Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghĩ hơi đúng chỗ.
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.(trả lời được câu 1,2,4)
- Giáo dục hs luôn có ý thức bảo vệ rừng qua những việc làm thiết thực ở trường (chăm sóc cây xanh), ở nhà (tưới nước cho cây, trồng cây cho bóng mát,.)
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ chép đoạn 3 .
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Luyện đọc
Hs khá giỏi đọc toàn bài 1 lần.
- Gv gợi ý giọng đọc và đọc mẫu
- Hs chia đoạn (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Loanh quanh trong rừng lúp xúp dưới chân.
+ Đoạn 2: Nắng trưa đã rọi xuống đưa mắt nhìn theo.
+ Đoạn 3: Sau một hồi len lách thế giới thần bí.
Yêu cầu 3 hs đọc nối tiếp từng đoạn bài (2 lượt).
- Lần 1: Sửa phát âm, ngắt nghỉ và giọng đọc: loanh quanh, lúp xúp, khổng lồ, miếu mạo, rào rào, len lách, gọn ghẽ,
Tuần 8: Sáng Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011 Tập đọc Kì diệu rừng xanh I. Mục tiêu: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghĩ hơi đúng chỗ. - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.(trả lời được câu 1,2,4) - Giáo dục hs luôn có ý thức bảo vệ rừng qua những việc làm thiết thực ở trường (chăm sóc cây xanh), ở nhà (tưới nước cho cây, trồng cây cho bóng mát,...) II. Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ chép đoạn 3 . III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Luyện đọc Hs khá giỏi đọc toàn bài 1 lần. - Gv gợi ý giọng đọc và đọc mẫu - Hs chia đoạn (3 đoạn) + Đoạn 1: Loanh quanh trong rừng lúp xúp dưới chân. + Đoạn 2: Nắng trưa đã rọi xuống đưa mắt nhìn theo. + Đoạn 3: Sau một hồi len lách thế giới thần bí. Yêu cầu 3 hs đọc nối tiếp từng đoạn bài (2 lượt). - Lần 1: Sửa phát âm, ngắt nghỉ và giọng đọc: loanh quanh, lúp xúp, khổng lồ, miếu mạo, rào rào, len lách, gọn ghẽ, - Lần 2: Giải thích từ khó: lúp xúp, ấm tích, tân kỳ, vượn bạc má, khộp, con mang, Hs luyện đọc theo nhóm đôi. Gv gọi 1 hs giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Yêu cầu hs đọc thầm và thảo luận theo nhóm bàn để trả lời các câu hỏi: +Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng? (Nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, muông thú, màu sắc và âm thanh của rừng). + Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? (Như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm tân kỳ; tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào lúp xúp dưới chân). + Những liên tưởng về cây nấm của tác giả làm cho rừng đẹp hơn như thế nào? (Cảnh rừng thêm sinh động, lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích). +Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? (Con vượn tia chớp. những con chồn sóc nhìn theo. Những con mang thảm lá vàng). + Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? (sống động, đầy những điều bất ngờ). + Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? (Vì có rất nhiều màu vàng: lá vàng, con mang vàng, nắng vàng, ).(dành cho hs khá giỏi) + Hãy nói cảm nghĩ của bạn khi đọc bài văn trên. (Cảnh rừng rất đẹp, muốn đi tham quan rừng/ tác giả thật khéo léo khi miêu tả vẻ đẹp của rừng/ Tác giả là người yêu rừng đến kỳ lạ thì mới có thể quan sát, miêu tả được như vậy). -Gv nêu và ghi bảng nội dung chính của bài. (Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kỳ thú của rừng). Giáo dục hs luôn có ý thức bảo vệ rừng qua những việc làm thiết thực ở trường (chăm sóc cây xanh), ở nhà (tưới nước cho cây, trồng cây cho bóng mát,...) Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: - Gv đính bảng phụ lên. Yêu cầu 1 hs đọc thành tiếng. Lớp theo dõi, gv giúp hs cách đọc. - Hs luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi đoạn 3. - Hs thi đọc diễm cảm trước lớp – Nhận xét, tuyên dương học sinh. Củng cố – Dặn dò : - Nêu lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học – Dặn hs về học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà Đạo đức Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết được con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên - Nêu được những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên II. Chuẩn bị: Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ( Bài tập 4 ). - Gv mời đại diện các nhóm h.s lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. - Hs thảo luận theo bàn với các gợi ý sau: - Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên? - Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày mồng mười tháng ba hằng năm thể hiện điều gì? - Gv kết luận về ý nghĩa của Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Hoạt động 2: Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (bài tập 2 sgk). - Gv mời một số h s lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. - Gv chúc mừng các hs đó và hỏi thêm: - Em có tự hào về các truyền thống đó không? - Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? + Gv kết luận: Mỗi gia đìng, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó. Hoạt động 3: Hs đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề “Biết ơn tổ tiên” (Bài tập 3). - Hs hoặc nhóm hs trình bày. - Cả lớp trao đổi nhận xét. - Gv nhận xét, khen các em đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm. Củng cố - Dặn dò - Gv mời vài hs đọc phần ghi nhớ trong sgk - GV nhận xét giờ học – Dặn hs chuẩn bị bài sau. Chiều Luyện tiếng việt Luyện tâp làm báo cáo thống kê Nội dung luyện: - Gv nêu yêu cầu giờ học - Cho hs tự lập bảng thống kê theo yêu cầu gv - Gv giúp hs yếu làm bảng thống kê - Hs trình bày bài làm - Gv nhận xét học sinh - Gv nhận xét tiết học. Sáng Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011 Chính tả (Nghe – viết) Kì diệu rừng xanh I. Mục tiêu: - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT 2); tìm được các tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT 3) - Giáo dục hs viết đúng chính tả, khi viết văn. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3. III. Các hoạt động: Hoạt động 1 .Hướng dẫn nghe – viết chính tả + Tìm hiểu nội dung bài - Gọi hs đọc thành tiếng đoạn văn. - Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? + Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu hs tìm các từ khó viết, đọc và viết các từ đó. Ví dụ: ấm lạnh, rào rào, chuyển động, con vượn, gọn ghẽ, chuyền nhanh, len lách, mải miết, rẽ bụi rậm, - -- Viết chính tả- nhắc hs tư thế ngồi viết - Gv đọc bài chậm rãi cho hs viết (giúp đỡ Mạnh, Yến Linh, Duy Khang) viết đúng chính tả. - Hs soát lỗi cho nhau - Thu bài – chấm. Nhận xét bài viết của hs. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: Hs đọc yêu cầu và nội dung của bài – 1 em lên làm vào bảng phụ – Lớp làm vào vở, nhận xét, đối chiếu chữa bài – Gv chốt bài giải đúng. Hỏi: Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên? Gọi h.s đọc lại. Bài 3: Hs đọc yêu cầu và nội dung của bài – 1 em lên làm vào bảng phụ – Lớp làm vào vở, nhận xét, đối chiếu chữa bài – Gv chốt bài giải đúng đồng thời yêu cầu h.s đọc từng câu thơ. Bài 4: Hs đọc yêu cầu và nội dung của bài – Yêu cầu hs quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh – Gọi hs phát biểu – Lớp làm vào vở, nhận xét, đối chiếu chữa bài – Gv chốt bài giải đúng. Củng cố - Dặn dò: Trò chơi 2 đội mỗi đội 3 hs thi đua tìm tiếng có chứa vần yê, ya (thuyền, quyền , khya) Gv nhận xét giờ học, dặn hs ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi ya/yê và chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu (tuần 7) Luyện tập về từ nhiều nghĩa I. Mục tiêu: - Phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT 1 - Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT 2); biết đặt câu để phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa BT 3. Hs dùng từ đặt câu phù hợp trong từng khi viết văn, giao tiếp. - Hs khá giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3 II. Chuẩn bị: - Gv: Bài tập 1, 2 viết sẵn trên bảng phụ. III. Các hoạt động: Hoạt động 1: Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. - Bài 1: Gv treo bảng phụ – 3 hs nối tiếp nhau đọc nội dung và xác định yêu cầu bài tập Hs cùng trao đổi thảo luận trong nhóm bàn để hoàn thành bài tập – Gv gọi s phát biểu và nêu nghĩa của từng từ – cả lớp cùng theo dõi, nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng. + Chín - Lúa ngoài đồng đã chín vàng.(1)-(hoa,quả hạt phát triển đến mức thu hoạch được) - Tổ em có chín học sinh. (2)- (số đếm: số 9) - Nghĩ cho chín rồi hãy nói. (3)- (suy nghĩ kỹ càng). Chín (1) và chín (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín (2). + Đường - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.(1)- (chất kết tinh vị ngọt). - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.(2)-(vật nối liền hai đầu). - Ngoài đường, mọi người đã đi lại rất nhộn nhịp.(3)-(chỉ lối đi lại). Từ đường (2) và đường (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ đường (1). + Vạt Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung.(1)-(mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi). Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.(2)- (đẽo xiên) Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều.(3)-(mép thân áo). Từ vạt (1) và vạt (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ vạt (2). Hoạt động 2: Hiểu nghĩa của các từ nhiều nghĩa Bài 2: Gv treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập – H.s đọc nội dung, xác định yêu cầu bài Hs cùng trao đổi thảo luận trong nhóm đôi để hoàn thành bài tập – G.v gọi hs phát biểu và nêu nghĩa của từng từ – cả lớp cùng theo dõi, nhận xét, bổ sung – G.v nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Mùa xuân(1)là tết trồng cây-(chỉ mùa đầu tiên của bốn mùa trong năm: xuân,hạ,). - Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.(2)-(tươi đẹp). Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” ( ) Khi người ta đã ngoài 70 xuân (3), thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. (tuổi). Hoạt động 3: cá nhân: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa Bài 3: Hs đọc nội dung, xác định yêu cầu bài –Hs tự làm vào vở – Gọi 3 em lên bảng làm(giúp đỡ hs yếu) – Lớp nhận xét câu trên bảng, nếu sai thì cho ý kiến sửa hoặc nêu câu của mình. Gv tiếp tục gọi hs đọc câu của mình đặt – Gv sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho hs. Ví dụ: + Cao: - Trong nhóm các bạn nữ, Xuân cao nhất lớp. - Mẹ em thường mua hàng Việt Nam chất lượng cao. Nặng: - Bố em nặng nhất nhà. - Bà ấy ốm rất nặng. + Ngọt: - Cam đầu mùa rất ngọt. - Giọng nói cô ấy ngọt ngào, dễ nghe. - Tiếng đàn thật ngọt. Củng cố - dặn dò: - Hỏi: Em có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Hãy điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu nhận xét sau: “Từ đồng âm là những từ hoàn toàn về nhưng khác nhau về . Còn Từ nhiều nghĩa có một và một hay nhiều . Nghĩa chuyển thường được suy ra từ Các nghĩa của từ bao giờ cũng có với nhau”. (nghĩa gốc, mối liên hệ, âm, nghĩa chuyển, nhiều nghĩa, giống nhau, nghĩa gốc, nghĩa). “Từ đồng âm là những từ giống nhau hoàn toàn về âm n ... gày, tiếng sóng vỗ ì oạp vào hai bên bờ như tiếng mẹ vỗ về yêu thương. Con sông hiền hòa, uốn quanh một dải đất trù phú. Nước sông bốn mùa, đục ngầu. Dường như trên mình nó chở nặng phù sa bồi đắp cho những bãi ngô quanh năm xanh tốt. Nuớc sông lững lờ chảy. Đứng ở bên này, có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau những rặng tre của làng bên. Đứng ở trên cầu nhìn về xuôi, con sông như mái tóc dài óng ả của thiếu nữ. Làn gió nhẹ mang theo hơi nước táp vào da mặt. Mặt sông lăn tăn sóng gợn. Đâu đó vọng lại tiếng bác thuyền chài gõ cá. Tupổi thơ ai cũng đã từng một lần được tắm mát trên con sông quê mình. Con sông quê hương là một kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ tôi. Củng cố - dặn dò Nhận xét tiết học.Giáo dục hs Dặn hs về nhà tiếp tục hoàn thiện đoạn văn và quan sát, ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương em. Khoa học Phòng tránh HIV/AIDS I. Mục tiêu: - Biết nguyên nhân và cách phòng tránhHIV/ AIDS - Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ AIDS - Giáo dục hs không phân biệt đối xử người nhiễm HIV. Giáo dục hs kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng bệnh, kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. II. Chuẩn bị: - Gv: Kim tiêm, dao cạo râu, lưỡi lam.. Phiếu học tập III. Các hoạt động: Hoạt động 1: Trò chơi “Cách tiến hành: -Hs đọc yêu cầu bài tập SGK/34. - Gv phát phiếu học tập cho HS và thảo luận theo nhóm đôi. sắp xếp mỗi câu trả lời tương ứng, nhóm nhanh đúng thắng cuộc - Hs trình bày bài làm. Nhận xét. - Gv kết luận. Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin, tranh, ảnh và triển lãm - Hs sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh trong nhóm đã sưu tầm. hs triển lãm các sản phẩm của nhóm mình và thuyết minh về cách phòng tránh HIV/AIDS. - G.v kết luận. Chọn nhóm sưu tầm nhiều trình bày đúng, tuyên dương. Nêu cách phòng tránh HIV/ AIDS. Giáo dục hs kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng bệnh, kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Giáo dục hs không phân biệt đối xử người nhiễm HIV. Củng cố – dặn dò: - Trò chơi : thi tuyên truyền viên về HIV, AIDS.GDHS - GV nhận xét giờ học. Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học Chiều Luyện tiếng việt Luyện tập tả cảnh Nội dung luyện: - Gv cho nhắc lại bài buổi sáng. - Gv cho hs làm vở luyện - Gv giúp hs yếu viết đoạn văn hoàn chỉnh trong vở bài tập. - Gv chấm điểm, nhận xét bài làm của học sinh - Gv nhận xét tiết học. Sáng Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên I. Mục tiêu: - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên BT1; nắm được 1 số từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng thiên nhiên trong 1 số thành ngữ, tục ngữ BT 2 ; tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ vừa tìm được ở mỗi ý a,b ,c của BT3,4 - Giúp hs có 1 số vốn từ về thiên nhiên. Hs khá giỏi hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT 2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d BT 3 - Giáo dục hs yêu thiên nhiên và luôn có ý thức bảo vệ. II. Chuẩn bị: - Gv: Ghi sẵn bài 1, 2 trên bảng phụ. III. Các hoạt động: Hoạt động 1:Làm việc cả lớp. Bài 1: Hs đọc nội dung, xác định yêu cầu bài – 1 H.s lên bảng làm – Lớp tự làm (Gợi ý em hãy dùng bút chì khoanh tròn trước dòng giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên) – Gv nhận xét, kết luận bài làm đúng. Hoạt động :Làm việc nhóm Bài 2: Hs đọc nội dung, xác định yêu cầu bài – Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm 3 để làm bài theo hướng dẫn (đọc kỹ từng câu thành ngữ, tục ngữ, tìm hiểu nghĩa của từng câu, gạch chân dưới các từ chỉ sự vật , hiện tượng trong thiên nhiên), sau đó gọi hs phát biểu ý kiến – lớp nhận xét, bổ sung. - Giảng: Thác, ghềnh, gió, bão, sông, đất (lạ hoặc quen) đều là sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. -Yêu cầu h.s nêu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ. (nhắc học thuộc). Bài 3: Hs đọc nội dung, xác định yêu cầu bài – Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm bàn để làm bài theo hướng dẫn (Tìm từ theo yêu cầu ghi vào giấy, đặt câu miệng với từ mà nhóm tìm được) – sau đó gọi hs phát biểu ý kiến – lớp nhận xét, bổ sung. - Gv chốt: - Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, vô tận, bất tận, khôn cùng, Tả chiều dài: tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát, dằng dặc, lê thê, lướt thướt, dài ngoẵng, dài loằng ngoằng, - Tả chiều cao: chót vót, vời vợi, chất ngất, cao vút, - Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm, Bài 4: s đọc nội dung và xác định yêu cầu bài tập – Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm bàn để làm bài theo hướng dẫn (Tìm từ theo yêu cầu ghi vào giấy, đặt câu miệng với từ mà nhóm tìm được) – sau đó gọi hs phát biểu ý kiến – Lớp nhận xét, bổ sung – G.v nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gv chốt: - Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, rì rào, ào ào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm. - Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dềnh, lửng lơ, trườn lên, bò lên , đập nhẹ lên, liếm nhẹ, - Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội, khủng khiếp, Củng cố, dặn dò: - Hs trả lời thiên nhiên là gì ? - Nhận xét tiết học- Dặn về nhà ghi nhớ các từ miêu tả không gian, sông nước học thuộc các câu thành, tục ngữ và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: - Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Dựa vào dàn ý thân bài viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. - Giáo dục hs biết yêu thích thiên nhiên và có ý thức xây dựng quê hương mình ngày càng giào đẹp hơn. II. Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ. Một số tranh về cảnh đẹp của đất nước. III. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm BT1: - Gọi 1 hs đọc đề bài ở sgk trang 81. - Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Gv nhắc hs dựa trên kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài (hs tham khảo bài: Quang cảnh .ngày mùa, Hoàng hônsông Hương). Cả lớp làm bài vào vở, 1 hs làm bảng phụ, gv theo dõi giúp hs yếu lập dàn ý. - Hs trình bày đính bảng phụ lên, nhận xét sửa bài. Hoạt động 2: Hs viết đoạn văn bài tập 2 - Một hs đọc yêu cầu đề bài, gv ghi bảng. - Hãy nêu những việc cần làm để có thể viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của địa phương em? Hs đọc phần gợi ý ở sgk trang 81. - Hs tự viết đoạn văn vào vở - 1 hs viết bảng phụ. (giúp đỡ hs yếu) - Một số Hs trình bày bài làm, nhận xét và sửa những lỗi sai cho hs . Củng cố - dặn dò - Khen những hs có tến bộ, giáo dục hs - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về học bài, hoàn thành bài viết. Lịch sử Xô viết Nghệ - Tĩnh I. Mục tiêu: - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An. - Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thựcdân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bơm đoàn biểu tình. Phong trào tiếp tục lan nhanh ở Nghệ Tĩnh - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã: Trong nhữngnăm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ- Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới, ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lý bị xoá bỏ, các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ. - Hs biết tôn trọng những người đã có công giành độc lập, chống giặc ngoại xâm. biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. II. Chuẩn bị: - Gv: Bản đồ địa lí Việt Nam III. Các hoạt đông: Hoạt động 1: Cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ – Tĩnh trong những năm 1930 – 1931G.v treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu h.s tìm và chỉ vị trí hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Gv: Đây chính là nơi diễn ra đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1930 – 1931. Nghệ Tĩnh là tên gọi tắt của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, ngày 12 – 9 – 1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Dựa vào tranh minh họa và nội dung sgk, em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An. - Hs trao đổi theo nhóm 2 Gọi hs trình bày trước lớp – Lớp theo dõi, nhận xét – Gv chốt ý Cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An – Hà Tĩnh như thế nào? Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó, phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ – Tĩnh những năm 1930 – 1931, hãy cùng tìm hiểu điều này. Hoạt động 2: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ – Tĩnh giành được chình quyền cách mạng. yêu cầu h.s quan sát hình minh họa 2, trang 18 – sgk và hỏi: Hãy nêu nội dung của hình minh họa 2. Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân có ruộng đất không? Họ phải cày ruộng cho ai? Gv: Thế nhưng vào những năm 1930 – 1931, ở những nơi nhân dân giành được chính quyền cách mạng, ruộng đất của địa chủ bị tịch thu chia cho nông dân. Ngoài điểm mới này, chính quyền Xô viết Nghệ – tĩnh còn tạo cho làng quê một số nơi ở Nghệ – Tĩnh những điểm mới gì? (hs đọc sgk, ghi lại), sau đó phát biểu – Lớp nhận xét, bổ sung. Khi được sống dưới chính quyền Xô viết , người dân có cảm nghĩ gì? (gv chốt) Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh. Hs tiếp tục thảo luận nhóm 5, trình bày trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung. Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta? Phong trào có tác động gì đối với phong trào của cả nước?Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam? + Gv kết luận: Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động. Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài, giáo dục hs - Gv nhận xét tiết học. - Dặn hs học thuộc ghi nhớ sgk và chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt chủ nhiệm Nội dung: - Cho hs hát tập thể * Lớp trưởng báo cáo: - Những hs vi phạm nội quy trường lớp: + Nghỉ học không phép + Đi học trễ + Quên đeo khăn quàng - Những hs không học bài, làm bài - Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài: * G.v nhận xét chung: - Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. - Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ. - Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. - Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. - Nêu phương hướng cho tuần sau.
Tài liệu đính kèm: