Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 30 năm học 2013

Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 30 năm học 2013

Tiết 1: Toán: TỈ LỆ BẢN ĐỒ

I - Mục tiêu:

- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì ?

- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2

II - Đồ dùng dạy – học:

- Bảng phụ, phấn màu. Bản đồ Việt Nam và Thế giới.

III – Hoat động dạy – học:

 

doc 19 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 30 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn: 7/4/2013
 Ngày giảng:Thứ ba, ngày 9 tháng 4 năm 2013
 Tiết 1: Toán: TỈ LỆ BẢN ĐỒ 
I - Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì ? 
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2
II - Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ, phấn màu. Bản đồ Việt Nam và Thế giới.
III – Hoat động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS chữa bài làm do gv đưa ra
- Nhận xét cho điểm.
2 - Bài mới:
a- Giới thiệu bài: 
b- Giới thiệu tỉ lệ bản đồ: 
- GV cho HS xem 1 số bản đồ: Bản đồ VN (SGK) ghi 1: 10000000 - Tỉ lệ bản đồ - Tỉ lệ trên cho biết 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 100000000.
cm hay 100 km.
- Tỉ lệ bản đồ viết dưới dạng phân số là 1 : 100000000 hay 
+ Tử số cho biết gì , mẫu số cho biết gì ?
- Thực hành: 
*Bài 1 ( 155): - Cho HS làm miệng. 
- GV chốt KQ.
*Bài 2 (155 ):
- Gọi HS đọc đề - xác định cách làm. 
- GV YC HS điền kết quả.
- Gọi HS chữa bài.
3 - Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 hs làm bài, cả lớp làm vào nháp
- HS nhắc lại.
HS trả lời:
+ TS cho biết độ dài thu nhỏ là 1 đơn vị. 
+ MS cho biết độ dài thật.
- HS trả lời miệng.
Tỉ lệ 1 : 1000 hay 
- 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm.
- 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm.
- 1m ứng với độ dài thật là 1000m.
+ HS làm bảng, HS lớp làm vở. 
- HS nhận xét KQ.
+ HS làm bài:
 ***********************************
 Tiết 2: Mỹ thuật ( Gv chuyên dạy)
 Tiết 3 : Chính tả ( Nhớ viết) ĐƯỜNG ĐI SA PA
I- Mục tiêu:
 - Nhớ, viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn trích.
 - Làm đúng bài tập chính tả 2a
II- Đồ dùng dạy – học:
 - Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra HS đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt của tiết chính tả trước.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ ngữ:
+ PB: Trung thành, chung sức, con trai, cái chai, phô trương, chương trình
- Nhận xét chữ viết từng HS.
2- Dạy - học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn viết chính tả:
* Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ - viết.
- 2 HS đọc thuộc lòng thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào?
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi theo thời gian trong một ngày. Ngày thay đổi mùa liên tục: Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
+ Vì sao Sa Pa được gọi là " Món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên?
+ Vì Sa Pa có phong cảnh rất đẹp và sự thay đổi mùa trong một ngày ở đây thật lạ lùng và hiếm có.
- Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện đọc.
- Luyện viết các từ: Thoắt cái, lá vàng rơi, khoảnh khắc, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì
- Nhớ - viết chính tả.
- Chấm bài - nhận xét bài viết của HS.
*) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2,
a)- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. GV nhắc HS chú ý thêm các dấu thanh cho vần để tạo thành nhiều tiếng có nghĩa.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, trao đổi và hoàn thành phiếu.
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc phiếu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi nhanh vào phiếu.
- Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- Viết vào vở.
3- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
 *******************************
 Tiết 4: Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH - THÁM HIỂM
I- Mục tiêu:
 - Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
II- Đồ dùng dạy – học:
 - Giấy khổ to và bút dạ.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
+ Tại sao cần phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ, yêu cầu, đề nghị?
+ Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự ta phải làm như thế nào
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
2 - Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi, thảo luận và hoàn thành bài.
- Phát giấy, bút cho từng nhóm.
* Chữa bài
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được, gọi các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào phiếu để được 1 phiếu đầy đủ nhất.
- Dán phiếu, đọc bổ sung.
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- 4 HS đọc thành tiếng tiếp nối.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức theo tổ.
- Hoạt động trong tổ.
- Cho HS thảo luận trong tổ.
- Cách thi tiếp sức tìm từ với mỗi nội dung GV viết thành cột trên bảng. Sau đó cho từng tổ thi tìm từ tiếp sức. Mỗi thành viên trong tổ chỉ được viết 1 từ, sau đó đưa bút cho bạn viết tiếp, 2 tổ thi cùng một nội dung.
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Cho HS thi tìm từ.
- Thi tiếp sức tìm từ.
- Nhận xét, tổng kết nhóm tìm được nhiều từ, từ đúng nội dung.
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- Cả lớp viết bài vào vở. 3 HS viết vào giấy khổ to.
* Chữa bài.
- Gọi HS viết vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài của mình. GV chữa thật kĩ cho HS về cách dùng từ, đặt câu.
- Đọc, chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 5 đến 7 HS đọc đoạn văn mình viết.
- Nhận xét, cho điểm HS viết tốt.
3- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Lịch sử: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG
I- Mục tiêu: 
 - Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
 + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: “ Chiếu khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
 + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: “ Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm, Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển.
HS khá, giỏi:
 + Lí giải được ví sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá như “ Chiếu khuyến nông”, “ Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm,
 - Giáo dục HS lòng yêu nước.
II - Đồ dùng dạy – học:
GV : Sưu tầm những tư liệu về các chính sách của vua Quang Trung ...
Giáo án điện tử.
 III- Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể trận Ngọc Hồi, Đống Đa?
- GV nhận xét cho điểm.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Ghi bảng.
b- Phát triển bài:
*HĐ 1: Quang Trung xây dựng đất nước.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. 
- GV giúp đỡ các nhóm hoạt động.
+ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế?
- Nội dung và tác dụng của các chính sách đó ?
*HĐ2: Quang Trung - ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hoá dân tộc. 
- GV tổ chức cho HS trao đổi đưa ra ý kiến. 
+ Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
+ Em hiểu câu: Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu “ như thế nào?
3- Củng cố – dặn dò:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV giới thiệu: Công việc đang thuận lợi thì vua Quang Trung mất. Người đời sau đều thương tiếc 1 ông vua tài năng đức độ nhưng mất sớm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm trả lời:
+ Vua ban hành Chiếu khuyến nông, đúc tiền mới, yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho ND tự do trao đổi hàng hoá , mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào 
+ Mùa màng tươi tốt, làng xóm thanh bình. 
- Thúc đẩy các ngành thủ công, nông nghiệp phát triển, mở rộng buôn bán với nước ngoài ...
- HS trao đổi trả lời:
+ Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc.
+ Đất nước muốn phát triển được, cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành.
+ Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước.
- HS đọc SGK 64.
 Tiết 2 : Toán (Ôn )
GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập cho hs về cách làm các bài tập về tỉ lệ bản đồ
II. Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung ôn
 - HS: Ôn lại kiến thức đã học.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
- GV chép bài tập lên bảng, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
* Bài 1: (GCHSY)
Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi vẽ theo tỉ lệ 1 : 1 800 000. Hỏi độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 2: ( GCHSCL)
Bản đồ trường Phú Lâm vẽ theo tỉ lệ 1 : 800. Hỏi độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thực tế của trường là bao nhiêu mét?
- Nhận xét bài
Bài 3 ( GCHSG)
Bản đồ của xã Nghĩa Phương vẽ theo tỉ lệ 1 : 12 000. Con đường từ trụ sở Ủy ban xã đến Trường Tiểu học Đoàn Kết có độ dài 3dm. Hỏi độ dài thực tế của con đường từ Ủy ban xã đến Trường Tiểu học Đoàn Kết là bao nhiêu mét?
- Giúp đỡ hs yếu làm bài
- Nhận xét bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài nhận xét tiết học.
- YC HS về nhà ôn bài.
- HS đọc YC bài, một em lên bảng làm bài.
 Bài giải
1cm trên bản đồ ứng với độ dài thực tế là:
1 x 1800000= 1800000 ( cm)
 1 800 000 = 18 km
 Đáp số: 18km
- Hs đọc yêu cầu và tự làm bài
 Bài giải
1cm trên bản đồ ứng với độ dài thực tế là
 1 x 800 = 800 ( cm)
 800cm = 8m
 Đáp số: 8m 
 Tiết 3: Khoa học
NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT 
I - Mục tiêu: 
 - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
II - Đồ dùng dạy – học:
 - CB: Sưu tầm tranh ảnh về cây, bao bì các loại phân bón, hình SGK 118-119.
III - Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời:
+ Nêu VD chứng tỏ các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau?
+ Hãy nói về nhu cầu nước của thực vật ?
- GV nhận xét cho điểm.
2- Bài mới: 
a - Giới thiệu bài: Ghi bảng.
b- Tìm hiểu nội dung:
*HĐ1: Vai trò của các chất khoáng đối với thực vật. 
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK 118 thảo luận:
- Các cây cà chua thiếu các chất khoáng gì? KQ?
- Cây nào phát triển tốt nhất? Tại sao?
- Cây nào kém phát triển nhất? Tại sao?
 Làm việc ... ữ:ôi, chao, chà, trời, quá, lăm, thật khi viết cuối câu cảm thường có dấu chấm than.
- Lắng nghe.
*- Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cả lớp nhẩm theo để thuộc ngay tại lớp.
- GV yêu cầu: Em hãy đặt một số câu cảm.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đặt câu trước lớp. Ví dụ:
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài nhanh.
. A! bông hoa đẹp quá!
. Ôi chao! Bạn có cái dây buộc tóc đẹp thế!
. Trời ở! Sao lại thế được nhỉ?
. Cậu tài thế nhỉ!
 - Luyện tập:
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS lên bảng đặt câu. HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét.
- Gọi HS có cách nói khác đặt câu.
- Bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
a) Con mèo này bắt chuột giỏi
- Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!
b) Trời rét
- Ôi! Trời rét quá!
- Chà, trời rét thật!
- Ôi chao, trời rét quá!
- Viết vào vở.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập trước lớp.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc tình huống, đặt tất cả các câu cảm có thể.
- Gọi HS trình bày. GV sửa chữa cho từng HS. GV ghi nhanh các câu cảm HS đặt lên bảng.
a- Chà, cậu ấy giỏi thật!
- Trời, cậu thật là giỏi!
- Bạn giỏi quá!
- Bạn siêu quá!
- Bạn thật là tuyệt!
b- Ôi! bạn nhớ ngày sinh nhật của mình à, mình vui quá!
- Trời ơi! lâu quá mình mới gặp bạn!
- Trời! bạn làm mình cảm động quá!
- Tuyệt quá, cảm ơn bạn!
- GV nhận xét bài làm của HS
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập trước lớp.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gợi ý.
- Lắng nghe.
- Gọi HS phát biểu.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp.
- Nhận xét từng tình huống của HS
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 10/ 4/2013 
 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 12 tháng 4 năm 2013
 Tiết 1: Toán: THỰC HÀNH 
I - Mục tiêu: 
 - Tập đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế 
 - Bài tập cần làm: bài 1
II - Đồ dùng dạy – học:
 - HS CB theo nhóm: Thước dây, cọc mốc, cọc tiêu ...Phiếu ghi kếtquả ... .
III- Hoat động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS chữa bài làm thêm tiết 148.
- Nhận xét cho điểm.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
b- HD HS thực hành tại lớp:
*) Đo đoạn thẳng trên mặt đất, gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất.
- GV HD HS gióng đo đoạn thẳng và xác định 3 điểm thẳng hàng như SGK. 
- GV giúp đỡ HS khi đo ..
*- Thực hành ngoài lớp học: 
- GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu thực hành.
- GV nêu yêu cầu thực hành như SGK 
Yêu cầu HS làm theo nhóm, sau đó ghi KQ vào phiếu,
- GV giúp đỡ từng nhóm.
+ Báo cáo kết quả thực hành. 
- GV cho HS vào lớp, thu phiếu và nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm.
3 - Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau.
- HS chữa bài.
- HS nhận xét.
- HS thực hành.
- HS nhận phiếu.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có 6 HS .
- HS thu phiếu, kết quả thực hành. 
 **************************
 Tiết 2: Tiếng anh: ( Gv chuyên dạy)
 ********************************
Tiết 3: Khoa học
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT 
I - Mục tiêu: 
 - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. 
II - Đồ dùng dạy –học:
 - Hình SGK 118- 119 , phiếu học tập.
III - Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời:
+Tại sao phải bón thêm phân cho cây ?
+Thực vật cần các loại chất khoáng nào ?
- GV nhận xét cho điểm.
2 - Bài mới: 
a – Giới thiệu bài:
b – Tìm hiểu nội dung:
*HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.
+ Mục tiêu :Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật .
- Phân biệt được quang hợp và hô hấp. 
+Tiến hành:
- B1: Ôn lại kiến thức cũ:
- Không khí có những thành phần nào?
- Kể tên những khí quan trọng với đời sống thực vật?
- B2: Làm việc theo cặp: HS QS hình đặt câu hỏi ....
- Quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải khí gì ?
- Quá trình quang hợp , hô hấp xảy ra khi nào ?
- Nếu 1 trong 2 quá trình trên ngừng cây sẽ ra sao?
- B3: Làm việc cả lớp: HS trình bày.
KL: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp , nếu thiếu không khí cây sẽ không sống được .
*HĐ2: Tìm hiểu 1 số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. 
+Mục tiêu: Nêu 1vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật .
+Tiến hành
- GV nêu vấn đề: Thực vật ăn gì để sống ?
+ Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật ?
+ Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật ?
KL: Biết nhu cầu về không khí của thực vật để đưa ra biện pháp tăng năng suất cây trồng: Bón phân xanh hoặc phân chuồng ủ kỹ cung cấp chất khoáng và khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi xốp, thoáng khí. 
3. Củng cố – dặn dò: 
- Tóm tắt ND bài.
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau. 	
- HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung. 
HS trả lời 
+ Không khí gồm 2 thành phần chính là ô-xi và ni-tơ , ngoài ra còn có khí các –bô-níc ..
+ Khí ô-xi và các – bô-níc rất quan trọng với thực vật.
- HS trả lời:
+ Quang hợp chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời, Hô hấp diễn ra suốt ngày đêm. Nếu 1 trong 2 quá trình 
ngừng thì cây sẽ chết.
- Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp.
- HS trao đổi trả lời:
+ Năng suất cây trồng cao hơn thì tăng lượng khí các-bô-níc. 
- Bón phân xanh, phân chuồng vì các loại phân này khi phân huỷ thải ra nhiều khí các-bô-níc.
- Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí.
- HS đọc ND SGK. 
 *******************************
 Tiết 4: Tập làm văn: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
 - Điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn:phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1).
 - Hiểu tác dụng của việc khai bái tạm trú, tạm vắng (BT2).
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng in sẵn cho từng HS.
 - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng phóng to dán trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
- 4 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Các em khác nhận xét bài của bạn.
2. Dạy - học bài mới:
a- Giới thiệu bài: 
b- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Treo tờ phiếu phô tô và hướng dẫn HS cách viết.
+ Hai mẹ con đến chơi nhà ai? Họ tên chủ hộ là gì? Địa chỉ ở đâu?
+ Nơi xin tạm trú là phường hoặc xã noà, thuộc quận hoặc huyện nào, ở tỉnh hoặc thành phố nào?
+ Lý do hai mẹ con đến?
+ Thời gian xin ở lại là bao lâu?
- Quan sát, lắng nghe.
- Vừa chỉ vào từng mục trong phiếu vừa hướng dẫn và ghi mẫu
+ Mục họ và tên chủ hộ: ghi tên chủ hộ (theo hộ khẩu) của gia đình bà con hai mẹ con em đến chơi.
+ Mục địa chỉ: em phai ghi địa chỉ của người họ hàng mà mình đến chơi
Địa chỉ: Số nhà 101 ngõ 90 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Họ và tên chủ hộ: Nguyễn Ngọc Minh
Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số 2 phường, xã Nghĩa Đô quân, huyện Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng
+ Mục 1: Ghi họ và tên mẹ em.
1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Lan
+ Mục 2: Ghi ngày, tháng, năm sinh của mẹ em.
+ Mục 3: Ghi nghề nghiệp và nơi làm việc của mẹ em (nếu mẹ không đi làm ở đâu thì ghi là nội trợ, ở nhà)
+ Mục 4: Ghi số giấy chứng minh nhân dân của em.
+ Mục 5: Ghi thời gian xin tạm trú (từ ngày, tháng nào đến ngày tháng nào)
2. Sinh ngày: 01 tháng 09 năm 1969.
3. Nghề nghiệp và nơi làm việc: Giáo viên trường tiểu học Văn Giang - Văn Giang - Hưng Yên.
4. CMND số: 101694519
5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày 10/5/2004 đến 20/5/2005.
+ Mục 6: Ghi địa chỉ (theo hộ khẩu) của mẹ con em chứ không khai đi đâu vì đây là khai tạm trú, không khai tạm vắng.
6. ở đâu đến hoặc đi đâu: 19 khối 5 thị trấn Văn Giang, Văn Giang, Hưng Yên.
+ Mục 7: Ghi lí do tạm trú là đến chơi.
7. Lý do: Thăm người thân.
+ Mục 8: Ghi quan hệ của mẹ em với chủ hộ: có họ hàng với nhau như thế nào?
8. Quan hệ với chủ hộ: anh trai.
+ Mục 9: Ghi họ và tên em.
9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo: Phạm Ngọc Hân (9 tuổi).
+ Mục 10: Ghi ngày, tháng, năm em viết phiếu tạm trú.
10. Ngày 10 tháng 5 năm 2004
+ Phần cuối (cán bộ đăng kí - chủ hộ) là việc của chủ hộ và cán bộ dăng kí tạm trú, tạm vắng.
Cán bộ dăng kí
 Chủ hộ
 (Ký và ghi rõ họ tên).
 (Hoặc người trình báo)
 Minh
 Nguyễn Ngọc Minh
- Yêu cầu HS tự làm phiếu, sau đó đổi phiếu cho bạn bên cạnh chữa bài.
- Làm phiếu, chữa bài cho nhau.
- Gọi một số HS đọc phiếu. Nhận xét và cho điểm HS viết đúng.
- 3 đến 5 HS đọc phiếu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp!
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Gọi HS phát biểu.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Kết luận:
- Lắng nghe.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ cách điền vào Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
Tiết 5: Sinh hoạt: SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác trong tuần 30, phương hướng sinh hoạt tuần 31
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Tổng kết công tác trong tuần 
Các tổ trưởng nhận xét các hoạt động của tổ: Truy bài đầu giờ, xếp hàng ra vào lớp. Phát biểu xây dựng bài 
Lớp phó học tập nhận xét mặt học tập của các bạn trong lớp 
Lớp phó VTM nhận xét sinh hoạt đầu giờ 
Lớp phó lao động nhận xét khâu vệ sinh lớp, chăm sóc cây xanh 
Đã thi giữa HK 2 tuy nhiên kq chưa cao
GVCN tuyên dương ưu điểm của tổ, cá nhân, nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại
2/ Phương hướng tuần đến 
Nhắc HS truy bài đầu giờ nghiêm túc 
Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn 
Thuộc bài chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp 
Giữ vở sạch đẹp 
Chăm sóc cây xanh 
Đi học chuyên cần 
Tích cực ôn bài cũ và học bài mới
- Kiểm tra sách vở dụng cụ học tập của HS
- Đi học chuyên cần, đúng giờ, tác phong gọn gàng, sạch sẽ.
- Xây dựng tốt nề nếp tự quản.
- Ôn luyện nghi thức đội và các bài hát múa theo quy định.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Thực hiện tốt việc trực nhật lớp và vệ sinh khu vực

Tài liệu đính kèm:

  • docT 30 cua p.doc