Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Khối 4 - Tuần 8

Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Khối 4 - Tuần 8

Tập đọc

Nếu chúng mình có phép lạ

I/ Mục đích, yêu cầu

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ, đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồ hởi, vui tươi.

- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

- HTL bài thơ

II.CB: Tranh minh hoạ.

III.Lên lớp:

1.Bài cũ: 2 nhóm HS đọc phân vai 2 màn của vở kịch “Ở vương quốc Tương Lai”. Trả lời câu hỏi 2, 3 SGK.

 2.Bài mới: Giới thiệu, ghi đề

HĐ1: Luyện đọc:

- Nối tiếp nhau đọc bài thơ - đọc 2-3 lần.

GV kết hợp sửa sai cho HS

Lượt đọc lần 2 GV kết hợp cho HS giải thích từ chú giải SGK.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

HĐ2:Tìm hiểu bài:

 

doc 54 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Khối 4 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
I/ Mục đích, yêu cầu	
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ, đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồ hởi, vui tươi.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
- HTL bài thơ
II.CB: Tranh minh hoạ.
III.Lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 1.Bài cũ: 2 nhóm HS đọc phân vai 2 màn của vở kịch “Ở vương quốc Tương Lai”. Trả lời câu hỏi 2, 3 SGK.
 2.Bài mới: Giới thiệu, ghi đề
HĐ1: Luyện đọc:
- Nối tiếp nhau đọc bài thơ - đọc 2-3 lần.
GV kết hợp sửa sai cho HS 
Lượt đọc lần 2 GV kết hợp cho HS giải thích từ chú giải SGK.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2:Tìm hiểu bài: 
? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? 
? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì - HS đọc thầm cả bài thơ 
? Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
- GV bổ sung 
- HS đọc lại khổ thơ 3-4, giải thích ý nghĩa của những cách nói sau: 
+ Ước " không còn mùa đông"
+ Ước " hoá trái bom thành trái ngon".
HS giải thích, GV bổ sung.
? Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ? ( đó là những ước mơ ... sống trong hoà bình).
? Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
( Cho HS nói lên suy nghĩ của các em)
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
. GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- HS nhẫm HTL bài thơ. 
- HS thi HTL từng khổ thơ, cả bài.
3.Tổng kết:? Ý nghĩa bài thơ? 
 - Dặn về nhà học thuộc bài thơ. Xem bài tiếp theo.
- 1 em đọc toàn bài
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm cả bài thơ
( ...Nếu chúng nình có phép lạ- được lặp lại nhiều lần ...).
-? ( ... ước muốn của các bạn nhỏ...).
 HS trả lời
HS đọc lại khổ thơ 3-4, giải thích
(-Các bạn ước lúc nào thời tiết cũng dễ chịu, không thiên tai, không tai hoạ đe doạ con người.
-Ước thế giới hoà bình, không có bom đạn, chiến tranh)
- 4 em nối tiếp nhau đọc bài thơ
HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
( Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn).
---------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về: 
 -Kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên.
 -Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.
 -Giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4 – VBT.
III.Hoạt động trên lớp: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 35, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -GV: ghi bảng. 
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -Hãy nêu yêu cầu của bài tập ?
 -GV hướng dẫn: Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Khi tính, chúng ta có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau và thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là các số tròn với nhau.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Đặt tính rồi tính tổng các số.
-Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và kết quả tính.
-Tính bằng cách thuận tiện.
-HS nghe giảng, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
----------------------------------------------------
Chính tả (nghe – viết)
TRUNG THU ĐỘC LẬP
Phân biệt r/d/gi, iên/yên/iêng
I. Mục đích yêu cầu
1- Nghe - viết đúng chính tả,trình bày đúng một đoạn trong bài:“Trung thu độc lập.”
2- Tìm đúng và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần iên/yên/iêng để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy – học
 - Ba bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b.
- Bảng lớp viết nội dung BT3a hoặc 3b + một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để Hs thi tìm từ.
III. Các hoạt động dạy – học
HĐ +ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HĐ 1
KTBC
(Khoảng 3’)
Gv kiểm tra2 hs. Gv đọc cho học sinh viết:
+ HSMN :khai trương, sương gió, thịnh vượng.
+ HSMB : phong trào, trợ giúp, họp chợ
- Gv nhận xét + cho điểm
2 hs viết trên bảng lớp.Hs còn lại viết vào nháp.
HĐ 2
Giới thiệu bài
(Khoảng 2’)
 Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết đúng một đoạn văn ngắn “Trung thu độc lập”. Sau đó chúng ta sẽ luyện tập để viết đúng chính tả các tiếng có âm đầu (r/d/gi), có vần (iên/yên/iêng). - Gv ghi tựa
Hs lắng nghe 
Hs nhắc lại.
HĐ 3
Nghe – viết
Khoảng 20’
a/ Hướng dẫn chính tả
- Gv đọc toàn bài chính tả “Trung thu độc lập” một lượt. Chú ý phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho hs chú ý đến tiếng có âm đầu (r/d/gi) và vần (iên/yên).
- Đoạn văn nói đến mơ ước gì của anh chiến sĩ?
- Các em đọc thầm lại toàn bài cần viết, chú ý cách trình bày dấu câu trong đoạn hội thoại,những từ ngữ dễ viết sai (trăng, khiến, xuống, sẽ soi sáng)
- Chúng ta tập viết các từ ngữ dễ viết sai vàobảng con. Gv đưa bảng mẫu. Hs phân tích tiếng khó 
- Gv nhắc hs : ghi tên bài vào giữa dòng. Ngồi viết đúng tư thế.
- Gv đọc mẫu lần 2.
- Hs gấp sgk lại.
b/ GV cho hs viết chính tả
- Gv đọc từng câu hoặc cụm từ cho hs viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2- 3 lượt cho hs viết theo tốc độ viết quy định.
- Gv đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. Hs soát lại bài. Hs tự sửa lỗi viết sai.
c/ Chấm chữa bài
- Các em đổi vơ,û soát lỗi cho nhau, các em đối chiếu sgk sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
- Em nào không mắc lỗi, sai từ 1- 5 lỗi, dưới 5lỗi
- Gv chấm từ 5 đến 7 bài.
- Gv nhận xét chung về bài viết của hs.
Cả lớp, cá nhân.
Lắng nghe
Trả lời
Đọc thầm
Viết từ khó vào bảng con
Lắng nghe
Gấp sgk
Cá nhân
Hs viết bài
Dò bài, tự sửa lỗi
Hs sửa lỗi cho bạn
Hs giơ tay
HĐ 4
Làm BT2
Khoảng 
7’
Làm BT3
Khoảng
4’
BT2 : Điền vào ô trống (Chọn câu a hoặc b ) a/ Điền tiếng bắt đầu bằng r/d/gi
- Các em đọc yêu cầu BT2 + đoạn văn.
- Các em đọc thầm nội dung truyện vui- làm bài vào VBT
- Gv phát phiếu riêng cho 3 hs. 
- Ba em lên trình bày kết quả.
- Cả lớp và gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng : giắt – rơi – dấu – rơi – gì – dấu – rơi – dấu.
- Hs đọc lại truyện vui.
- Anh chàng ngốc làm rơi gì xuống sông ?
- Em nghĩ gì về việc khi anh chàng đánh dấu chỗ kiếm rơi ?
b/ Điền tiếng có vần iên/yên/iêng 
Thực hiện như câu a: yên – nhiên – nhiên – diễn – miệng – tiếng.
- Tiếng đàn của chú dế giúp gì cho Mô-da ?
BT 3 : Tìm các từ : Trò chơi tìm từ nhanh
- Các em đọc yêu cầu BT3 + nghĩa từ.
- Mời 3 Hs tham gia, gv phát 3 mẩu giấy, ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòmg ghi nghĩa của từ ở trên bảng.
- Gv gọi 2 Hs lật băng giấy lên.
- Cả lớp và Gv tính điểm theo các tiêu chuẩn : lời giải đúng/sai, viết chính tả đúng/sai,nhanh/chậm.
- Gv tuyên dương Hs thắng cuộc.
a/ Từ có âm đầu r/d/gi: rẻ – danh nhân - giường
b/ Từ có vần iên/iêng: Dạy như câu a
 Điện thoại – nghiền - khiêng 
Cá nhân, nhóm
Đọc yêu cầu
Hs làm bài
Ba hs trình bày
Hs trả lời
Hs đọc to
Hs làm bài .
 Hs dán phiếu ghi từ tìm được.
Hs lật băng giấy
Nhận xét
Vỗ tay
HĐ 5
Củng cố, dặn dò
Khoảng
3’
- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ?
- Chúng ta được học viết tiếng có âm nào, vần nào 
- Về nhà các em xem trước chính tả nghé – viết: Thợ rèn, chú ý âm, vần :l/n, uôn/uông.
- Gv nhận xét tiết học.
Trả lời
--------------------------------------------------
Địa lí
:HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN
I-Mục tiêu :
- Học xong bài này,HS biết :
- Trình bày một số đặc điểm tuêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên :trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn .
- Dựa vào lược đồ ,bản đồ ,bảng số liệu ,tranh,ảnh,để tìm kiếm kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa cácthành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
II-Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh,ảnh về vùng trồng cây cà-phê,một số sản phẩm cà-phê Buôn Ma Thuột .
III-Hoạt động dạy-học :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
1-Ổn định :
2-KTBC: Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
-Kể tên một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên ?
- Nêu một số trang phục và sinh hoạt cũa người dân ở Tây Nguyên?
3-Bài mới :
- Giới thiệu bài: Dân tộc ở Tây Nguyên có hoạt động sản xuất như thế nào,chúng ta sẽ hiểu. trongbài:”Hoạt động sản xuất của người dân ở TâyNguyên”.
HOẠT ĐỘNG 1:
* Trồng cây công nghiệp trên đất ba-dan .
- Dựa vào kênh chữ và hình ở mục 1,cho biết :
+ Những cây công nghiệp chính ở TâyNguyên?.
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây ?
+Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ?
- GV giải thích thêm việc hình thành đất đỏ ba dan: từ núi lửatrong lòng đất phun ra,gọi là dung nham, nguội và đông cứng thành đá badan,lâu ngày với nắng mưa vụn bở thành đất đỏ ba dan .
HOẠT ĐỘNG 2;
* Xác định vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên .
- Yêu cầu HS chỉ vị trí BMT trên bảng đồ .
- Cho HS xem hình 2 SGK ,nhận xét vùng trồng càphê.
- GV nhận xét ,kết kuận :
+ Cà phê ở Buôn Mê Thuột xanh ngát bạt ngàn ,trải rộng khắp nơi ,không chỉ ở Ban Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác :như cao su,chè hồ tiêu 
- Liên hệ thực tế:
+ Các em biết gì về cà phê Ban Ma Thuột ?
- Cho HS xem tranh ,ảnh về sản phẩm càphê hạt ,cà phê bột Ban Ma Thuột .
- Hiện nay khó khăn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguy ... i mục bạn cần biết.
----------------------------------------------
Toán:
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I.Mục tiêu:
 -Giúp HS: Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
 -Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS)
III.Hoạt động trên lớp: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 39, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -GV hỏi: Chúng ta đã được học góc gì ?
 -Trong giờ học này chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 
 b.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt :
 * Giới thiệu góc nhọn 
 -GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK.
 -Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
 -GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.
 -GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
 -GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
 -GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông).
 * Giới thiệu góc tù 
 -GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK.
 -Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
 -GV giới thiệu: Góc này là góc tù.
 -GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
 -GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông.
 -GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông)
 *Giới thiệu góc bẹt 
 -GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK.
 -Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
 -GV vừa vẽ hình vừa nêu: Cô (Thầy) tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
GV hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ?
 -GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
 -GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
-GV nhận xét, có thể vẽ thêm nhiều hình khác trên bảng và yêu cầu HS nhận biết các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
 Bài 2
 -GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài.
 -GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù ?
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Góc vuông.
-HS nghe.
-HS quan sát hình.
-Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.
-HS nêu: Góc nhọn AOB.
-1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
-1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-HS quan sát hình.
-HS: Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON.
-HS nêu: Góc tù MON.
-1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông.
-1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-HS quan sát hình.
-Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD.
-HS quan sát, theo dõi thao tác của GV.
-Thẳng hàng với nhau.
-Góc bẹt bằng hai góc vuông.
-1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
HS trả lòi trước lớp:
+Các góc nhọn là: MAN,UDV.
+Các góc vuông là: ICK.
+Các góc tù là: PBQ, GOH.
+Các góc bẹt là: XEY.
HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả:
Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.
Hình tam giác DEG có một góc vuông.
Hình tam giác MNP có một góc tù.
-HS trả lời theo yêu cầu.
---------------------------------------------
ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về : Từ ghép, từ láy, danh từ
B. Các hoạt động dạy - học:
Các bài tập cần làm
Hoạt động dạy - học
Bài 1: Tìm các từ ghép, từ láy có trong đoạn văn sau:
Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đóa hoa tỏa hương thơm ngát.
Bài 2: Gạch chân vào từ không phải là danh từ trong các dãy từ sau:
Nhân dân, đẹp đẽ, nghệ thuật, lít, học sinh, bão, bảng, văn hóa, lo lắng, đạo đức, nắng, đũa, giáo viên, bút chì, truyền thống, cơn, thật thà, mét, 
Bài 3: Đặt câu có từ: lịch sử, dân tộc
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1: Gọi HS đọc bài
Yêu cầu thảo luận nhóm đôi để tìm ra từ ghép, từ láy có trong đoạn văn.
Gọi các nhóm trả lời.
GV nhận xét, chữa bài.
HS viết lại từ ghép, từ láy vào vở.
(Từ ghép: vườn lá, xanh mướt, ướt đẫm, sương đêm, bông hoa, đỏ thắm, cánh hoa, đóa hoa, thơm ngát.
Từ láy: xum xuê, rập rờn, mịn màng, khum khum, ngập ngừng)
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
GV hướng dẫn HS tìm những từ không phải là danh từ thì gạch chân
HS tự làm bài.
GV gọi HS đọc bài làm của mình.
Nhận xét, chữa bài.
(đẹp đẽ, lo lắng, thật thà)
Bài 3: Yêu cầu HS đặt câu 
Gọi HS đọc câu mình đặt
GV nhận xét, chữa bài.
HS tự viết vào vở câu mình đặt.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Thứ tư 
 	Kỹ thuật 
CẮT, KHÂU TÚI RÚT DÂY (3 TIẾT)
I – MỤC TIÊU :
- HS biết cách cắt, khâu túi rút dây
- Cắt, khâu được túi rút dây
- HS yêu thích sản phẩm do mình làm được
II – ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIỜ HỌC :
* GV : Mẫu túi vải rút dây (được khâu bằng mũi khâu thường, đột). Kích thước gấp 2 lần kích thước qui định trong SGK.
- Mảnh vải hoa, màu
- Chỉ khâu, len, kim khâu, kéo cắt vải, thước, phấn vạch, kim băng nhỏ.
* HS :
- Mảnh vải hoa hoặc màu 20 ® 25cm, chỉ khâu, kim khâu, kim băng, dây len, kéo, bút chì, thước kẻ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG GIỜ HỌC :
1/ Ổn định : (1’). Lớp hát vỗ tay 1 bài ngắn.
2/ KTBC : (4’). 
	- GV hỏi cách cắt vải, khâu thường, khâu đột.
	- Gấp mép vải – 3 HS nêu
	- Nhận xét bổ sung
3/ Bài mới :
Nội dung - TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Giới thiệu : 1’
Hoạt động 1 :
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu (10’)
Hoạt động 2 :
GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật (15’)
4/ Củng cố : 4’
5/ Dặn dò : 1’
Các em đã được học các kĩ thuật như cắt, khâu các mũi khâu thông dụng. Các em hãy vận dụng các kĩ thuật đó vào bài học hôm nay để hoàn thành 1 sản phẩm mà rất là công dụng trong đời sống chúng ta.
- GV viết tựa.
- GV giới thiệu vật mẫu, túi rút dây, hình 1 (SGK).
- Túi rút dây hình gì ? (Hình chữ nhật). GV bổ sung : Có 2 phần, phân thân túi và phần luồn dây.
- Phần thân túi được khâu theo cách khâu nào ?
- GV bổ sung : Các khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (hoặc khâu đột)
- Phần luồn dây có đường nẹp để lồng dây, được khâu theo cách khâu viền đường gấp mép vải. Kích thước túi thì tùy thích.
* Lưu ý : Nếu các em khâu túi đựng bút chì thì có thể khâu phần thân túi dài và hẹp, còn nếu khâu túi đựng sách, vở thì khâu phần thân túi to, rộng
- GV cho HS nêu tác dụng sử dụng của túi rút dây ?
- GV lưu ý HS đối với bài học này các đường khâu HS đã được học ở các tiết trước nên GV không nhắc lại từng cách khâu. Chỉ hướng dẫn cho các em các bước để HS cắt, khâu được túi rút dây.
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK (2 ® 9) để nêu qui trình và cách thực hiện túi rút dây.
* GV lưu ý HS :
- Trước khi cắt vải cần vuốt phẳng mặt vải. Sau đó đánh dấu các điểm theo kích thước ghi trong hình 2 (SGK) và kẻ nối các điểm. Các đường kẻ trên vải thẳng và vuông góc với nhau.
- Cắt theo đúng đường vạch dấu.
- Khâu viền các đường gấp mép vải để tạo nẹp lồng dây trước, khâu ghép 2 mép vải ở phần thân túi sau.
- Khi bắt đầu khâu phần thân túi (H.8). Các em cần vòng 2 ® 3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa đường gấp mép của phần luồn dây với phần thân túi để đường khâu chắc, không bị tuột chỉ.
- Nên khâu bằng chỉ đôi, khâu bằng mũi khâu đột thưa để đường khâu được chắc, khâu xong, lộn túi sang mặt phải.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SKG/29
- Hỏi nội dung bài
- Chuẩn bị vật liệu dụng cụ ở tiết sau
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- 2 HS nhắc tựa
HS quan sát
- HS trả lời
- Túi dây có hình chữ nhật.
- iiuiikk
Nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời theo ý của học sinh.
- HS quan sát lắng nghe sự hướng dẫn của GV.
- 3 HS đọc
Thứ năm 
Thứ tư 
Thứ sáu 
 	Thứ sáu
Tiết 
C O D
Tiết 2 : Cắt, khâu túi, rút dây (tt)
1/ Ổn định : (1’). Lớp hát.
2/ KTBC : (4’). 
	- 2 HS nêu ghi nhớ “Cắt, khâu túi rút dây”
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới :
Nội dung - TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Giới thiệu : 1’
Hoạt động 3 :
HS thực hành khâu túi rút dây (10’)
15’
4/ Củng cố : 4’
5/ Dặn dò : 1’
- GV ghi tựa
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS
- Hôm nay các em thực hành về vật gì?
+ Cắt, khâu túi rút dây
- Tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải và cắt, gấp, khâu hai bên đường nẹp phải luồn dây.
- Nêu cách đo, cắt vải để chuẩn bị khâu túi rút dây.
+ Đặt vải trên bàn vuốt vải thẳng, đo kẻ vải theo hình chữ nhật cạnh 20cm rộng 15cm cắt theo đường kẻ.
- GV lưu ý đến HS : Khi khâu vòng 2 ® 3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS. Ra yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm.
* GV chia lớp thành 4 tổ (có thể đảo lộn vị trí chỗ ngồi)
- HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi. GV quan sát, uốn nắn chỉ bảo thêm cho những HS còn lúng túng.
- 1, 2 HS làm lại cách khâu túi rút dây
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu tiết sau
- 2 HS nhắc tựa
- HS nêu
- HS nêu ® Nhận xét
- HS lắng nghe
- Tổ trưởng điều khiển tổ mình
- 2 HS thực hiện.
LUYỆN ĐỌC:
HĐ1: Luyện đọc đoạn trong nhóm
- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và trả lời các câu hỏi ở SGK (đọc 2-3 lần) theo nhóm
- Một số nhóm thể hiện (trả lời một số câu hỏi theo yêu cầu của GV) 
GV kết hợp sửa sai cho HS, tuyên dương các nhóm đọc tốt
HS đọc các từ chú giải SGK.
- 2 em đọc toàn bài
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- 4 em nối tiếp nhau đọc bài thơ. 
- HS nhắc lại cách thể hiện bài thơ 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm
- Các nhóm thi đọc diễn cảm - GV và lớp nhận xét
- HS nhẩm HTL bài thơ. 
- HS thi HTL từng khổ thơ, cả bài.
HĐ3: Tổng kết: - Một HS đọc diễn cảm toàn bài
- HS nêu lại ND bài thơ
- GV nhận xét và dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 CKTKN LOP4.doc