Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 7 năm 2011

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 7 năm 2011

TẬP ĐỌC:

 TRUNG THU ĐỘC LẬP

 I. Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc đúng bài văn phù hợp với nội dung.

 - Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

 (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.

- GDKNS: xác định giá trị của cuộc sống tự do; Đảm nhận trách nhiệm của bản thân sau này đối với đất nước.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa

III. Các HĐ dạy học:

HĐ1: (1p) Giới thiệu bài : Dựa vào tranh minh hoạ bài đọc. GV giới thiệu bài

 

doc 24 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 7 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 7
T
G
Tiết
Môn
dạy
Nội dung bài dạy
ĐDDH
Thứ
2
30/9
1
Chào cờ
Toàn trường
2
Tập đọc
Trung thu độc lập
Tranh M.hoạ
3
Toán
 Luyện tập
Bảng phụ
4
Chính tả
 Gà Trống và Cáo
Bảng phụ
Thứ
3
1/10
1
Toán
Biểu thức có chứa hai chữ
Bảng phụ
2
LTVC
Cách viết tên người tên địa lý VN
BĐ;Bảng phụ
3
LuyệnTV
Ôn tập văn kể chuyện
Bảng phụ; BĐ
4
K. Chuyện
Lời ước dưới trăng
Tranh MH
Thứ
4
2/10
1
Tin học
 Cô Tuyết dạy
2
Tập đọc
Ở vương quốc tương lai
Tranh MH
3
Toán
Tính chất giao hoán của phép cộng
4
TL.Văn
Luyện tập XD đoạn văn KC
Bảng phụ
Thứ
5
3/10
1
Toán 
Biểu thức có chứa ba chữ
2
LTVC
LT viết tên người tên địa lýVN
BĐ;Bảng phụ
3
GDTT
HD đọc truyện Tấm Cám
Truyện đọc
4
HĐNGLL
Toàn trường
Thứ
6
4/10
1
Toán
Tính chất két hợp của phép cộng
2
Luyện TV
Ôn tập tổng hợp
Phiếu học tập
3
TL.Văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
Bảng phụ
4
Sinh hoạt
Đánh giá hoạt động tuần 7
 Thứ hai, ngày 30 tháng 9 năm 2013
TẬP ĐỌC: 
 TRUNG THU ĐỘC LẬP
 I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc đúng bài văn phù hợp với nội dung. 
 - Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. 
 (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước. 
- GDKNS: xác định giá trị của cuộc sống tự do; Đảm nhận trách nhiệm của bản thân sau này đối với đất nước. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa
III. Các HĐ dạy học: 
HĐ1: (1p) Giới thiệu bài : Dựa vào tranh minh hoạ bài đọc. GV giới thiệu bài 
HĐ2: Luyện đọc : (12p) 
GV đọc mẫu toàn bài. 
GV chia đoạn ( 3 đoạn ) 
Ba HS đọc nối tiếp đoạn 2lần kết hợp luyện đọc từ khó và tìm hiểu từ chú giải. 
HS luyện đọc đoạn theo nhóm 
Hai HS đọc toàn bài.
HĐ3: Tìm hiểu bài. (14p) 
HS đọc thầm đoạn1. . 
GV: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? HS: Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. 
GV: Trăng trung Thu độc lập có gì đẹp? 
HS: Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do, độc lập : Trăng vàng và gió núi bao la 
HS: đọc thầm đoạn2. 
GV: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước	 trong những đêm trăng tương lai ra sao? HS: Dưới ánh trăng dòng thcs nước đổ xuống làm chạy máy phát điện
GV: Vẻ đẹp có gì khác so với đêm trung thu độc lập ? (HSKG: Thương; Triều; Nhung) 
HS: Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn so với những ngày độc lập đầu tiên. Giá trị của cuộc sống tự do. 
