Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Đôn Xuân A - Tuần 17

Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Đôn Xuân A - Tuần 17

TUẦN 17

Thứ hai ngày 02 tháng 12 năm 2013

TOÁN

 LUYỆN TOÁN ( TIẾT 1 )

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Luyện tập củng cố cho học sinh về cách đặt tính và chia cho số có 2 – 3 chữ số.

 - Tìm thừa số và tích chưa biết. Cách tính chi vi hình chữ nhật. Biết cách xem biểu đồ.

 - Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3+4.

 

doc 9 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Đôn Xuân A - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 02 tháng 12 năm 2013
TOÁN 
 LUYỆN TOÁN ( TIẾT 1 )
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Luyện tập củng cố cho học sinh về cách đặt tính và chia cho số có 2 – 3 chữ số.
 - Tìm thừa số và tích chưa biết. Cách tính chi vi hình chữ nhật. Biết cách xem biểu đồ.
 - Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3+4.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. 
 * Tìm x:
- GV nhận xét + cho điểm.
 - Củng cố nội dung bài cũ.
 II- Dạy bài mới:
 1) Giới thiệu bài.
 - GV giới thiệu nội dung bài luyện tập
 2) Luyện tập :
* Bài tập 1: GV nêu yêu cầu. 
 Đặt tính rồi tính :
a) 88374 : 26 b) 22687 : 37	
c) 13002 : 394
- GV nhận xét bảng con.
 GV nhận xét và chữa bài .
* Bài tập 2 : Gv nêu yêu cầu bài tập :
 Viết số thích hợp vào ô trống :
Số bị chia	
12788
12788
12788
Số chia
139
139
139
Thương
92
92
92
- Gv nhận xét + chấm 2-3 vở + nhận xét.
* Bài tập 3 : Gv nêu yêu cầu bài tập : 
 Một tấm bìa hình chữ nhật có diện tích là 4815cm2, chiều rộng 45cm.
 a) Tìm chiều dài của tấm bìa?
 b) Tính chu vi của tấm bìa ?
- GVHDHS tóm tắt + lập kế hoạch giải .
- Chữa bài trên bảng + cho điểm.
- Chấm 4-5 vở + nhận xét.
* Bài tập 4 : Gv nêu yêu cầu bài tập : 
 Biểu đồ dưới đây nói về số điểm 10 mà bốn bạn Xuân, Hạ, Thu, Đông đã đạt được trong tháng 9 năm học 2009 - 2010. 
- 2 HS lên bảng. 
a) x ´ 93 = 29109 b) 36300 : x = 484
- Nhận xét+chữa bài.
-1 HS nhắc lại.
- 2 HS lên bảng- Lớp làm bảng con.
 a) 88374 26 b) 22687 37
 103 3399 48 613
 257 117
 234 6
 0
c) 13002 394
 1182 33
 0
- HS nhận xét - Chữa bài.
- HS nêu lại yêu cầu bài tập .
-6 HS lên bảng làm - Lớp làm vào VBT.
Thừa số
79
53
53
Thừa số
53
79
79
Tích
4187
4187
4187
HS nhận xét + chữa bài.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- 1 HS lên bảng – lớp làm vào vở
 Chiều dài của tấm bìa hình chữ nhật là:
 4815 : 45 = 107 ( m ) 
Chu vi tấm bìa hình chữ nhật là: 
 ( 107 + 45 ) 2 = 304 ( m )
 Đáp số : 304 m. 
- Lớp nhận xét + chữa bài.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- 1 HS lờn bảng - Lớp làm vào VBT
32
30
§«ng
Tªn
Thu
H¹
Xu©n
Số điểm 10
10
5
0
23
25
20
15
Xem biểu đồ rồi viết tiếp vào chỗ chấm:
a) Xuân đạt được 25 điểm mười, Đông đạt được 32 điểm mười.
b) Hạ đạt được nhiều hơn Thu 7 điểm mười.
c) Bạn Đụng đạt được nhiều điểm mười nhất.
d) Cả bốn bạn đạt được 110 điểm mười .
- Nhận xét bài trên bảng + cho điểm.
III- Củng cố dặn dò:
 - Củng cố nội dung bài học.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập ( Tiếp ).
 - Nhận xét tiết học.
TOÁN 
LUYỆN TOÁN ( TIẾT 2 )
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Luyện tập củng cố về các số chia hết cho 2 và cho 5.
 - Luyện tập củng cố cho học sinh về tính giá trị của biểu thức theo cách tính thuận tiện nhất.
 - Rèn kĩ năng giải toán cho học sinh.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết sãn bài tập 4.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. 
 * Tìm x:
- GV nhận xét + cho điểm.
 - Củng cố nội dung bài cũ.
- 2 HS lên bảng. 
a) x ´ 93 = 29109 b) 36300 : x = 484
- Nhận xét+chữa bài.
II- Dạy bài mới:
 1) Giới thiệu bài.
 - GV giới thiệu nội dung bài luyện tập
 2) Luyện tập :
* Bài tập 1: GV nêu yêu cầu. 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 Cho các số : 2112 ; 1221 ; 1224 ; 4445 ; 8889 ; 35790.
 a) Trong các số đã cho, các số chia hết cho 2 là: ...
b) Trong các số đã cho, các số chia hết cho 5 là: ...
- GV nhận xét + chữa bài.
* Bài tập 2 : Gv nêu yêu cầu bài tập :
 Tính bằng cách thuận tiện nhất :
 a) (9803 + 7638) – 4638 	
 b) 58775 – 2450 – 550
- Gv nhận xét + chấm 2-3 vở + nhận xét.
* Bài tập 3 : GV nêu yêu cầu bài tập : 
 Tuấn có số bi nhiều hơn 40 viên và ít hơn 54 viên. Biết rằng nếu Tuấn lấy số bi đó chia đều cho 5 bạn hoặc chia đều cho 2 bạn thì cũng vừa hết. Hỏi Tuấn có bao nhiêu viên bi?
- GVHDHS tóm tắt + lập kế hoạch giải .
- Chữa bài trên bảng + cho điểm.
- Chấm 4-5 vở + nhận xột.
* Bài tập 4 : Gv nêu yêu cầu bài tập : 
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
 Trong các số 250 ; 502 ; 205 ; 202 ; 500 số chia hết cho cả 2 và 5 là :
A. 205 B. 502 C. 250 D. 500
- Gv nhận xét cho điểm. 
III- Củng cố dặn dò:
 - Củng cố nội dung bài học.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập ( Tiếp ).
 - Nhận xét tiết học.
-1 HS nhắc lại.
- 2 HS lên bảng- Lớp làm vở BT.
a) Trong các số đã cho, các số chia hết cho 2 là: 2112; 1224; 35790.
b) Trong các số đã cho, các số chia hết cho 5 là: 4445; 35790.
- HS nhận xét - Chữa bài.
- HS nêu lại yêu cầu bài tập .
-2 HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở.
a) (9803 + 7638) – 4638 
 = 9803 + ( 7638 – 4638 )
 = 9803 + 3000
 = 12803
b) 58775 – 2450 – 550
 = 58775 - ( 2450 + 550)
 = 58775 - 3000
 = 55775
HS nhận xét + chữa bài.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- 1 HS lên bảng - Lớp làm vào vở
Theo đầu bài, số bi của Tuấn chia hết cho 2 hoặc 5 bạn. Số chia hết cho cả 2 và 5 trong các số từ 41 đến 53 là : 50 : 2 = 25 ;
50 : 5 = 10.
Vậy số bi của Tuấn là 50 viên.
 - Lớp nhận xét + chữa bài.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- 1 HS lên bảng - Lớp làm vào VBT
Số chia hết cho cả 2 và 5 là :
 C. 250 D. 500 
- Lớp nhận xét + chữa bài.
Ôn Toán
Luyện tập : Phép chia – phép nhân
I/ Mục tiêu:
Củng cố phép chia phép nhân - Giải toán có lời văn
II/ Đồ dùng dạy học :
	- SGK
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Bài 1: đặt tính rồi tính 
2045 x 146 
8432 x 504 
9240 : 246 
78932 : 351
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức 
(1960 + 2940) : 245 
(4725 x 12) : 105
47376 : (18 x 47)
Bài 3: Một thửa rộng hình chữ nhật có chiều dài 144 m, chiều rộng 18 m. Trên thửa ruộng đó người ta trồng khoai. Cứ 36 m² thu hoạch được 92 kg khoai. Hỏi trên thửa ruông đó người ta thu hoạch được bao nhiêu kg khoai?
Nhận xét – Tuyên dương 
III- Củng cố dặn dò:
 - Củng cố nội dung bài học.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập ( Tiếp ).
 - Nhận xét tiết học.
= 298570 
= 4249728
= 37 dư 138 
= 224 dư 308
- Làm vở 
= 20
= 540
= 56
ĐS: 6840 kg
- Nhận xét 
Ôn Toán
Luyện tập chung 
I/ Mục tiêu:
Ôn luyện nhân, chia cho số có 2, 3 chữ số
Giải toán có lời văn
II/ Đồ dùng dạy học :
	- SGK
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Bài 1: 
Đặt tính rồi tính 
345 x 374 
9045 x 360
4578 : 421 
9785 : 205
6713 : 546
Bài 2:
Tính giá trị biểu thức 
(1960 + 2940) : 245
9072 : 81 x 45
Bài 3:
Tìm x
x : 104 = 635 x 3 
8064 : x = 63 x 2 
Bài 4: 
 Một gian phòng hình chữ nhật được lát gạch hoa hình vuông cạnh 2 dm. Chiều dài lát 20 viên gạch bong, Chiều rộng được láy 15 viên. Hỏi và chu vi gian phòng?
- Nhận xét – tuyên dương 
III- Củng cố dặn dò:
 - Củng cố nội dung bài học.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập ( Tiếp ).
 - Nhận xét tiết học.
- Cho HS làm bảng con 
= 129030
= 3256200
= 10 dư 368 
= 47 dư 150
= 12 dư 161
- Làm vở
= 20
= 540
x = 1320 80
x = 64
Giải
Chiều rộng gian phòng 
 15 x 2 = 30 dm = 3 m
Chu vi gian phòng 
 (4 + 3) x 2 = 14 m
Diện tích gian phòng 
 4 x 3 = 12 m²
 ĐS: 12 m²
ÔN TOÁN:
Luyện tập tổng hợp
I/Yêu cầu Rèn cho HS kỹ năng tính , tính giá trị biểu thức và giải toán hình chữ nhật .
II/Chuẩn bị: Soạn bài tập 
III/Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ổn định:
2/Luyện tập:
 Bài 1 : tính 
a) 456789 + 5009 b) 99058 + 20682
 Bài 2 : Khoanh tròn chữ cái có kết quả đúng ?
 Kết quả của phép chia 9779 : 45 là 
A, 27 B, 207 C, 217 dư 14 D, 1107
-Cho HS làm bảng con .
-GV nhận xét
 Bài 3 : 
 Kết quả của phép nhân 2730 x 308 là
A, 18840 B, 80803 C, 840840 D, 89830
-HS bảng con
Bài 4 : 
 a)Số 5 m2 5 dm2 là
A, 55 dm2 B, 550 dm2 C, 505 dm2 D, 5050 dm2 
 b) thế kỷ là :
A, 20 năm B, 25 năm C, 15 năm D, 50 năm
Bài 5 : tính giá trị biểu thức 4680 : 30 + 169 x 60
Bài 6 : Số 4590 là số chia hết cho 
A, 5 B, 2 C, Cả hai số trên
-nhận xét
Bài 7 : Nữa chu vi thửa đất hình chữ nhật là 176 m, chiều dài hơn chiều rộng 18 m . Hỏi thửa đất có diện tích là bao nhiêu ?
-Thu châm - Nhận xét .
.3/ Nhận xét tiết học
 Tuyên dương các học sinh làm đúng nhanh .
-Thực hiện vào bảng con .
-Thực hiện vào bảng con .
-Thực hiện vào bảng con .
-Thực hiện vào bảng con .
-lắng nghe .
-Làm vào vở
-Làm vở
-Lắng nghe nhận xét ở bảng .
-Làm vở .
-Lắng nghe .
TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC( TIẾT 1 )
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Luyện đọc đúng và trôi chảy các tên riêng nước ngoài : Bu-ra-ti-nô, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, Các-lô,...
 -Dựa vào lời chỉ dẫn cách đọc (cột B), hãy luyện đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (cột A) :
 -Luyện đọc diễn cảm đoạn văn sau với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, chậm rãi, cần nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả tong bài.
 - Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Ôn định 
I. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét cho điểm.
Củng cố nội dung bài cũ.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu nội dung tiết học .
2. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn văn của bài tập đọc số 1.
a)Bài 1: GV đọc mẫu đoạn văn : Trong quỏn ăn Ba Cá Bống .
*Cho học sinh luyện đọc đoạn thơ.
? Nêu những từ trong đoạn thơ cần nhấn giọng.
a) Luyện đọc đúng và trôi chảy các tên riêng nước ngoài : Bu-ra-ti-nô, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, Các-lô,...
 b) Dựa vào lời chỉ dẫn cách đọc (cột B), hãy luyện đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (cột A) :
- GV đọc mẫu.
b)Bài 2 : GV nêu yêucầu : 
 Đọc thầm câu chuyện trong sách Tiếng Việt 4, tập một (trang 159), ghi lại một chi tiết mà em thấy ngộ nghĩnh và lí thú.
- GV nhận xét, chữa bài + cho điểm .
3. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn văn của
bài tập đọc số 2 : Rất nhiều mặt trăng.
 - GV đọc mẫu.
 ? Đoạn văn này cần đọc với giọng đọc như thế nào ?
- GV nhận xét tuyên dương và cho điểm.
* Bài 2: GV nhêu yêu cầu. Dựa vào đoạn b trong bài tập 1, em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống dưới đây để hoàn chỉnh lời mô tả ngộ nghĩnh, đáng yêu của công chúa về mặt trăng.
- GV nhận xét,chữa bài + cho điểm.
III. Củng cố, dặn dò:
 - Củng cố nội dung bài học.
 - GV nhận xét tiết học , về nhà luyện đọc lại diễn cảm 2 đoạn văn đã học.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
 - 2 học sinh nối tiếp đọc bài: Kéo co, trả lời câu hỏi 2.
- 4 em nối tiếp đọc 
 - HS tìm và nêu. 
 - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn .
 - HS đọc theo cặp
 - 2 em đọc cả đoạn văn .
 - Thi đọc diễn cảm đoạn văn theo nhóm .
 - Thi đọc phân vai giữa các nhóm.
- Học sinh nhận xét và bình chọn nhóm đọc diễn cảm nhất.
VD : Em thấy câu chuyện có chi tiết ngộ nghĩnh và lí thú, đó là lúc Bu-ra-ti-nô nấp trong bình hét doạ bọn người độc ác, làm cho chúng sợ hãi tái xanh cả mặt.
-1- 2 HS đọc đoạn 
- Lần lượt 1-2 HS trả lời .
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn
 - HS đọc theo cặp
 - 2 em đọc cả đoạn văn .
 - Thi đọc diễn cảm đoạn văn theo nhóm .
 - Học sinh nhận xét và bình chọn nhóm đọc
hay nhất .
- HS nêu yêu cầu bài tập .
Mặt trăng chỉ to hơn móng tay ta, vì khi ta đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì , móng tay che gần khuất mặt trăng. Đôi khi, nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ. Mặt trăng được làm bằng vàng .
- HS làm vào vở.
- HS nhận xét + chữa bài.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện viết.
TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT ( TIẾT 2 )
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Biết viết nhận xét và viết lại đoạn mở bài theo cách trực tiếp và gián tiếp cho bài văn miêu tả một đồ chơi .
 - Biết nhận xét cách viết kết bài theo kiểu mở rộng.
 - Biết nêu nhận xét cách viết văn trong bài văn miêu tả đồ chơi.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 3.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I-Kiểm tra bài cũ : 
 - Đọc đoạn văn giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê hương (có thể là nơi em sinh sống hoặc một nơi khác mà em biết) . ( 2 HS ) 
 + GV nhận xét + cho điểm.
 + Củng cố nội dung bài cũ.
 II-Bài mới :
 1) Giới thiệu bài :
 2) Luyện viết :
* Bài tập 1: GV nêu yêu cầu bài tập :
 Một bạn viết đoạn mở bài theo cách trực tiếp cho bài văn miêu tả một đồ chơi yêu thích như sau :
 Một lần, khi đi công tác về, bố tặng em một chiếc quạt chạy bằng pin, thứ đồ chơi mà em rất thích.
 + Em hãy viết lại đoạn mở bài cho đồ chơi nói trên theo cách gián tiếp. (Nói chuyện khác để dẫn đến thứ đồ chơi em tả, VD : Những ngày hè nắng nóng, ai cũng thích ngồi làm việc bên chiếc quạt điện hoặc ngồi trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ...)
 - GV gọi HS nêu ý kiến của mỡnh của mình.
- GV nhận xét + chữa bài.
* Bài tập 2: GV nêu yêu cầu: Vì sao nói đoạn kết bài dưới đây được viết theo cách kết bài mở rộng ?
Chiếc quạt được em mang đến lớp. Các bạn chuyền tay nhau ngắm nghía rồi chạy thử, ai cũng thấy thích thú. Tuy chỉ là thứ đồ chơi nhỏ bé nhưng chiếc quạt được em gìn giữ và sử dụng trong suốt cả mùa hè vì nó vừa đẹp lại vừa tiện lợi biết bao. 
 - GVHDHS làm vào vở.
 - GV nhận xột+ chữa bài cho học sinh.
* Bài tập 3: GV nêu yêu cầu: Đọc bài văn tả một đồ chơi yêu thích dưới đây và hoàn chỉnh những nhận xét ở dưới bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống : VBT
 - GVHDHS làm vào vở.
Nhận xét :
a) Bài văn gồm có ...... đoạn văn.
b) Đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc quạt chạy bằng pin là đoạn thứ ............. (từ ...................................... đến ...........................................).
c) Đoạn văn thứ ba (từ Đầu nắp quạt... đến rồi dừng hẳn) tả đặc điểm nổi bật của một số bộ phận của chiếc quạt chạy bằng pin như : ..............................để quạt gió, ................................ để làm cho quạt chạy ; tả ...........................của chiếc quạt một cách khá cụ thể, sinh động.
 - GV nhận xét+ chữa bài cho học sinh.
III- Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố nội dung bài học.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau : luyện đọc.
 - Nhận xét tiết học.
- 1 HS nhắc lại . 
- Lớp vào vở bài tập.
 1. Tham khảo :
(Mở bài gián tiếp) :
Ngày sinh nhật lần thứ mười của tôi đã đến. Bạn bè tặng tôi đủ thứ bánh kẹo và đồ chơi nhưng tôi vẫn chưa thật hào hứng. Cho đến khi bố mẹ từ trong phòng bước ra, nói : “Bố mẹ tặng con thứ đồ chơi mà con rất thích. Con thử mở xem !”. Tôi hồi hộp mở gói quà bé xíu. Thật ngạc nhiên, đúng là thứ tôi ao ước : một chiếc quạt chạy bằng pin.
- Lớp nhận xét về cách viết mở bài theo kiểu mở bài gián tiếp của bạn, cáh dùng từ, đặt câu.
- HS nhắc lại yêu cầu. 
-1-2 HS đọc đoạn văn. 
- HS nêu nhận xét. Lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến cho bạn.
Lời giải : 
 Đoạn kết bài được viết theo cách kết bài mở rộng vì người viết nêu nhận xét, cảm nghĩ về đồ vật được tả và liên hệ thái độ của người sử dụng đồ vật.
- 3-4 HS lần lượt trình bày nhận xét cuả mình.
- Lớp nhận xét bổ xung bài cho bạn.
- HS nhắc lại yêu cầu. 
-1-2 HS đọc đoạn văn.( VBT)
- HS nêu nhận xét. Lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến cho bạn.
Gợi ý nhận xét :
 a) Bài văn gồm có 4 đoạn văn.
 b) Đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc quạt chạy bằng pin là đoạn thứ hai (từ Chiếc quạt dài chừng một gang tay đến nhuỵ đỏ).
 c) Đoạn văn thứ ba (từ Đầu nắp quạt... đến rồi dừng hẳn) tả đặc điểm nổi bật của một số bộ phận của chiếc quạt chạy bằng pin như : cánh quạt mỏng để quạt gió, động cơ để làm cho quạt chạy; tả hoạt động của chiếc quạt một cách khá cụ thể, sinh động.
- 3-4 HS lần lượt trình bày bài viết cuả mình.
- Lớp nhận xét bổ xung bài cho bạn.
Ôn Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC + CHÍNH TẢ 
I/ Mục tiêu:
Giúp HS ôn luyện và luyện viết chính tả đoạn 2 bài “Kéo co” 
II/ Đồ dùng dạy học :
	- SGK
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
a. Luyện đọc
- Gọi HS đọc lại toàn bài 
- HS đọc nối tiếp lần 1
- HS đọc nối tiếp lần 2 
- Gọi HS đọc lại toàn bài 
- Y/c HS đọc diễn cảm đoạn văn em thích 
b. Luyện viết 
- GV đọc bài 
- Hỏi: Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui ?
- Y/c HS tìm từ khó dễ lẫn khi viết chính tả 
- GV đọc 
- GV tuyên dương những em rèn đọc tốt 
C. Củng cố - dặn dò:
GV nhận xét – dặn dò
- 1 HS đọc toàn bài 
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2 
- 1 HS đọc lại toàn bài 
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn em thích và nêu ý kiến 
- HS chú ý nghe
- HS trả lời 
- Các từ ngữ: Hữa Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 
- HS rèn viết từ khó vào bảng con 
- HS viết bài 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tiết 17: Thăm gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng.
I-Mục tiêu bài học:
 Hs hiểu 
 - Hoạt động chăm sóc , giúp đỡ gia đình thương binh , liệt sĩ là một việc làm có ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn các các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc .
 - G dục học sinh phải luôn luôn ghi nhớ và biết ơn các thương binh , liệt sĩ.
 II- Chuẩn bị :
 -HS chuẩn bị chổi , rổ, cuốc , xẻng , khăn lau... 
III- Cách thức tổ chức :
 - Gv cho hs tập trung tại trường sau đó đưa các em ra nhà bác Bích thôn 1 và bác Hạnh thôn 10 . 
 - Gv phổ biến nội dung công việc và phân công cho các tổ chia nhau đến thăm và giúp đỡ một số công việc như quét dọn nhà cửa , xới cỏ , lau nhà ....
 - Các tổ làm việc theo công việc đã được phân công dưới sự điều hành của tổ trưởng . Gv quán xuyến chung . 
 - Cuối tiết học các tổ tập trung và báo cáo kết quả . Gv nhận xét chung . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 Seqap tuan 17.doc