TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Biết Phép cộng một số với 0, thuộc bảng cộng và biết cộng trong phạm vi các số đã học.
II/Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 4 trong VBT trang 37.
- HS : Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con, VBT.
III/Các hoạt động dạy học.
1/.Bài cũ:
- Gọi 2 HS K lên bảng làm BT 4 trong VBT.
- GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: Giới thiệu bài (trực tiếp)
*HĐ1: HD HS làm bài tập trong vở bài tập.
Bài 1: 1 HS nêu y/c bài tập ( Tính).
- HS nêu cách làm. Cả lớp làm bài vào vở BT. GV gọi HS chửa bài miệng.
Kết luận: Củng cố về phép cộng một số với 0, Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
Bài 2: HS K, G nêu yêu cầu bài.
- HS G nêu cách cách làm .
- HS làm đồng loạt vào VBT. GV quan tâm giúp đỡ HS TB, Y. ( HS Tb, Y làm 3 cột đầu)
- Gọi 4 HS K, TB, Y lên làm . HS trong bàn đổi vở kiểm tra cho nhau. GV nhận xét.
Kết luận: Củng cố về tính chất của phép cộng (khi đổi chổ các số trong phép cộng ,kết quả không thay đổi).
TUầN 9: Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Chào cờ Toán luyện tập I/ Mục tiêu: - Biết Phép cộng một số với 0, thuộc bảng cộng và biết cộng trong phạm vi các số đã học. II/Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 4 trong VBT trang 37. - HS : Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con, VBT. III/Các hoạt động dạy học. 1/.Bài cũ: - Gọi 2 HS K lên bảng làm BT 4 trong VBT. - GV nhận xét cho điểm. 2/Bài mới: Giới thiệu bài (trực tiếp) *HĐ1: HD HS làm bài tập trong vở bài tập. Bài 1: 1 HS nêu y/c bài tập ( Tính). - HS nêu cách làm. Cả lớp làm bài vào vở BT. GV gọi HS chửa bài miệng. Kết luận: Củng cố về phép cộng một số với 0, Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học. Bài 2: HS K, G nêu yêu cầu bài. - HS G nêu cách cách làm . - HS làm đồng loạt vào VBT. GV quan tâm giúp đỡ HS TB, Y. ( HS Tb, Y làm 3 cột đầu) - Gọi 4 HS K, TB, Y lên làm . HS trong bàn đổi vở kiểm tra cho nhau. GV nhận xét. Kết luận: Củng cố về tính chất của phép cộng (khi đổi chổ các số trong phép cộng ,kết quả không thay đổi). Bài 3: GV nêu yêu cầu bài điền dấu >, <, = vào chổ chấm. - HS K, G nêu cách làm, chẳng hạn: 3 cộng 2 bằng 5, 5 lớn hơn 4, vậy 3 + 2 > 4. HS TB, Y nhắc lại. - HS cả lớp làm vào VBT. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. Bài 4: GVhướng dẫn cách làm: ( lấy một số ở cột đầu cộng với một số ở hàng đầu trong bảng đã cho rồi viết kết quả vào ô vuông thích hợp trong bảng đó). - HS tự làm bài vào VBT. GV giúp đỡ HS TB, Y. GV thu vở chấm bài 3, 4 và nhận xét. Kết luận: Bài 3, 4 củng cố về phép cộng một số với 0, Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học. 3/ Củng cố, dặn dò. - GV gọi HS K, G đọc kết quả bài tập 4. - Dặn HS về làm BT1, 2 trong SGK vào vở ô li và xem trước tiết 33. .. học vần bài 35: uôi - ươi I/ Mục tiêu: - HS đọc và viết được : uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi. - Đọc được câu ứng dụng: Buổi tối,chị Kha rủ bé chơi trò chơi đố chữ. -Luyện nói 2- 3 câu theo chủ đề :Chuối, bưởi, vú sữa. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. - HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: - Gọi 2 HS TB lên bảng đọc và viết tiếng cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi. lớp viết từ: vui vẻ - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: tiết 1 *Giới thiệu bài. (trực tiếp). *HĐ1: Nhận diện vần uôi. - HS dùng bộ chữ ghép vần uôi . (Cả lớp ghép - 1 HS : K lên bảng ghép) - GV : Nhận xét - HS đọc trơn vần uôi.(Cả lớp đọc ) ? Phân tích vần uôi. (HS:K, TB phân tích; HS : G bổ xung) ? So sánh vần uôi với ôi. (HS: K,G so sánh, HS: TB,Y lắng nghe và nhắc lại). *HĐ 2: Đánh vần. - Yêu cầu HS đánh vần vần uôi : uô- i- uôi( HS : đánh vần lần lượt, chủ yếu HS TB, Y đều được đánh vần ). ? Muốn có tiếng chuối ta phải thêm âm và dấu gì . (HS : K G trả lời) ? Phân tích tiếng chuối .( HS :TB,Y phân tích,HS: K,G nhận xét, bổ xung ). - HS dùng bộ ghép chữ để ghép ( HS: đồng loạt ghép )- GV nhận xét . ? Đánh vần tiếng chuối : chờ –uôi- chuôi- sắc- chuối( HS :K,G đánh vần ,TB,Y đánh vần lại). - GV cho HS q/s tranh và rút ra từ khóa: nải chuối. - HS đánh vần và đọc trơn từ khóa : nải chuối (HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp). - GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS * So sánh vần uôI và vần ươi * Vần : ươi ( Quy trình tương tự ) *HĐ 3: Đọc từ ngữ ứng dụng. - Đọc từ ứng dụng : ( HS: K, G đọc trước.HS TB, Y đọc lại? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS TB lên bảng thi gạch: buổi, tuổi, lưới, tươi, cười. ) - GV có thể giải thích một số từ ngữ : tuổi thơ, túi lưới... - GV đọc mẫu. - HS đọc nhóm, lớp, cá nhân. *HĐ 4 : Hướng dẫn viết. Vần đứng riêng: - GV viết mẫu vần uôi. GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa u ô và i.(HS: quan sát ) - HS viết bảng con ; GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. Viết từ ngữ: - GV viết mẫu từ nải chuối. GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý HS nét nối giữa ch vàuôi, n và ai.(HS: quan sát ) - HS viết bảng con ; GV nhận xét và sửa lỗi cho HS Giải lao chuyển tiết 2 * K tra bài tiíet 1. HĐ1: Luyện đọc. - HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. (HS : luyện đọc lớp, nhóm, cá nhân ) - Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS khá ,giỏi theo dỏi nhận xét. - HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. - HS K, G đọc trước, HS TB ,Yđọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp. - GV chỉnh sửa lỗi cho HS. ? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(HS: K ,G tìm trước HS TB,Ynhắc lại: buổi) - GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) *HĐ2: Luyện nói.( hs giỏi) - HS đọc tên bài luyện nói: chuối, bưởi, vú sữa. (HS: K,G đọc trước,HS TB,Y nhắc lại). - GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau: ? Trong tranh vẽ gì. (HS: quả chuối, quả bưởi, quả vú sữa). ? Trong ba thứ quả này em thích quả nào nhất . (HS: trả lời). ? Vườn nhà em trồng những cây gì. (HS: trả lời).;?.............. - GV q/s giúp đỡ 1 số cặp.còn chưa hiểu rõ câu hỏi. - Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ) .GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt. *HĐ3:Luyện viết vào vở tập viết. -HS viết vào vở tập viết vần: uôi, nải chuối, ươi, múi bưởi - GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV chấm bài và nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV cho HS TB, Y đọc lại bài trong SGK. - Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 37. Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012 Học vần bài 36: ay - â - ây I/ Mục tiêu: - HS đọc được: ay, â - ây, máy bay, nhảy dây, từ và câu ứng dụng -Viết được: ay, â - ây, máy bay, nhảy dây. -Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. - HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: Gọi 2 HS K lên bảng đọc và viết tiếng tuổi thơ, buổi tối.ở dưới lớp viết từ: tuổi thơ vào bảng con. Lớp viết tiếng tuổi thơ, - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: tiết 1 *Giới thiệu bài. (trực tiếp). - GV lưu ý cho HS làm quen với â, như đã thường làm với một số âm chữ đặc biệt như p - q, ở phần học âm và chữ. Con chữ này khi đánh vần, ta gọi tên: ớ : ớ - y- ây. *HĐ1: Nhận diện vần ay. - HS dùng bộ chữ ghép vần ay. (Cả lớp ghép ). GV nhận xét - HS đọc trơn vần ay. (Cả lớp đọc) ? Phân tích vần ay. (HS:K, TB phân tích; HS: G bổ xung) ? So sánh vần ay với ai. (HS: K,G so sánh, HS: TB,Y lắng nghe và nhắc lại). *HĐ 2: Đánh vần. - Yêu cầu HS đánh vần vần ay: a-y - ay (HS: đánh vần lần lượt, chủ yếu HS TB, Y đều được đánh vần). ? Muốn có tiếng bay ta phải thêm âm gì. (HS: K G trả lời). ? Phân tích tiếng bay. ( HS: TB, Y phân tích, HS: K, G nhận xét, bổ xung). - HS dùng bộ ghép chữ để ghép ( HS: đồng loạt; 1 HS: K lên bảng ghép ). GV nhận xét .? Đánh vần tiếng bay: bờ- ay- bay ( HS: K, G đánh vần ,TB, Y đánh vần lại). - GV cho HS q/s tranh và rút ra từ khóa: máy bay. - HS đánh vần và đọc trơn từ khóa: máy bay (HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp). - GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS * Vần: ây (Quy trình tương tự). * So sánh vần ay và ây. *HĐ 3: Đọc từ ngữ ứng dụng. - Đọc từ ứng dụng: (HS: K, G đọc trước. HS TB, Y đọc lại). ? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS TB lên bảng thi gạch: xay, ngày, vây, cây). - GV có thể giải thích một số từ ngữ: ngày hội, cối xay... - GV đọc mẫu. - HS đọc nhóm, lớp, cá nhân. *HĐ4 : Hướng dẫn viết. Vần đứng riêng: - GV viết mẫu vần ay. GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa a với y. (HS: quan sát). - HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. Viết từ ngữ:- GV viết mẫu từ máy bay. GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý HS nét nối giữa m và ay, b và ay. (HS: quan sát). - HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. GiảI lao chuyển tiết 2 *HĐ1: Luyện đọc. - HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. ( HS : luyện đọc lớp, nhóm, cá nhân ) - Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS khá ,giỏi theo dỏi nhận xét. - HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. - HS K, G đọc trước, HS TB, Yđọc lại. Đọc theo nhóm, cả lớp. - GV chỉnh sửa lỗi cho HS. ? Tìm những tiếng chứa vần vừa học. (HS: K, G tìm trước HS TB,Ynhắc lại). - GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) *HĐ2: Luyện nói.( dành cho hs giỏi) - HS đọc tên bài luyện nói: chạy, bay, đi bộ, đi xe .(HS: K,G đọc trước,HS TB,Y nhắc lại). - GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau: ? Trong tranh vẽ gì. (HS: Bạn trai đang chạy, bạn gái đang đi bộ). ? Hằng ngày em đi đến lớp bằng phương tiện nào (đi xe hay đi bộ). (HS: trả lời). ? Bố mẹ đi làm bằng gì. (HS: trả lời). ? Chạy, bay, đi bộ, đi xe thì cách nào là đi nhanh nhất. (HS trả lời: Bay nhanh nhất). ? Trong giờ học nếu phải đi ra ngoài thì các em có nên chạy nhảy và làm ồn không. (HS trả lời: Không). - GV q/s giúp đỡ 1 số cặp.còn chưa hiểu rõ câu hỏi. - Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ) .GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt. *HĐ3: Luyện viết vào vở tập viết. - HS viết vào vở tập viết: ay, ây, máy bay, nhảy dây. - GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV chấm bài và nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV cho HS TB, Y đọc lại bài trong SGK. ? Tìm những tiếng có vần vừa học. (Tất cả HS đều tìm) Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 37. . Toán luyện tập chung I/ Mục tiêu: -Làm được phép cộng các số trong phạm vi đã học , cộng với số o II/Chuẩn bị: - GV: Thước, bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 3 trong VBT trang 38. - HS: Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con, VBT. III/Các hoạt động dạy học. 1/ Bài cũ: - Gọi 1 HS G lên bảng làm BT 4 trong VBT trang 37. - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: Giới thiệu bài (trực tiếp). *HĐ1: HD HS làm bài tập trong vở bài tập. Bài 1: GV gọi 1 HS G nêu y/c bài tập (Tính). - GV cho HS làm 3 cột đầu vào bảng con, còn lai HS về nhà làm tiếp. GV nhận xét. Bài 2: HS K, G nêu yêu cầu bài (Tính). ? Muốn tính 2 + 1 + 1 ta làm như thế nào. (HS: Ta phải cộnh lần lượt từ trái sang phải, lấy 2 cộng 1 bằng 3 rồi lấy 3 cộng 1 bằng 4). - 2HS K lên bảng làm bài, HS ở dưới lớp làm vào vở BT. GV giúp đỡ HS TB, Y. - HS và GV nhận xét bài trên bảng. GVKết luận: Bài 1, bài 2 giúp ta củng cố về bảng cộng và làm phép tính cộng trong phạm vi 5. Bài 3: HS K, G nêu yêu cầu BT và nêu cách làm. GV Hỏi: ? Muốn điền dấu trước hết ta phải làm gì. (HS: Thực hiên phép cộng nếu có). - Cả lớ ... họa của câu ứng dụng. ? Trong tranh vẽ gì. (HS K, G trả lời, TB, Y nhắc lại: Vẽ mmột bạn nhỏ đang ngồi thổi sáo dưới gốc cây) - HS khá giỏi đọc trước, HS TB ,Yđọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp. - GV chỉnh sửa lỗi cho HS. ? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(HS: K , TB tìm trước HS Ynhắc lại raò, lao xao, sáo) - GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) *HĐ2: Luyện nói. - HS đọc tên bài luyện nói: Gió, mây, mưa, bão, lũ. .(HS: K,G đọc trước, HS TB,Y nhắc lại). - GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát thảo luận theo cặp và theo các câu hỏi gợi ý sau: ? Trong tranh vẽ những gì. (HS: Gió, mây, mưa ). ? Em đã bao giờ thả diều chưa, nếu muốn thả diều cần có diều và gì nữa . (HS: có gió). ? Trước khi có mưa em thường thấy trên bầu trời thường xuất hiện những gì. (HS: trả lời ...). ? Nếu đi đâu gặp trời mưa em phải làm gì (HS:trả lời) ? Em có biết gì về lũ không? Bão và lũ có tốt cho chúng ta không. ? Chúng ta làm gì để tránh boã lũ. - GV q/s giúp đỡ 1 số cặp.còn chưa hiểu rõ, và nêu được câu hỏi. - Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ) .GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt. *HĐ3: Luyện viết vào vở tập viết. -HS viết vào vở tập viết vần: eo, ao, chú mèo, ngôi sao. - GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV nhận xét và chấm bài cho HS. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo. ( theo thứ tự và không theo thứ tự) ? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả HS đều tìm) -Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 39. . Toán phép trừ trong phạm vi 3 I/ Mục tiêu: Biết làm tính trừ trong phạm vi 3. Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ II/ Chuẩn bị: - GV: Bộ đồ dùng dạy toán, bảng gài... - HS :Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con.,vở bài tập ... III/Các hoạt động dạy học. 1/ Bài cũ: - GV gọi hai HS K lên bảng víêt, đọc bảng cộng trong phạm vi 3 . - GV nhận xét và cho điểm. 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài (trực tiếp 3). *HĐ1: Giới thiệukhái niệm ban đầu về phép trừ. Bước 1:HD HS phép trừ 2 - 1 = 1 - GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS tự nêu bài toán, chẳng hạn: “Có hai chấm tròn bớt đi một chấm tròn.Hỏi còn lại mấy chấm tròn? ( HS K, TB nêu Y nhắc lại). - HS K, G trả lời (Có 2 chấm tròn, bớt đi 1 chấm tròn còn lại 1 chấm tròn. HS TB,Y nhắc lại) - GV nói: “2 bớt đi 1 còn 1” , GV ghi bảng : 2 - 1 = 1 - GV chỉ bảng (dấu - đọc là trừ ) và chỉ vào 2 - 1 = 1 đọc: “2 trừ 1 bằng 1”. - HS TB,Y đọc lại. Lớp đọc đồng thanh, nhóm ,cá nhân . - GV hỏi khắc sâu phép tính:Hai trừ 1 bằng mấy? ( HS TB, Y trả lời). Bước 2: HD HS làm phép trừ 3 - 1 = 2 ; 3 - 2 =1. - GV HD tương tự như đối với 2 - 1 = 1. Bước 3: HD HS nhận biết bước đầu về mối quan hệ cộng và trừ: - GV cho HS quan sát 2 bức tranh và hỏi : Có 2 cái cốc thêm 1 cái cốc. Hỏi có tất cả mấy cái cốc ? - HS K, G trả lời và nêu phép tính 2 + 1 = 3. - GV lại cài tranh lên bảng và hỏi: Có 3 con bướm bớt đi 1 con bướm .Hỏi còn lại mấy con bướm ?. (HS TB: còn lại 2 con bướm). ? Ta có thể viết bằng phép tính nào. (HS: 3 - 1 = 2). - GV viết hai phép tính lên bảng và gọi HS đọc: 2 + 1 = 3 và 3 - 1 =2. - Tương tự như vậy GV cho HS cầm một que tính lên và nói. Có một que tính thêm hai que tính. Hỏi tất cả có mấy que tính. (HS: Có tất cả ba qaue tính). - GV: 1 thêm 2 bằng 3 hay 1cộng 2 bằng 3. - Tương tự GV hỏi để cho ra phép trừ 3 - 2 = 1. - Cuối cùng GV cho HS đọc toàn bộ các phép tính. 2 + 1 = 3 ; 3 - 1 = 2 ; 1 + 2 = 3 ; 3 - 2 = 1. - GV nói: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. * HĐ 2: Luyện tập . Bài 1: GV gọi 1G HS đọc yêu cầu của bài toán (tính). - GV HD HS cách làm bài và giúp HS TB, Y làm bài - HS làm bài vào VBT. 2HS TB lên bảng làm hai cột đầu. 2HS Y làm hai cột sau. - GV chữa bài và nhân xét. Bài 2: HS K, G đọc yêu cầu bài tập và nêu cách làm. (Viết số thích hợp vào chổ trống). - 3 HS K, TB lên bảng làm bài, ở dưới làm vào VBT. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. - HS giỏi và GV nhận xét bài trên bảng. Bài 3 : GV nêu yêu cầu bài toán (nối phép tính với số thích hợp). - GV giúp HS TB, Y làm bài, Gọi đại diện 3HS G của 3 tổ lên bảng thi làm bài. GV nhân xét và chữa bài Bài 4: GV nêu yêu cầu BT (viết phép tính thích hợp). - GV yêu cầu HS quan sát tranh và tự nêu yêu cầu bài toán. (HS K, G nêu trước, HS TB, Y nhắc lại). - Cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm xem ghi phép tính gì vào ô trống cho thích hợp. - Gọi đại diện một số cặp nêu kết quả thảo luận. HS giỏi và GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò. - GV gọi HS đọc lại các phép trừ trong phạm vi 3. - GV nhận xét tuyên dương HS đọc tốt. - Dặn HS về nhà ôn bài và xem trước tiết 35 .. Thực hành lv Bài:35, 36,37 Mục tiêu: Giúp học sinh luyện viết chữ, viết được chữ rõ ràng, đẹp, đúng mẫu chữ ở vở thực hành: bài 35,36,37 Rèn tính cẩn thận cho hs khi viết chữ. Học sinh khá viết hết các bài. Thực hành viết: 1.Quan sát mẫu: Cho hs quan sát bài mẫu trên bảng, nhận xét . uôi, ươi, ay,ây; muối dưa, tươi cười, máy cày ,cây cối,tưới cây, nhảy dây,. Giáo viên hướng dẫn hs đọc bài viết. Giáo viên hướng dẫn cách viết bài, hs theo dõi. Cho hs viết bảng con số từ khó viết: tươi cười ,cây cối,tưới cây, nhảy dây,. Cho hs đọc lại bài viết. 2.Học sinh viết bài vở: Giáo viên quan sát uốn nắn hs, gv chú ý hs yếu. GV thu chấm số bài Nhận xét tuyên dương HS viết đẹp. 3.Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà luyện viết thêm. . Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012 Tập viết xưa kia, mùa dưa, ngà voi... đồ chơi, tươi cười, ngày hội... I/ Mục tiêu: * Giúp HS viết đúng, đẹp các từ: xưa kia, mùa dưa, ngàvoi...đồchơi,tươicười, ngày hội... - Viết đúng chữ thường, đúng qui định của kiểu chữ nét đều. - HS viết đúng qui trình các con chữ. Có ý thức giữ rìn sách vở sạch đẹp. II/ Chuẩn bị: - GV: Bảng viết sẵn các từ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi...đồ chơi, tươi cười, ngày hội... - HS: Vở tập viết, bảng con, phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: - GV gọi 2HS K bảng viết các từ: nhà ngói, ngựa gỗ. Dưới lớp viết từ nhà ngói vào bảng con. - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài (trực tiếp). *HĐ1: Giới thiệu các từ cần viết. - GV cho học sinh quan sát các từ đã chuẩn bị trên bảng phụ. - GV gọi 2HS K, G đọc trước. HS TB, Y đọc lại. GV nhận xét. *HĐ2: hướng dẫn học sinh tập viết. - GV cho HS quan sát các chữ mẫu đã viết trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi. ? Từ “mùa dưa” gồ có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại). ? Tiếng “mùa” gồm có âm vần và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm m vần ua và dấu huyền. HS TB, Y nhắc lại). ? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh, độ cao của các con chữ). ? Từ “tươi cười”gồ có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS G nhận xét). ? .... - GV HD HS viết vào bảng con lần lượt từng từ một. GV viết mẫu vừa viết vừa nêu qui trình viết. - HS đồng loạt viết vào không trung, sau đó viết lần lượt vào bảng con. - GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. - GV nhận xét sửa lỗi cho HS. *HĐ2: HS viết bài vào vở tập viết. - GV HD HS viết bài vào vở tập viết, GV nhắc HS viết bài vào vở cẩn thận, ngồi viết đúng tư thế. (HS: Đồng loạt viết). - GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. - GV thu một số bài chấm, nhận xét về chữ viết, cách trình bày. 3/ Củng cố, dặn dò: - Cho HS nhắc lại các nét nối giữa các con chữ trong tiếng, từ. (HS K, G nêu) - Dặn HS về nhà tập viết những từ còn lại trong vở tập viết. - HS luyện viết bài vào vở ô li cho đúng mẫu chữ. Tự nhiên xã hội Bài 9: Hoạt động và nghỉ ngơi I/ Mục tiêu: - Kể về những hoạt động mà em thích. - Biết đi, đứng và ngồi học đúng tư thể. II/ Các kns cơ bản cần giáo dục: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: quan sát và phân tích sự cần thiết, lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giản. Kĩ năng tự nhận thức; tự nhận xét các tư thế đI, ngồi học của bản thân. Phát triển kĩ năng giao tiếpthông qua tham gia các hoạt động học tập. III/ Chuẩn bị: GV: Các hình trong bài 9 SGK. HS: Vở BT. IV/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài củ: - Gọi 1 HS K, G trả lời câu hỏi: ? Ăn uống như thế nào để được sức khoẻ tốt. GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: Khởi động: Trò chơi “Hướng dẫn giao thông”. - GV hướng dẫn cách chơi vừa nói vừa làm mẫu các động tác. (HS: Lắng nghe và q/s). - Học sinh thực hiện chơi 1đến 2 lần. GV giới thiệu bài mới. *HĐ1: Thảo luận theo cặp. Bước 1: GV hướng dẫn: - Hãy nói với bạn tên các hoạt động hoặc trò chơi mà em trơi hàng ngày. - HS từng cặp cùng nhau trao đổi. Bước 2: Giáo viên gọi một số học sinh kể lại tên các trò chơi của nhóm mình. GV nhận xét. - GV nêu câu hỏi gợi ý, cả lớp thảo luận. ? Những hoạt động vừa nêu có lợi gì (có hại gì) cho sức khẻo. (HS: K, G nêu, HS TB, Y nhắc lại). Kết luận: GV nêu tên một số trò chơi: “Mèo đuổi chuột, cướp cờ...”. Nhắc HS cẩn thận khi chơi. *HĐ2. Làm việc với SGK. Bước 1: Cả lớp làm việc. - Giáo viên hướng dẫn, cả lớp quan sát tranh (trang 20, 21 SGK) và trả lời câu hỏi: ? Chỉ và nói tên các hoạt động trong từng tranh. Nêu rõ tranh nào vẽ cảnh vui chơi, trạnh nào vẽ cảnh luyện tập TDTT. (HS K, HS G nhận xét). Bước 2: Giáo viên gọi HS K, G trả lời, HS TB, Y nhắc lại). Kết luận: - Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể sẻ mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức - Có nhiều cách nghỉ ngơi: Đi chơi hoặc thay đổi hình thức hoạt động là ghỉ ngơi tích cực * HĐ3: Quan sát theo nhóm nhỏ ( 4 học sinh). Bước 1: Thảo luân nhóm 4 học sinh. - GV hướng dẫn: ? Quan sát các tư thế đi, đứng, ngồi trong các hình trang 21 SGK. ? Chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế. Bước 2: GV gọi đại diện một số nhóm phát biểu nhận xét, diễn lại tư thế của các ban trong từng hình. Cả lớp quan sát nhận xét. - GV nhắc nhở HS nên chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi 3 Củng cố, dặn dò: ? Tại sao chúng ta cần phải nghỉ ngơi khi mệt. (HS: K, G trả lời TB,Y nhắc lại) - Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài 10. . sinh hoạt nhận xét tuần - Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ. - GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập, VS trường lớp, VS cá nhân. - Bình xét, xếp loại các tổ trong tuần. - GV khen những hs ngoan... - GV dặn hs chưa ngoan cần cố gắng - Phổ biến nội dung tuần tới: các em phảI ngoan, vệ sinh cá nhân sạch , chăm học bài, các em thiếu tiền đóng góp về nói với bố mẹ., .
Tài liệu đính kèm: