Giáo án các môn khối 4 - Tuần 12 năm 2014

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 12 năm 2014

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

* HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK).

II. CHUẨN BỊ:

Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 12 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
TẬP ĐỌC (Tiết 23)
VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
* HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK).
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG
NHỮNG LƯU Ý
1. Khởi động: 1’
2. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: 2’
HĐ2. Luyện đọc: 8’
- Ban học tập điều hành
+ 1 bạn đọc toàn bài. Lớp đọc thầm, chia đoạn
+ HĐN4: - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm 
( lắng nghe, sửa sai cho bạn)
-Tìm từ khó và luyện đọc từ khó.
 + Đọc từng đoạn trước lớp + Đọc chú giải
HĐ3: Tìm hiểu bài: 13’
 - HĐ cá nhân: Đọc thầm bài
 - HĐ nhóm 4 trả lời c¸c câu hỏi ở sách giáo khoa.
HĐ4: Đọc diễn cảm: 4’
HĐN4: Đọc, tìm từ nhấn giọng, ngắt nghỉ.
- Thi đọc diễn cảm.
Củng cố: 5’
Bài văn ca ngợi điều gì??
5. Dặn dò: 1’
+ Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài Vẽ trứng. - Nhận xét tiết học
Chú ý từ khó đọc: độc chiếm, thịnh vượng,
anh hùng
Nêu nội dung bài học
Toàn bài đọc chậm rãi, giọng kể chuyện.
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một câu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy. 
TOÁN (Tiết 56)
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. MỤC TIÊU: 
Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
* Bài 1, bài 2 a) 1 ý; b) 1 ý, bài 3
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- GV: Gìờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau. 
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: 
- GV viết lên bảng 2 biểu thức: 
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên 
*Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau?
- Vậy ta có: 
4 x (3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5
- GV chỉ vào biểu thức: 4 x (3 + 5) là nhân một số với một tổng. Biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 
trong đó tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với một số hạng của tổng, tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số hạng còn lại của tổng. 
* Như vậy biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức với các số hạng của tổng. 
- Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?
+ Từ cách thực hiện trên, em hãy nêu công thức tính, và qui tắc?
 4. Luyện tập, thực hành
HĐ2: Cá nhân: 15’
 Bài 1: Tính giá trị của. . . 
- GV Đính bảng phụ lên vàhướng dẫn HS cách làm. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
Bài 2: Tính bằng hai cách: 
- Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì?
* Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng. 
- Nhận xét và Ghi điểm HS
 Bài 3: Tính giá trị biểu thức. 
- Gía trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau?
- Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
- Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?
- Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào?
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- GV dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau. Nhận xét tiết học 
- HS nghe. 
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. 
 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Bằng nhau. 
- Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau. 
 a x (b + c) = a x b + a x c
+ HS phát biểu qui tắc. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng. Lớp làm VBT. 
a
b
c
a x (b + c)
a x b + a x c
4
5
2
4 x (5 + 2) = 28
4 x 5 + 4 x 2 = 28
3
4
5
3 x (4 + 5) = 27
3 x 4 + 3 x 5 = 27
6
2
3
6 x (2 + 3) = 30
6 x 2 + 6 x 3 = 30
+ Nhận xét, bổ sung. 
- Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. 
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
 a. 36 x (7 + 3) 36 x 7 + 36 x 3
= 36 x 10 = 252 + 108
= 360 = 360
b. 5 x 38 + 5 x 62 5 x 38 + 5 x 62
 = 190 + 310 = 5 x (38 + 62)
 = 500 = 5 x 100 = 500
- Nhận xét, bổ sung. 
+ HS lên bảng. Lớp làm VBT. 
 (3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4
= 8 x 4 = 12 + 20
= 32 32
- Gía trị của 2 biểu thức bằng nhau. 
- Có dạng một tổng nhân với một số. 
- Là tổng của 2 tích. 
- Có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. 
ĐẠO ĐỨC (Tiết 12)
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
II. CHUẨN BỊ: 
- SGK Đạo đức lớp 4.
- Bài hát “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 + Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiềt kiệm thời giờ”. 
 + Hãy trình bày thời gian biểu hằng ngày của bản thân. 
- GV nhận xét. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’ 
Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. Những việc làm nào thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”. GV ghi đề. 
b. Tìm hiểu bài: 
*Khởi động: 2’
 Hát tập thể bài “Cho con”Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. 
 + Bài hát nói về điều gì?
 + Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng?
HĐ1: Thảo luận tiểu phẩm: 10’
“Phần thưởng”–SGK / 17 - 18. 
- GV cho HS đóng vai Hưng, bà của Hưng trong tiểu phẩm “Phần thưởng”. 
- GV phỏng vấn các em vừa đóng tiểu phẩm. 
 + Đối với HS đóng vai Hưng. 
ïVì sao em lại tặng “bà” gói bánh ngon em vừa được thưởng?
 + Đối với HS đóng vai bà của Hưng: 
ï “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?
- GV Kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. 
HĐ2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK): 10’
- GV mời đại diện các nhóm trình bày. 
- GV Kết luận: Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b); Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 
 + Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ. 
HĐ3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/19): 8’
 - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
 Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của nhỏ trong tranh. 
òNhóm 1: Tranh 1
òNhóm 2: Tranh 2
- GV Kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp. 
 4. Củng cố - Dặn dò: 3’
- GV củng cố bài học.
- Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Em đã làm được gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20).
- Một số HS thực hiện. 
- HS nhận xét. 
- HS tự trả lời. 
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. 
+ Vì em yêu quý bà, . . . 
+ Bà cảm thấy rất vui. . . 
- Cả lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS trao đổi trong nhóm (5 nhóm)
+ HS báo cáo kết quả. Nhận xét, bổ sung. 
+ HS thảo luận theo nhóm. 
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
+ Nhận xét, trao đổi. 
+ HS đọc ghi nhớ. 
Thứ ba, ngày 5 tháng 11 năm 2013
KHOA HỌC (Tiết 23)
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: 
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ: 
- Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Các tấm thẻ ghi:
	 Hơi nước Mưa Mâyï 
- HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 5’
+ Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
+ Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- GV nhận xét và Ghi điểm HS. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
- Bài học hôm nay sẽ củng cố về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ. 
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: 15’
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
- Yêu cầu HS quan sát hình 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 
 1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?
 2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
 3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó?
- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, 
- Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 
- Ai có thể viết tên thể của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước?
- GV nhận xét, khen HS viết đúng. 
 * Kết luận: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . . 
Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. 15’
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. 
- Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận, quan sát hình minh hoạ trang 49 và thực hiện yêu cầu vào giấy A4. 
- GV giúp đỡ các em gặp khó khăn. 
- Gọi các đôi lên trình bày. 
- GV nhận xét, khen các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay. 
- Gọi HS lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trên bảng. 
- GV gọi HS nhận xét. 
 4. Củng cố- dặn dò: 3’
- GV củng cố bài học. 
- Dặn HS về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. 
- Dặn HS mang cây trồng từ tiết trước để chuẩn bị bài 24. 
- Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh. . . 
- Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ. . . 
+ Nhận xét, bổi sung. 
1. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- HS hoạt động nhóm. 
- HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ. 
1) + Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển. 
 + Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng. 
 + Các đám mây đen và mây trắng. 
 + Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi  ... 
Nội dung: Bài văn ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi, nhờ đó ông đã trở thành danh họa nổi tiếng. 
TOÁN (Tiết: 59)
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách nhân với số có hai chữ số.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
* Bài 1 (a, b, c), bài 3
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ GV gọi HS lên bảng làm bài tập. 
+ Gọi một số học sinh nêu qui tắc “Nhân một số với một hiệu và nhân một số với một tổng”
- GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
- Giờ học toán hôm nay các em biết cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số qua bài: “Nhân với số có hai chữ số” 
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 16’
1. Phép nhân 36 x 23
- GV viết lên bảng phép tính 36 x 23, sau đó yêu cầu HS áp dụng tình chất một số nhân với một tổng để tính. 
- Thông thường ta đặt tính và tính như sau: 
 * Hướng dẫn đặt tính và tính: 
x
 36 
 23
 108
 72 
 828 Vậy 36 x 23 = 828 
 § 108 gọi là tích riêng thứ nhất. 
