Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 9 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 9 (chuẩn)

Tập đọc

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I.Mục tiêu :

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

 - Hiểu nội dung bài : Cương mơ ước trở thành một thợ rèn để kiếm sống Cương thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

- GDHS có thái độ biết quý trọng các nghề nghiệp.

*Giáo dục KNS : Lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.

- Giáo dục qua việc biết thuyết phục người khác ,hiểu nghề lương thiện nào cũng quý, biết tơn trọng tất cả mọi người dù làm nghề nào nếu đó là nghề chân chính.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 31 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 9 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: Thø hai ngµy 5 thaùng 11 n¨m 2012 
Tập đọc
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I.Mục tiêu :
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
 - Hiểu nội dung bài : Cương mơ ước trở thành một thợ rèn để kiếm sống Cương thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- GDHS có thái độ biết quý trọng các nghề nghiệp.
*Giáo dục KNS : Lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.
- Giáo dục qua việc biết thuyết phục người khác ,hiểu nghề lương thiện nào cũng quý, biết tơn trọng tất cả mọi người dù làm nghề nào nếu đó là nghề chân chính. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III.Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC: HS đọc bài tập đọc tiết trước và TLCH về nội dung
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc :
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài .GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài:
KNS : Lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.
- Gọi HS đọc thầm các đoạn trao đổi và trả lời câu hỏi :
+Từ “thưa” có nghĩa là gì?
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Học nghề để làm gì?
+ “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.
- Gọi HS trả lời và bổ sung.
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Luyện đọc diễn cảm :
-Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì?
- GDHS có thái độ biết quý trọng các nghề nghiệp.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và chuẩn bị bài Điều ước của vua Mi-đát.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự.
- HS đọc thành tiếng.
- cặp đọc
- HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS đọc phân vai, tìm giọng đọc.
- HS phát biểu cách đọc hay
- Các nhóm luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- Cương mơ ước trở thành một thợ rèn để kiếm sống Cương thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.Mục tiêu :
Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc .
Kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
Bài tập cần làm : Bài 1 ; 2; 3(a).
II. Đồ dùng dạy học :
SGK
Ê – ke (cho GV và HS)
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Góc nhọn – góc tù – góc bẹt.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu HS dùng thước ê ke để xác định bốn góc A, B, C, D đều là góc vuông.
GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng , tô màu hai đường thẳng này. Yêu cầu HS lên bảng dùng thước ê ke để đo và xác định góc vừa được tạo thành của hai đường thẳng này. 
GV giới thiệu cho HS biết: Hai đường thẳng BC và CD là hai đường thẳng vuông góc với nhau. 
Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C 
 A B
 D C M
 N
GV yêu cầu HS liên hệ với một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau (hai đường mép quyển vở, hai cạnh bảng đen, hai cạnh ô cửa sổ)
Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc bằng ê ke (hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm nào đó)
 M
 N
 O
+ Bước 1: Vẽ góc vuông đỉnh O , cạnh OM, ON 
+ Bước 2: Kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau .
- Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông .
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS dùng êke kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không 
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra góc vuông rồi ghi tên từng cặp cạnh vuông góc có trong hình.
Bài tập 3:(a)
- Yêu cầu HS dùng êke xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông , rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó .
4 Củng cố - Dặn dò: 
GV cho HS thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc qua điểm nào đó cho sẵn.
- GV nhận xét tiết học
Làm bài 3 , 4 trang 50 trong SGK
Chuẩn bị bài: Hai đường thẳng song song
HS sửa bài
HS nhận xét
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS đọc tên hai đường thẳng vuông góc với nhau.
HS liên hệ.
HS thực hiện vẽ hai đường thẳng vuông góc theo sự hướng dẫn của GV
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
HS thi đua vẽ
Cả lớp bình chọn bạn vẽ đúng và nhanh nhất.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Chính tả 
 THỢ RÈN
I.Mục tiêu :
Nghe viết đúng bài chính tả , trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a.
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ ảnh hai bác thợ rèn.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Khởi động:
B/ Bài cũ:
- ‘Trung thu độc lập’
- GV đọc từ:mơ tưởng, phấp phới, chi chít, cao thẳm.
- GV nhận xét
C/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Qua bài tập đọc thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết ý muốn được học nghề rèn của anh Cương, quang cảnh hấp dẫn của lò rèn. Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe – viết bài thơ Thợ rèn, biết thêm cái hay, cái vui nhộn của nghề này. Gìơ học còn giúp các em luyện tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ lẫn 
- GV ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV rút ra từ khó cho HS ghi vào bảng: nhọ lưng, quệt ngang, quai, ừng ực, bóng nhẫy, nghịch.
- GV nhắc HS cách trình bày.
- GV đọc từng câu, từng dòng cho HS viết.
- GV cho HS chữa bài. 
- GV chấm 10 vở
2. Bài tập chính tả:
 Bài tập 2a:
- GV yêu cầu HS đọc bài 2a.
- GV nhận xét.
Hởi: Đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời gian nào?
Bài thơ thu ẩm nằm trong chùm thơ thu rất nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Các em tìm đọc để thấy được nét đẹp của miền nông thôn 
D/ Củng cố dặn dò:
- Biểu dương HS viết đúng.
- Chuẩn bị bài 10.
 - HS lên bảng, lớp viết vào nháp.
 - Lớp tự tìm một từ có vần iên/yên/iêng.
 - HS đọc yêu cầu bài 1.
 - HS đọc đoạn văn cần viết
 - HS phân tích từ và ghi
- HS viết vào vở
- Từng cặp HS đổi vở kiểm tra lỗi đối chiếu qua SGK.
 - HS làm việc cá nhân điền bằng bút chì vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng l hay n
- HS lên bảng phụ làm bài tập.
ĐẠO ĐỨC 
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 1)
I.Mục tiêu :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ:
 Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
* Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
* KNS : KN xác định giá trị của thời gian là vô giá ; KN lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
II. Đồ dùng dạy học :- Thẻ màu đỏ, xanh.
III.Các hoạt động dạy học:
:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Tiết kiệm tiền của (tiết 2)
- Kể lại những việc mà em đã tiết kiệm tiền của trong tuần qua.
- Nhận xét
3. Bài mới:
 v Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” 
- Tổ chức cho HS đọc câu chuyện.
- Cho HS thảo luận tìm hiểu nội dung truyện theo 3 câu hỏi trong SGK.
- Mời các nhóm trình bày
- GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. 
* Tích hợp GD. KNS : KN xác định giá trị của thời gian là vô giá.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống (B.tập 2/SGK.16)
- GV kết luận:
 + HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả thi.
 + Hành khàch đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay sẽ ảnh hưởng đến công việc.
 + Người bệnh được đưa đi bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ tán thành-không tán thành. (BT3 SGK) 
- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận các ý trong BT 3 (SGK) . Sau đó, bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu. 
- Mời một vài HS giải thích.
- GV kết luận:
 + Ý kiến (d) là đúng.
 + Các ý kiến (a), (b), (c) là sai.
+ Việc sử dụng thời giờ của các em như thế nào? 
* GD.KN lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
- HD HS rút ghi nhớ.
4. Hoạt động tiếp nối:
- Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Sưu tầm các tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ.
- HS hát.
- HS trả lời.
- HS phân vai đọc để minh họa cho câu chuyện.
- Thảo luận nhóm 4 
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Lớp bày tỏ thái độ thông qua thẻ màu :
+ màu đỏ: tán thành.
+ màu xanh: không tán thành. 
- Đọc ghi nhớ trong SGK.
Kĩ thuật
KHÂU ĐỘT THƯA
(Tiết 2)
I.Mục tiêu :
 - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
Khâu được các mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bi dúm.
Với HS khéo tay : Khâu được các mũi khâu đột thưa . Cac mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bi dúm
II. Đồ dùng dạy học :
Vải trắng 20 x 30cm.
Chỉ màu, kim, kéo, thước, phấn.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Khâu đột thưa (tiết 1)
- HS nêu lại quy trình khâu đột thưa.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Khâu đột thưa (tiết 2).
Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: HS thực hành
- GV nhận xét, củng cố kĩ thuật khâu đột thưa theo 2 cách:
Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nêu thời gian yêu cầu thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
Đường vạch dấu thẳng.
Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu.
Đường khâu tương đối phẳng
Các mũi khâu mặt phải tương đối bằng nhau và đều nhau.
Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Đánh giá kết quả học tập.
- Chuẩn bị bài: Khâu đột mau.
- HS nhắc lại phần ... t nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước . 
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
- Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh trong SGK
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới: 
3. Giới thiệu: 
- Người nào đã giúp nhân dân ta giành được độc lập sau hơn 1000 năm bị quân Nam Hán đô hộ? (bài cũ)
- Ngô Vương lên làm vua 6 năm thì mất, quân thù tiếp tục lăm le bờ cõi, trong nước thì rối ren, ai cũng muốn được nắm quyền nhưng không đủ tài. Vậy ai sẽ là người đứng lên củng cố nền độc lập của nước nhà & thống nhất đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK thảo luận vấn đề sau:
+ Tình hình đất nước sau khi Ngô Vương mất?
Hoạt động2: Hoạt động nhóm
- GV đặt câu hỏi:
+ Em biết gì về con người Đinh Bộ Lĩnh? 
 GV giúp HS thống nhất: 
+Ông đã có công gì?
 GV giúp HS thống nhất:
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
 GV giúp HS thống nhất: 
GV giải thích các từ
+ Hoàng: là Hoàng đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa
+ Đại Cồ Việt: nước Việt lớn
+ Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc & chiến tranh
- GV đánh giá và chốt ý.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất
4. Củng cố Dặn dò: 
GV cho HS thi đua kể các chuyện về Đinh Bộ Lĩnh mà các em sưu tầm được.
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981)
- Ngô Quyền
- HS hoạt động theo nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày
- HS dựa vào SGK để trả lời
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra & lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình, truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã có chí lớn
- Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn.
- Lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm
HS thi đua kể chuyện
HS thi kể
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thø sáu, ngµy 9 th¸ng11 n¨m 2012
TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I.Mục tiêu :
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trao đổi ; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt muc đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
- GD HS thích học Tiếng Việt.
*Giáo dục KNS : Thể hiện sự tự tin ; lắng nghe tích cực.
- Biết chia sẻ và lắng nghe, nhận xét. Có thái độ tự nhiên khi trao đổi, tự tin, thân ái,cử chỉ thích hợp, lời lẽ phải có sức thuyết phục mới đạt mục đích đề ra. 
II. Đồ dùng dạy học :
SGK, VBT
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn làm bài:
 * Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
- Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Nội dung cần trao đổi là gì?
? Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
? Mục đích trao đổi là để làm gì?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
? Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
 * Trao đổi trong nhóm:
KNS : Thể hiện sự tự tin ; lắng nghe tích cực.
- Chia nhóm 4 HS, yêu cầu HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
 * Trao đổi trước lớp:
- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
- Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng chuẩn.
3. Củng cố – dặn dò :
- Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?
- GDHS biết chia sẻ và lắng nghe, nhận xét. Có thái độ tự nhiên khi trao đổi, tự tin, thân ái,cử chỉ thích hợp, lời lẽ phải có sức thuyết phục mới đạt mục đích đề ra. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT (nếu có). 
- HS lên bảng kể chuyện.
- Lắng nghe.	
- HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.
+ ...về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em.
+ Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy.
+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.
*Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.
*Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật.
*Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
- HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.
- Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí như SGV
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
Toán
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT,THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I.Mục tiêu :
Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông ( bằng thước kẻ và ê ke).
Bài tập cần làm:Bài 1a ( tr. 54) ; 1a (tr. 55) ; ( không làm BT 2trang54, BT 2, 3 trang 55 )
II. Đồ dùng dạy học :
SGK
Thước thẳng và ê ke.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng song song.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
GV nêu đề bài.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 4 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông 
góc với DC tại D , lấy đoạn thẳng 
DA = 2 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc 
với DC tại C , lấy đoạn thẳng CB = 2 cm.
Bước 4: Nối A với D . Ta được hình 
chữ nhật ABCD.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS quan sát và vẽ theo GV vào vở nháp.
Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Vẽ hình vuông có cạnh là 3 cm.
GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng cũng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng AD
vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = 3 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 3 cm.
Bước 4: Nối A với B. Ta được hình 
vuông ABCD.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông.
- Tính chu vi hình vuông .
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- GV nhận xét tiết học
Làm bài 2 trang 55 trong SGK
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông.
HS quan sát và vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV.
Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- HS lắng nghe và thực hiện.
Khoa học
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I.Mục tiêu :
Ôn tập các kiến thức :
Sự trao đổi chất của cơ thể con người với môi trường
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng .
Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Dinh dưỡng hợp lí.
Phòng tránh đuối nước .
II. Đồ dùng dạy học : 
Các phiếu câu hỏi
Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.
Các tranh ảnh, mô hình hay vật thật về các loại thức ăn
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Khởi động:
B/ Bài cũ:
-Kể một số việc nên hay không nên làm để phòng tránh tại nạn sông nước?
-Có ý thức và vận động mọi người cùng phòng tránh tại nạn.
C/ Bài mới:
Hoạt động 1:
‘Ai nhanh, ai đúng’ 
Mục tiêu:
 -Sự trao đổi chất của cơ thể con người với môi trường
-Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò.
-Phòng tránh các bệnh do ăn thiếu, nhiều chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, trang bị 4 cái chuông, yêu cầu lớp trưởng làm giám khảo.
- GV đặt câu hỏi, nhóm nào lắc chuông trước sẽ được trả lời( Nếu đúng cộng điểm)
- GV nhận xét.
Hoạt động 2:
‘ Tự đánh giá’
Mục tiêu:
- HS có khả năng: Ap dụng những kiến thức đã học để kiểm tra chế ăn uống của bản thân.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS dựa vào các kiến thức đã học để tự đánh giá, như:
Đã ăn phối hợp và thường xuyên đổi món thức ăn chưa?
Đã ăn phối hợp chất đạm, béo động thực vật chưa?
Đã ăn các loại thức ăn chưá Vi-ta-min và chất khoáng chưa?
- GV yêu cầu HS phát biểu kết quả của mình.
- GV chốt ý.
D/ Củng cố - Dặn dò:
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo
 - HS lắc chuông giành quyền trả lời.( Tất cả các bạn đều phải tham gia)
 - HS tự đánh giá và trao đổi với bạn bên cạnh.
 - HS phát biểu kết quả tự đánh giá của mình.
- HS lắng nghe và thực hiện.
H§TT
Sinh ho¹t líp
I. KiÓm ®iÓm ho¹t ®éng tuÇn 9 : 
- Líp tr­ëng ®iÒu khiÓn sinh ho¹t:
+ C¸c tæ nªu kÕt qu¶ theo dâi trong tuÇn 
+ C¸c c¸ nh©n ph¸t biÓu ý kiÕn
+ Líp tr­ëng tæng hîp kÕt qu¶ c¸c mÆt ho¹t ®éng cña líp trong tuÇn qua :
3- Gi¸o viªn chñ nhiÖm nhËn xÐt ®¸nh gi¸:
- Tuyªn d­¬ng nh÷ng mÆt líp thùc hiÖn tèt ; c¸ nh©n hoµn thµnh xuÊt s¾c. 
- Nh¾c nhë vµ ®­a ra c¸ch gi¶i quyÕt nh÷ng mÆt líp thùc hiÖn ch­a tèt, c¸ nh©n cßn ch­a thùc hiÖn tèt néi quy cña líp, tr­êng. 
II. Ph­¬ng h­íng tuÇn 10:
+ TiÕp tôc duy tr× tèt c¸c nÒ nÕp do nhµ tr­êng vµ líp ®Ò ra. 
+ N©ng cao chÊt l­îng häc tËp, phÊn ®Êu cã nhiÒu hoa ®iÓm 10 h¬n tuÇn tr­íc. 
+ Tham gia c¸c ho¹t ®éng v¨n ho¸, v¨n nghÖ, ThÓ dôc do ®oµn ®éi ph¸t ®éng.
+ Thùc hiÖn tèt viÖc gi÷ vÖ sinh m«i tr­êng líp häc, tr­êng häc.
________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 lop 4.doc