Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 26 năm 2011

Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 26 năm 2011

I. Mục tiêu

* HS cả lớp:

- HS đọc lưu loát, trôi chảy cả bài Thắng biển

- Biết đọc bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- ND: Ca ngợi lòng dũng cảm ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.

- HS trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài.

* HS khá, giỏi: Trả lời đúng câu hỏi 1 sau bài đọc

II. Đồ dùng dạy – học

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ ghi câu văn LĐ.

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc 19 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức) - Tuần 26 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 26
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
Đ 51 thắng biển
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS đọc lưu loát, trôi chảy cả bài Thắng biển
- Biết đọc bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- ND: Ca ngợi lòng dũng cảm ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
- HS trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài.
* HS khá, giỏi: Trả lời đúng câu hỏi 1 sau bài đọc
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ ghi câu văn LĐ.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: 2 HS đọc thuộc lòng bài: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trả lời câu hỏi về ND.
3. Bài mới: a, GTB: GV sử dụng tranh trong SGK.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
- 1HS đọc cả bài. Lớp đọc thầm.
H: Theo em bài này chia làm mấy đoạn? (3 đoạn).
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn.
- HS luyện đọc từ khó. GV lưu ý giọng đọc từng đoạn
- 3 HS đọc lại 3 đoạn => GV giảng nghĩa từ phần chú giải.
- HS LĐ câu văn dài trên bảng phụ.
* GV đọc mẫu.
* HS đọc thầm Đ1.
H: Từ ngữ, hình ảnh nào nói lên sự đe doạ của cơn bão?
- GV chốt ý1 của bài.
* 1 HS đọc to Đ2.
H: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão được miêu tả ntn?
H: ở Đ2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng ra sao?
- GV nêu 3 ý Đ2 => HS chọn ý đúng.
* HS đọc lướt Đ3. Thảo luận câu hỏi 4 trong SGK và trả lời.
* HS LĐ cả bài.
H: Cuộc chiến đấu giữa con người với biển được miêu tả ntn? 
H: Em hãy kể tên câu chuyện nói về sức mạnh con người đã thắng thiên nhiên? (Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Ông Mạnh thắng Thần Gió).
H: ND bài TĐ ca ngợi điều gì?
- HS nêu ý kiến. GV nhận xét, bổ sung ý và ghi ND bài(như phần I. 2).
* HS LĐ và thi đọc diễn cảm Đ2
I. Luyện đọc.
- nuốt tươi 
- giận dữ điên cuồng
- cuốn dữ
Biển cả nuốt tươi con đê mỏng manh/ như con mập đớp con......nhỏ bé.
II. Tìm hiểu bài.
1. Biển đe doạ con đê.
- gió bắt đầu mạnh
- nước biển dữ
- biển nuốt tươi con đê.
2. Biển tấn công dữ dội.
- đàn cá voi lớn
- rào rào
- vật lộn dữ dội.
- giận dữ điên cuồng.
3. Sức mạnh con người đã thắng biển.
- hai mươi thanh niên nam, nữ
- lấy thân ngăn lũ.
* ND: Như phần I.2
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. GD các em luôn đoàn kết, giúp nhau trong học tập.
- Về LĐ diễn cảm cả bài. Đọc, trả lời câu hỏi bài: “Ga- vrốt ngoài chiến luỹ”.
Đạo đức
Đ 26 tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo(T1)
I. Mục tiêu
- HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn, ở lớp, ở trường và cộng đồng
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh về hoạt động nhân đạo.
III. Các hoạt động nhân đạo
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới: a. GTB: ? Các bạn trong tranh làm gì?
 b. Các hoạt động.
ã HĐ1: Thảo luận nhóm đôi. 
- 1 HS đọc thông tin T37 SGK => Lớp đọc thầm và thảo luận câu hỏi 1, 2 SGK.
H: Em suy nghĩ gì về khó khăn, thiệt hại do chiến tranh, thiên tai gây ra với các nạn nhân?
H: Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
- HS trả lời, GV bổ sung và KL: Chúng ta phải cảm thông, chia sẻ, quyên góp tiền giúp đỡ => Đó là hoạt động nhân đạo. 
H: Trường em đã tham gia hoạt động nhân đạo nào?
H: Khi tham gia hoạt động nhân đạo đó em cảm thấy thế nào?
- GV cho học sinh quan sát tranh về hoạt động nhân đạo, tư liệu.
* HS nêu ghi nhớ SGK.
ã HĐ2: Làm việc cả lớp.
- HS đọc ND bài 1 trả lời miệng.
- GVKL: Việc làm a, c đúng, việc làm b sai.
ã HĐ3: Bày tỏ ý kiến.
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến => Lớp bày tỏ ý kiến bằng thẻ ( ý kiến a đúng, ý kiến b, c sai).
4. Củng cố- dặn dò.
- HS nêu lại phần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.Về nhà chuẩn bị bài tập ở T2.
Toán
Đ 125 luyện tập
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS củng cố KN chia hai PS.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
- HS làm đúng bài tập 1, 2
* HS khá, giỏi: Làm thêm B4
II. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. kiểm tra: GV kiểm tra bài học sinh luyện trong VBT.
3. Bài mới: a, GTB: GV nêu y/c tiết luyện tập.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* B1: ? B1 yêu câu gì?
- HS làm bài vào vở => HS lên bảng chữa bài.
* B2: HS làm bài vào vở => 2 HS lên bảng.
H: Muốn tìm TS; SC ta làm ntn?
* B4: HS tự làm bài và trình bày kết quả.
* Bài 1 (136) Tính rồi rút gọn.
 a, 
b, 
* Bài 2 (136) Tìm x.
* Bài 4 (136)
 Đáp số: 1 m
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét kết quả luyện tập và KN trình bày bài của HS.
- Về nhà luyện bài trong VBT. Làm trước bài 1, 2 (137).
Lịch sử
Đ 26 cuộc khẩn hoang ở đàng trong
I. Mục tiêu
* HS biết sơ lược về quá trình khẩn hoang Đàng Trong:
+ Từ TK XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
- Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bản đồ hành chính VN
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. kiểm tra: Không.
3. bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
— HĐ1: Làm việc cả lớp.
- HS đọc P1 SGK: Từ đầu đến.......trù phú.
H: Nguyên nhân nào có cuộc khẩn hoang?
H: Ai là lực lượng chính trong cuộc khẩn hoang Đàng Trong?
H: Chính quyền nhà Nguyễn có biện pháp gì giúp dân?
H: Đoàn người khẩn hoang đi đến những đâu?
* GVKL: Như SGV (47)
- GV treo bản đồ hành chính VN => HS lên chỉ trên bản đồ. Thuật lại cuộc khẩn hoang Đàng Trong.
— HĐ2: Thảo luận cặp đôi.
- HS đọc P2. Thảo luận câu hỏi.
H: Cuộc sống chung giữa các dân tộc ở phía nam đem lại kết quả gì?
- Các nhóm báo cáo kết quả.
* GVKL => HS nêu bài học.
1. Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang.
- mở rộng diện tích
- lập làng, lập ấp
2. Kết quả cuộc khẩn hoang.
- Các dân tộc sống đoàn kết chống thiên tai, áp bức bóc lột.
* Bài học: SGK
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài 23.
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
Toán
Đ 126 luyện tập
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số. HS làm bài 1, 2
* HS khá, giỏi: Làm thêm B3, 4
II. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. kiểm tra: GV kiểm tra bài HS luyện trong VBT.
3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
* HĐ1: HS luyện tập.
- HS nhóm 1: Dựa vào các bài mẫu làm B1, B2 vào vở.
Bài 1: Tính rồi rút gọn
	a, : b, : c, : 
Bài 2: Tính (theo mẫu) :
	a, 3: = = b, 4 : = = 12 
- HS nhóm 2: Làm hết B1, 2 và làm thêm B3, 4
Bài 3: Tính bằng hai cách:
	a, b, 
Bài 4: Cho các phân số , , . Hỏi mỗi phân số đó gấp mấy lần 
- GV quan sát, nhắc nhở HS tự giác làm bài.
* HĐ2: Chấm, chữa bài.
- GV chấm bài làm HS ( nhận xét kỹ năng làm bài và trình bày bài làm).
- GV chữa bài làm HS trên bảng.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV đánh giá sự tiến bộ của HS. Về luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài “Luyện tập chung”.
Kể chuyện
Đ 26 kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS biết kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói lên lòng dũng cảm.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
* HS khá, giỏi: Kể được câu chuyện ngoài SGK.
II. Đồ dùng dạy- học
- Sưu tầm truyện viết về lòng dũng cảm của con người.Truyện đọc 4, 5.
III. Các hoạt động dạy- học
 1. ổn định.
 2. Kiểm tra: 1 HS kể chuyện: “Những chú bé không chết”.
 3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
- 1 HS đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu gì?
- GVgạch ý chính ở đề bài.
- 4 HS đọc 4 gợi ý 1, 2, 3, 4.
- HS lựa chọn câu chuyện và giới thiệu tên câu chuyện trước lớp.
* HS tập kể chuyện trong nhóm. Thảo luận ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện trước lớp.
H: Nêu ý nghiã câu chuyện em vừa kể?
H: Qua câu chuyện em hoạ tập được điều gì bổ ích?
- Lớp bình chọn giọng kể hay nhất.
 4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét ý thức học tập của HS ( khen ngợi HS có ý thức chuẩn bị bài tốt).
- Về nhà tìm đọc các câu chuyện có nội dung như bài học. Chuẩn bị bài Tuần 27.
Luyện từ và câu
Đ51 luyện tập câu kể ai là gì?
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được (B1)?
- Biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được (B2)
- Viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì? HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu theo y/c B3
II. Các hoạt động dạy- học
 1. ổn định.
 2. kiểm tra: ? tìm từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm”?
 3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* B1: HS nêu đề bài. Từ tìm câu kể Ai là gì? Nêu tác dụng mỗi câu?
- 3 HS nối tiếp lên bảng làm 3 ý.
- Cả lớp làm bài vào vở,trình bày bài làm.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
* B2: HS đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu gì?
- HS làm bài rồi chữa bài. GV nhận xét, bổ sung.
* B3: 1 HS đọc đề bài.
- GV: Các em phải tưởng tượng tình huống mình cùng các bạn đến nhà Hà lần đầu. Gặp bố mẹ Hà cần chào hỏi nêu lí do em và các bạn đến thăm Hà ốm....
- HS khá làm mẫu. Cả lớp làm bài, trình bày bài làm.
* Bài 1 (78)
Câu kể Ai là gì?
Tác dụng
Nguyễn Tri
Phương...ThừaThiên.
Cả...Hà Nội.
Ông...này.
Cần....công nhân.
- câu giới thiệu
- câu nêu nhận định
- câu giới thiệu
- câu nêu nhận định.
* Bài 2 (79)
Chủ ngữ
Vị ngữ
Nguyễn Tri Phương
Cả hai ông
Ông Năm
Cần trục
là người Thừa Thiên.
đều là .....Hà Nội.
là....này
là...nhân
* Bài 3 (79)
Bài làm
Khi chúng tôi đến, Hà nằm trong nhà, bố mẹ Hà mở cửa đón chúng tôi. Chúng tôi lễ phép chào hai bác. Thay mặt cả nhóm, tôi nói với hai bác:
- Thưa hai bác,..........
 4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Về luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau: MRVT: Dũng cảm.
Kĩ thuật
Đ 26 các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép 
mô hình kĩ thuật
I. Mục tiêu
- HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Sử dụng được cờ- lê, tua- vít để lắp, tháo các chi tiết.
- Biết lắp ráp một số ch ... viết đúng âm đầu, vần dễ lẫn l/n, in/ inh vào chỗ chấm.
II. Đồ dùng dạy- học
- Vở chính tả, VBTTV4.
III. Các hoạt động dạy- học
 1. ổn định.
 2. kiểm tra: Không.
 3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
- 1 HS đọc đọc viết “Từ đầu đến.....chống giữ” bài Thắng biển.
H: Đoạn văn miêu tả cảnh gì?
- GV lưu ý HS từ khó trong đoạn viết: lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng.
- HS luyện viết từ khó vào vở nháp, trên bảng lớp.
=> GV nhận xét, sửa sai.
* HS viết bài vào vở.
- GV lưu ý HS tư thế viết, cách trình bày bài viết đúng y/c.
- GV đọc, HS viết bài vào vở.
- HS viết song nghe GV đọc để soát lỗi.
* GV thu vở chấm điểm, nhận xét bài viết của HS.
* HS làm bài tập 2 b trong VBT. Trình bày bài làm trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung bài làm HS.
 4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét ý thức luyện chữ viết của HS, đánh giá sự tiến bộ về chữ viết, cách trình bày bài.
- Về nhà luyện chữ viết và hoàn thành bài trong VBT.
Địa lí
Đ 26 ôn tập
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS chỉ đúng vị trí ĐBBB, ĐBNB, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai trên bản đồ TN.
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
- Chỉ đúng vị trí Thủ đô Hà Nội, TPHCM, TP Cần Thơ trên bản đồ. Nêu được vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố.
* HS khá, giỏi: Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu, đất đai.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bản đồ TN Việt Nam. Lược đồ trống VN. 
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. kiểm tra: Không
3. Bài mới: a, GTB: GV nêu y/c tiết ôn tập.
 b, Các hoạt động.
* HĐ1: Làm việc cả lớp.
- GV treo bản đồ TNVN.
- HS nối tiếp nhau lên chỉ trên bản đồ tên ĐBBB, ĐBNB tên các con sông: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
- Lớp nhận xét, khen ngợi bạn HS chỉ đúng.
* HĐ2: Làm việc nhóm.
- HS thảo luận nhóm đôi B2 (134) hoàn thành bảng thống kê và đặc điểm tự nhiên của ĐBBB, ĐBNB.
- Các nhóm trình bày, GV ghi vào cột tương ứng ở bảng.
- HS nêu lại bảng số liệu hoàn chỉnh.
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
- HS làm câu hỏi 3 (134) vào vở => trình bày bài làm.
4. Củng cố- dặn dò.
H: Tỉnh Ninh Bình thuộc khu vực nào trên bản đồ VN? Kể tên sản phẩm chính của người dân NB?
- GV nhận xét tiết ôn tập. Về nhà chuẩn bị bài 24.
 Ngày soạn: Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
	Toán
Đ 129 luyện tập chung
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS thực hiện được các phép tính với phân số.
- Làm đúng các bài tập: B1, B3(a, c), B4
* HS khá, giỏi: Làm thêm B5
II. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: GV kiểm tra bài HS luyện trong VBT.
3. Bài mới: a, GTB: GV nêu yêu cầu tiết học.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
* HS làm bài 1, 3a, c, 4 vào vở. HS khá, giỏi làm thêm B5
- GV thu bài chấm, chữa bài làm HS.
- Đánh giá KN thực hiện cộng, trừ, nhân, chia PS.
- Đánh giá sự tiến bộ KN trình bày bài bài làm. Khen ngợi HS có bài làm tốt
* bài 1
* Bài 3a, c 
* Bài 4
* Bài 5
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét ý thức làm bài của HS.
- Về nhà luyện bài trong VBT. chuẩn bị bài sau: “Kiểm tra”.
Tập làm văn
Đ52 luyện tập miêu tả cây cối
I. Mục tiêu
- HS biết lập dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ ghi dàn ý B1. Bộ tranh dạy TLV.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Không.
3. Bài mới: a, GTB: GV nêu y/c tiết học.
 b, Các hoạt động.
hoạt động của thầy và trò
nội dung bài
- HS đọc đề bài: ? Đề bài yêu cầu gì?
=> GV gạch ý chính ở đề bài.
- GV gắn bảng một số cây, hoa đã chuẩn bị.
- HS quan sát, lựa chọn cây để tả.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý 1, 2, 3, 4.
- GV lưu ý HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài. Trình bày 3 phần rõ ràng, Tả đúng ý, chọn nét đặc sắc để tả.
- HS viết bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau trình bày miệng bài làm.
=> GV nhận xét bài làm của HS => sửa sai cách dùng từ đặt câu (Ghi điểm cho HS có bài làm xuất sắc).
Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa)mà em yêu thích.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV đọc cho HS tham khảo bài văn hay tả cây hoa, cây ăn quả.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài Tuần 27
Khoa học
Đ 52 vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
I. Mục tiêu
- HS kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém:
+ Các kim loại: (đồng, nhôm,........) dẫn nhiệt tốt.
+ Không khí, các vật xốp như bông, len,.......dẫn nhiệt kém.
II. Đồ dùng dạy- học
- 1 phích nước nóng, cốc, thìa kim loại, thìa nhựa, giấy, dây chỉ, len, nhiệt kế.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. kiểm tra: Không.
3. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
°HĐ1: HS tìm hiểu vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt.
* MT: HS biết vật dẫn nhiệt tốt (đồng, nhôm,...), vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len,...). Giải thích hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt.
* Cách tiến hành.
- HS làm TN như H1, H2 (104) SGK. Thảo luận và trả lời câu hỏi T103.
H: Theo em vật nào dẫn nhiệt tốt? Vật nào dẫn nhiệt kém?
H: Vì sao khi trời rét chạm tay vào ghế thấy lạnh? (tay truyền nhiệt cho ghế “vật lạnh hơn” do đó tay cảm thấy lạnh).
H: Khi chạm tay vào ghế gỗ không lạnh bằng ghế sắt? Vì sao? (ghế gỗ dẫn nhiệt kém)
°HĐ2: HS làm TN về tính cách nhiệt của KK.
* MT: HS nêu ví dụ về việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí.
* Cách tiến hành:
- HS đọc lời đối thoại 2 HS ở H3. Đọc thầm phần HD làm TN T105.
- HS làm TN và báo cáo kết quả.
H: Vì sao phải đổ nước nóng như nhau vào 2 cốc? Vì sao phải đo nhiệt độ 2 cốc cùng một lúc?
°HĐ3: HS thi kể tên và nêu công dụng của các chất cách nhiệt.
* MT: HS giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết cách sử dụng hợp lí trong trường hợp đơn giản, gần gũi.
* Cách tiến hành:
- 3 nhóm thi kể và nêu công dụng chất cách nhiệt...(2 phút).
- GVKL, khen nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. GD học sinh không dùng que kim loại cắm vào ổ lấy điện...., an toàn khi dùng điện.
- Về nhà luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài 53.
Mĩ thuật
Đ 26 thường thức mĩ thuật: xem tranh đề tài sinh hoạt
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS hiểu nội dung của tranh qua hình ảnh, cách sắp xếp và màu sắc.
- Biết cách mô tả, nhận xét khi xem tranh về đề tài sinh hoạt.
* HS khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
II. Đồ dùng dạy- học
- SGK, SGV.
- Sưu tầm tranh thiếu nhi, tranh HS năm trước.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. kiểm tra: Bài HS chưa hoàn thành ở tiết trước.
3. Bài mới: a, GTB: ghi đầu bài.
 b, Các hoạt động.
ã HĐ1: Xem tranh.
* HS xem tranh 1: “Thăm ông bà” và trả lời.
H: Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu? Trong tranh có những hình ảnh nào? Miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc?
H: Màu sắc của bức tranh ntn?
- HS trả lời, GVtóm tắt nội dung tranh 1 (SGV T86)
* HS xem tranh 2: Chúng em vui chơi.
- HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi.
H: Tranh vẽ đề tài gì? Hình ảnh nào là chính (phụ)?
H: Dáng hoạt động của các bạn nhỏ có sinh động không?
H: Màu sắc của bức tranh ntn?
- GV tóm tắt ND tranh 2 (như SGV T87)
* HS xem tranh 3 : Vệ sinh môi trường chào đón SeaGame 22
H: Tên bức tranh là gì? Tác giả là ai?
H: Trong tranh có những hình ảnh nào? Hoạt động trong tranh diễn ra ở đâu? Màu sắc của tranh ntn?
- GV tóm tắt ý và chốt lại kết luận (như SGV T87)
ã HĐ2: GT tranh sưu tầm.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tranh sưu tầm trước lớp: nêu sơ lược nội dung tranh.
- GV cho HS quan sát tranh T88, 89 SGK và tranh HS năm trước.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét ý thức học tập của HS (Khen ngợi HS cảm nhận tốt vẻ đẹp của tranh). Về nhà chuẩn bị bài tuần 27.
Sinh hoạt
• HĐ1: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hoc hát: Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác
• HĐ2: Nhận xét tuần 26
* Lớp phó nhận xét tuần
* Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động Tuần 26
* ý kiến các thành viên lớp
• Giáo viên nhận xét tuần 26
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
• HĐ2: Kế hoạch Tuần 27
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Phần kí duyệt của Ban giám hiệu
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 26.doc