 § 72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720. 
 4. . Luyện tập, thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 8’
 Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
+ GV gọi HS lên bảng, lớp làm VBT. 
+ Nhận xét, ghi điểm
HĐ3: Nhóm: 7’
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- GV đặt câu hỏi gợi mở và tóm tắt. 
- GV chữa bài, ghi điểm. 
 4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV củng cố bài học. 
- Gọi HS nhắc lại quy tắc nhân với số có hai chữ số.
- Dặn dò HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài mới. 
- GV nhận xét tiết học. 
a. 12 x (3 + 2) = 12 x 5
 = 60
b. 15 x (9 - 4) = 15 x 5
 = 75
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe. 
- HS tính: 
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108
 = 828
Vậy: 36 x 23 = 828
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
x
x
x
 86 33 1122
 53 44 19
 258 132 10098
 430 132 1122
 4558 1452 21318
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc. + HS làm theo nhóm, báo cáo kết quả. 
Bài giải
Số trang của 25 quyển vở cùng loại đó là: 
48 x 25 = 1200 (trang)
Đáp số: 1200 trang
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 24)
TÍNH TỪ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III).
II. CHUẨN BỊ: 
Bảng lớp viết sẵn 6 câu ở bài tập 1, 2 phần nhận xét. 
Bảng phụ viết bài tập 1 luyện tập. 
Từ điển (nếu có)
Bảng nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG
NHỮNG LƯU Ý
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi HS lên bảng đặt câu với từ về ý chí và nghị lực của con người (Ý chí, nghị lực, chí hướng, . . .)
+ Tính từ là gì?
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 b. Tìm hiểu bài: 
 Bài 1: 
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi. 
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy?
- So sánh mức độ đặc điểm của 3 tờ giấy 
 Bài 2: 
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời. 
+ Mức độ được thể hiện bằng những cách nào?
 c. Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
 4. Luyện tập – thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 15’
Bài 1: - HS tự làm bài, đổi chéo kiểm tra, nhận xét. 
- Nhật xét, kết luận lời giải đúng
 Bài 2: - HS tự làm bài, đổi chéo kiểm tra, nhận xét. 
Bài 3: : - HS tự làm bài, đổi chéo kiểm tra, nhận xét. 
4. Củng cố – dặn dò: 3’
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
- HS lên bảng đặt câu. 
+ Nhận xét, bổ sung. 
+ Ở mức độ trắng trung bình thì dùng tính từ trắng. Ở mức độ ít trắng thì dùng từ láy trăng trắng. Ở mức độ trắng phau thì dùng từ ghép trắng tinh. 
- Trả lời theo ý hiểu của mình. 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
Thứ tự từ cần tìm: thơm đậm và ngọt, rất xa, thơm lắm, Trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn. 
- Cách 1 (tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ) 
- Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm và trước hoặc sau tính từ đỏ
- Cách 3: (tạo ra từ ghép so sánh) 
- Lần lượt cho HS đọc câu mình đặt trước lớp 
KHOA HỌC (Tiết 24)
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU: 
Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
- Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
- Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. 
II. CHUẨN BỊ: 
- HS chuẩn bị cây trồng từ tiết 22.
- Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51 (phóng to nếu có điều kiện).
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49 / SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 5’
+ Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước. 
+ Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
Vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt như thế nào? Để tìm hiểu, hôm nay chúng ta học bài: “Nước cần cho sự sống”. GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với đời sống của con người ĐV và TV. 15’
+ GV yêu cầu HS nộp tư liệu và tranh ảnh đã sưu tầm. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. 
+ Nhận xét, bổ sung. 
+ Nhóm 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?
+ Nhóm2: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước?
+ Nhóm3: Nếu không có nước cuộc sống động vật sẽ ra sao?
* Kết luận: (mục bạn cần biết)
- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. 
Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người. 15’
+ Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì?
- GV ghi nhanh các ý kiến không trùng lập lên bảng. 
- Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại đó là những loại nào?
- Yêu cầu HS sắp xếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm. 
+ GV yêu cầu HS làm theo nhóm
* Kết luận: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình. 
 4. Củng cố- dặn dò: 3’
- GV củng cố bài học. 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS về nhà học bài, chuẩn bị bài: “Nước bị ô nhiễm”. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
+ Hơi nước bay lên cao. . . 
+ Nhận xét, bổ sung. 
1. Vai trò của nước đối với đời sống của con người ĐV và TV. 
- HS nhận nhiệm vụ. 
+ HS thảo luận theo nhóm. (nghiên cứu tư liệu và đọc mục bạn cần biết). 
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. 
+ Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn. 
+ Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được. 
+ Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, tôm, cua sẽ bị tiệt chủng. 
- HS đọc. 
2. Vai trò của nước trong sản xuấtnông nghiệp và công nghiệp, vui chơi giải trí. 
+ Uống, nấu cơm, nấu canh. 
+ Tắm, lau nhà, giặt quần áo. 
+ Đi bơi, tắm biển. 
+ Đi vệ sinh. 
+ Tắm cho súc vật, rửa xe. 
+ Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non. 
+ Quay tơ. 
+ Chạy máy bơm, ô tô. 
+ Chế biến hoa quả, cá hộp, thịt hộp, bánh kẹo. 
+ Sản xuất xi măng, gạch men. 
+ Tạo ra điện. 
- Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. 
- HS làm theo nhóm. 
- Báo cáo kết quả. Nhận xét, bổ sung. 
Nhóm 1: Vai trò của nước trong sinh hoạt
Uống, nấu cơm, nấu canh. 
Tắm, lau nhà, giặt quần áo. 
Đi bơi, đi vệ sinh. 
Tắm cho súc vật, rửa xe, 
Nhóm 2: Vai trò của nước trong SX nông nghiệp
Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non, tưới hoa, tưới cây cảnh, ươm cây giống, gieo mạ, 
Nhóm 3: Vai trò của nước trong SXCN
Quay tơ chạy máy bơm nước, chạy ô tô, chế biến hoa quả, làm đá, chế biến thịt hộp, cá hộp, làm bánh kẹo, sản xuất xi măng, gạch men, tạo ra điện, 
+ HS đọc bài học. 
Thứ sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2013
TẬP LÀM VĂN (Tiết 24)
KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU: 
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
II. CHUẨN BỊ: 
Bảng lớp viết dàn bài vắn tắt của bài văn kể chuyện. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG
NHỮNG LƯU Ý
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
- Kiểm tra giấy bút của HS. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
b,Ghi đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. 
c, HĐ cá nhân: 30’
HS làm bài vào vở. 
- Thu bài. 
4. Củng cố – dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
Theo dõi và động viên HS làm bài. 
TOÁN (Tiết 60)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
* Bài 1, bài 2 (cột 1, 2), bài 3
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cu – bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 1’
Để vận dụng vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. Hôm nay chúng ta học bài: “Luyện tập”. GV ghi đề. 
b) Hướng dẫn luyện tập 30’
HĐ1: Cả lớp: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
- GV gọi HS lên bảng – Lớp làm vở. 
 . 
 - Nhận xét, Ghi điểm HS. 
 Bài 2: Viết giá trị biểu thức vào ô trống 
+ GV hướng dẫn HS cách làm. 
+ Nhận xét, ghi điểm. 
HĐ2: Cá nhân: 
 Bài 3
+ GV đặt câu hỏi gợi mở. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV nhận xét, Ghi điểm HS. 
4. Củng cố, dặn dò: 3’
- Củng cố giờ học 
- Gọi HS nhắc lại quy tắc nhân với số có hai chữ số.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
x
x
x
 17 428 2057 
 53 39 23 
 51 3852 6171
 85 1284 4114
 901 16692 47311
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng, lớp làm vở. 
m
3
30
m x 78
234
2340
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đề toán. 
- HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở. 
Bài giải
24 giờ có số phút là: 
60 x 24 = 1440 (phút)
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là: 
75 x 1440 = 108 000 (lần)
 Đáp số: 108 000 lần
- Nhận xét, bổ sung. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 12.doc