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong ?
- Yêu cầu HS đọc các thí nghiệm SGK.
* Kết luận: Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
* Hoạt động 3 : Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm, mỗi nhóm 4 HS.
- Hướng dẫn : Lần lượt đặt ở khoảng giữa đèn và mắt một tấm bì, một tấm kính thủy tinh, một quyển vở, một thước mêka, chiếc hộp sắt ... sau đó bật đèn pin. Hãy cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Hỏi : Ứng dụng liên quan đến các vật cho ánh sáng truyền qua và những vật không cho ánh sáng truyền qua người ta đã làm gì?
* Kết luận : Ánh sáng truyền theo đường thẳng và có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thủy tinh, nhựa trong. Ánh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như tấm bìa, tấm gỗ, quyển sách, chiếc hộp sắt hay hòn gạch ... Ứng dụng tính chất này người ta đã chế tạo ra các loại kính vừa che bụi mà vẫn có thể nhìn được, hay chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi, ốc bò dưới nước ...
* Hoạt động 4 : Mắt nhìn thấy vật khi nào?
- Mắt ta nhìn thấy vật khi nào ?
- Gọi HS đọc thí nghiệm SGK, suy nghĩ và đoán xem kết quả thí nghiệm ntn ?
* Kết luận : Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. Chẳng hạn khi đặt vật trong hộp kín, và bật đèn thì vật đó vẫn được chiếu sáng, nhưng ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt lại bị cản bởi cuốn vở nên mắt không nhìn thấy vật trong hộp. Ngoài ra, để nhìn thấy vật cũng cần phải có điều kiện về kích thước của vật và khoảng cách từ vật tới mắt. Nếu vật quá bé mà lại để quá xa tầm nhìn thì bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được.
 C. Cũng cố dặn dò: + Ánh sáng truyền qua các vật ntn ?
+ Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ?
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
Bài sau : Bóng tối.
Thứ 6 ngày 23 tháng 2 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 124 )
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
- Bài tập cần làm: Bài 2 ở cuối tr 123; bài 3 tr 124; bài 2 (c, d) tr 125.
* HS khá, giỏi làm bài 3 tr 125. KT : BT 2
III. Các hoạt động dạy và học
A. BÀI CŨ: Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 1, 2 của tiết 111.
- Nhận xét và ghi điểm.
B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : Trong giờ học này, các em sẽ làm các bài tập luyện tập về các tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 2 ( cuối tr 123)
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- HS lên bảng làm
- HS làm bài vào vở BT.
a) Tổng số học sinh của lớp đó là :
14 + 17 = 31 (học sinh)
Số học sinh trai bằng học sinh cả lớp.
Số học sinh gái bằng HS cả lớp.
* Bài 3: (tr 124)
- Yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : Muốn biết trong các phân số đã cho phân số nào  ... ăn trong bài Cây gạo
- Tìm nội dung chính của từng đoạn 
- Gọi HS trình bày 
* Gọi HS đọc phần ghi nhớ 
2.3 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- Y/c HS làm việc theo cặp
- Gọi HS trình bày ý kiến 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 2:- Y/c HS đọc y/c của bài và hỏi
- Đoạn văn nói về ích lợi của một loài cây thường nằm ở phần nào trong toàn bài văn?
- Y/c HS tự viết đoạn văn. GV phát giấy cho 3 HS có lực học khác nhau 
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình 
- Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau
- 3 HS đứng tại chỗ đọc bài 
- Lắng nghe
- 1 HS dọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận 
- Tiếp nối nhau nói về từng đoạn (mỗi HS chỉ viết về một đoạn)
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo để thuộc ngay tại lớp
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận và làm bài 
- 1 HS đọc thành tiếng 
+ Đoạn văn nói về ích lợi của một loài cây thường nằm ở phần kết bài của một bài văn. 
- Viết đoạn văn
- 5 đến 7 HS đọc đoạn văn 
SINH HOẠT LỚP
I, Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 23
-HS tự đánh giá về thực hiện nề nếp, thực hiện học tập của từng cá nhân trong tổ của mình.
- Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần sau.
 - Phương hướng tuần 24
 * Giáo dục ý thức tập thể, ý thức bảo vệ môi trường.
II,Nội dung chính:(20’)
 1. Lớp trưởng nêu nội dung sinh hoạt:
 - Đánh giá hoạt động nề nếp, hoạt động học tập của từng tổ trong tuần.
 - Tổ trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng cá nhân trong tổ mình.
 - Tuyên dương cá nhân có tiến bộ, có kết quả học tập tốt: 
 2. Các tổ trưởng nhận xét từng thành viên trong tổ mình.
 3. Lớp trưởng đánh giá nhận xét của tổ trưởng
 4. Giáo viên nhận xét từng mặt:
* Ưu điểm: 
 + Học tập: 
..........................................................................................................................................
 ..........................................................................................................................................
 + Đạo đức:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
 + Thểdục: 
..........................................................................................................................................
 + Vệ sinh: 
..........................................................................................................................................
 + Các mặt khác: 
..........................................................................................................................................
*Nhược điểm..
..........................................................................................................................................
4, Phương hướng hoạt động tuần 24
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Chiều thứ ngày tháng 02 năm 2013
Đạo đức
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
* Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
* Điều chỉnh: Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về các tấm gương giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng; có thể yêu cầu HS kể về những việc làm của mình, của các bạn hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng.
II. Đồ dùng dạy học:	- Nội dung trò chơi “Ô chữ kì diệu”
	- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng.
III. Các hoạt động dạy và học
A. KTBC: 
HS1: Vì sao phải cư xử lịch sự với mọi người?
HS2: Nêu ví dụ về việc cư xử lịch sự với mọi người ?
Nhận xét đánh giá.
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng.
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống.
- GV nêu tình huống SGK. Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, lên đóng vai xử lí tình huống.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
* Kết luận : Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
* Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến. (BT1)
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các hành vi sau.
1. Nam, Hùng leo trèo lên các tượng đá của nhà chùa.
2. Gần đến Tết, mọi người dân trong xóm của Lan cùng nhau quét sạch và quét vôi xóm ngõ.
3. Đi tham quan, bắt chước các anh chị lớn, Quân và Dũng rủ nhau khắc tên lên thân cây.
4. Các cô chú thợ điện đang sửa lại cột điện bị hỏng.
- Vậy để giữ gìn các công trình công cộng, em cần phải làm gì ?
* Kết luận : Mọi người dân, không kể già, trẻ, nghề nghiệp ... đều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế. (BT4)
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau.
1. Hãy kể tên 3 công trình công cộng mà nhóm em biết ?
2. Em hãy đề ra một số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó 
- Hỏi : Siêu thị, nhà hàng ... có phải là các công trình công cộng cần bảo vệ, giữ gìn không ?
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
* Kết luận : Công trình công cộng là những công trình được xây dựng mang tính văn 
hóa, phục vụ chung cho tất cả mọi người. Siêu thị, nhà hàng ... tuy không phải là các công trình công cộng nhưng chúng ta cũng phải bảo vệ, giữ gìn vì đó đều là sản phẩm do người lao động làm ra.
 C. Cũng cố dặn dò: Nêu nội dung ghi nhớ SGK.
Về nhà chuẩn bị câu chuyện về những việc làm của mình, của các bạn hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng.
Bài sau : Giữ gìn các công trình công cộng(T2).
Thể dục
BẬT XA, TẬP PHỐI HỢP CHẠY, NHẢY
TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
I. Mục tiêu:
- Ôn bật xa và học phối hợp chạy nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi “ Con sâu đo ”. Yêu cầu biết cách chơi.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Mở đầu.
- Tập hợp lớp, phổ biến mục tiêu tiết học.
- Chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn.
- Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ (2 phút ).
- Tập bài thể dục phát triển chung ( 2 lần x 8 nhịp ).
HĐ2: Phần cơ bản
a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
- Ôn bật xa :
+ Tập bật nhảy nhẹ nhàng vài lần.
+ HS nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện + HS tập bật xa theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển.
+ GV bao quát lớp. Hướng dẫn thêm cho HS yếu.
+ Các nhóm thi bật xa với nhau. GV tuyên dương những nhóm tập tốt.
- Học phối hợp chạy, nhảy:
+ GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu.
+ Vài HS làm thử,GV uốn nắn, sửa chữa 
+ HS tập theo đội hình hàng dọc, em đứng đầu hàng thực hiện xong đi ra khỏi hố cát, em tiếp mới được xuất phát.
 b) Trò chơi vận động.
- Gv giới thiệu trò chơi “Con sâu đo ”và hướng dẫn cách chơi.
- Cho vài học sinh chơi thử, sửa chữa.
- Chơi chính thức:
+ Tập hợp HS thành hai hàng dọc có số người bằng nhau.
+ Hai đội thi với nhau, đội nào di chuyển nhanh nhất, ít phạm quy thì chiến thắng.
- GV nhận xét, đánh giá thi đua.
HĐ3: Phần kết thúc.
- HS đi thường theo nhịp theo đội hình 2 hàng dọc.
- GV cùng HS hệ thống
Luyện viết
LUYỆN VIẾT BÀI 23
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài viết Hoa học trò
- Rèn tư thế ngồi viết đúng đồng thời rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh.
II. Chuẩn bị dạy- học
- Bảng phụ, Vở Luyện viết.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
- GV đọc mẫu một lượt.
- GV nhắc các em chú ý các từ ngữ dễ viết sai, những từ ngữ được chú thích, trả lời các câu hỏi: 
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò” ?
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
+ Màu hoa phượng thay đổi ntn theo thời gian ?
- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Trình bày sao cho đẹp, đúng với thể loại.
- GV đọc cho HS viết
- Đọc soát lỗi.
- Chấm bài
IV Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét 
	- Về nhà xem lại bài.
Duyệt của tổ trưởng
..................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 23day du cac mon 20122013.doc