Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 8

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 8

Tập đọc

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

2. Kỹ năng : H đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ, diễn cảm thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về 1 cuộc sống tương lai tốt đẹp.

3. Thái độ : Giáo dục H mơ về cuộc sống tốt đẹp.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, khổ thơ cần hướng dẫn H luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ : Ở Vương quốc Tương Lai.

- GV kiểm tra dưới hình thức đọc phân vai ( dựng hoat cảnh nói, kèm động tác, điệu bộ ).

- GV nhận xét – đánh giá.

 

doc 50 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Kỹ năng : H đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ, diễn cảm thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về 1 cuộc sống tương lai tốt đẹp.
Thái độ : Giáo dục H mơ về cuộc sống tốt đẹp. 
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, khổ thơ cần hướng dẫn H luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Ở Vương quốc Tương Lai. 
GV kiểm tra dưới hình thức đọc phân vai ( dựng hoat cảnh nói, kèm động tác, điệu bộ ).
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài :
GV ghi tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
34’
10’
10’
4. Phát triển các hoạt dộng	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
PP : Thực hành, đàm thoại, giảng giải, trực quan. 
GV đọc diễn cảm bài thơ ( tranh ).
GV hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó hiểu. ( lưu ý sửa chữa những từ H phát âm sai ).
GV nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
PP: Đàm thoại, giảng giải.
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao việc, thời gian thảo luận.
+ Câu thơ nào được lăäp lại trong bài nhiều lần?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
+ Giải thích ý nghĩa của các cách nói sau:
Ước “ không còn mùa đông”
Ước “ hoá trái bom thành trái ngọt”
+ Nhận xét về ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ? Cách thể hiện những ước mơ trong bài thơ có gì đặc sắc?
® GV chốt: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.
® Liên hệ: Mỗi con người đều những ước mơ lớn, và những ước mơ phải cao đẹp để cuộc sống tương lai tốt đẹp.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
PP: Thực hành, giảng giải.
GV lưu ý giọng đọc hồn nhiên, vui tươi, đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng ở các khổ thơ.
GV nhận xét.
GV hướng dẫn cách học thuộc bài thơ.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
H nghe, quan sát.
H tiếp nối nhau đọc bài thơ ( đọc từng khổ thơ, cả bài ).
H đọc thầm bài thơ, tìm những từ chưa hiểu.
Lớp cùng giải nghĩa từ ( nếu có )
Hoạt động nhóm.
H trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa theo 4 câu hỏi ở SGK.
Nhóm trình bày 1 câu hỏi ( bốc thăm được ).
Lớp nhận xét bổ sung.
+ Câu thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp lại khi bắt đầu 1 khổ thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ.
+ Nói lên ước muốn của các bản nhỏ rất tha thiết, cháy bỏng.
Khổ 1:  cây mau lơn để cho quả.
Khổ 2:trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ 3:trái đất không còn mùa đông.
Khổ 4:trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo.
+ Ước “ không còn mùa đông”: ước trái đất lúc nào cũng ấm áp, thời tiết dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người
+ Ước “ hoá trài bom thành trái ngon” : ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
+ Đó là nhữing ước mơ lớn, nhgững ước mơ rất cao đẹp: ước 1 cuộc sống no đủ, ước được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới hoà bình.
Nhưng được thể hiện rất đáng yêu, ngộ nghĩnh và trẻ con. 
 ( H nêu ví dụ ).
Hoạt động cá nhân.
Bảng phụ- H dùng để gạch xiên để ngắt nhịp.
Nếu chúng mình có phép lạ/
Bắt hạt giống nẫy mầm nhanh/
Chớp mắt/ thành cây đầy quả/ Tha hồ hái chén ngọt lành.//
Nếu chúng mình có phép lạ/
Hoá trái bom thành trái ngon/
Trong ruột không còn thuốc nổ/
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.//
H luyện đọc 2 khổ thơ trên.
Nhiều H luyện đọc diễn cảm.
H luyện học thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ.
 Hoạt động 4: Củng cố
Thi đua: đọc thuộc và diễn cảm bài thơ.
5.Hoạt động nối tiếp :
 - Dặn dò :
Tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị: Đôi giày bata màu xanh.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm :	
Toán
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU
 CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I. Mục tiêu : 	
Kiến thức : Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó, giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
Kỹ năng : Rèn kĩ năng giải toán tổng - hiệu.
Thái độ : Giáo dục H tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK
H : SGK , VBT.
III. Các hoạt động :
. 1. Khởi động :
2. Bài cũ : Luyện tập. 
Sửa bài tập về nhà 4/47
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
	® GV ghi tựa bài “ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
14’
16’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Hướng dẫn H tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
PP : Trực quan, đàm thoại, thực hành, giảng giải.
GV nêu đề toán.
Gạch 1 gạch dưới số liệu đề bài cho
Gạch 2 gạch dưới câu hỏi của bài?
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
 ®GV tóm tắt :
 ?
số lớn : 
 10 70
số bé : 
 ?
Nhìn sơ đồ tóm tắt, hãy nêu lại đề toán?
GV dùng bìa che (đoạn 10) và nói : nếu bớt 10 ở số lớn thì hai số như thế nào?
Vậy 2 lần số bé là bao nhiêu?(GV viết bảng)
Tìm số bé bằng cách nào?
Tìm số lớn bằng cách nào?
Nhìn bài giải, hãy cho biết muốn tìm số bé em làm sao? ® GV ghi bảng .
Khi có số bé tìm số lớn như thế nào?
Tương tự như trên, muốn tìm tìm 2 lần số lớn, em làm như thế nào ?
Tìm số lớn bằng cách nào?
Tìm số bé bằng cách nào?
 ® GV yêu cầu H giải bài trên bảng lớp.
Nhìn bài giải, cho biết cách tìm số lớn?
 ® GV ghi bảng
 ® số bé ?
 ® GV chốt ý :
 Bài toán có hai cách giải.
Cách 1: Tìm số bé = (tổng-hiệu):2
Số lớn = số bé + hiệu
Cách 2 : Tìm số lớn = (tổng+hiệu):2
Số bé = số lớn – hiệu 
Hoạt động 2: Luyện tập.
PP: Thực hành, luyện tập
Bài 1 : Toán đố.
GV yêu cầu H tóm tắt và giải theo 2 cách.
GV gọi H lên bảng tóm tắt .
GV lưu ý H : tuổi mẹ sẽ là số lớn, tuổi con là số bé.
 ® H làm bài + chữa bài bảng lớp.
 ® GV nhận xét.
Bài 2 : Toán đố.
Gọi 1H lên bảng tóm tắt.
 ® Lớp làm bài ® sửa bài bảng lớp.
H có thể tìm 2 lần số học sinh biết bơi ® tìm số học sinh biết bơi.
® GV lưu ý : bài toán chỉ yêu cầu tìm số học sinh đã biết bơi nên H không cần tìm số học sinh chưa biết bơi.
® Nhận xét bài làm.
Bài 3: Toán đố.
Gọi H tóm tắt :
 ?
SGK : 
 1000 1800 
SĐT : cuốn cuốn 
H làm bài vào vở.
® sửa bảng lớp.
® GV nhận xét – chấm vở.
 Hoạt động lớp.
H đọc lại đề toán (2 – 3 em)
H nêu – thực hiện gạch dưới : tổng là 70
hiệu là 10.
H nêu và gạch dưới”Tìm hai số đó”.
H nêu
H nêu.
H nêu đề toán.
H nêu : hai số bằng nhau 
H nêu : 70 – 10 = 60
60 : 2 = 30
30 + 10 = 40
H nêu :
Số bé = (tổng – hiệu ) : 2
H nêu :
Số lớn = số bé + hiệu.
H nêu :
Lấy tổng 2 số cộng với hiệu 2 số.
H nêu.
H nêu.
H giải bài.
H nêu:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
 Số bé = tổng – số lớn 
 = số lớn – hiệu.
H nhắc lại ( 4 – 5 em ).
 Hoạt động cá nhân.
Bài 1 : H đọc đề.
H tóm tắt bảng lớp.
C1: Tuổi của mẹ là :
(42 + 30) : 2 = 36 (tuổi)
Tuổi của em là :
 36 – 30 = 6 (tuổi)
 ĐS : 36 tuổi, 6 tuổi
C2 :-----
H làm bài + sửa bài (2 em) 
H đọc đề.
H tóm tắt.
H sửa bài.
Số học sinh biết bơi là :
( 30 – 6 ) : 2 = 12 (hs)
ĐS: 12 hs
H sửa bài.
H đọc đề
1H tóm tắt đề. 
H làm bài ® sửa bài.
Số sách giáo khoa là :
( 1800 + 1000 ) : 2 = 1400 (cuốn)
ĐS : 1400 cuốn.
Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ?
Thi đua :Tìm 2 số khi biết tổng là 45, hiệu là 9.
 ® GV nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động nối tiếp : 
- Dặn dò :
Học thuộc quy tắc
BTVN 3,4/48
Chuẩn bị “ Luyện tập “
Nhận xét tiết học.
Lịch sử
ÔN TẬP.
Mục tiêu : 
Kiến thức : Nhớ lại những sự kiện lịch sử 2 giai đoạn: Buổi đầu dựng nước và giữ nước và hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập. 
Kỹ năng : Trình bày lại được những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 2 thời kì này và biểu diễn lên trục thời gian.
Thái độ : Giáo dục lòng tự hào về lịch sử dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : Bảng và trục thời gian, phiếu học tập.
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :
Bài cũ : 
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 	Ôn tập.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
1’
10’
 20’
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức qua trục thời gian.
PP : Quan sát, đàm thoại.
GV treo trục thời gian và yêu cầu H điền vào trục (ưu tiên H làm nhanh nhất)
 Hãy ghi các sự kiện tiêu biểu vào trục.
Khoảng 700 179TCN CN 938
năm TCN
GV nhận xét. 
Hoạt động 2: Ôn lại các sự kiện lịch sử quan trọng.
PP: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải.
GV phát phiếu.
Nhóm 1: Em hãy kể lại bằng cách viết về:”Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang”.(sản xuất, ăn mặc, lễ hội)
 Nhóm 2 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Diễn biến, kết quả ?
 Nhóm 3: Nêu diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
Các nhóm trình bày,GV nhận xét. 
 Hoạt động cả lơp
- H quan sát.
H quan sát.
H điền
Nước Văn T.Đà chiếm Chiến thắng
Lang Âu Lạc Bạch Đằng
Khoảng hơn 179TCN CN 938
700 năm TCN SCN
H nhận phiếu, thảo luận và làm vào phiếu.
 Nhóm 1 :
Người Lạc Việt thời Văn Lang đã biết trồng lúa, khoai, ngô, cây ăn quả. Biết che ... Rút bài học cho bản thân.
a. 	Tuấn khuyên bạn không nên.
b. 	Tân khuyên em nên chơi đồ chơi cũ.
c. 	Cường khuyên Hà nên tiết kiệm, dùng hết vở cũ.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
H chuẩn bị các câu chuyện. 
Nhóm thảo luận.
1, 2 H kể trước lớp.
H cả lớp lắng nghe.
Lớp thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV.
Bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố. 
PP: Thực hành.
GV hướng dẫn H các nội dung của bài thực hành SGK.
5.Hoạt động nối tiếp : 
- Dặn dò :
Chuẩn bị: Tiết kiệm thời giờ.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm :---------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG 
BÀI VĂN KỂ CHUYỆN (tt).
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Dựa trên những hiểu biết đã học về đoạn văn và cốt truyện cho sẵn, H biết viết 1 đoạn văn kể chuyện hoàn chỉnh với đầy đủ các phần : mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
Kỹ năng : Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn hợp lí.
Thái độ : Giáo dục H lòng say mê văn học, đam mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị :
GV: Tranh minh họa. SGV/185.
 HS : Xem bài.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Kiểm tra xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện(tuần 7)
- Nhận xét.
3. Giới thiệu bài : 
 GV ghi tựa
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
1’ 
 33’
8’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Đọc cốt truyện
¥ PP: Đàm thoại.
Xác định nhân vật chính?
Các tình tiết chính của cốt truyện:
Hoạt động 2: Viết 1 đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý.
¥ PP: Thảo luận, thực hành.
GV chia nhóm : 6 nhóm
Nhận xét, kết luận nhóm nào viết được đoạn hay nhất.
 Hoạt động lớp.
1 H đọc cốt truyện.
Lớp đọc thầm.
Loan .
Loan sống với bà ngoại bị loà. Em mơ ước trở thành bác sĩ.
Ơû trường, Loan cố gắng học giỏi. Ơû nhà, em chăm chỉ làm việc nhà để tự lo cho cuộc sống.
Cô bác trong xóm ai cũng ngợi khen Loan.
 Hoạt động cá nhân, nhóm.
2H đọc gợi ý.
Lớp đọc thầm ® chọn đoạn văn cần viết.
Đoạn 1: 3 nhóm viết 
Đoạn 2 : 3 nhóm viết.
Từng cá nhân suy nghĩ, tưởng tượng ® viết ra giấy.
Trao đổi ® hoàn chỉnh từng phần.
Đại diện nhóm thi đọc kết quả làm việc
Lớp nhận xét.
 Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua nêu miệng toàn đoạn văn theo cá nhân tiếp thu.
Nhận xét.
 Hoạt động nối tiếp :
 - Dặn dò: Viết vào vở.1(2) đoạn văn hoàn chỉnh.
- Nhận xét tiết học :
Rút kinh nghiệm :------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Giúp H biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông.
Kỹ năng : Biết dùng êke để kiểm tra và vẽ hai đường thẳng vuông góc.
Thái độ : Rèn luyện cho H tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị :
GV : Êke to, sách toán lớp 4.
HS : Êke nhỏ, sách toán + vở BT toán
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Sửa bài tập 2 SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài : 
	® ghi tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
18’
4’
18’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
MT : Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông.
PP: Trực quan, giảng giải, thực hành.
GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, chỉ số 4 góc A,B,C,D đều là góc vuông.
Vẽ kéo dài 2 cạnh BC và DC (vừa vẽ vừa nói) thành 2 đường thẳng DM và BN.
Tô màu 2 đường thẳng DM và BN (đã kéo dài).
Chỉ cho H biết : Hai đường thẳng DM và BN là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
Cho H liên hệ một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Hoạt động 2: Vẽ 2 đường thẳng vuông góc bằng Êke
MT: Biết dùng êke để vẽ 2 đường thẳng vuông góc .
PP: Trực quan, thực hành.
GV hướng dẫn , H làm theo.
GV kết luận : 2 đường thẳng AB và CB vuông góc với nhau.
Hoạt động 3: Thực hành
MT: Củng cố cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
PP: Thực hành.
 * Bài tập 1:
GV hướng dẫn H tìm các cặp cạnh vuông góc có trong hình vuông ABCD :
GV nhận xét, bổ sung.
 * Bài tập 2:
GV hướng dẫn H vẽ hai hai đường thẳng vuông góc và cắt nhau tại 1 điểm cho trước.
GV theo dõi, nhận xét chỉnh sửa.
GV kết luận đường thẳng CD vuông góc với đường thẳng AB.
GV hướng dẫn vẽ tương tự câu a.
 * Bài tập 3:
GV hướng dẫn H cách dùng êke để kiểm tra các bài tập a, b.
GV hướng dẫn bổ sung .
Nhận xét , đánh giá.
 * Bài 4 :
Yêu cầu H chỉ ra các cặp cạnh cắt nhau và không vuông góc có trong hình
GV nhận xét bổ sung.
 Hoạt động cá nhân.
H quan sát.
H kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc.
Nhận xét, hai đường thẳng BN và DM tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh.
H trình bày : Hai đường mép quyển vở, hai cạnh bảng đen, 2 cạnh ô cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh êke  
Vẽ đường thẳng AB 
Đặt 1 cạnh êke trùng với AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của êke.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H tự làm bài.
AB vuông góc với BC
BC vuông góc với CD
CD vuông góc với DA
DA vuông góc với AB
H làm bài.
 a). Vuông góc tại điểm O. 
Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm O.
Đặt 1 cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng AB, góc vuông của êke trùng với điểm O.
Kẻ đường thẳng đi qua cạnh góc vuông còn lại. Ký hiệu CD
Ta được đường thẳng CD vuông góc với đường thẳng AB tại điểm O 
 b). Vuông góc tại điểm M.
H làm tương tự câu a.
H thực hành kiểm tra.
 a).
AB vuông góc với AD
AD vuông góc với DC
 b).
FG vuông góc với GH
GH vuông góc với HI
H chỉ ra.
AB và BC ; BC và CD; CD và AD; AD và AB.
H tìm : quyển vở, bảng khung hình, mặt bàn  
Hoạt động 4 : Củng cố.
PP : Hỏi đáp.
Tìm một số hình có 4 góc vuông.
Hoạt động nối tiếp : 
- Dặn dò :
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Hai đường thẳng song song.
Rút kinh nghiệm :	
Khoa học
ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH.
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Biết cách ăn uống khi bị bệnh.
Kỹ năng : Nói về chế độ ăn uống khi bị 1 số bệnh thông thường và chế độ ăn uống khi bị bệnh tiêu chảy.
Thái dộ : Có ý thức tự chăm sóc mình khi bị bệnh và biết chăm sóc người thân bị ốm.
II. Chuẩn bị :
GV : Các hình vẽ trong SGK trang 34, 35.
 Chuẩn bị theo nhóm: 1 gói dung dịch ô-rê-dôn: 1 nắm gạo, 1 ít muối.
HS : SGK.
 III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Ta cảm thấy thế nào khi bị bệnh.
3. Giới thiệu bài :
 Tìm hiểu về: “Ăn uống khi bị bệnh”
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
 30’
 14’
 15’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Nói về chế độ ăn uống khi bị 1 số bệnh thông thường và khi bị bệnh tiêu chảy.
PP : Quan sát, thảo luận, giảng giải.
GV phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm thảo luận ( hoặc ghi các câu hỏi lên bảng ).
+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường.
+ Đối với người ốm nặng nên cho họ ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
+ Đối với người ốm không muốn ăn hoặc họ ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
+ Làm thế nào để chóng mất nước cho bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy, nhất là đối với trẻ em?
Hoạt động 2: Biết tự chăm sóc mình và người khác khi bị bệnh.
PP: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải. 
GV nêu nhiệm vụ: Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập xử trí khi bản thân bị bệnh hoặc chăm sóc người bệnh.
GV có thể nêu ví dụ gợi ý.
Ngày chủ nhật, bố mẹ Lan đi về quê. Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi. Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ 1 ít muối.Nhờ thế đã cứu sống được em bé.
Lưu ý: Có thể thêm vào câu chuyện 1 số nhân vật khác. Ví dụ: Người hàng xóm khuyên không đúng như mang em bé đi tiêm hoặc kiêng không cho ăn uống bất cứ thứ gì và họ hàng hay người hàng xóm khác đã ủng hộ Lan
GV yêu cầu H các nhóm đóng 1 vở kịch ngắn thể hiện nội dung trên.
Dựa vào ví dụ trên, GV và H có thể tự đưa ra các tình huống khác phục vụ cho mục tiêu của hoạt động này.
 Hoạt động nhóm.
Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận những câu hỏi do GV yêu cầu.
Đại diện các nhóm lên bốc thăm trúng câu nào sẽ trả lời câu đó.
Các H khác bổ sung.
Aên thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như thịt, cá, trtứng, sữa, các loại rau xanh, hoa quả.
Đối với người ốm nặng, nên cho họ ăn cháo thịt băm nhỏ, súp, sữa, nước ép hoa quả, canh, để cho mau tiêu
Đối với người ốm không muốn ăn hoặc họ ăn quá ít nên cho ăn nhiều bữa một ngày.
Ta cho người bệnh uống dung dịch ô-rê-dôn, hoặc uống nước chao muối.
Hoạt động lớp, nhóm.
Làm việc theo nhóm.
Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra.
Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất.
Các bạn khác góp ý kiến.
H lên đóng vai, cá H khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huốnmg nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
Hoạt động 3: Củng cố
Khi bị bệnh ta phải ăn uống như thế nào?
Hoạt động nối tiếp : 
- Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: “ Phòng tránh tai nạn sông nước”
Rút kinh nghiệm :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan8.doc