Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 2 (Chi tiết)

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 2 (Chi tiết)

Tập đọc

DÕ mÌN bªnh vùc kÎ yÕu(tiếp theo)

A./ Mục tiêu :

 - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

 - Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm long nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

 - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời được các CH trong SGK).

* KNS: - Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ: Chị Nhà Trò bé nhỏ, yêu ớt cần được bênh vực

B./ Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 2 (Chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 09 năm 2013
Mĩ thuật
GV bộ môn dạy
Tập đọc
DÕ mÌN bªnh vùc kÎ yÕu(tiếp theo)
A./ Mục tiêu :
 - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
 - Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm long nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
 - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời được các CH trong SGK).
* KNS: - Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ: Chị Nhà Trò bé nhỏ, yêu ớt cần được bênh vực
B./ Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
C./ Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài.
2/ Dạy bài mới :
 a) Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu thêm Dế Mèn đã làm gì để giúp Nhà Trò.
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 * Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS mở SGK trang 15 sau đó gọi 3 HS tiếp noi nhau đọc bài trước lớp (3 lượt ).
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu về nghĩa ở phần Chú giải.
- Đọc mẫu lần 1.
 * Tìm hiểu bài: 
- HS đọc từng đđoạn trả lời câu hỏi
- Đoạn: 1
- Truyện xuất hiện thêm những nhân vật nào.
- Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì ? Dế Mèn đã hành động như thế nào để trấn áp bọn nhện, giúp đỡ Nhà Trò?
- Cho HS đọc thầm từng đoạn và TLCH
- Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? 
- Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì ? 
- Ghi ý chính đoạn 1.
- Đoạn: 2
- Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sơ? 
- Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai? 
- Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế 
Mèn? 
- Ý chính của đoạn 2.
- Đoạn: 3
- Dế Mèn đã nói thế nào để bon nhện nhận ra lẽ phải? 
- Sau lơi lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào? 
- Từ ngữ “cuống cuồng” gợi cho em cảnh gì? 
- Ý chính của đoạn 3. 
- Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong SGK. 
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời.
- Cùng HS trao đổi và kết luận.
Kết luận : Tất cả các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song
- Ghi đại ý lên bảng. Ca ngợi Dế Mèn có tấm long nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
* Thi đọc diễn cảm 
- Gọi 1 đến 2 HS khá đọc lại toàn bài.
- GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc theo cách hướng dẫn.
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm. GV uon nắn, sữa chữa cách đọc.
- Cho điểm HS.
3/ Củng cố, dặn dò : 
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài .
- Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì đáng quý?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS luôn sẵn lòng bênh vực, giúp đỡ những người yếu, ghét áp bức bất công.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
- 3 HS len bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc, câu trả lời của các bạn. 
- HS lắng nghe.
Lớp theo doi
- HS đọc theo thứ tự : 
 + Đ 1: Bọn Nhện hung dữ. 
 + Đ 2: Tôi cất tiếng .giã gạo.
 + Đ 3: Tôi thét .quang hẳn.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK .
- 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp. HS cả lớp theo dõi trong SGK.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS đọc bài trả lời.
+ Bọn nhện.
+ Để đòi lại công bằng, bênh vực Nhà Trò yếu ớt, không để kẻ khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
+ Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia 
+ Chúng mai phục đe bắt Nhà Trò phải trả nợ. 
+ Sừng sững: dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn - Lủng củng: lộn xộn, nhiều, không có trật tự ngăn nắp, dễ đụng chạm .
* Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ .
- 2 HS nhắc lại.
+ Dế Mèn chủ động hỏi : Ai đứng chóp bu bọn này ? Ra đây ta nói chuyện. Thấy vị chúa trùm nhà nhện, Dế Mèn quay
+ Dế Mèn dùng lời lẽ thách thức “ chóp bu bọn này, ta ” để ra oai.
+ Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nộ. Sau đó co rúm. 
* Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
- 2 HS nhắc lại.
+ Dế Mèn thét lên, so sánh bọn nhện
+ Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, ca bọn cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang pha hết các dây tơ chăng lối.
+ Từ ngữ “cuống cuồng” gợi cảnh cả bọn nhện rất vội vàng, rối rít vì quá lo lắng . 
* Dế Mèn giảng giải đe bọn nhện nhận ra lẽ phải.
- 2 HS nhắc lại .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
 + HS tự do phát biểu theo ý hiểu.
 - Cả lớp trao đổi thảo luận.
- Danh hiệu hiệp sĩ.
 3 HS nhắc lại đại ý, ghi vào vở. 
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Đánh dấu cách đọc và luyện đọc.
Ví dụ đoạn văn sau:
Từ trong hốc đá vòng vây đi không.
- 5 HS luyện đọc.
- 1 HS đọc bài. 
+ Gan dạ, dũng cảm, biết giúp đõ người yếu, ghét kẻ ức hiếp.
- HS cả lớp lắng nghe.
Toán
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ 
A/ Mục tiêu : 
 - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 
 - Biết viết, đọc các số có sáu chữ số. 
-BT cần làm : 1,2 3,4(a,b).
B./ Đồ dùng dạy học :
 - Bảng các hàng của số có 6 chữ số:
C./ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 4 của tiết 5, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
2/ Dạy bài mới :
 a) .Giới thiệu bài :
 b) .Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn : 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giũa các hàng liền kề.
- Mấy đơn vị bằng 1 chục? (ngược lại)
- Mấy chục bằng 1 trăm? - Mấy trăm bằng 1 nghìn? (1 nghìn bằng mấy trăm ?)
- Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn? 
GV nói thêm: Chục nghìn hay còn gọi là 1 vạn
- Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn?
 - Hãy viết số 1 trăm nghìn.
- Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 c) .Giới thiệu số có sáu chữ số :
- GVkẻ bảng như SGK
 * Giới thiệu số 432516
 - Có mấy trăm nghìn ? Có mấy chục nghìn ?
 - Có mấy nghìn ? Có mấy trăm ? Có mấy chục ? Có mấy đơn vị ?
 - GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
 * Giới thiệu cách viết số 432 516
- GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị?
- GV nhận xét và hỏi: Số 432516 có mấy chữ số?
- Khi viết số này, chung ta bắt đầu viết từ đâu?
- GV kết luận: Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp.
 * Giới thiệu cách đọc số 432 516
- GV hỏi: Cách đọc số 432516 và số 32516 có gì giống và khác nhau ?
- GV viết lên bảng các số 12357 và 312357; 
81759 và 381759; 32876 và 632876 yêu cầu HS đọc các số trên.
 d). Luyện lập, thực hành :
Bài 1
- GV yêu cầu HS viết và đọc số 313 214. HS đọc viết cá nhân.
a) Viết số: 3 trăm nghìn, 1 chục nghìn, 3 nghìn, 2 trăm, 1 chục và 4 đơn vị.
b) Đọc số: 313 214
- GV nhận xét kết luận đúng.
Bài 2
- GV yêu cầu HS tự làm bài 
- GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số.
a) Viết số : 
b) Đọc số :
 369 815
 579 623
- GV nhận xét kết luận ý đúng.
Bài 3
- GV gọi HS đứng tại chỗ đọc các số sau :
- GV nhận xét.
Bài 4a,b
- GV cho HS viết số vào bảng con.
- GV nhận xét.	
3/ Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà xem lại bài và bài tập
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 a = 5dcm ; a = 8dcm
- HS lắng nghe.
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 100 000.
- 6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- HS quan sát bảng số.
HS TL
- HS lên bảng viết số theo yêu cầu.
- 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp (hoặc bảng con): 432516.
+ Số 432516 có 6 chữ số.
+ Ta bắt đầu viết từ trái sang phải: 
- 2 HS đọc kết luận.
- 1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS đọc lại số 432516 ( Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu ) .
+ Khác nhau ở cách đọc phần nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết.
- HS đọc từng cặp số.
-1 HS lên bảng đọc, viết số. HS viết số vào VBT:
a) 313 241
b) Ba trăm mười ba nghìn hai trăm mười bốn.
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bàng làm bài , cả lớp làm vào vở.
HS đọc : 786 612, 786 216
+ Ba trăm sáu mươi chín nghìn tám trăm mười lăm.
+ Năm trăm bảy mươi chín nghìn sáu trăm hai mươi ba.
- HS đọc các số sau : 96 315, 796 315 
 106 315, 106 827.
- HS viết số vào bảng con.
a) 63 115
b) 723 936
- HS lắng nghe về nhà thực hiện .
Chính tả ( Nghe – viết )
M ƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG
A./ Mục tiêu : 	
 - Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng qui định .
 - Làm đúng BT 2 và BT (3) a.
B./ Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a.
C./ Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp những từ do GV đọc.
- Nhận xét về chữ viết của HS. 
2/ Dạy bài mới :
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả :
 * Tìm hiểu về nội dung đoạn văn 
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- Bạn Sinh đã lam điều gì để giúp đỡ Hạnh?
- Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào? 
* Hướng dẫn viết từ khó 
-Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả :
- GV đoc cho HS viết đúng yêu cầu.
 * Soát lỗi và chấm bài :
- GV chấm vở một số em.
- Nhận xét bài viết.
 c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
Bài 2 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
sau – rằng – chăng – xin – băn khoăn – sao – xem .
- Yêu cầu HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi.
- Truyện đáng cười ở chi tiết nào ? 
Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích câu đố.
a) Để nguyên – tên một loài chim
 Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời
3/. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại truyện vui Tìm chỗ ngồi và chuẩn bị bài sau.
- HS viết : Nở nang, béo lắm, chắc nịch, lòa xòa. 
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi.
+ Sinh cõng bạn đi học suốt mười năm.
+ Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đa chẳng quản ngại khó khăn, ngày ngày cõng Hạnh 
- HS nêu : Tuyên Quang, ki-lô-mét, liệt, .. ki-lô-met , khúc khuỷu , gập ghềnh , quản, 
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS viết bài vào vở.
- HS nghe sửa lỗi.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. 
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào SGK. 
- HS chữa bài làm.
- 2 HS đọc thành tiếng .
+ Truyện đáng cười ở chi tiết: Ông khách ngồi ở hàng ghế đầu tưởn ... ng bên phải số 1.
+1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
+ Có 8 chữ số, một chữ số 1 và bảy chữ số 0 đứng bên phải số 1.
+ 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- HS cả lớp đọc : 1 trăm triệu.
+ Có 9 chữ số, một chữ số 1 và tám chữ số 0 đứng bên phải số 1.
-HS nghe giảng.
+ Lớp triệu gồm ba hàng là hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
- HS thi đua kể.
- HS đứng tại chỗ đếm .
+ 1 triệu thêm 1 triệu là 2 triệu.
+ 2 triệu thêm 1 triệu là 3 triệu.
- HS đếm .( 6 học sinh )
+ 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- Đọc theo tay chỉ của GV.
- HS viết số vào dấu chấm.
 30 000 000 40 000 000
 50 000 000 60 000 000
 70 000 000 80 000 000
 90 000 000 
 200 000 000 300 000 000
- HS nhận xét bổ sung.
- 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
 50 000 ( có 5 chữ số và 4 chữ số 0 )
 7 000 000 ( có 7 chữ số và 6 chữ số 0 )
 36 000 000 ( có 8 chữ số và 6 số 0 )
 900 000 000 ( có 9 chữ số và 8 số 0 )
 - HS nhận xét bổ sung.
- HS cả lớp lắng nghe.
Đạo đức
 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( tiết 2 )
A./ Mục tiêu :
 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong hoc tập.
 - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
 - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
* KNS: -Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
- Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
B./ Đồ dùng dạy học :
 - SGK , sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
C./ Các hoạt động dạy học :
( Tiết 2 )
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS nêu ghi nhớ và nêu tình huống trung thực trong học tập.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- GV chia lớp thành 3 nhóm :
 òNhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
 òNhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
 òNhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
GV kết luận :Về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày.
GV kết luận : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
Hoạt động 3 : Hoạt động nhóm
- GV mời 1, 2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị .
 - Sau khi HS xem tiểu phẩm GV cho cả lớp thảo luận chung:
 +Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
 +Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không ? Vì sao?
GV kết luận : Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có khi còn có hại cho bản thân mình, và không được mọi người yêu mến, các em cần tránh.
3/ .Củng cố - Dặn dò:
- HS nêu lại ghi nhớ chung.
- Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- 3 HS nêu tình huống.
- HS nhận xét bổ sung.
(Bài tập 3- SGK trang 4)
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
a/. Cố gắng học để gỡ điểm lại.
b/. Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng.
c/. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
- Cả lớp góp ý trao đổi.
 (Bài tập 4- SGK trang 4).
Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5).
- HS kể trước lớp.
- Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ về mẫu chuyện vừa nghe.
- Đại diện HS trình bày ý kiến ,suy nghĩ của mình trước lớp .
- Nhóm HS lên đóng vai “Chuyện bạn Mai” gồm: Mai, mẹ Mai, cô giáo. 
Nội dung: Mai ham chơi, trốn học, bị mẹ bắt gặp mách cô giáo, cô giáo phân tích việc làm thiếu trung thực của Mai, em hối hận, xin lỗi cô và mẹ.
- HS cả lớp thảo luận và đại diện trả lời .
- HS nghe và thực hành.
- 2 HS nêu.
- HS cả lớp thực hiện.
Khoa học
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG.
 A./ Mục tiêu :
 - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi ta min, chất khoáng.
 - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, ngô, khoai, sắn,
 - Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cho cơ thể.
B/ Đồ dùng dạy- học :
 - Các hình minh hoạ ở trang 10, 11/ SGK .
 C/ Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất?
- Nếu một trong các cơ quan đã học ngừng hoạt động thì cơ thể như thế nào?
- Nhận xét cho điểm HS.
2/ Dạy bài mới :
 a) Giới thiệu bài :
- Hãy nói cho các bạn biết hằng ngày, vào bữa sáng, trưa, tối các em đã ăn, uống những gì ?
- GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
- Trong các loại thức ăn và đồ uống các em vừa kể có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Người ta có rất nhiều cách phân loại thức ăn, đồ uống. Bài học hôm ...
Hoạt động 1: Phân loại thức ăn, đồ uống.
 * Cách tiến hành :
 § Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 10 / SGK và trả lời câu hỏi: 
- Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật và thực vật?
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn hai cột: Nguồn gốc động vật và thực vật.
- Cho HS lần lượt lên bảng xếp các thẻ vào cột đúng tên thức ăn và đồ uống.
- Gọi HS nói tên các loại thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật.
- Nhận xét, tuyên dương HS tìm được nhiều loại thức ăn và phân loại đúng nguồn gốc.
§ Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS đọc phần bạn cần biết trang 
10 / SGK.
- Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác ?
- Theo cách này thức ăn được chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ?
- Có mấy cách phân loại thức ăn ? Dựa vào đâu để phân loại như vậy ?
GV kết luận: Người ta có thể phân loại thức ăn theo nhiều cách: phân loại theo nguồn gốc đó là thức ăn động vật hay thực vật.
 Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại chia thành 4 nhóm: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường; Chất đạm; Chất béo; Vitamin, chất khoáng.
 Ngoài ra, trong nhiều loại thức ăn còn chứa chất xơ và nước.
Hoạt động 2 : Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
 * Cách tiến hành :
§ Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm theo các bước.
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 HS.
- Yêu cầu HS hãy quan sát các hình minh hoạ ở trang 11 / SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Kể tên nhũng thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11 / SGK.
- Hằng ngày, em thường ăn những thức ăn nào có chứa chất bột đường.
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Tuyên dương các nhóm trả lời đúng, đủ.
GV kết luận: Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và duy trì nhiết độ của cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì,  ở một số loại củ như khoai, sắn, đậu và ở đường ăn.
§ Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
- Gọi một vài HS trình bày phiếu của mình.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
 3/ Củng cố- dặn dò :
Gv nhận xét tiết học- dặn ch/bị bài sau. - GV cho HS trình bày ý kiến bằng cách đưa ra các ý kiến sau và yêu cầu HS nhận xét ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, vì sao ?
- HS nêu ghi nhớ và trả lời câu hỏi .
+ Cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tuan hoàn và cơ quan bài tiết.
+ Nếu một trong các cơ quan ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ chất.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ HS lần lượt kể tên các loại thức ăn, đồ uống hằng ngày. Ví dụ: sữa, bánh mì, phở, cơm, mì, bún, rau, khoai tây, cà rốt, cá, thịt, đậu, trứng, khoai lang, sắn, cua, tôm, táo, dưa, lê, ốc, trai, hến, 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS lên bảng xếp.
Nguồn gốc
Thực vật
Động vật
Đậu cô ve, nước cam
Trứng, tôm
Sữa đậu nành
Gà
Tỏi tây, rau cải
Cá
Chuối, táo
Thịt lợn, thịt bò
Bánh mì, bún
 Cua, tôm
Bánh phở, cơm
 Trai, ốc
Khoai tây, cà rốt
Ếch
Sắn, khoai lang
 Sữa bò tươi
- 2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS cả lớp theo dõi.
+ Người ta còn phân loại thức ăn dựa vào chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn đó.
- Chia thành 4 nhóm: 
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi – ta - min và chất khoáng.
+ Có hai cach; Dựa vào nguồn gốc và lượng các chất dinh dưỡng có chứa trong thức ăn đó.
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm 4 – 6 / em 
- HS quan sát tranh, thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy.
+ Gạo, bánh mì, mì sợi, ngô, miến, bánh quy, bánh phở, bún, sắn, khoai tây, chuối, khoai lang.
+ Cơm, bánh mì, chuối, đường, phở, mì, 
+ Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS đọc lại kết luận GV vừa nêu.
- Nhận phiếu học tập.
- Hoàn thành phiếu học tập.
- 3 đến 5 HS trình bày.
- Nhận xét.
- HS tự do phát biểu ý kiến.
- HS cả lớp lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- Rn kỹ năng sinh hoạt tập thể, ý thức ph v tự ph.
- Gio dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
Các tổ trưởng cộng điểm thi đua trong tuần.
III. Nội dung sinh hoạt:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần 
 - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
 - Các tổ trưởng lần lượt lên bảng ghi tổng số điểm thi đua trong tuần
 - Lớp trưởng xếp loại thi đua các tổ
 -Ý kiến các thành viên trong tổ.
 - GV lắng nghe ý kiến, giải quyết:
 2. GV đánh giá chung:
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, duy trì sinh hoạt 15 pht đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn.
 c) Học tập:-Các em có ý thức học tập, chuẩn bị bi trước khi đến lớp, một số em hăng hái phát biểu xây dựng bài, còn một số em chưa tham gia phát biểu.
 - Một số em viết chữ còn xấu, vở chưa sạch, cần quan tâm hơn.
 - Một số em còn hay nói chuyện riêng ttrong giờ học, đồ dùng học tập chưa đầy đủ.
 d) Các hoạt động khác: Vệ sinh lớp đầy đủ, sạch sẽ.
 2. Kế hoạch tuần tới: 
 - Duy trì sĩ số, đi học đều, chuyên cần học tập, đi học đúng giờ. 
 - Thực hiện nề nếp qui định của nhà trường. Tham gia sinh hoạt đầy đủ.
 - Thực hiện tốt phong trào “đôi bạn học tập tốt” để giúp nhau cùng tiến bộ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2LOP 4.doc