Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần thứ 11

Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần thứ 11

PPCT : 21 Tập đọc:

 ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I, Mục tiêu :

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II- Phương tiẹn:

Cô: GA, SGK; Trò: Đọc trước bài , trả lời câu hỏi.

III- Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định: HS hát

2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập ( không KT )

3.Các hoạt động chủ yếu dạy- học bài mới:

 

doc 35 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần thứ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
 HAI
2/11
Chào cờ
Tập đọc
Khoa học
Toán
Đạo đức
Chào cờ đầu tuần
Ông Trạng thả diều
Ba thể của nước
Nhân với 10, 100, 1000,  Chia cho 10, 100, 1000, 
Thực hành kỹ năng giữa HKI
- Bài 1 a) cột1, 2, b) cột 1, 2; bài 2 ( 3 dòng đầu)
BA
3/11
Chính tả
Lịch sử
LTVC
Toán
Aâm nhạc
Nhớ -viết: Nếu chúng mình có phép lạ
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Luyện tập về động từ
Tính chất kết hợp của phép nhân
ÔTBH: Khăn quàng thắm mãi vai em
- Bài 1 a; bài 2 a
- Biết đọc bài TĐN số 3
TƯ
4/11
KC
Thể dục
Mỹ thuật
Toán
Tập đọc
Bàn chân kì diệu
Thầy Trang dạy
Thầy Thường dạy
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Có chí thì nên
- Bài 1, bài 2
NĂM
5/11
TLV
Toán
LTVC
Khoa học
Địa lí
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Đề-xi-mét vuông
Tính từ
Mây được hình thành như thế nào? Mưa
Ôn tập
- Bài 1 , bài 2 , bài 3
SÁU
6/11
Kĩ thuật
Toán
Thể dục
TLV
SHL
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
Mét vuông
Thầy Trang dạy
Mở bài trong bài văn kể chuyện
Sinh hoạt lớp
- Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
- Bài 1, bài 2 ( cột 1), bài 3
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
PPCT : 21 Tập đọc: 
 ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I, Mục tiêu :
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II- Phương tiẹän:
Cô: GA, SGK; Trò: Đọc trước bài , trả lời câu hỏi.
III- Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập ( không KT )
3.Các hoạt động chủ yếu dạy- học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* GV giới thiệu bài.
* Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?
- Tên chủ điểm nói lên điều gì?
- Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ.
* Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
* CC Ôâng trạng thả diều học hôm nay sẽ nói về ý chí của một cậu bé đã từng đứng ngoài cửa nghe thầy đồ giảng bài trong bức tranh trên.
* Hoạt động 1: HS luyện đọc 
_ Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi.
- Gọi HS đọc bài và YC nêu các đoạn văn
- HD đọc nối tiếp 
- YC HS luyện đọc
- Tổ chức đọc thi 
- GoÏi HS đọc toàn bài 
* GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: rất ham thả diều, bé tí, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, thuộc bài, như ai, lưng trâu , ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, cánh diều, tiếng sáo, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
 _ Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi trong bài .
- GV nêu câu hỏi YC HS trả lời
+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình của cậu như thế nào?
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+ Đoạn 1,2 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
+ Nội dung đoạn 3 là gì?
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4: HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại . Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của CC nhất.
- Đoạn cuối bài cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS trao đổi và tìm nội dung chính của bài. - GV chốt ý.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL
 _ Mục tiêu: Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- YC HS đọc nối tiếp bài
- GV đọc mẫu, HD đọc 
Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó/ và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc cả hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi diều.
 Sau vì nhà nghèo qúa, chú phải bỏ học, ban ngày đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về hoc. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng/ sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay và mảnh gạch vỡ; còn đèn là/ vỏ trứng thả đom đóm vào trong.
- YC luyện đọc theo nhóm 2
- Tổ chức đọc thi đọc diễn cảm, tuyên dương
- Chủ điểm: Có chí thì nên
+ Tên chủ điểm nói lên con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công.
+ Tranh minh hoạ vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: các em chăm chú nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội.
- HS nêu nội dung tranh bài học.
- 1 HS khá, giỏi đọc bài 
- 4 đoạn
+ Đoạn 1:Vào đời vua  đến làm diều để chơi.
+ Đoạn 2: lên sáu tuổi  đến chơi diều.
+ Đoạn 3: Sau vì  đến học trò của thầy.
+ Đoạn 4: Thế rồi đến nước Nam ta.
- Đọc nối tiếp kết hợp đọc từ khó, giải nghĩa từ 
- Luyện đọc theo cặp 
- Lớp NX 
- 1 em khá, giỏi đọc
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
+ Cậu bé rất ham thích chơi thả diều.
+ Những chi tiết: Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
+ Đoạn 1,2 nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu. Cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vở, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
- Đọan 3 nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
+ Vì cậu đỗ trạng Nguyên năm 13 tuối, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
+HS phát biểu theo suy nghĩ của nhóm.
+ Câu tuổi trẻ tài cao nói lên Nguyễn Hiền đẫ trạng nguyên năm 13 tuổi. Oâng còn nhỏ mà đã có tài.
+ Câu có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền cò nhỏ mà đã có chí hướng, ông quYết tâm học khi gặp nhiều khó khăn.
* Câu công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, vinh quang đã đạt được.
+ Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
- Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên.
+ Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Nêu cách đọc
- 2 HS đọc tiếp nối nhau.
- Lớp nhận xét
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm 
4 - Củng cố – dặn dò 
+ Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? + Truyện đọc giúp em hiểu điều gì? + GV cùng HS NX tiết học.
+ Về nhà học bài, chuẩn bị bài: Có chí thì nên
PPCT : 21 Khoa học
BA THỂ CỦA NƯỚC
I- Mục tiêu : 
	- Nêu được nước tốn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
	- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
II- Phương tiện:
Cô: GA, SGK; Trò: SGK, vở bài tập
III- Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Nước có những tính chất gì?
* Em hãy nêu tính chất của nước ? - NX, ghi điểm
3. Các hoạt động chủ yếu dạy- học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 _ Mục tiêu: Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí. Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
- GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2.
 + Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể 
nào ?
 + Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể lỏng ?
- Gọi 1 HS lên bảng. GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS nhận xét.
 - Vậy nước trên mặt bảng đi đâu ? Chúng ta cùng làm thí nghiệm để biết.
 - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo định hướng:
 + Chia nhóm cho HS và phát dụng cụ làm thí nghiệm.
 + Đổ nước nóng vào cốc và yêu cầu HS:
* Quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra.
* Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
* Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì ?
* GV giảng: Khói trắng mỏng mà các em nhìn thấy ở miệng cốc nước nóng chính là hơi nước. Hơi nước là nước ở thể khí. Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập trung ở một chỗ, gặp không khí lạnh hơn, ngay lập tức, hơi nước đó ngưng tụ lại và tạo thành những giọt nước nhỏ li ti tiếp tục bay lên. Hết lớp nọ đến lớp kia bay lên ta mới nhìn thấy chúng như sương mù, nếu hơi nước bốc hơi ít thì mắt thường không thể nhìn thấy được. Nhưng khi ta đậy đĩa lên, hơi nước gặp lạnh, ngưng tụ lại thành những giọt nước đọng trên đĩa.
 * Vậy nước ở trên mặt bảng đã biến đi đâu ?
 * Nước ở quần áo ướt đã đi đâu ?
 * Em hãy nêu những hiện tượng nào  ... âu:
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc viết được “mét vuông”, “m2”.
- Biết được 1m2 = 100 dm2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2.
- Thực hành tốt các bài tập trong SGK.
II- Phương tiện:
Cô: GA, SGK, Vẽ sẵn hình vuông có cạnh 1m; Trò: SGK, vở bài tập
III- Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Đề-xi-mét vuông
- YC HS làm bảng BT 1, NX ghi đểm.
3. Các hoạt động chủ yếu dạy- học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Giới thiệu mét vuông
 _ Mục tiêu: Biết mét vuông là đơn vị đo S.
 - GV treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2
 - GV nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét về hình vuông trên bảng.
+ Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu ?
+ Hình vuông nhỏ có độ dài bao nhiêu ?
+ Cạnh của HV lớn gấp mấy lần cạnh của HV nhỏ?
+ Mỗi HV nhỏ có diện tích là bao nhiêu ?
+ HV lớn bằng bao nhiêu HV nhỏ ghép lại?
+ Vậy diện tích HV lớn bằng bao nhiêu ?
- Vậy HV cạnh dài 1 m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 HV nhỏ có cạnh dài 1 dm.
 - Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2 và dm2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là mét vuông. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m. (GV chỉ hình)
 - Mét vuông viết tắt là m2.
* 1m2 bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông ?
 - GV viết lên bảng: 1m2 = 100dm2
+ 1dm2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
- Vậy 1m2 bằng bao nhiêu cm2 ?
- GV viết lên bảng: 1m2 = 10 000 cm2
 - GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa mét vuông với dm2 và cm2
* Hoạt động 2: Làm BT 1 
 _ Mục tiêu: HS đọc viết được “mét vuông”, “m2”.
- Bài tập yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo mét vuông, khi viết kí hiệu mét vuông (m2) các em chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của kí hiệu mét (m).
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV gọi 5 HS lên bảng, đọc các số đo diện tích theo mét vuông, yêu cầu HS viết.
 - YC HS đọc lại các số đo vừa viết.
* Hoạt động 3: Làm BT 3
 _ Mục tiêu: Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Với HS khá, GV yêu cầu HS tự giải bài toán, với HS trung bình, yếu, GV gợi ý HS bằng cách đặt câu hỏi:
+ Người ta đã dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng ?
+ Vậy S căn phòng chính là S của bao nhiêu viên gạch ?
+ Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu ?
+ Vậy diện tích của căn phòng là bao nhiêu m2 
 - GV yêu cầu HS trình bày bài giải.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
* Lưu ý: Nếu còn thời gian GV cho HS khá giỏi làm BT còn lại.
- HS quan sát hình.
- Hình vuông lớn có cạnh dài 1m (10 dm).
- Hình vuông nhỏ có độ dài là 1dm.
- Gấp 10 lần.
- Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dm2.
- Bằng 100 hình.
- Bằng 100dm2.
- HS nhìn vào hình trên bảng và trả lời: 
 1 m2 = 100 dm2.
- HS nêu: 1 dm2 =100 cm2
 1 m2 =10 000 cm2
 1 dm2 =100 cm2
 1 m2 =10 000 cm2
- HS nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào VBT, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Đọc
Viết
Chín trăm chín mươi mét vuông
990 m2
Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông
2005 m2
Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông
1980 m2
Tám nghìn sáu trăm mét vuông
8600 m2
Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng-ti-mét-vuông
28 911 
cm2
- Dùng hết 200 viên gạch.
- Là diện tích của 200 viên gạch.
- Diện tích của một viên gạch là:
30 cm2 x 30 cm2 = 900 cm2
- Diện tích của căn phòng là:
900 cm2 x 200 = 180 000 cm2,
180 000 cm2 = 18 m2.
+ 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
4 - Củng cố – dặn dò
+ GV cùng HS NX tiết học. + Về nhà học bài, chuẩn bị bài: Nhân một số với một tổng
PPCT : 22 Tập làm văn:
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I, Mục tiêu
	- Nắm được hai cách mở bài trực và gián tiếp trong bài văn kể chuyện ( nội dung ghi nhớ).
	- Nhận biết được mở bài theo cách đã học ( BT1, BT2, mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp ( BT 3, mục III).
II- Phương tiện:
Cô: GA, SGK; Trò : Đọc và tìm hiểu bài trước khi lên lớp .
III- Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
- Gọi HS lên đóng vai thực hiện trao đổi. - GV nhận xét – ghi điểm.
3.Các hoạt động chủ yếu dạy- học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
* Giới thiệu bài
* Hoạt động1 : Phần nhận xét
 _ Mục tiêu: Nắm được hai cách mở bài trực và gián tiếp trong bài văn kể chuyện ( nội dung ghi nhớ).
 Bài 1
- YC nêu nội dung tranh
- Em biết gì qua bức tranh này?
- Để biết nội dung truyện tình tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu.
 Bài 2:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
- Gọi HS đọc đoạn mở bài mà mình tìm được.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm.
- Treo bảng phụ ghi 2 cách mở bài.
- Gọi HS phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
- Cách mở bài thứ nhất: kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách kở bài thứ hai là cách mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể.
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: BT 1, BT 2
 _ Mục tiêu: Nhận biết được mở bài theo cách đã học.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS cả lớp theo dõi, trao đổi vàv trả lời câu hỏi; Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.
+ Cách a/. là mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).
+ Cách b/ là mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể)
- Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài.
- Gọi HS đọc yêu càu chuyện hai bàn tay. HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi: câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
- Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét chung, kết luận câu trả lời đúng.
* Hoạt động 3: BT 3
 _ Mục tiêu: bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai?
- HS tự làm bài. Sau đó đọc cho nhóm nghe.
- Gọi HS trình bày.GV sửa lỗi.
- Nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Đây là chuyện rùa và thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ. Kết quả rùa đã về đích trước thỏ trong sự chứng kiến của nhiếu muông thú.
-Lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện.
- HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện và SGK.
+ Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông. Một con rùa đang cố sức tập chạy.
-1 HS đọc thành tiếng và yêu cầu nội dung, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.
-Cách mở bài của bài 3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói ngay rùa đang thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều.
-HS lắng nghe.
-Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
-Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Cách a/ Là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy bên bờ sông.
+ Cách b/. c/. d/. là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của câu chuyện mà nêu ý nghĩa hay những truyện khác để vào chuyện.
- HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp- kể nhanh sự việc ở đầu câu truyện. Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lới của người kể chuyện hoặc là của Bác Lê .
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành một nhóm đọc cho nhau nghe phần bài làm của mình. -Các HS trong nhóm cùng lắng nghe, nhận xét, sửa cho nhau.
- HS đọc mở bài của mình.
4 - Củng cố – dặn dò 
+ Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện? + GV cùng HS NX tiết học.
+ Về nhà học bài, chuẩn bị bài: Kết bài trong bài văn kể chuyện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
- Vẽ tranh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Tổ chức cho HS vẽ tranh rồi trưng bày tại lớp
- Tuyên dương những HS có bài vẽ đẹp.
SINH HOẠT
Mục đích yêu cầu:
Các em biết những mặt mạnh, mặt yếu từ đó có hướng phấn đấu.
Rèn thói quen phê và tự phê tốt.
Giáo dục các em có ý thức rèn luyện, tu dưỡng tốt.
Chuẩn bị:
Cô: phương hướng tuần tới - Trò: Ý kiến xây dựng.
Nội dung sinh hoạt:
Đạo đức: Các em ngoan, đoàn kết với bạn bè.
Học tập:
Một số em có ý thức học tập tốt, có tiến bộ: 
Bên cạnh đó một số em chưa có ý thức trong học tập: 
HS nghỉ học không lí do: 
Các hoạt động khác:
HS vệ sinh sạch sẽ.
Thực hiện tốt luật an toàn giao thông
Tuyên dương: 
Phương hướng tuần tới: - Thực hiện PPCT tuần 12
Duy trì sĩ số, ổn định nề nếp, khắc phục tồn tại.
HS thực hiện tốt khâu vệ sinh và an toàn giao thông.
Vận động HS đóng góp tiền mua tủ và may rèm cửa.
Tham gia tốt các hoạt động do trường, Đội đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 11(3).doc