GV tiểu kết và liên hệ GDKNS: Từ ngày đất nước dành được độc lập, cuộc sống của nhân dân được tự do và các em biết được không có gì giá trị bằng tự do. Vậy các em là những chủ nhân tương lai của đất nước mai sau thì các em phải có trách nhiệm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. 
GV Kể từ ngày đất nước giành được độc lập tháng 8 năm 1945, ta đã chiến thắng, 
GV: Cuộc sống hiện nay, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
HS: xem tranh ảnh về các trành tựu KTXH của nước ta trong những năm gần đây.
GV: Em mơ ước đất nước ta mai sau NTN? 
HS Thảo luận nhóm đôi. 
HS phát biểu.
HS luyện đọc và rút ra ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
HĐ4: Luyện đọc lại (9p) 
HS đọc nối tiếp đoạn 
HS luyện đọc theo vai. 
GV HDHS luyện đọc hay “Ngày mai, . Vui tươi” 
GV đọc mẫu 
HS nêu cách đọc của GV 
HS luyện đọc theo nhóm đôi 
HS thi đọc trước lớp.
GV nhận xét và ghi điểm.
HĐ5 (2p) Củng cố –Dặn dò:
GV: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
HS tự trả lời 
GV: Các em phải cố gắng học thật giỏi để sau nay trở thành người có ích xây dựng quê hương đất nước. 
TOÁN: 
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
 - Có kĩ năng thực hiện tính cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng phép trừ.
 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ
 Bài tập cần làm: (BT1,2,3) 
 - Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
III. Các HĐ dạy học : 
HĐ1: (1p) Giới thiệu bài. GVnêu yêu cầu tiết học 
HĐ2: (35p) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. (Sgk – tr40) 
Tính rồi thử lại (theo mẫu) 
GV nêu phép cộng.	 
HS: làm vào bảng con đặt tính rồi thử lại.
	 a. 2416	TL: 7580
	5164	2416
	7580	5164
GV: Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào? 
HS: Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng. 
 => Các phần khác tương tự. 
HS làm bài vào vở, chữa bài	
Bài 2. (Sgk – tr40) 
Tính rồi thử lại (theo mẫu)
GV HD tương tự các bước như BT1.
Muốn thử lại phép trừ ta làm thế nào? 
HS: Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng. 
HS thực hiện vào vở, 3 HS làm ở bảng. 
GVcùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3. Tìm x: (Sgk – tr41) 
Cho HS nêu yêu cầu bài.
HS nêu thành phần chưa biết của x.
GV gợi ý HS yếu: Các em phải đọc kỹ yêu cầu là bài yêu cầu chúng ta tìm thành phần nào chưa biets trong phép tính 
GV Muốn tìm số hạng chưa biết ta phải làm gì? 
HS: Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
GV Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?	 
HS: Ta lấy hiệu cộng với số trừ
HS làm bài vào vở. 1HS làm vào bảng phụ 
GV chấm một số bài, cùng HS chữa bài. 
HĐ3: (1p) Củng cố – Dặn dò :
GV cho HS nhắc lại cách thực hiện tính cộng, tính trừ.
Nhận xét tiết học
CHÍNH TẢ : 
 GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. Mục tiêu:
 - Nhớ - viết đúng bài CT ; trình bày đúng các vần thơ lục bát 
 - Làm đúng BT(2) a/b, hoặc (3) a/b
 - Giáo dục tính cẩn thận tỉ mỉ trong công việc. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học :
HĐ1: (1P)Giới thiệu bài.
HĐ2: (26p) Hướng dẫn HS nhớ- viết:
a, HD viết: (6p) 
GV đọc toàn bài một lần 
HS chú ý và đọc thầm. 
Một HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
GV cho HS mở SGK đọc bài . 	 
HS đọc lại bài và quan sát những chữ mình dễ viết sai.
? Lời lẽ của Gà nói với Cáo thể hiện điều gì? 
Thể hiện là Gà là 1 con vật thông minh.
? Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học? (Có 1 cặp chó săn chạy tới)
? Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
 (Hãy cảnh giác, đừng vội tin vào lời nói ngọt.)
Yêu cầu HS tìm những từ khó. 	(HS tìm từ khó : phách bay, quắp đuôi, ) 
b, HS nhớ và chép bài vào vở.(15p) 
c, Chấm bài nhận xét: (5p) 
- GV chấm bài và nhận xét
HĐ3: (7p) Luyện tập:
Bài 2.
Cho HS nêu yêu cầu bài tập. 
Cả lớp làm bài, chữa bài.
 a. trí, chất, trong, chế, chinh, trụ, chủ.
 b. lượn, tược, hương, dương, tương, thường, cường. 
GV nhận xét và chữa bài.
HĐ4: (1p) Củng cố- Dặn dò: Nhận xét tiết học
 Thứ ba, ngày 1 tháng 10 năm 2013
TOÁN: 
 BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ.
 - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
 (Các BT cần làm: Bài1, Bài 2a,b : Bài 3 (2 cột )
 - Giáo dục các em tính tư duy trong Toán học. 
II. Đồ dùng: Bảng phụ.
III. Các HĐ dạy học : 
HĐ1: (1p) Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu tiết học 
HĐ2:(14p) Giới thiệu biểu thức. 
a. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ: (Chuẩn bị sẵn ở bảng phụ) 
GV nêu ví dụ và làm mẫu. 	 
VD. Anh câu được 3 con cá (Viết 3 vào cột đầu của bảng). Em câu được 2 con cá
HS nêu VD và nêu nhiệm vụ cần giải quyết.
GV: Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá? 
HS viết : 3 + 2 vào cột thứ 3.
Tương tự HS nêu một số VD khác .
GV giới thiệu a + b là biểu thức có chứa 2 chữ.
Giới thiệu biểu thức có chữa 2 chữ.
GV nêu biểu thức có chữa 2 chữ a + b.	 
HS nêu như SGK.
Nếu a= 2, b=3 thì a + b = 2 + 3 = 5, 5 là giá trị của biểu thức a + b.
Tương tự các phần còn lại.
Nhận xét: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
HĐ3: (22p) Luyện tập:
Bài1: (Sgk – tr 42) 
Cho HS nêu yêu cầu . 
HS tìm và điền kết quả:
b. Nếu c = 15, d = 45 thì c + d = 15 + 45 = 60 (cm)
Tương tự các phần còn lại HS làm vào vở. 1HS làm vào bảng phụ.
GV cùng HS chữa bài. 
Bài2: (Sgk – tr 42) 
Cho HS nêu yêu cầu. 
HS nêu phép tính
b. Nếu a = 45, b = 36 thì a – b = 45 - 36 = 9 
Tương tự các phần còn lại HS làm vào vở. 1HS làm vào bảng phụ.
GV cùng HS chữa bài. 
Bài 3. (Sgk – tr 42) 
HS nêu yêu cầu Bt 
HS làm bài theo mẫu(SGK) 
HS làm bài, 1Hs làm vào bảng phụ 
GV chấm một số bài, cùng HS chữa bài.
HĐ4:(1p) Củng cố- Dặn dò : Nhận xét tiết học .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 
 CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI - TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
 - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý việt Nam.; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1,BT2,mục III),tìm và viết đúng một vài tên riêngViệt Nam (BT3)
 - Giáo dục các em say mê với môn Tiếng Việt
II. Đồ dùng: Bảng phụ, bản đồ Việt Nam. 
III. Các HĐ dạy học : 
HĐ1: (1p) Giới thiệu bài : Nêu mục đích - yêu cầu cần đạt của tiết học.
HĐ2(12p) Phần Nhận xét:
Cho HS đọc nội dung bài tập 1 và phần gợi ý	
HS Cả lớp đọc thầm
Một HS đọc câu 1
GV: Mỗi tên riêng đã cho gồm bao nhiêu tiếng?	
HS tự nêu.	
GV: Chữ cái đầu mỗi tiếng được viết hoa như thế nào?	
Khi viết chữ cái đầu mỗi tiếng(tên người, tên địa lý VN) đều viết hoa.
? Hãy cho biết cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
HĐ3:(3p) Ghi nhớ: SGK 
Một số HS nhắc lại.
HĐ4: 22p) Luyện tập: 
Bài 1. Cho HS nêu yêu cầu BT1 
Một HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
HS cả lớp làm bài vào vở. 
HS đổi chéo vở kiểm tra. 
Bài 2. cho HS nêu yêu cầu BT2 
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài ở bảng.
HS một số em trình bày bài miệng trước lớp 
GV cùng HS nhận xét.
Bài 3. HS nêu yêu cầu BT
GV gắn bản đồ HS quan sát bản đồ Việt Nam 
HS thảo luận nhóm đôi và trình bày kết quả
Cả lớp nhận xét
GV nhận xét. 
HĐ5: (1p) Củng cố dặn dò : 	 
Dặn HS về học thuộc ghi nhớ
Nhận xét giờ học
KỂ CHUYỆN : 
 LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục tiêu:.
 - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện lời ước dưới trăng (do GV kể )
 - Giáo dục sự ham thích nghe và đọc truyện.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa
III. Các hoạt động dạy học : 
HĐ1: Giới thiệu bài : nêu MĐ - Y/C cần đạt trong tiết học.
HĐ2: (10p) GV kể chuyện. 
GV kể lần 1 
HS quan sát tranh và đọc lời dưới tranh.
GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ. 
HS quan sát tranh và lắng nghe. 
HĐ3: (25p) H/dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Cho HS quan sát tranh và đọc lời dưới tranh tập kể theo nhóm. 
 ... g nề nếp tuần 7
 - Đề ra phương hướng trong tuần 8
 - Phát động phong trào thi đua làm vệ sinh sạch sẽ trường lớp.
II. Nội dung :
1. Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình và tự xếp loại.
2 . Giáo viên nhận xét chung :
a, Học tập: 
- Đa số các em có ý thức trong học tập, ngồi học chú ý nghe giảng hăng say phát biểu xây dựng bài. Song bên cạnh vẫn còn một số ít bạn chưa thực sự cố gắng trong học tập, chuẩn bị bài ở nhà chưa thật chu đáo, Bảng cửu chương chưa thuộc,... (Thành, Anh, Tuấn) 
b, Nề nếp: 
Vẫn còn tình trạng làm mất trật tự trong lớp như : Nói chuyện riêng, làm việc riêng, 
c, Vệ sinh: 
Có ý thức trong công tác vệ sinh trường lớp.
Bên cạnh đó vẫn có một số bạn chưa có ý thức đi dép còn mang cả đất vào làm bẩn lớp.
3. Phương hướng :
- Phát huy ý thức tự giảc trong học tập, giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp sạch sẽ khang trang, giữ kỷ luật trong giờ học tập trên lớp. 
- Tiếp tục giữ vệ sinh chung 
- Lao động đốt rác vào chiều thứ 5, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Chăm sóc bồn hoa (Tưới và nhổ cỏ) 
- Các đội tuyển cố gắng bồi dưỡng để có kết quả tốt. 
- Cố gắng tập luyện để thi ATGT đạt kết quả cao.
- Cần tăng cường rèn kĩ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi.
LUYỆN TOÁN: 
 LUYỆN TẬPTÍNH CHẤT GIAO HOÁN VÀ KẾT HỢP PHÉP CỘNG 
I. Mục tiêu : 
Tiếp tục củng cố kiến thức về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. 
II. Các HĐdạy học :
1. Hđ1: (1p) Giới thiệu bài. Gv nêu yêu cầu cần đạt trong giờ học.
2. Hđ2: (33p) Hướng dẫn HS luyện tập.
GV: Hãy nêu tính chất giao hoán của phép cộng (4HS nêu)
Bài 1 : Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm : 
 a) 53 + 36 = 36 + ...
b) c + d = ... + c
125 + ... = 200 + 125
 c + d + 7 = c + 7 + ...
 18 + 97 + 64 = ... + 97 + 18
 a + 0 = ... + a = ...
HS đọc yêu cầu BT 
HS làm bài rồi chữa bài bằng cách gọi HS tiếp nối nhau nêu kết quả (chú ý HS yếu )
Bài 2 : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm : 
475 + 328 ......... 328 + 475 9508 + 172 ....... 172 + 9509
5614 + 3724 ....... 3724 + 5600 8321 + 4312 ....... 4312 + 832
HS đọc yêu cầu BT 
HS làm bài, chấm, chữa bài(chú ý HS yếu , y/c các em giải thích lí do điền dấu đó).
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S : (HSKG) 
Một hình chữ nhật có chiều dài là a và chiều rộng là b (a, b cùng một đơn vị đo). Công thức tính chu vi P của hình chữ nhật là :
A. P = a + b x 2
 B. P = (a + b) x 2
 C. P = (b + a) x 2
D. P = a + b + 2
HS trình bày ý kiến, cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng ý đúng là;B.
3. Hđ3: (1p) Dặn dò:
TIẾT4: LUYỆN TOÁN: (THỨ 2) 
 Ôn : Phép cộng và trừ 
I. Mục tiêu : Củng cố kiến thức về thực hiện phép cộng và trừ, cách tìm thành phần chưa biết liên quan đến cộng, trừ.
II. Các hoạt động dạy học : 
1. Hđ1: (1p) Giới thiệu bài: 
2. Hđ2: (33p) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
345 674 + 456 985 567 098 – 123 674 768 900 – 456 007 
 - HS làm bài vào bảng con, chữa bài.
Gv chú ý sửa sai cho Hs yếu. 
Bài 2 : Viết giá trị của biểu thức vào ô trống :
a
738 468
89 074
19 545
901 746 – a
a + 18 756
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào nháp ép. 
HS yếu chỉ làm hai cột đầu. 
- Gv (chú ý HS yếu)
Bài 3 : Tìm x: 
 a, 234 654 + x = 678 965 b, 367 853 – x = 126 000
HS nêu thành phần chưa biết của x và cách tìm thành phần chưa biết của x trong mỗi phép tính. 
- HS làm bài vào vở, 1Hs làm vào bảng phụ rồi chữa bài 
Gv (chú ý HS yếu), nếu các em lúng túng thì GV nnhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của x trong mỗi phép tính. 
3. Hđ3: (1p) Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học 
Bài 5 :: Một trạm bán xăng ngày thứ nhất trạm đó bán được 9975 l xăng, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 536l xăng. Hỏi sau hai ngày bán hàng, trạm đó đã bán được bao nhiêu lít xăng ?
? Bài toán cho biết gì và yêu cầu gì? 
HS tự nêu.
- Hs đọc yêu cầu Bt 
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở, 1HS làm bài vào bảng phụ 
- HS làm bài rồi chữa bài. 
Bài 6 :Huyện A trồng được 157630cây lấy gỗ ,huyện B trồng ít hơn huyện Alà 2917cây .Hỏi trung bình mỗi huyện trồmg được bao nhiêu cây lấy gỗ ?
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- HS làm bài rồi chữa bài.
Luyện chữ viết bài 7
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng luyện viết chữ theo mẫu chữ đúng
- HS biết trình bày theo đúng mẫu, kích thớc, cỡ chữ hợp lí
Hs luyện viết đoạn 1 bài: Trung thu độc lập. 
III. Các hoạt dộng dạy học:
1. HĐ1: (1p) Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu bài viết. 
2. HĐ2: (8p) HDHS viết 
* HD HS viết đoạn 1 bài: Trung thu độc lập. - TV 4 tập 1- trang 66
HS đọc lại đoạn viết. 
H. Tìm những chữ viết hoa trong bài?
HS. Nêu những chữ viết hoa trongbài. 
H. Vì sao những chữ ấy lại được viết hoa? 
H/s: Đó là những chữ đầu câu và những tên riêng. 
Gv HD phân tích cách trình bày. Lưu ý kích thớc chữ và khoảng cách giữa các chữ.Tất cả các chữ đầu câu và các chữ chỉ tên riêng đều viết hoa. 
HS luyện viết vào bảng con các chữ khó viết: vằng vặc, man mác, Việt Nam. 
3. HĐ3: (15p) Cho HS viết vào vở
H/s luyện viết vào vở
Gv nhắc h/s t thế ngồi viết. 
4. HĐ4: (8p) chấm- chữa lỗi
GV chấm một số bài và chữa lỗi 
NX bài viết- Dặn dò tập viết ở nhà
Gv NX giờ học
 Chiều thứ 5 ngày 30 tháng 9 năm 2010
TIẾT1: 
 TIẾT2: ..
Luyện tiếng Việt : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
 I. Mục đích – yêu cầu : Tiếp tục giúp HS biết xây dựng đoạn văn kể chuyện.
 II. Các hoạt động dạy học : Hướng dẫn HS luyện tập.
 Đề bài :Em hãy viết tiếp bài văn của bạn Nga được mở đầu như sau :
 Trong hộp bút của em có một chiếc bút đã cũ,không còn dùng được nữa nhưng em luôn đem theo bên mình và giữ gìn cận thận .Đó là chiếc bút cô giáo đã cho em trong một lần em để quyên bút ở nhà .Chiếc bút luôn nhắc em nhớ lại một kỉ niệm đẹp về cô giáo cũ của mình .Chuyện là thế này 
 GV gợi ý :
 a) Vì sao bạn Nga lại không viết bài ?
 b) Côgiáo thấy vậy đã giúp Nga như thế nào ?Vã cô giáo đã nói gì với Nga để Nga luôn giữ bút cận thận 
 c) Nga đã giữ và nhớ về cô giáo của mình như thế nào ?
 - HS làm bài, hai HS làm bài ở bảng phụ rồi chữa bài :
 + Cho HS tiếp nối nhau nêu tên câu chuyện mà mình đã đặt, cả lớp và GV nhận xét, GV khen những HS viết hay 
 + GV y/c một số HS đọc bài, cả lớp và Gv nhận xét, sửa chữa bài cho bạn.
 Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học.
LUYỆN TOÁN: 
 LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu : 
Tiếp tục củng cố về hai phép tính cộng, trừ số có nhiều chữ số.
Tiếp tục củng cố về tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ
Tiếp tục củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép cộng ,phép trừ 
II. Các HĐ dạy học :
1. Hđ1: (1p) Giới thiệu bài. Gv nêu yêu cầu tiết học 
2. Hđ2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
 a, 43 154 + 84 657 b, 9 763 + 69 778 
HS đọc yêu cầu Bt 
HS làm vào bảng con. 
GV cùng HS chữa bài, nhận xét. 
Bài 2a 
a, Tìm tổng của số lớn nhất có năm chữ số và số lớn nhất có bốn chữ số.
HS đọc yêu cầu BT
GV gợi ý: Trước hết cần viết số lớn nhất có 5 chữ số và số lớn nhất có 4 chữ số. Sau đó đó tổng của hai số đó. 
HS tự làm bài vào bảng con 
HS nối tiếp báo cáo KQ 
GV cùng HS chữa bài. 
b, (HSKG) Tìm hiệu của số tròn triệu lớn nhất có bảy chữ số và số lớn nhất có sáu chữ số.
GV: Số tròn triệu có đặc điểm gì ? (... có các chữ số của hai lớp đơn vị và lớp nghìn là các chữ số 0) 
GV : Số tròn triệu lớn nhất có bảy chữ số là số nào ? (9 000 000)
GV : Số lớn nhất có sáu chữ số là số nào ? (999 999)
HS làm bài vào vở, một HS làm bài vào bảng phu, chữa bài.
Bài 3 : Tìm y : a) y + 4789 = 90000 b) 59678 – y = 23678
HS nêu thành phần chưa biết của x trong mỗi phép tính. 
HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của x trong mỗi phép tính. 
HS làm bài rồi chữa bài, một số HS làm bài vào bảng lớp. 
Bài 4:Tính giá trị của các biểu thức sau (với a=5 ; b=7 ; c= 9)(HSđại trà làm câu a, b) 
 a) a x b + c b) a x b - c 
 c) a+b x c d) (a+b) x c
GV hướng dẫn HS câua: a x b + c = 5 x 7 + 9 
 = 35 + 9 
 = 44 
HS làm bài vào vở. 1HS làm vào bảng phụ. 
GV chấm , chữa bài 
3. Hđ3; (1p) Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
HDTH: 
 TỰ HOÀN THÀNH BÀI TẬP
- HS mở vở BT toán in – tr38 tự hoàn thành BT
- GV giúp đỡ HS đại trà hoàn thành bài tập 1,2.
 HSKG làm thêm bài tập 3.
- GV kiểm tra việc tự hoàn thành bài tập của HS. 
ĐẠO ĐỨC: 
 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiếc kiệm tiền của. 
-Biết được lợi ích của tiếc kiệm tiền của.
- Sử dụng tiếc kiệm quần aó,sách vở đồ dùng ,điện ,nước,trong cuộc sống hàng ngày 
GDKNS: Kỹ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của; kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. 
Tích hợp BVMT mức độ bộ phận (ở HĐ1)
TKNLHQ: - Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: Điện, nước, xăng, dầu,... chính là TK tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước. 
- Đồng tình với các hành vi, việc lám SDTKNLHQ, phản đối việc làm vi phạm về TKNLHQ (mức độ toàn phần) 
III. Đồ dùng: phiếu bài tập 
IV. Các HĐ dạy học:
1.Hđ1 (2p)Kiểm tra: Sau khi học xong bài “Biết bày tỏ ý kiến” em ghi nhớ điều gì ?
Hai HS trả lời. 
GV nhận xét và bổ sung
2. Dạy bài mới: (32p) 
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi 
Cho các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK
HS đọc các thông tin ở SGK
HS thảo luận nhóm đôi các htông tin ở SGK 
Gọi đại diện các nhóm trả lời
Đai diện HS trả lời
GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. Mỗi chúng ta cần biết sử dụng tiết kiệm sách vở, đồ dùng, quần áo, điện nước,... Biết phê phán những việc làm lãng phí tiền của trong cuộc sống hàng ngày để góp phần BVMT tài nguyên thiên nhiên, góp phần TKNLHQ cho bản thân, gia đình và đất nước. 
HS nhắc lạikết luận ở SGK 
b) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ
Bài tập 1:
GV nêu lần lượt đưa ra từng ý kiến ghi ở PBT
HS bày tỏ ý kiến bằng các phiếu màu
Cho HS đánh giá bằng phiếu màu
HS gải thích ý kiến
Cả lớp trao đổi thảo luận
GV kết luận: c, d là đúng; a, b là sai 
c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Bài tập 2 : GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
Các nhóm thảo luận
HS thảo luận để liệt kê các việc nên làm và không nên làm
Đại diện nhóm trình bày
HS trình bày
GV kết luận về những việc không nên làm và nên làm để tiết kiệm 
Gọi HS tự liên hệ
Cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
Vài em tự liên hệ .
3. Hđ3 :(1p). Củng cố -dặn dò : - Hai em đọc ghi nhớ
Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của ( bài tập 6)
Tự liên hệ về việc tiết kiệm tiền của của bản thân ( bài tập 7) 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7(1).doc