Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU:
- Rút gọn được phân số .
- Nhận biết được phân số bằng nhau .
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC .
*HĐ1: Ôn kiến thức cũ:1 hs lên bảng làm :Tính giá trị của các biểu thức sau:
x + x
*HĐ2 :Hướng dẫn luyện tập
a) Bài 1:
- HS đọc thầm yêu cầu của bài, GV yêu cầu HS tự rút gọn ở bài tập 1a, viết các phân số đều có mẫu số là 40 và bằng các phân số đã cho. Tìm các phân số bằng nhau ở các phân số trên ( các phân số ở bài tập 1 a )
- 2 HS lên bảng làm bài tập 1a, cả lớp làm vào vởnhận xét bài làm trên bảng.
- 2 HS lên bảng làm bài tập 1b, HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. và nhận xét kết quả làm bài của bạn trên bảng.
- YC HS đọc kết quả bài tập 1 c, cả lớp nhận xét và chốt kết quả đúng.
TUẦN 27: Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2014 Buổi sáng: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I - MỤC TIÊU: - Rút gọn được phân số . - Nhận biết được phân số bằng nhau . - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC . *HĐ1: Ôn kiến thức cũ:1 hs lên bảng làm :Tính giá trị của các biểu thức sau: x + x *HĐ2 :Hướng dẫn luyện tập a) Bài 1: - HS đọc thầm yêu cầu của bài, GV yêu cầu HS tự rút gọn ở bài tập 1a, viết các phân số đều có mẫu số là 40 và bằng các phân số đã cho. Tìm các phân số bằng nhau ở các phân số trên ( các phân số ở bài tập 1 a ) - 2 HS lên bảng làm bài tập 1a, cả lớp làm vào vởnhận xét bài làm trên bảng. - 2 HS lên bảng làm bài tập 1b, HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. và nhận xét kết quả làm bài của bạn trên bảng. - YC HS đọc kết quả bài tập 1 c, cả lớp nhận xét và chốt kết quả đúng. KL: Củng cố kĩ năng rút gọn phân số , phân số bằng nhau b) Bài 2: - 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. ? Bài toán cho biết những gì? ? Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì? - GV yêu cầu HS làm bài tập cá nhân vào vở GV quan sát, hướng dẫn HS. - 1 HS K lên bảng làm bài tập, cả lớp quan sát nhận xét kết quả làm bài tập trên bảng. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. c) Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp nghe đọc thầm Vậ. - Bài toán này cho ta biết gì? và yêu cầu ta làm gì? ? Làm thế nào để tính được số thiết bị thay thế? ? trước hết chúng ta phải tính được gì? 1 HS K, G lên bảng làm , cả lớp làm vào vở ( gv giúp đỡ những HS con lúng túng chua hiểu cách làm ) - HS nhận xét bài làm trên bảng, GV kl kq đúng *HĐ nối tiếp: - Nhận xét chung tiết học - Dặn HS về nhà làm bài tập (trong SGK ). Tập đọc DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY ! I . MỤC TIÊU : -Đọc rành mạch, trôi chảy ; đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. -Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *HĐ1: Ôn kiến thức cũ: Nội dung bài Ga -vrốt ngoài chiến lũy nói lên điều gì?. *HĐ2: Luỵên đọc + GV HD đọc : Toàn bài đọc với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. + Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt ) + Đọc theo cặp : HS đọc theo cặp, HS nhận xét, GVnhận xét . + Đọc toàn bài : - 2 HS: K- G đọc toàn bài. + GV đọc mẫu toàn bài. *HĐ3: Tìm hiểu bài . a) Đoạn 1: - YC HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1, SGK (..trái đất mới là hành tinh xoay xung quanh mặt trời ) + Vì sao phát hiện của Cô -péc - ních lại bị coi là tà thuyết? (...nó ngược lại với lời) + Giảng từ: tà thuyết . + Đoạn văn này nói lên điều gì? ( HS K- G trả lời) Ý1: Cô -péc - ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai làm, công bố phát hiện mới. b) Đoạn 2: - 1HS đọc đoạn 2 (cả lớp đọc thầm) trả lời câu hỏi 2 sgk? ( ....ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô - péc - ních., ... ông nói ngược với lời phán bảo của chúa trời ) + Giảng từ : cổ vũ + Đoạn văn này nói lên điều gì? (HS: K- G trả lời ). Ý2 : Ga -li -lê bị xét xử. c) Đoạn 3: - YC HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi 3, SGK (...dám nói lên khoa học chân chính, đi ngược với lời phấn bảo của chúa trời ) - Nội dung đoạn văn này nói lên điều gì?( HS K, G trả lời ) Y3: Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga - li - lê ? Nội dung bài này nói lên điều gì? ( Như phần 1 mục đính yêu cầu ) . *HĐ4 : Hướng dẫn hs đọc diễn cảm - HS: K- G tìm giọng đọc ha, HS K- G đọc đoạn mình thích, nói rõ vì sao? - GV hướng dẫn HS TB đọc nâng cao đoạn : “Chưa đầy một thế kỉ ......Dù sao trái đất vẫn quay”. - HS thi đọc diễn cảm. *HĐ nối tiếp: - Đoạn văn trên hình ảnh nào gây ấn tượng nhất đối với em? vì sao? - Nhận xét chung tiết học, về nhà đọc trước bài con sẻ. Lịch sử THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII I - MỤC TIÊU: - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI - XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,) - dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này. II -CHUẨN BỊ: -Bản đồ VN III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *HĐ1: Ôn kiến thức cũ:Nhắc lại nội dung của bài Cuộc khẩn hoang ở đàng trong. *HĐ2: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - Ba thành thị lớn thế kỉ XVI - XVII - HS đọc thầm sgk và hoàn thành phiếu học tập, GV giúp đỡ HS gặp khó khăn. - Yêu cầu 3 HS báo cáo kết quả , mỗi HS nêu về một thành thị lớn . - Cả lớp nhận xét, GV kết luận kết quả đúng. - GV treo bản đồ VN 1 HS K, G lên xác định vị trí của 3 thành thị lớn. KL:3 thành thị lớn này là trung tâm chính trị, quân sự, là nơi tập trung dân cư đông , công nghiệp và thương nghiệp phát triển. ( HS TB nhắc lại) *HĐ3 Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI- XVII - HS thảo luận cả lớp trả lời câu hỏi: Theo em cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó?(hs K, G : ... ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh ) KL: Nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh vào thế kỉ XVI- XVII. *HĐ nối tiếp: - Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc Buổi chiều: HD Toán: TIẾT 1: ÔN LUYỆN( TUẦN 26) I. Mục tiêu: Ôn tập về phép nhân, phép chia, phép cộng, phép trừ phân số và giải toán có liên quan. II. Các hoạt động day học: HĐ 1. Ôn kiến thức cũ: GV nhận xét bài làm của HS phần tự kiểm tra tuần 25. HĐ 2. HD HS làm bài tập phần 1 tuần 26. Bài 1: - Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách tính. KL: Củng cố về phép nhân phân số. Bài 2:- Cho HS làm vào vở. - Gọi lần lượt HS trình bày kết quả. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. KL: Củng cố về tính giá trị biểu thức với phân số. Bài 3: - Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. Bài 4: - Cho HS làm vào vở. - Gọi lần lượt HS trình bày kết quả. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. Bài 5:- Gọi HS đọc đề nêu tóm tắt bài - GV hướng dẫn HS cách làm. - Gọi 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở. KL: Củng cố về giải toán tìm một số của phân số. Bài 6: - Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. Bài 7: - Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. Bài 8. - Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. KL: Củng cố về giải toán. Bài 9:- Gọi HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở. - Khi chữa cho HS nêu cách làm. Bài 10:- Cho HS làm vào bài rồi chữa. - Khi chữa cho HS nêu cách chuyển đổi đơn vị đo. *HĐ nối tiếp: -Nhận xét tiết học. -Dặn học sinh về nhà xe lại bài. HD Tiếng Việt TIẾT 1: ÔN TẬP (TUẦN 25) I. Mục tiêu: - Phân biệt được từ viết sai (BT1). - Tìm được những hành động Dũng cảm. - Viết được đoạn văn nói về tấm gương dũng cảm mà em biết. II. Các hoạt động dạy học: HĐ 1. Ôn kiến thức cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở tiết 3 tuần 24. HĐ 2. Hướng dẫn HS ôn tập tiết 1 tuần 25. Bài 1: Gạch dưới những từ trong ngoặc đơn sai chính tả ở đoạn văn. - Cho HS tự làm vào vở. - Gọi lần lượt HS nêu kết quả. - Gv và HS cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 2: Những hành động nào thể hiện con người có lòng dũng cảm. - Cho HS làm vào vở. - Gọi HS trình bày kết quả. - GV cho HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 3: Viết đoạn văn nói về tấm gương dũng cảm mà em biết - Cho HS làm vào vở. - Gọi HS trình bày kết quả. - GV cho HS khác nhận xét, bổ sung. *HĐ nối tiếp: -Nhận xét tiết học. -Dặn học sinh về nhà xe lại bài. Luyện Toán LUYỆN TẬP CHUNG A. Mục tiêu: - Luyện kĩ năng về làm các dạng toán về phân số . - Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy, kiên trì khi làm bài tập . B.Các hoạt động trên lớp 1 Nội dung bài ôn luyện: * GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy . HĐ1: Nội dung ôn luyện: Bài1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm () Bài2: Viết mỗi phân số thành tổng của hai phân số tối giản : a) b) .. Bài3: Tính . = = .. = . = . Bài4: Tìm phân số biết : a) b) c) d) 2 = Bài5: Một tấm vải dài 20m. Đã may quần áo hết tấm vải đó. Số vải còn lại người ta đem may các túi, mỗi túi hết m. hỏi may được tất cả bao nhiêu cái túi như vậy? *HĐ nối tiếp: - Chốt lại ND và nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 4 tháng 3 năm 2014 Buổi sáng Toán HÌNH THOI I - MỤC TIÊU : - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nói . II - CHUẨN BỊ: Giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, ê - ke, kéo. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *HĐ1 : Hình thành kiến thức mới về hình thoi a ) Giới thiệu hình thoi - GV và HS cùng lắp ghép mô hình hình vuông, vẽ hình vuông lên bảng và lên giấy, HS quan sát và nhận xé. - Xô lệch hình vuông nói trên thành hình thoi, yêu cầu cả lớp làm theo. - GV: Hình vừa tạo được từ mô hình gọi là hình thoi - GV dặn HS vẽ hình thoi theo mô hình lên giấy, GV vẽ trên bảng lớp . - Yêu cầu HS quan sát đường viền trong SGK, yêu cầu HS chỉ hình thoi có trong đường viền (HS làm việc theo cặp ) b) Nhận biết một đặc điểm của hình thoi - Yêu cầu HS quan sát hình, kể tên các cặp cạnh song song với nhau trong hình thoi ABCD? + Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau? + Hình thoi có đặc điểm gì? (hs K, G trả lời ) KL: HT có hai cặp cạnh đối diên song song và bốn cạnh bằng nhau. 2 HS TB nhắc lại. HĐ2 :Luyện tập , thực hành Bài 1: - GV treo bảng phụ vẽ các hình như bài tập 1, yêu cầu HS quan sát hình và thực yêu cầu của bài tập. - Một HS lên bảng làm bài tập, GV yêu cầu cả lớp nhận xét kết quả bài làm của bạn trên bảng lớp. GV chốt kết quả đúng: ...H 2 và H4 là hình thoi ; H1, 3, 5 không phải là hình thoi. KL: Củng cố kiến thức nhận biết hình thoi Bài 2: - GV yêu cầu 1 HS đọc to yêu cầu của bài tập lên bảng. - YC HS dùng ê-ke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau không?(....vuông góc với nhau ) - Yêu cầu HS dùng thước chia vạch mi-li-mét để kiểm tra hai đường chéo có cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường hay không? (...có...) KL: Củng cố kiến thức nhận biết một số đặc điểm của hình thoi. *HĐ nối tiếp: Nhận xét chung tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập. Chính tả NHỚ – VIẾT: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH I - MỤC TIÊU: -Nhớ - viết đúng bài CT ; trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ ; không mắc quá năm lỗi trong bài. -Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b, hoặc (3) a/b, BT do Gv soạn. II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *HĐ1: Ôn kiến thức cũ: 2 HS lên bảng ... bài vào vở 1 HS G lên bảng làm bài. cả lớp nhận xét kết quả trên bảng. GV nhận xét và kết luận kết quả đúng. *HĐ nối tiếp: - Nhận xét chung tiết học - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN I - MỤC TIÊU: -Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ). -Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III) ; bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2) ; biết đặt câu với từ cho trước (hãy, xin, đi) theo cách đã học (BT3). II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *HĐ1: Ôn kiến thức cũ: 2 HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ về câu khiến trong SGK *HĐ2 : Hình thành kiến thức mới về cách đặt câu khiến - Tìm hiểu VD : Bài 1: -1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài trước lớp. + Động từ trong câu: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào?( ...hoàn ) - Tổ chức cho HS làm mẫu trước lớp, GV nêu yêu cầu: + Hãy thêm một từ thích hợp cuối câu để câu kể thành câu khiến? ( đi ) + Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến?( hãy) - 3 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở. - HS nhận xét bài làm trên bảng. - 2 HS đọc lại TT các câu khiến cho đúng giọng điệu. KL: Với những yc đề nghị mạnh có dùng Hãy, đừng, chớ ở câu khiến cuối câu nên dùng dấu chấm than, với những câu đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên dùng dấu chấm. - 2 HS TB nhắc lại . + Có những cách nào để đặt câu khiến? (HS K, G:Thêm các từ: lên, đi, thôi, nào, ... vào cuối câu; Thêm các từ đề nghị, xin, mong,...vào đầu câu; Thay đổi giọng điệu phù hợp với câu khiến. - 2 HS đọc TT phần ghi nhớ sgk, cả lớp đọc thầm. *HĐ3:Luyện tập Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu của bài trước lớp, HS HĐ theo cặp - HS trình bày nối tiếp nhau đọc từng câu khiến trước lớp, GV đọc câu kể, sau đó HS trình bày, cả lớp nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng. b) Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu và ND, cả lớp đọc thầm. - HS hoạt động nhóm 6: Sắm vai theo tình huống + GV gợi ý cho HS cách nói chuyện trực tiếp có dùng câu khiến. + GV gọi các nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm có cách nói khác bổ sung, GV ghi nhanh các câu khiến của từng nhóm lên bảng, nhận xét, khen ngợi các em. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập trước lớp, HS thảo luận nhóm đôi, khi đặt câu thì nêu luôn tình huống có thể sử dụng câu đó. hs báo cáo KQ làm việc trước lớp , cả lớp nhận xét GV KL ý đúng KL: Củng cố kiến thức về cách đặt câu khiến *HĐ nối tiếp: - Nhận xét chung tiết học. Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2014 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.- MỤC TIÊU: - Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật , hình thoi . - Tính được diện tích hình vuông , hình chữ nhật , hình bình hành , hình thoi II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *HĐ1: Ôn kiến thức cũ: - Học sinh nêu lại cách tính chu vi, diện tích của hình vuông , HCN - Giáo viên nhận xét đánh giá *HĐ2: Luyện tập, thực hành a) Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và làm bài cá nhân vào vở. - Học sinh làm và nêu miệng kết quả - GV chữa bàiChữa bài. KL: Củng cố kĩ năng nhận biết hình dạng và đặc điểm một số hình đã học . b) Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài cá nhân theo yêu cầu của bài tập - 3 HS tiếp nối trình bày kết quả. - Học sinh, giáo viên thống nhất kết quả. c) Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh thảo luận nhóm 2 làm bài tập - 1 học sinh K, G lên bảng làm bài - Học sinh nhận xét kết quả trên bảng, giáo viên chữa bài KL: Củng cố kĩ năng vận dụng các công thức tính diện tích một số hình đã học vào giải Toán. d) Bài 4: - Yêu cầu một HS đọc yêu cầu bài tập. - Bài tập này cho ta biết gì? Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì? ( HS K, G nêu câu trả lời ) - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng lên bảng làm bài. - Cả lớp nhận xét chữa bài. GV kết luận kết quả đúng. *HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà ôn bài Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I - MỤC TIÊU: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . *HĐ1: Nhận xét chung về bài làm của HS a) Ưu điểm: HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào? - Xác định đúng đề bài, hiểu bài, bố cục? diễn đạt ý, câu, sự sáng tạo khi miêu tả, chính tả, hình thức trình bày bài văn? - GV nêu tên những bài văn viết đúng yêu cầu, sinh động giàu tình cảm, sáng tạo, có sự liên kết giữa các phần; mở bài, kết bài hay. b) Khuyết điểm : - GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả, ... GV đưa bảng phụ ghi sẵn các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi. - GV trả bài cho HS; HS xem lại bài của mình. *HĐ2: Hướng dẫn chữa bài - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để chữa bài, GV giúp đỡ HS yếu. *HĐ3: Học tập những đoạn văn hay - 3 HS có đoạn văn hay, bài đạt diểm cao đọc bài cho các bạn nghe, GV hỏi để HS tìm ra cái hay của bài văn. - HS tự viết lại đoạn văn; 5 HS đọc lại đoạn văn của mình, GV nhận xét từng đoạn văn của HS giúp các em học tốt. *HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà mượn những bài của bạn đạt điểm cao đọc và viết lại bài văn . Khoa học NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG I - MỤC TIÊU : - Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất . II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *HĐ1: Ôn kiến thức cũ: Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt? *HĐ2: Trò chơi ai nhanh, ai đúng - GV chia lớp thành 3 nhóm, cử 3 HS làm ban giám khảo. - GV phổ biến cách chơi, luật chơi. - Các đội hội ý trước khi chơi, GV phát cho các em trong ban giám khảo câu hỏi và đáp án GV thống nhất cách chơi, GV điều khiển cuộc chơi, ban giám khảo thống nhất điểm. - Đánh giá, tổng kết KL: Như mục bạn cần biết, SGK trang 108 *HĐ3: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất - Điều gì sễ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm? + HS thảo luận cặp đôi ghi ý kiến đã thốnh nhất vào giấy + HS tiếp nối nhau trình bày kết quả, HS nhóm khác nhận xét bổ sung. KL: Nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi, trái đất trở nên lạnh giá, nước trên trái đất sẽ ngừng chảy,... không có sự sống. - 2 HS TB nhắc lại KL *HĐ nối tiếp: - Nhận xét chung tiết học. Địa lí DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I- MỤC TIÊU: Nêu được đặc điểm củả các đồng bằng D HM T : Nhỏ , hẹp . nối với nhau tạo thành dải ĐB , có nhiều cồn cát , đầm phá Nêu được đặc điểm khí hậu của các ĐBDHMT: Mùa hạ khô nóng, hạn hán..cuối năm lũ lụt... Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ, lược đồ. II-CHUẨN BỊ: Bản đồ VN III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC *HĐ1: Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển -gv treo và giới thiệu lược đồ dải ĐBDHMT , hs qs và cho biết : Có bao nhiêu dải đồng bằng ở ĐBDHMT yc hs thảo luận theo cặp cho biết : ?Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này? ?Nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng? hs lần lượt trình bày kq , cả lớp nhận xét , gv kl ý đúng . KL:Các ĐBDHMT thường nhỏ hẹp , nằm sát biển , có nhiều cồn cát và đầm phá 2 hs Y nhắc lại . *HĐ2: Bức tường cắt ngang dải ĐBDHMT -yc hs qs trên bản đồ cho biết :dãy núi nào cắt ngang dải ĐBDHMT?( ....dãy Bạch Mã , đèo Hải Vân ) KL:Dãy Bạch Mã và dèo Hải Vân là bức tường cắt ngang dải ĐBDHMT . *HĐ3 Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía Nam gv yc hs làm việc theo cặp đôi đọc sách và cho biết :Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐBDHMT khác nhau như thế nào?(PHía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh . nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ , phía nam dãy Bạch Mã , không có mùa đông lạnh , chỉ có mùa mưa và mùa khô . nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm ?Với đặc điểm khí hậu này ĐBDHMT có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không?(hs K,G :...K. hậu đó gây nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trột , sản xuất ) KL:ĐBDH MT là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước , chúng ta phải biết chia sể khó khăn với nhân dân ở vùng đó . *HĐ nối tiếp: +Nhận xét chung tiết học, Dặn hs về nhà tìm hiểu trước bài :Người dân và HĐSX ở ĐBDHMT. Buổi chiều: HD Tiếng Việt: Tiết 2: Kiểm tra I. Mục tiêu: - Đọc và trả lời được câu hỏi dưới bài văn Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. - Viết được đoạn mở bài và kết bài tả cây mà em thích. II. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: HD HS làm bài. HS đọc thầm và làm bài. HĐ 2: HS làm bài vào vở. HĐ 3: Thu và chấm chữa bài cho HS HĐ nối tiếp: - Nhận xét việc làm bài của HS. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tiết 3. HD Toán Phần 2: Tự kiểm tra I. Mục tiêu: Ôn tập phép nhân, phép chia, phép cộng, phép trừ phân số và giải toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra việc làm bài tập của HS HĐ 2: Cho HS làm bài - Cho HS tự làm bài vào vở - GV lưu ý HS nội quy trong giờ kiểm tra. HĐ 3: Thu và chấm chữa bài cho HS HĐ nối tiếp: - Nhận xét việc làm bài của HS. - Dặn HS về nhà làm lại bài còn sai. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THI HỌC SINH THANH LỊCH I. Mục tiêu: Thông qua cuộc thi nhằm giáo dục cho HS: - Thái độ mạnh dạn, tự tin, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị của HS tiểu học. - Ý thức giữ gìn danh dự, phẩm giá của người HS và truyền thống nhà trường. II. Chuẩn bị: Sân khấu, phông màn thiết bị, âm thanh; Vương miện, ba dải lụa màu đỏ hoặc xanh lam có ghi hàng chữ: “Giải nhất cuộc thi HS thanh lịch, năm học” “Giải nhì cuộc thi HS thanh lịch, năm học” “Giải ba cuộc thi HS thanh lịch, năm học”; Hoa, phần thưởng để tặng cho các danh hiệu; III. Các hoạt động dạy- học: 1.Ổn định tổ chức: 1 phút. 2.Lên lớp: - GV tập chung HS phổ biến nội dung buổi học: + Nội dung thi gồm: Thi tài năng (có thể là hát, vẽ, đọc thơ, kể chuyện, giải toán nhanh); + Các giải thưởng chính: Giải nhất, giải nhì, giải ba; - Các lớp cử HS tham gia cuộc thi. - Các thí sinh luyện tập chuẩn bị dự thi. - Ban tổ chức chuẩn bị các phương tiện, kinh phí cần thiết cho cuộc thi. - Hình thức thi theo tổ hoặc cá nhân. - HS tiến hành thi tự chọn một trong các nội dung trên. - Ban giám khảo đánh giá xép loại thi đua. - Công bố kết quả thi. -Trao giải thưởng cho các em đạt giải. 3. Nhận xét- Dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị của HS. - NHận xét ý thức tham gia cuộc thi. - Dặn chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh của các nước trên thế giới.
Tài liệu đính kèm: