I. Mục tiêu:
- HS biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ 1 cậu bé mồ coi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
- GDKNS: biết vượt qua khó khăn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
II. ĐDDH:Tranh minh hoạ nội dung bài trong SGK.
III. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận.
IV. Các hoạt động dạy và học:
TUẦN 12 Thứ hai ngày tháng năm 2011 Tập đọc: “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI I. Mục tiêu: - HS biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ 1 cậu bé mồ coi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. - GDKNS: biết vượt qua khó khăn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. II. ĐDDH:Tranh minh hoạ nội dung bài trong SGK. III. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận... IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS Bài cũ: Y/c 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài “Có chí thì nên” và nêu ý nghĩa của 1 số câu tục ngữ. GV nhận xét, ghi điểm. - Thực hiện theo yêu cầu. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn luyên đọc: - GV nêu cách đọc toàn bài: Đọc với giọng kể chậm rãi ở đoạn 1, 2; nhanh hơn ở đoạn 3; câu kết đọc với giọng sảng khoái; nhấn giọng ở những từ ngữ nói về nghị lực, tài trí của Bạch Thái Bưởi như: mồ côi, khôi ngô, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, . - Gọi 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm, chia đoạn. - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS, giúp HS hiểu nghĩa từ mới. - Cho HS luyện đọc nhóm đôi. - GV đọc mẫu toàn bài. - HS lắng nghe. - Lắng nghe và ghi nhớ. - 1HS đọc bài, cả lớp ĐT, chia đoạn: Chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. - HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài. - HS luyện đọc nhóm đôi. - HS lắng nghe. HĐ2: Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và và trả lời câu hỏi: + Bạch Thái bưởi xuất thân như thế nào? + Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? + Những chi tiết nào chứng tỏ ông là người có chí lớn ? - Gọi HS đọc đoạn còn lại và TL N4: + Bạch Thái Bưởi đã mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? + Ông đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu nước ngoài ntn? + Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế? + Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? - Gọi HS trình bày. GV nhận xét, chốt lại. - Y/c 1 Há đọc lại bài, lớp ĐT, nêu ND chính của bài? - Y/c HS đọc thầm toàn bài, nêu nội dung bài. - Chốt ý đúng. - HS đọc thầm đoạn 1, 2 và và trả lời câu hỏi: + Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong; sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi thành họ Bạch. + Đầu tiên, anh làm thư kí cho một hãng buôn; sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, nhà in, khai thác mỏ, + Có lúc mất trắng tay, không có gì nhưng anh không nản chí. - Đọc đoạn còn lại và trả lời: + Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. + Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt, . + Là bậc anh hùng không phải trên chiến trường mà trên thương trường/ + HS trả lời theo cảm nhận, VD: nhờ ý chí vươn lên; thất bại nhưng không nản lòng/ - Đại diện các nhóm trình bày. - ND chính của bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ 1 cậu bé mồ coi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. - Nối tiếp nhắc lại. HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Y/c 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp ; hướng cho HS chọn Đ1 và Đ2. - GV đọc mẫu diễn cảm đoạn 1, 2. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2 theo N2. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - 4HS đọc bài, lớp đọc thầm, tìm giọng đọc phù hợp. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo nhóm đôi - HS thi đọc diễn cảm. HĐ4: Củng cố, dặn dò: + Qua bài đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài “Vẽ trứng”. - HS phát biểu ý kiến. - HS lắng nghe. - Ghi đầu bài. Toán: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I Mục tiêu: - HS biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với 1 số. - Vận dụng làm bài tập đúng. - GDHS tính cẩn thận, chính xác. II. ĐDDH: Bảng phụ . III. Các phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, động não... IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS Bài cũ: GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS. GV chữa bài và nhận xét. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Quy tắc một số nhân với một tổng : - GV ghi lên bảng biểu thức: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - Y/c Hs nhận xét về các thừa số trong tích trên. - Yêu cầu HS tính và so sánh giá trị giá trị của hai biểu thức trên theo nhóm đôi. - Y/c đại diện các nhóm báo cáo kết - GV nhận xét, ghi bảng: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5 - Vậy khi thực hiện nhân một số vớii một tổng ta làm thế nào? - GV nhận xét, chốt lại: a x (b + c) = a x b + a x c - GV y/c HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng. - HS lắng nghe - HS theo dõi. - Biểu thức 1: Thừa số thứ nhất là 1 số, thừa số thứ 2 là một tổng. - HS thực hiện theo yêu cầu: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - HS phát biểu ý kiến. - HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng. HĐ2: Thực hành: - GV yêu cầu HS làm các bài tập 1,2 a) ý 1, b) 1 ý, 3 SGK trang 66, 67. HSG làm hết. - GV dạy cá nhân, chấm một số bài, nhận xét. - GV chữa bài 3: - Y/c HS tính giá trị của 2 biểu thức trong bài - Giá trị của 2 biểu ntn so với nhau? - Biểu thức thứ nhất và biểu thức thứ 2 có dạng ntn? - GV y/c HS ghi nhớ quy tắc nhân một tổng với một số. - HS làm các bài tập 1,2 a) ý 1, b) 1 ý, 3 SGK trang 66, 67. - HS khá, giỏi làm thêm bài 4. - HS phát biểu ý kiến. - Nhắc lại quy tắc. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - GV y/c HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập chuẩn bị bài sau. - 2HS nhắc lại. - HS lắng nghe. Chính tả: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả và trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT2a/b. - GDHS ý thức rèn luyện chữ viết. II. ĐDDH: Bảng con, bảng phụ. III. Phương pháp: Hỏi đáp, động não, thực hành. III. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS Bài cũ - Yêu cầu HS viết vào bảng con các câu ở BT3. GV nhận xét. - HS thực hiện vào bảng con. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: - Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK - Hỏi: + Đoạn văn viết về ai? + Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động? - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày. - GV nhắc HS cách viết cho HS. - Yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài lần cuối, HS soát lại bài. - GV chấm chữa bài, HS đổi vở soát lỗi. - GV nêu nhận xét chung. - HS lắng nghe. - 1HS bài thơ. Lớp đọc thầm. - HS phát biểu ý kiến. - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai. - HS lắng nghe. - HS gấp SGK, viết vào vở theo lời đọc của GV. - HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - HS lắng nghe. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: + BT2a: - GV gọi HS đọc yêu cầu BT 2a, lớp đọc thầm. - GV tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm. - Các nhóm thi làm bài vào phiếu học tập. - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh. - 2HS đọc yêu cầu BT2a. Lớp đọc thầm. - HS thi làm bài theo nhóm, dự kiến kết quả bài làm của HS: Trung Quốc- chín mươi tuổi - hai trái núi - chắn ngang - chê cười – chết – cháu – cháu – chắt – truyền nhau – chẳng thể - trời – trái núi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Lắng nghe. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS làm các bài tập còn lại; chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe. Thứ ba ngày tháng năm 2011 Toán: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với 1 số; - Biết giải toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số. - GDHS tính cẩn thận, chính xác. II. ĐDDH: Bảng phụ . III. Các phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, động não... IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS Bài cũ: - GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS. - GV chữa bài và nhận xét. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Quy tắc một số nhân với một hiệu : - GV ghi lên bảng biểu thức: 3 x (7 - 5 ) và 3 x 7 - 3 x 5 - Yêu cầu HS tính và so sánh giá trị giá trị của hai biểu thức trên theo nhóm đôi. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - GV nhận xét, ghi bảng: 3 x (7 - 5 ) = 3 x 7 - 3 x 5 ? Vậy khi thực hiện nhân một số vớii một tổng ta làm thế nào? - GV nhận xét, chốt lại: a x (b - c) = a x b - a x c - y/c HS nêu lại q/tắc một số nhân với một hiệu. - HS lắng nghe - HS theo dõi. - HS tính và so sánh giá trị giá trị của hai biểu thức trên theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - HS phát biểu ý kiến. - HS nêu lại quy tắc theo yêu cầu. HĐ2: Thực hành: - GV yêu cầu HS làm các bài tập 1, 3 ,4 SGK trang 67, 68. - Riêng HS khá, giỏi làm thêm bài 2. - GV dạy cá nhân, chấm một số bài, nhận xét. - GV chữa bài 4: - Y/c HS tính giá trị của 2 biểu thức trong bài - Giá trị của 2 biểu ntn so với nhau? - B/thức thứ nhất và biểu thức thứ 2 có dạng ntn? - Y/c HS ghi nhớ quy tắc nhân 1 hiệu với một số. - HS làm các bài tập 1,2 a) ý 1, b) 1 ý, 3 SGK trang 66, 67. - HS khá, giỏi làm thêm bài 4. - HS phát biểu ý kiến. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - GV y/c HS nêu lại tính chất một số nhân với một hiệu, một hiệu nhân với một số. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập chuẩn bị bài sau. - 2HS nhắc lại. - HS lắng nghe. Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC I. Mục tiêu: - HS biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí nghị lực của con người, bước đầu biết xếp các từ Hán Việt theo hai nhóm nghĩa, hiểu nghĩa từ nghị lực. - Hiểu nghĩa một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học. - GDKNS biết khắc phục khó khăn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. II. ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập. III. Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, trò chơi học tập. IV. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS Bài cũ: - Gọi HS trả lời câu hỏi: Thế nào là tính từ? Cho ví dụ? GV nhận xét, ghi điểm. - 2HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bài mới: Giới thiệu bài: HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập: + BT1: Gọi HS đọc đề bài và nội dung BT. - Y/c HS tự làm bài vào vở. - GV dạy cá nhân, chấm bài, nhận xét. - Gọi một số HS đọc kết quả bài làm. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng + BT2: Gọi HS đọc y/c và N ... mục quyết chí. đích tốt đẹp + BT2: HS làm bài theo y/c, dự kiến kết quả bài làm: Dòng b. - Lắng nghe. + BT3: HS đọc yêu cầu và nội dung - HS thi làm bài theo nhóm 5. - Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Lắng nghe. + BT4: HS đọc y/c và nội dung BT. - HS làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Lắng nghe, HĐ2: Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các câu tục ngữ. - HS lắng nghe. Khoa học: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG I. Mục tiêu: - HS nêu được vai trò của nước trong đời sống sản xuất và sinh hoạt. - Giáo dục HS biết tiết kiệm nước. II.Đồ dùng dạy học: Hình trang 50, 51 SGK. Giấy A0, băng keo, bút dạ đủ dùng cho các nhóm. HS và GV sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước. III. Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận. IV. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài cũ: - Gọi 3 HS ba câu hỏi ở tiết trước. - Nhận xét câu trả lời của HS, ghi điểm. - 3 HS trả lời câu hỏi GV nêu. - HS khác nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Thảo luận nhóm bốn: - GV cho HS tiến hành hoạt động theo định hướng.Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm 1 nội dung: ND1: Điều gì xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước? ND2: Điều gì sẽ xảy ra khi cây cối thiếu nước ? ND3: Nếu không có nước thì động vật sẽ ra sao? - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Mời các nhóm có cùng nội dung bổ sung nhận xét. GV nhận xét, kết luận. - Lắng nghe - Tiến hành thảo luận nhóm 4. - Các nhóm tiến hành thảo luận theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét. HĐ2: Làm việc cả lớp: - GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi: + Trong cuộc sống hằng ngày con người cần nước vào những việc gì? - GV ghi nhanh các ý kiến không trùng lập trên bảng. + Nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại đó là những loại nào ? - Y/c HS sắp xếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm. - GV phát phiếu học tập cho HS, HS ghi nhanh câu trả lời vào phiếu học tập. - Gọi HS trình bày kết quả làm việc. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc SGK, nối tiếp trả lời câu hỏi. - HS làm việc vào phiếu học tập. - HS trình bày kết quả. HĐ3: Củng cố dặn dò: - Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết. - GD HS phải biết kiệm nước. - Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau. - 3HS đọc mục Bạn cần biết. Cả lớp đọc thầm. - HS lắng nghe. Lịch sử : CHÙA THỜI LÝ I. Mục tiêu: - HS biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý. - GDHS biết tôn trọng tín ngưỡng của người khác. II. ĐDDH: - Ảnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà - Phiếu học tập của HS. III. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận... IV. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS Bài cũ: - GV kiểm tra HS trả lời câu hỏi tiết trước. - Nhận xét, ghi điểm. - 2HS trả lời. - HS nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Làm việc cả lớp: - GV yêu cầu HS đọc thầm phần đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi: + Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý ntn? + Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật? - Yêu cầu HS nối tiếp phát biểu. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc thầm phần đầu ở SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS nối tiếp phát biểu. - HS khác nhận xét. HĐ2: Làm việc nhóm đôi: - HS yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. - Y/c các nhóm đọc SGK thảo luận để trả lời câu hỏi: Những sự việc nào cho thấy dưới thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt? - Y/c lớp phát biểu ý kiến, nhận xét, kết luận. - HS thảo luận nhóm đôi yêu cầu câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung . HĐ3: Hoạt động cả lớp: - GV y/c HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta ntn? - HS làm việc cá nhân, phát biểu kiến, các HS khác bổ sung ý kiến. HĐ4: Hoạt động nhóm bốn: - GV cho HS thảo luận nhóm bốn, yêu cầu các nhóm trưng bày các tranh ảnh, tài liệu về các ngôi chùa thời Lý mà tổ mình sưu tầm được. - Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm. - GV tổ chức cho đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp. - GV tổng kết, khen ngợi các tổ sưu tầm được nhiều tư liệu, sau đó nhắc HS góp chung thành tư liệu của lớp để cùng tìm hiểu - HS thảo luận nhóm bốn. - Các nhóm trưng bày tư liệu sưu tầm được. - Cả lớp đi tham quan sản phẩm. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét. HĐ4: Củng cố dặn dò: - Gọi HS nêu kết luận cuối bài. - GV nhận xét giờ học, dặn HS học, chuẩn bị bài - 3HS nêu kết luận cuối bài, cả lớp đọc thầm. Thứ sáu ngày tháng năm 2011 Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - HS thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số. - GDHS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. ĐDDH: Bảng phụ. III. Phương pháp: Luyện tập, trò chơi học tập. IV. Các hoạt động dạy - học: HĐ của GV HĐ của HS Bài cũ: - Kiểm tra bài tập ở nhà của một số HS. - GV nêu nhận xét. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập: - GV yêu cầu HS làm các BT1, 2 (cột 1, 3), 3 SGK . Riêng đối với HS khá, giỏi GV yêu cầu làm thêm bài 4, 5. - GV dạy cá nhân, HD thâm cho HS yếu: + BT1: Lưu ý HS cách đặt tính. + BT2: Thay giá trị của m vào, tính ra vở nháp rồi ghi kết quả vao bảng. + BT3: Đổi 1 giờ = 60 phút. Tính số nhịp đập trong 1 giờ, sau đó tính trong 24 giờ. - Chấm một số bài, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS làm BT theo yêu cầu, dự kiến kết quả bài làm của HS. x x + BT1: 17 2057 86 23 102 6171 136 4114 1462 47311 + BT2: 234 ; 1794 + BT3: 1 giờ = 60 phút Số nhịp tim người đó đập trong 60 phút là: 75 x 60 = 4500 (lần) Số nhịp tim người đó đập trong 24 giờ là: 4500 x 24 = 378 000 (lần) Đáp số: 378 000 lần - HS làm bài. HĐ2: Củng cố, dặn dò: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tập làm giám khảo” theo nhóm. - GV nêu cách chơi, cho các nhóm tham gia chơi. (Nội dung bài tập GV ghi ở bảng phụ.) - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Nhận xét giờ học, dặn HS làm bài tập,chuẩn bị bài sau. - HS tham gia chơi trò chơi theo nhóm. - HS lắng nghe. Tập làm văn: KỂ CHUYỆN ( Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - HS viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu của đề bài, có nhân vật, cốt truyện, sự việc. - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, khoảng 12 câu. - GDHS tự giác làm bài. II. ĐDDH: Một số đoạn văn mẫu. III. Phương pháp: Thực hành. IV. Các hoạt động dạy và học: HĐ của GV HĐ của HS Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nhận xét. - HS chuẩn bị theo yêu cầu của GV. Bài mới: Giới thiệu bài HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề: - Yêu cầu HS đọc và chọn một trong ba đề sau để làm bài: 1. Hãy tưởng tượng và kể lại một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiểu thảo và một bà tiên. 2. Kể lại chuyện Ông trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng. 3. Kể lại chuyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-lác-đô đa Vin-xi. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp. - Y/c HS nối tiếp nói đề mình chọn. - Lắng nghe - HS đọc và chọn một trong ba đề để làm bài. - Nối tiếp nêu tên đề bài mình chọn. HĐ2: Thực hành: - Y/c Hs làm bài vào vở nháp. - Làm bài vào vở. - HS làm theo yêu cầu. HĐ2: Củng cố, dặn dò: - GV thu bài, nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm tiếp hai trong ba đề đã ra và chuẩn bị bài sau. - HS nộp bài. - HS lắng nghe. Bài tham khảo: Ở một làng nọ, có hai mẹ con sống với nhau trong ngôi nhà lụp xụp. Ngày ngày, hai mẹ lên rừng kiếm củi rồi ra chợ bán lấy tiền mua gạo và những vật dụng cần thiết cho hai mẹ con. Cuộc sống của họ thiếu thốn nhưng đầy ắp tiếng cười. Cuộc sống cứ thế trôi qua Một hôm, trời đã sáng, không thấy mẹ dậy lên núi như mọi khi, người con vội chạy đến bên giường gọi mẹ, gọi mãi, mẹ chẳng trả lời.. thì ra mẹ ốm. Người con chỉ biết lo cơm, cháo cho mẹ rồi ngồi bên động viên mẹ mà thôi. Bệnh mẹ mỗi ngày mỗi nặng, biết làm sao đây?? Đã 3, 4 ngày trôi qua, thức trông chừng mẹ, em thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc mơ, em thấy có một bà cụ tóc bạc phơ, đến bên em và nòi: “Cháu có muốn cứu mẹ không? Hãy đi qua ba ngọn núi, nơi đó sẽ có người đưa cho con phương thuốc cứu mẹ của con!” . Mừng quá, cô bé chỉ kịp nấu cho mẹ bát cháo rồi tất tả lên đường. Một ngọn núi, hai ngọn núi, cô bé tưởng như không còn sức lực nữa; gai cào xước cả tay, chân, mặt mũi máu rướm cả hai bàn chân nhưng nghỉ đến mẹ đang nằm thoi thóp ở nhà, cô bé càng thêm cố gắng. Thế rồi ngọn núi thứ ba cũng đã hiện ra trước mắt em. Lạ chưa, bà cụ trong giấc mơ của em đang đứng đó, tươi cười và bảo em: “Cháu đúng là một đứa con hiếu thảo, cháu hãy cầm bông hoa này đạt lên mũi cho mẹ ngửi, mẹ cháu sẽ khỏi bệnh.” Nói rồi bà cụ biến mất, một cơn gió thoảng qua, đưa em về nhà nhanh chóng. Cô bé làm theo lời bà cụ, chẳng mấy chốc, mẹ em lành bệnh. Hai mẹ con lại sống cuộc sống vui vẻ như ngày nào. Sinh hoạt: ĐỘI I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu khuyết điểm của bản thân và của chi đội trong tuần và phương hướng tuần tới. - GDHS ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực. II.Chuẩn bị: - HS: báo cáo sinh hoạt của chi đội. - GV: Những ý kiến bổ sung , nhiệm vụ tuần tới. III. Các hoạt động dạy và học. HĐ của GV HĐ của HS HĐ1: Chi đội trưởng dánh giá hoạt động của chi đội tuần qua: - Chi đội trưởng thay mặt chi đội đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua. - Tổ chức cho HS góp ý đánh giá của chi đội trưởng. - Ý kiến bổ sung của chị phụ trách. - Chi đội trưởng báo cáo về: + Học tập. + Nề nếp. - Đội viên trong chi đội tham gia góp ý cho đánh giá của chi đội trưởng. - Lắng nghe. HĐ2: Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới: - Tiếp tục củng cố và phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại. cụ thể: + Tăng cường rèn đọc trong 30 phút trước giờ vào học chính thức. + Tiếp tục xây dựng không gian lớp học. + Chuẩn bị mọi hoạt động để chào mừng ngày TLQĐNDVN 22/112 + Chăm sóc bồn hoa của lớp, trồng và chăm sóc thêm số bồn hoa mới được phân công. + Làm VS khu vực đã được phân công. - Tổ chức cho HS đóng góp ý kiến. - Lắng nghe và ghi nhớ. - HS trình bày ý kiến của mình để hoàn thành nhiệm vụ của tuần tới. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Lớp sinh hoạt văn nghệ: Tổ chức cho HS hát cá nhân 1 số bài hát. - Dặn HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra. - Chi đội sinh hoạt VN theo hướng dẫn, - Lắng nghe và ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: