Toán Tiết 26
Luyện tập (35’)
I. Mục tiêu :
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ
- HS làm được các BT1, BT2 Trang 33
*HS khá giỏi làm thêm bài 3.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : 5’ Biểu đồ (tt)
Gọi 2 HS làm BT 2a Tr30 HS thực hiện
Nhận xét, đánh giá
2.Bài mới : 27’
* Bài tập 1:
-1 HS nêu yêu cầu BT -HS làm bài vào vở
-2HS trình bày miệng kết quả theo hình thức hỏi đáp.
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Số mét vải hoa mà tuần 2cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1là bao nhiêu m ?
+ Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ?
+ Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
* Bài tập 2:
Toán Tiết 26 Luyện tập (35’) I. Mục tiêu : - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ - HS làm được các BT1, BT2 Trang 33 *HS khá giỏi làm thêm bài 3. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ : 5’ Biểu đồ (tt) Gọi 2 HS làm BT 2a Tr30 HS thực hiện Nhận xét, đánh giá 2.Bài mới : 27’ * Bài tập 1: -1 HS nêu yêu cầu BT -HS làm bài vào vở -2HS trình bày miệng kết quả theo hình thức hỏi đáp. + Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ? + Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải đúng hay sai ? Vì sao ? + Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất đúng hay sai ? Vì sao ? + Số mét vải hoa mà tuần 2cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1là bao nhiêu m ? + Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ? + Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ? * Bài tập 2: -1 HS nêu yêu cầu BT - HS quan sát biểu đồ trong SGK và trả lời câu hỏi: + Biểu đồ biểu diễn gì ? + Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? -HS làm bài vào vở -HS trình bày miệng kết quả +Tháng 7 có 18 ngày mưa. +Tháng 9 mưa nhiều hơn tháng 8 là 12 ngày mưa. +Trung bình mỗi tháng có 12 ngày mưa. *HS khá giỏi làm thêm bài 3. 3. Củng cố, dặn dò :3’ -Chuẩn bị bài : “Luyện tập chung” -Nhận xét tiết học Phần bổ sung: Khoa học Tiết 11 Một số cách bảo quản thức ăn (35’) I. Mục tiêu : - Kể tên một số cách bảo quản thức ăn : làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp... - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. II. Đồ dùng dạy học :- Hình vẽ trong SGK, trang 24,25. III. Các hoạt động dạy học : 1.Bài cũ : 5’ Ăn nhiều rau và quả chín an toàn. 2.Bài mới : a. Hoạt động 1: 10’ Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn -HS thực hiện theo nhóm 4 -Các nhóm quan sát hình 24, 25 sgk và trả lời câu hỏi sau : + Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong hình minh họa ?+ Gia đình em thường dùng những cách nào để bảo quản thức ăn ? + Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi gì ? + HS đại diện nhóm báo cáo, nhận xét -bổ sung *Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối. b. Hoạt động 2: 10’ Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn -GV cho HS thảo luận nhóm đôi: +Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì? +Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật thâm nhập vào thực phẩm? a. Phơi khô, nướng, sấy b. Ướp muối, ngâm nước mắm c. Ướp lạnh d. Đóng hộp e. Cô đặc với đường -Đại diện nhóm trình bày -nhận xét -bổ sung 3. Hoạt động 3: 7’ Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà. - HS liên hệ các cách bảo quản thức ăn ở gia đình và nêu ý kiến trước lớp - HS Đọc mục Bạn cần biết ở SGK 3. Củng cố, dặn dò :3’ -Kể tên các cách bảo quản thức ăn? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài : “Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng” Phần bổ sung: Toán Tiết 27 Luyện tập chung (35’) I. Mục tiêu : - Viết , đọc , so sánh các số tự nhiên ; nêu được giá trị của số trong một số. - Biết đọc được thông tin trên biểu đồ - Xác định được một năm thuợc thế kỉ nào. - HS thực hiện được các BT1, BT2(a, c), BT3(a, b, c), BT4(a, b). *HS khá giỏi làm hết bài 2 ,3 ,4. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học : 1.Bài cũ : 5’ - Gọi HS làm BT về nhà 2. Bài mới :27’ * Bài tập 1: -HS làm miệng: Tìm và nêu: a) Số tự nhiên liền sau của số 2 835 917 là 2 835 918 b) Số tự nhiên liền trước của số 2 835 917 là 2 835 916 c) Đọc và nêu giá trị của chữ số 2 trong các số 82 360 945; 7 283 096; 1 547 238. - GV nhận xét kết luận ý đúng. * Bài tập 2(a, c): - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở, sau đó 1 em làm bảng phụ - nhận xét . - GV nhận xét, chốt kết quả đúng * Bài tập 3 (a, b, c): - GV vẽ biểu đồ như ở SGK lên bảng - HS quan sát biểu đồ và cho biết biểu đồ biểu diễn gì? - Lớp làm bài vào vở -2HS trình bày miệng kết quả theo hình thức hỏi đáp. - GV nhận xét kết luận ý đúng. + Khối lớp Ba có 3 lớp . Đó là lớp 3A ,3B ,3C. +Lớp 3A có 18 HS giỏi toán .Lớp 3B có 27 HS giỏi toán .Lớp 3C có 21 HS giỏi toán. + Trong khối lớp Ba :lớp 3B có nhiều HS giỏi toán nhất .Lớp 3A có ít HS giỏi toán nhất + Trung bình mỗi lớp Ba có 22 HS giỏi toán . * Bài tập 4(a, b): Trả lời câu hỏi a)Năm 2000 thuộc thế kỷ XX. b)Năm 2005 thuộc thế kỷ XXI . 3. Củng cố, dặn dò:3’ - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học Phần bổ sung: Luyện từ và câu Tiết 11 Danh từ chung và danh từ riêng (35’) I. Mục tiêu : - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng. - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng ; nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. II. Đồ dùng dạy học:-Tranh một vị vua nổi tiếng ở nước ta,bản đồ VN III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ:- HS: 2 em lên bảng trả lời câu hỏi bài Danh từ . 2. Bài mới a. Phần Nhận xét *Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm đôi và tìm từ đúng. a. Sông b. Cửu Long c.Vua d. Lê Lợi - GV nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam. GV giới thiệu một số sông đặc biệt là sông Cửu Long.- GV giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta. *Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài. - HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi trong bài tập. - GV kết luận: + Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. + Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng. *Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm đôi- Đại diện vài cặp trả lời, nhận xét, bổ sung. * Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. b. Phần Luyện tập * Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cho HS thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập. + Danh từ chung : núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng,đường + Danh từ riêng : Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ. - GV nhận xét, chốt ý đúng. *Bài 2: - HS đọc đề. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng phụ + Họ tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng ? Vì sao ? 3. Củng cố dặn dò: - 1em nhắc lại phần Ghi nhớ -Nhận xét giờ học, nhắc HS nhớ viết đúng danh từ riêng. Phần bổ sung: Địa lí Tiết 6 Tây Nguyên (35’) I. Mục tiêu : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu ở Tây Nguyên : +Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum ,Đắk Lắk,Lâm Viên ,Di Linh . +Khí hậu có 2 mùa rõ rệt :mùa mưa và mùa khô. - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ(lược đồ)tự nhiên VN : Kon Tum , Plây Ku , Đắk Lắk,Lâm Viên ,Di Linh . *HSKG:Nêu được đặc điểm của mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên. II. Đồ dùng dạy học : - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Tranh ảnh III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ: 5’ Kiểm tra 2 HS bài Trung du Bắc Bộ. 2. Bài mới: 1. Tây Nguyên - xứ sở của các cao nguyên xếp tầng. 14’ - GV chỉ vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và giới thiệu : Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. - HS quan sát và chỉ trên lược đồ, bản đồ và nêu tên các cao nguyên từ Bắc xuống Nam. - HS thảo luận nhóm. + Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao ? + Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên. - Lần lượt các nhóm nêu ý kiến và bổ sung cho nhau - GV nhận xét ,chốt ý chính như SGK/68 dòng 8-23 2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. 13’ - HSthảo luận theo cặp, quan sát phân tích bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Buôn Ma Thuột. + Ở Buôn Ma Thuộc có những mùa nào ? Ứng với những tháng nào ? + Em có nhận xét gì về khí hậu ở Tây Nguyên ? - Đại diện nhóm trình bày -nhận xét -bổ sung. - GV kết luận : Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên. Vào mùa khô trời nắng gay gắt. 3. Củng cố dặn dò: 3’ - HSnêu nội dung của bài học. - Chuẩn bị bài:Một số dân tộc ở Tây Nguyên -Nhận xét giờ học Phần bổ sung: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010 Tập đọc Tiết 12 Chị em tôi (35’) I. Mục tiêu : - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa : Khuyên HS không được nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người đối với mình.(trả lời đựoc các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ nội dung bài học, Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ: 5’ -3 em đọc bài và TLCH Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca 2. Bài mới a) Luyện đọc: 13’ - 1HS đọc toàn bài - GV Chia đoạn : + Đoạn 1: Từ đầutặc lưỡi cho qua.+ Đoạn 2: Tiếp theo rạp chiếu bóng à?+ Đoạn 3: Tiếp theo cho nên người. +Đoạn 4: Phần còn lại. - Gọi 4 hs đọc nối tiếp đoạn ,GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs ; ngắt hơi đúng giữa các cụm từ trong câu dài : + Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên làm cho tôi tỉnh ngộ. - Gọi 4 hs đọc nối tiếp đoạn +giải nghĩa từ chú giải SGK. - HS luyện đọc theo nhóm đôi - Gọi 1 HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh ). b) Tìm hiểu bài:7’ -HS đọc luớt từng đoạn ,trả lời các câu hỏi trong SGK. +Cô xin phép ba đi học nhóm . + Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối. +Cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba đi tập văn nghệ , rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ làm như không thấy chị +Cô chị thấy cô em nói dối giống hệt mình. Cô lo em mình lười học, và cô tự hiểu mình là tấm gương xấu cho em cô noi theo. c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .7’ - Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai . GV đọc mẫu -HS đọc -bình chọn bạn đọc hay. 3.Củng cố – Dặn dò :3’ - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - Chuẩn bị bài sau : bài Trung thu độc lập - Nhận xét tiết học . Phần bổ sung: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010 Kể chuyện Tiết 6 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (35’) I. Mục tiêu : - Dựa vào gợi ý (SGK) biết chọn và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện. II. Đồ dùng dạy học : - Một số truyện viết về lòng tự trọng - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ: 5’ - 2HS kể câu chuyện đã học ở tiết ... - Chuẩn bị tranh , ảnh về đề tài Phong cảnh quê hương cho bài học sau . Phần bổ sung: Âm nhạc Tiết 6 Tập đọc nhạc : TĐN số 1. Giới thiệu nhạc cụ dân tộc (35’) I.Mục tiêu : -Biết hát rheo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát đã học. -Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. II. Đồ dùng dạy học : hình vẽ nhạc cụ III. Các hoạt động dạy học : 1.Phần mở đầu : -Ôn lại các bài hát và các bài tập tiết tấu lần trước -Giới thiệu bài TĐN số 1 _ SonLaSon 2.Phần họat động : Nội dung 1: *Họat động 1 : Trước khi vào bài TĐN số 1 cho HS luyện tập cao độ. Chia làm 3 bước -Bước 1:HS nói tên nốt trên khuông theo tay chỉ của GV -Bước 2:GV đọc mẫu 5 -Bước 3:GV chỉ nốt trên khuông cho hs đọc đúng cao độ *Họat động 2 : -Luyện tập tiết tấu TĐN số 1 và vỗ tay hoặc gõ thanh phách - Hướng dẫn HS làm quen với bài TĐN số 1 +Nói tên nốt +Vỗ hoặc gõ tiết tấu +Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu +Ghép lời ca *Nội dung 2: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc : *Họat động 1 : -Dùng tranh vẽ giới thiệu cho HS biết hình dáng từng nhạc cụ *Họat động 2: -Cho HS nghe băng trích đọan nhạc do từng lọai nhạc cụ diễn tấu -Nghe băng lần 2 lưu ý HS phân biệt âm sắc từng lọai nhạc cụ sau đó GV hỏi lại 3.Phần kết thúc : - Hát lời và gõ đệm bài TĐN số 1 -GV cho HS nhắc lại tên những nhạc cụ vừa học -Yêu cầu HS về ôn lại 2 bài hát . Phần bổ sung: Kĩ thuật Tiết 6 Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (Tiết 1)(35’) I. Mục tiêu : - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống II. Đồ dùng dạy học : - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường - Sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần). - Vải hoa (2 mảnh) 20 x 30cm. - Len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn. III. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét sản phẩm - Nêu các bước khâu thường 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài : “khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường” b. Quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường - GV nhận xét, chốt. - GV giới thiệu 1 số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: ráp tay áo, cổ áo, áo gối, túi.... c. Thao tác kĩ thuật. * Lưu ý: - Vạch dấu trên vạch trái của vải. - Úp mặt phải hai mảnh vải vào nhau xếp 2 mép vải bằng nhau rồi khâu lược. - Sau mỗi lần rút kim, kép chỉ cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng. - GV nhận xét và chỉ ra các thao tác chưa đúng và uốn nắn. 3. Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị bài: khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Nhận xét tiết học Phần bổ sung: Sinh hoạt Tuần 6 Tổng kết các hoạt động trong tháng I.Tổng kết các hoạt động trong tháng : 1.Hạnh kiểm : -Đa số hs biết vâng lời giáo viên ,đoàn kết giúp đỡ bạn bè ,tác phong gọn gàng sạch sẽ. -Một số em phát ngôn chưa đúng chuẩn mực của người học sinh (Thế Vũ,Dũng ,Hải Hưng) ,tác phong chưa gọn gàng ,còn thả quần áo ra ngoài (Thái ,Dũng ).Lan Anh nghỉ học không phép. 2.Học tập : -HS đi học đều ,chuẩn bị đồ dùng học tập tương đối đầy đủ,trong giờ học có chú ý phát biểu xây dựng bài ,một số em viết bài sạch đẹp ,trình bày đúng quy định . -Một số em chưa nghiêm túc trong giờ học ,hay nói chuyện ,đùa nghịch ,viết chữ còn cẩu thả .Vài em đến lớp chưa thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà(Thế Hưng ,Duy ,Dũng ,Phước) . 3.Hoạt động khác : -Vệ sinh lớp có nhiều tiến bộ ,xếp hàng ra vào lớp trật tự nhưng chưa nhanh nhẹn. -HS tham gia rước đèn đầy đủ ,trật tự . -Thực hiện tốt An toàn giao thông. II.Phương hướng tuần tới : 1.Hạnh kiểm : -Phát huy những điều đã đạt được ,khắc phục những tồn tại ,yếu kém . -Giữ vệ sinh sạch sẽ ,tác phong gọn gàng ,xưng hô giao tiếp với người lớn phải có dạ thưa. 2.Học tập : -Đi học chuyên cần ,nghỉ học phải có lí do. -Chăm chú học tập ,không nói chuyện riêng ,không làm việc riêng trong giờ học. -Phát biểu xây dựng bài sôi nổi ,học bài ,xem trước bài mới khi đến lớp . -Luyện viết chữ đúng mẫu ,đúng cỡ . - Tăng cường học tổ, nhóm và kèm cặp bạn yếu. 3.Hoạt động khác : -Vệ sinh lớp nhanh nhẹn ,xếp hàng ra vào lớp trật tự ,ngay ngắn . -Giáo dục HS hưởng ứng và thực hiện tốt An toàn giao thông. -Cho HS tham gia ca hát ,đóng kịch về việc thực hiện An toàn giao thông trong tháng An toàn giao thông. Thể dục Tiết 12 ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI –ĐỨNG LẠI TRÒ CHƠI :NÉM TRÚNG ĐÍCH (35’) I. Mục tiêu : -Biết cách đi đều vòng phải ,vòng trái đúng hướng- đứng lại . -Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi . II.Địa điểm và phương tiện: + Sân trường ,còi ,bóng. III.Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung ĐL Phương pháp tổ chức 1.Phần mở đầu: -GV nhận lớp phổ biến nội dung và yêu cầu bài học -Khởi động -Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên -Trò chơi Thi đua xếp hàng 2.Phần cơ bản: *Ôn đi đều vòng phải ,vòng trái –đứng lại. *Trò chơi:Ném trúng đích 3.Phần kết thúc: -GV cho hs thả lỏng. -GV cùng HS hệ thống bài. -Dặn HS về nhà luyện tập. -Nhận xét tiết học 10’ 20’ 5’ -Theo đội hình 4 hàng ngang -Lớp báo cáo sĩ số -HS khởi động tay ,chân ,hông ,gối, HS chạy rồi đi thường thành vòng tròn -GV điều khiển cho HS chơi - Tập hợp cả lớp ,GV và cán sự điều khiển -Cho các tổ trình diễn -GV quan sát ,nhận xét sửa sai ,tuyên dương các tổ tập tốt -GV tập trung HS theo đội hình 4 hàng ngang ,cho hs nhắc lại tên trò chơi,cách chơi và luật chơi. -HS chơi thử. -GV cho cả lớp thi đua chơi 2-3 lần. GV quan sát ,nhận xét ,tuyên đương hs chơi đúng luật,nhiệt tình. -GV tập hợp HS thành 4 hàng dọc ,quay lại thành hàng ngang làm động tác thả lỏng. -GV hỏi HS trả lời. -HS theo dõi Phần bổ sung: Thể dục Tiết 11 TẬP HỢP HÀNG NGANG,DÓNG HÀNG ,ĐIỂM SỐ TRÒ CHƠI :KẾT BẠN (35’) I. Mục tiêu : -Thực hiện được tập hợp hàng ngang ,dóng hàng ,điểm đúng số của mình. -Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi . II.Địa điểm và phương tiện: + Sân trường ,còi. III.Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung ĐL Phương pháp tổ chức 1.Phần mở đầu: -GV nhận lớp phổ biến nội dung và yêu cầu bài học -Trò chơi Diệt các con vật có hại -Đứng tại chỗ ,vỗ tay và hát 2.Phần cơ bản: *Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng ,điểm số. *Trò chơi:Kết bạn 3.Phần kết thúc: -GV cho hs thả lỏng. -GV cùng HS hệ thống bài. -Dặn HS về nhà luyện tập. -Nhận xét tiết học 10’ 20’ 5’ -Theo đội hình 4 hàng ngang -Lớp báo cáo sĩ số -GV điều khiển cho HS chơi -Gv cho HS thực hiện -Tập hợp cả lớp ,GV và cán sự điều khiển -Cho các tổ trình diễn -GV quan sát ,nhận xét sửa sai ,tuyên dương các tổ tập tốt -GV tập trung HS theo đội hình 4 hàng ngang ,cho hs nhắc lại tên trò chơi,cách chơi và luật chơi. -HS chơi thử. -GV cho cả lớp thi đua chơi 2-3 lần. GV quan sát ,nhận xét ,tuyên đương hs chơi đúng luật,nhiệt tình. -GV tập hợp HS thành 4 hàng dọc ,quay lại thành hàng ngang làm động tác thả lỏng. -GV hỏi HS trả lời. -HS theo dõi Phần bổ sung: Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010 Tập đọc Tiết 11 NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY – CA (35’) I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. -Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Kiểm tra học thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo 3em 2. Bài mới: a, Luyện đọc: 13’ 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn :đoạn 1 :Từ đầu mang về nhà ; đoạn 2 :còn lại . - Gọi 2 hs đọc nối tiếp đoạn ,GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs ; ngắt hơi đúng giữa các cụm từ trong câu dài : Chơi một lúcrồi mang về nhà. - Gọi 2 hs đọc nối tiếp đoạn +giải nghĩa từ chú giải SGK. - HS luyện đọc theo nhóm đôi - Gọi 1 HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng chậm rãi,trầm buồn ,xúc động ). b) Tìm hiểu bài: 7’-HS đọc luớt từng đoạn ,trả lời các câu hỏi trong SGK +Các bạn rủ chơi bóng, quên lời mẹ dặn, sau mới nhớ ra và chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về. + An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời +An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời,bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bong ,mua thuốc về chậm mà ông mất +An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm,trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .7’ - Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn :’Bước vào phòng ông nằmkhỏi nhà’ . GV đọc mẫu -HS đọc -bình chọn bạn đọc hay. 3. Củng cố - dặn dò:3’ - Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - Chuẩn bị bài sau :Chị em tôi - Nhận xét tiết học Phần bổ sung: .. Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010 Chính tả Tiết 6 Nghe- viết: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ (35’) I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng, trình bày bài chính tả sạch sẽ;trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - Làm đúng bài tập 2 và bài 3a. II. Đồ dùng dạy học: - Từ điển Tiêng Việt. III. Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:5’ -Viết lại một số tiếng viết sai trong tiết chính tả truớc. 2.Bài mới: a / Hướng dẫn học sinh nghe – viết:20’ - GV đọc mẫu đoạn văn cần viết. -Nêu nội dung của mẩu chuyện? (Ban-dắc là nhà văn nổi tiếng thế giới ,có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà,không bao giờ biết nói dối). -HS phát hiện từ khó ,luyện viết vào bảng con :Pháp ,Ban-dắc,truyện,thẹn. -GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn có lời nhân vật, chú ý những chữ dễ viết sai chính tả. -GV đọc bài cho HS viết ,soát lỗi -HS soát lỗi cho bạn. -GV chấm vài bài -nhận xét . b/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:7’ Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn cách thực hiện. -Cho HS làm bài tập vào sổ tay.Vài HS chữa bài Bài 3a: -HS đọc yêu cầu của bài tập -Cho HS nhắc lại kiến thức đã học về từ láy -GV lưu ý HS :các từ láy có tiếng chứa âm đầu s hay là các từ láy có các tiếng chứa âm đầu lặp lại. -HS làm bài theo nhóm 4 -đại diện nhóm trình bày -nhận xét 3.Củng cố – Dặn dò : - Tuyên dưong những em viết chữ đẹp ,đúng chính tả ,vở sạch sẽ ,nhắc nhở những em viết chữ còn xấu ,sai nhiều chính tả . - Nhận xét tiết học . Phần bổ sung:
Tài liệu đính kèm: