Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 4

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 4

Toán: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN.

I / Mục tiêu:

- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

- Cả lớp làm được bài tập 1(cột 1); bài 2 (a,c); bài 3 9a). HS khá giỏi làm hoàn chỉnh được các bài còn lại.

II/ Các hoạt động dạy học.

1. Kiểm tra bài cũ:

Hày viết các số sau thành tổng: 29431; 2 054 005

Hai học sinh lên bảng chữa bài lớp nhận xét giáo viên ghi điểm.

2.Bài mới:

1. So sánh các số tự nhiên

- VD 1: so sánh 2 số 99 và 100

+Em so sánh bằng cách nào? (số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.)

GV: vừa kết luận vừa ghi: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn: 100 > 99

 Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn: 99 <>

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn: 18/9/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Toán: SO SáNH Và XếP THứ Tự CáC Số Tự NHIÊN.
I / Mục tiêu: 
- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Cả lớp làm được bài tập 1(cột 1); bài 2 (a,c); bài 3 9a). HS khá giỏi làm hoàn chỉnh được các bài còn lại.
II/ Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
Hày viết các số sau thành tổng : 29431 ; 2 054 005
Hai học sinh lên bảng chữa bài lớp nhận xét giáo viên ghi điểm.
2.Bài mới:
1. So sánh các số tự nhiên
- VD 1: so sánh 2 số 99 và 100
+Em so sánh bằng cách nào? (số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.)
GV: vừa kết luận vừa ghi: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn: 	100 > 99
	 Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn:	99 < 100
VD2: So sánh 29 896 và 30 005
 25 136 và 23 894
+Vì sao em so sánh được? So sánh các chữ số cùng một hàng từ trái sang phải chữ số nào ở cùng hàng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
+ Gv: Vừa kết luận vừa ghi: 
+ Hai số 29 896 và 30 005 đều có 5 chữ số, 2 số ở hàng chục nghìn có 2 <3 nên: 
29 896 < 30 005.
+ Hai số 25 136 và 23 894 đều có 5 chữ số, 2 số ở hàng chục nghìn đều là 2, ở hàng nghìn có: 5>3 nên: 25 136 > 23 894 
+ GV: Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Vậy: Bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia.
Gv kết luận lại cách so sánh hai số tự nhiên
- Gv nêu dãy số tự nhiên: 0 , 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9...
+ Số đứng trước so với số đứng sau thì ntn? Số đứng sau so với số đứng trước thì ntn?
(Số đứng trước bé hơn số đứng sau (88)
GV: Treo bảng phụ có vẽ sẳn tia số:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cho học sinh nhận xét 
+ Em hãy so sánh số 4 và 10?
+ Trên tia số số nào gần số 0 hơn, số nào xa số không hơn?
+ Số xa số 0 là lớn hay bé?
GV kết luận: Trên tia số số nào gần số 0 hơn là số bé hơn vì 0 là số tự nhiên bé nhất; số nào xa số 0 hơn là số lớn hơn.
2.Xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Gv nêu 1 nhóm số tự nhiên: 7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869
- GV gợi ý: Số nào là số lớn nhất trong các số trên? Số nào là số bé nhất trong các số trên?
- Em hãy xếp các số trên theo thứ tự
Từ bé đến lớn: 7698 ; 7869 ; 7896 ; 7968
Từ lớn đến bé: 7869 ; 7896 ; 7968 ; 7698
Học sinh xếp:
- Vì sao ta xếp được các số tự nhiên theo thứ tự? (Vì ta luôn so sánh được các số tự nhiên với nhau)
3.Thực hành:
a.Bài 1 cột 1: GV gợi ý: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Điền dấu > ; < ; = .
- Giáo viên phát phiếu học tập; 
- một học sinh lên bảng làm bài
- Nhận xét. Cho điểm
b. Bài 2a,c: 1 hs đọc đề bài. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Nêu cách xếp thứ tự các số tự nhiên?
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
c. Bài 3a: 1 hs đọc đề bài.
-Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Cả lớp làm bài vào vở; 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.	
Tập đọc : Một người chính trực
I / Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu được nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. Đền thờ Tô Hiến Thành. 
- Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: 2 hs đọc nối tiếp nhau ở truyện người ăn xin và trả lời câu hỏi: 2,3,4 SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc. 
- Hôm nay thầy cùng các am học qua một chủ điểm mới: Măng mọc thẳng. Măng non là tượng trưng cho tính trung thực vì măng bao giờ cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ tương lai của đất nước cần trở thành những con người trung thực. Vậy chủ điểm này có những bài học gì. Hôm nay thầy cùng các em học bài tập đọc: Một người chính trực. 
- Học sinh lấy sách giáo khoa trang 36
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài .
a. Luyện đọc .
1 học sinh đọc cả bài; GV nêu bài này được chia làm mấy đoạn (HS trả lời)
Đoạn 1: Từ đầu ... Lý Cao Tông. 
Đoạn 2: Tiếp ...Tô Hiến Thành được. 
Đoạn 3: Còn lại .
HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện.
HS đọc đoạn 1: Gv hướng dẫn đọc từ khó: nổi tiếng, giúp đỡ.
HS đọc đoạn 2: Gv hướng dẫn đọc từ khó: tham tri chính sự, gián nghị đại phu.
HS đọc đoạn 3: Gv hướng dẫn đọc từ khó: tiến cử.
Gv hướng dân đọc đoạn: Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được
HS luyện đọc theo cặp.
Một em đọc cả bài.
Môt học sinh đọc phần chú giải.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Lưu ý. Phần đầu đọc với giọng kể thong thả rõ ràng. Phần sau, Đọc giọng điềm đạm dứt khoát.
b.Tìm hiểu bài. 
 Học sinh đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời câc hỏi đoạn 1.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều vua nào? 
+ Mọi người đánh giá ông là người thế nào? 
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực THT thể hiện như thế nào? 
- Gv hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ: đút lót đưa quà hoặc tiền cho người có chức quyền để nhằm thu lời cho mình một cách bất chính.
+ Đoạn này ý nói gì? Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
Học sinh đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi . 
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông? 
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ: Lâm bệnh: từ Hàn Việt nghĩa là ốm (đau) nặng
+ Đoàn này ý nói gì? Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng có Vũ Tán Đường hầu hạ.
Học sinh đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi.
+ Thái hậu hỏi Tô Hiến Thành điều gì?
+Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? 
+ Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá? 
+ Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
- GV hướng dẫn giải nghĩa từ: tài ba - học sinh đặt câu
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? 
+ ý đoạn 3 nói gì: Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước.
c. Hướng dẫn đọc .
- 1 học sinh đọc toàn bài
- 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn . 
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẳn đoạn luyện đọc
- Hướng dẫn HS đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại theo cách phân vai . 
* Liên hệ: Sau khi học xong bài này bản thân các em có suy nghĩ gì? Làm người phải ngay thẳng trung thực mới giúp ích được nhiều cho đất nước.
Vậy bài này ca ngợi điều gì? Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, hết lòng vì nước vì dân của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
GV ghi nội dung; học sinh đọc lại
3. Củng cố dặn dò :
- Củng cố nhận xét tiết họ, yêu cầu về nhà luyện đọc, xem trước bài sau.
Kỷ thuật : 	(Giáo viên bộ môn)
Chính tả : 	 	Truyện cổ nước mình.
I/ Mục đích yêu cầu :
- Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình sạch sẽ; biết cách trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng(phát âm đúng) các từ có âm đầu r/ d/ gi.
II/ Đồ dùng học tập .	
- Phiếu học tập viết nội dung bài tập 2 SGK.
- VBT tiếng việt .
III/ Các hoạt động dạy và học :
	A. Bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng viết tên các con vật bắt đầu bằng âm tr / ch 
HS cả lớp viết vào vở nháp .
 GV nhận xét .
 	B . Bài mới .
 1. Giới thiệu bài .	Ghi đề 
 2. Hướng dẫn HS nhớ - viết . 
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
 - Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình
 - Qua những câu chuyện cổ tác giả khuyên ta điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó: Truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi
Học sinh thực hiện trên bảng con
c) Viết chính tả: 
- Một HS đọc đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Truyện cổ nước mình 
 - Cả lớp đọc thầm ghi nhớ đoạn thơ .
- GV nhắc HS cách trình bày bài thơ lục bát , chú ý các chữ cần viết hoa . 
 - GV cho HS gấp sách đọc lại bài 1 lần và tự nhớ viết vào vở . GV chấm chữa 7 bài GV nhận xét chung .
 3.Hướng dẫn HS làm bài tập .
- HS nêu yêu cầu bài tập 2a .
- T nhắc H từ hoặc vần cần điền vào chỗ trống cần hợp với nghĩa của câu, viết đúng chính tả.
- GV phát phiếu HS làm vào phiếu .
- HS trình bày kết quả GV chốt lại lời giải đúng .
- GV chấm bài nhận xét .
C. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn về nhà chữa các từ sai vào vở.
Ngày soạn: 19/9/2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Toán : 	 Luyện tập .
I/ Mục tiêu: Giúp H:
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 2 < x< 5(với x là số tự nhiên). 
- Cả lớp làm được bài tập 1,2,3. HS khá giỏi làm được bài 4,5
II/ Các hoật động dạy học chủ yếu.
A. Bài cũ . 
- Gọi 2HS lên bảng chữa bài luyện tập thêm .
- GV kiểm tra vở bài tập của HS .
B. Bài mới. 
 1. Giới thiệu bài . Ghi đề .
 2. Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1 .
- HS đọc yêu cầu bài tập, Làm vào vở bài tập . 
- 1 em lên bảng làm bài .
- Gọi 1 em đọc các số vừa tìm được .
- Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- T nhận xét chung.
Bài 3 .
- H đọc yêu cầu của bài.
- GV viết lên bảng phần a của bài.
- T yêu cầu HS tìm số điền vào ô trống 
- Tại sao điền số 0 ? HS trả lời GV nhận xét.
- H làm các phần còn lại và chữa bài.
- Cả lớp nhận xét. 
Bài 4(HS khá giỏi) . 
- H đọc yêu cầu của bài.
- T hướng dẫn: T viết lên bảng X < 5 và hướng dẫn H đọc. H tìm số tự nhiên bé hơn 5 rồi trình bày.
- HS làm vào vở , 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét. 
- GV chấm bài nhận xét 
Bài 5(HS khá giỏi) . 
GV hướng dẫn các làm:
Các số tròn chục lớn hơn 68 bé hơn 92 là: 70,80,90
Vởy x là 70,80,90
GV cho học sinh làm bài khi tự học
C. Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học 
- Làm phần bài tập thêm 
Luyện từ và câu .	 Từ ghép - Từ láy.
 I/ Mục đích yêu cầu .
- Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau(từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau(từ láy).
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản, tìm được các từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho.
 II/ Đồ dùng dạy học .
 - Từ điển học sinh .
- Bút dạ và phiếu học tập ghi sẵn bài tập 1 .
 - Vở bài tập Tiếng việt .
 III/ Các hoạt động dạy học .
A. Bài cũ. 1 HS làm bài tập 4 SGK .
 + Từ đơn khác từ phức ở điểm nào ? Nêu ví dụ ?
 GV nhận xét .
B. Bài mới .
 1. Giới thiệu bài . Ghi đề bài .
 2. P ... mực xào.)
- Thời gian chơi , 10 phút.
- Nói chậm , nói lại các món ăn đội bạn đã nói là thua.
+Bước 3.Thực hiện chơi .
GV theo dõi nhận xét cuộc chơi.
Hoạt động 2.Tìm hiểu lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật .
* Mục tiêu.- Kể tên 1 số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
- Gải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm độngvật hoặc đạm thực vật .
* Cách tiến hành .
+ Bước 1. Thảo luận cả lớp. 
- GV cho HS thảo luận theo 2 mục tiêu trên.
- HS trình bày - Bổ sung.
- GV kết luận .
+ Bước 2 .Làm việc vào phiếu học tập theo nhóm 4 .
Nội dung phiếu gồm 2 phần .
- Đọc thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
- Trả lời câu hỏi .
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc ăn đạm thực vật ?
+ Trong nhóm đạm động vật , tại sao chúng ta nên ăn cá ? 
- HS đại diện trình bày kết quả .
- GV nhận xét bổ sung và đi đến kết luận .
3. Củng cố dặn dò : 
- Một em đọc ghi nhớ .
- Chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc: học hát bài bạn ơi lắng nghe
Kể chuyện âm nhạc
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Ba-na Tây Nguyên.
- Biết hát theo giai điệu lời ca; Biết gõ đẹm theo phạch và tiết tấu lời ca.
- Biết nội dung câu chuyện Đào Thị Huệ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chép bài hát lên bảng, thanh phách.
- Học sinh: Thanh phách.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, phân tích, thực hành, lý thuyết, kể chuyện.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 em hát bài “Em yêu hòa bình” 
- 2 em lên bảng hát
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em sẽ được học hát 1 bài dân ca của dân tộc Ba-na và nghe kể chuyện âm nhạc.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
b. Nội dung:
- Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Học sinh lắng nghe
- Trước khi vào học hát cá nhân cho học sinh luyện thanh âm: o, a.
- Học sinh luyện thanh:
ò o o ó, ó o o ò 
- Giáo viên dạy học sinh hát từng câu:
- Học sinh học hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài.
Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe. Tiếng dòng suối ngòai xa thì thào. Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát, tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào.
Hỡi bạn ơi dừng chân chút đi. Có nhìn thấy đàn chim câu xanh. Cánh gọi nắng bay về rầy lúa. Lúa mừng nắng lúa reo rì rào.
- Cho học sinh hát kết hợp cả bài hát nhiều lần với nhiều hình thức cả lớp, bàn, tổ.
- Hát cả bài theo dãy, bàn, tổ, cả lớp
* Kể chuyện âm nhạc:
- Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ”
- Học sinh nghe kể chuyện
? Câu chuyện này kể về giọng hát hay của ai ?
- Tiếng hát của cô Đào Thị Huệ.
? Cô Đào Thị Huệ đã lấy giọng hát của mình làm gì giúp nước 
- Cô lấy giọng hát của mình làm cho giặc si mê và đã trả thù được một phần nào cho quê hương của mình.
? Để ghi nhớ công ơn của cô nhân dân ta đã làm gì
- Đã lập đền thời tại xã Trung Nghĩa và sau đổi tên thành thôn Đào
- Gọi 1 - 2 em kể lại chuyện
4. Củng cố dặn dò 
- Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát 1 lần.
- Nhận xét tinh thần giờ học
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát chuẩn bị nhạc cụ cho giờ sau.
Ngày soạn: 22/9/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Toán: 	 Giây - Thế kỷ. 
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Biết đơn vị: giây, thế kỷ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ.
- Cả lớp làm bài tập 1,2(a,b). HS khá giỏi làm bài tập 2c;3
II/ Đồ dùng: 
Đồng hồ có 3 kim: Giây , phút, giờ. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Bài tập luyện thêm 2 em.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu về giây.
- GV cho HS quan sát đồng hồ, sự chuyển động của kim giờ, kim phút.
- HS nhắc lại , 1 giờ = 60 phút .
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ.
- HS quan sát sự chuyển động của nó.
- GV viết bảng: 1 phút = 60 giây .
- HS hoạt động cảm nhận về giây.
- GV: Hướng dẫn HS có thể đếm ( Theo sự chuyển động của kim giây)
để tính thời gian của 1 số hoạt động , đứng lên ngồi xuống .
- GV hỏi tiếp :60 phút = ? giờ . 60 giây = ? phút Nhằm giúp HS ghi nhớ mối quan hệ giữa giờ và phút , phút và giây.
c. Giới thiệu về thế kỷ.
- GV giới thiệu : Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỷ.
- Viết bảng : 1 thế kỷ = 100 năm .
- HS nhắc lại .
- GV ;100 năm =? Thế kỷ 
- Giới thiệu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ thứ 1 .
	Từ năm 101 đến 200 là thế kỷ thứ 2.
* Lưu ý. Người ta hay dùng chữ số La Mã để ghi tên thế kỷ .
c. Thực hành.
Bài 1. 
- HS đọc đề rồi tự làm vào vở.
- T nhận xét.
Bài 2. (câu a,b. HS khá giỏi làm câu c)
- H đọc yêu cầu của bài.
- H tự làm bài.
- Một H lên bảng làm cả lớp nhận xét.
- T kết luận.
Bài 3; GV cho học sinh đọc đề bài tường câu.
GV nêu câu hỏi. HS trả lời
3. Củng cố dặn dò:
- Làm bài tập thêm .
- Nhận xét tiết học 
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy.
I/ Mục đích, yêu cầu: 
- Qua luyện tập bước đầu nắm được hai loại từ ghé (có nghĩa tổng hợp và nghĩa phân loại) BT1, BT2.
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cảm âm đầu và vần)- BT3.
II/ Đồ dùng:
- Một vài trang từ điển.
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to.
III/ Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra:
HS : 1 em trả lời: Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
 Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẩn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
HS : đọc nội dung bài tập 1.
Cả lớp đọc thầm suy nghĩ.
GV: Chốt lại lời giải đúng.
- Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.
- Từ bánh rán có nghĩa phân loại.
Bài tập 2:
HS: Đọc yêu cầu (đọc rõ bảng phân loại từ ghép M)
 Nắm được từ ghép có hai loại (làm được BT2).
- Từ ghép có nghĩa phân loại.
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
HS làm bài tập vào phiếu theo nhóm 2.
Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu BT3.
GV: Muốn làm được bài tập này, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào (lặp âm đầu, lặp phần vần, hay lặp cả âm đầu và vần).
C. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS làm bài tập 2,3.
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện.
I/ Mục đích, yêu cầu: 
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tưởng tưởng gần gủi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II/ Đồ dùng: 
* Tranh minh hoạ cốt truyện nói về:
- Lòng hiếu thảo.
- Tính trung thực.
* Bảng phụ.
III/Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
HS: 1em nêu nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước.
 1em kể lại chuyện cây khế.
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu đạt.
2. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện:
a. Xác định yêu cầu đề bài:
HS đọc yêu cầu đề.
GV cùng HS phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng.
GV lưu ý cho HS: Muốn xây dựng cốt truyện với những yêu cầu đã cho( có 3 nhân vật) em sẽ tưởng tượng để hình dung điều gì sẻ xảy ra và câu chuyện như thế nào?
Cốt truyện : Bộ khung - chỉ kể vắn tắt không kể chi tiết. 
b. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
HS: 2 em nối tiếp nhau độc gợi ý 1,2 . Cả lớp theo dõi SGK .
1 vài em nối tiếp nhau nói chủ đề câu chuyện đã lựa chọn .
c. Thực hành xây dựng cốt truyện .
HS : - Làm việc cá nhân .
- Đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo ý 1 ,2. 
 - 1 em HS giỏi làm mẫu.
 - HS từng cặp kể vắn tắt câu chuyện .
- Thi kể trước lớp .
 - Gv nhận xét ghi điểm. 
 - HS viết tắt vào vở cốt truyện của mình.
C.Củng cố dặn dò : 
- HS nhắc lại cách xây dựng cốt truyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân.
- Chuẩn bị tem thư - Làm tốt bài kiểm tra.
Đạo đức: 	(Giáo viên bộ môn)
Sinh hoạt đội
I. Mục đích - yêu cầu: 
- HS ôn các bài múa hát tập thể 
- Giáo dục HS đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau 
II. Tiến hành sinh hoạt 
1. Nhận xét đánh giá chung :
- Học tập: nhìn chung các em đi học chuyên cần, đúng giờ, có học bài và làm bài trước khi đến lớp .Bên cạnh đó một số em làm bài tập chưa đầy đủ 
- Vệ sinh : vệ sinh lớp học tổ 3 làm sạch sẽ ,vệ sinh khu vực tương đối sạch 	 
- Nề nếp : xếp hàng ra vào lớp nhanh, đúng quy định. 
- Đề nghị tuyên dương 
- Tập một số nghi thức đội: Nghiêm, chào, tháo, thắt khăn quàng
2. Kế hoạch tuần tới :
- ổn định nề nếp 
- Thành lập tổ tự quản của lớp 
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
III. An toàn giao thông
Bài 3: 	Đi xe đạp an toàn
a. Mục tiêu: 
- Hs biết xe đạp là một phương tiện thô sơ, dễ đi nhưng phải bảo đảm an toàn.
ánH hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra đường phố.
- Biết những quy định của Luật GTĐB đối với người đi xe đạp trên đường.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn.
- GV: ở lớp ta ai đã biết đi xe đạp; các em có thích đi xe đạp không; những em nào đã tự đi xe đạp đến trường
- Gv: Chúng ta sắp lớn có thể đi xe đạp nhưng chiếc xe đạp cần phải như thế nào?
- HS thảo luận nhóm về chủ đề Chiếc xe đạp
+ Loại xe, cỡ vành xe, lốp xe, tay lái, phanh, xích, đèn, chuông...
- Các nhóm cử người trình bày:
+ Xe phải tốt( các ốc vít phải chặt, không lung lay..)
+ Có đủ các bộ phận
+ Có thiết bị chắn bùn, chắn xích
+ Là xe của trẻ em: Vành nhỏ dưới 650mm
Lớp bổ sung ý kiến, giáo viên kết luận.
Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
-HS quan sát tranh và phân tích hướng đi đúng và hướng đi sai; chỉ trong tranh những hành vi sai.
Thảo luận nhóm bốn
+ Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
+ Giáo viên nhận xét và tóm tắt ý chính:
* Không được lạng lách, không đánh võng
* Không đèo nhau đi dàn hàng ngang
* Không được đi vào đường cấm, đường ngước chiều
* Không buông, thảy tay hoặc cầm ô, kéo theo súc vật
- Theo em để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào?
+ Lớp phát biểu ý kiến
Giáo viên ghi lại những ý đúng
* Đi về bên phải, nhường đường cho xe cơ giớ, xe gắn máy
* Đi đúng làn đường, hướng đường dành cho xe thô sơ.
* Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường
* Đi đêm phải có đèn phát sáng hoặc phản quang
* Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn
Hoạt động 3: Trò chơi giao thông.
- Giáo viên nêu các tình huống
- HS trả lời các tình huống
+ Khi phải vượt xe đỗ bên đường
+ Khi đi qua võng xuyến
+ Khi đi từ trong ngõ đi ra
+ Khi đến ngã tư cần đi thẳng hoặc rẽ phải, rẽ trái thi đi như thế nào là đúng
c. Củng cố, dặn dò: 
GV tóm tắt các nội dung đã học
Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc.doc