Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

 LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về phân số

- Rút gọn được phân số.

- Nhận biết được phân số bằng nhau.

- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.

* PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán

* Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 39 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Thứ Hai ngày 3 tháng 28 năm 2022
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố kiến thức về phân số
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
* PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán
* Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: - Rút gọn được phân số.
 - Nhận biết được phân số bằng nhau.
 - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
 HĐ khởi động: Chơi trò chơi xì điện: Nêu p/s bằng p/s bạn nêu.
- HĐTH: 
- YC 1: Viết phân số biểu thị phần đã được tô màu trong mỗi hình sau:
HD HS TTC: Trong mỗi phân số, tử số chỉ số phần bằng nhau đã được tô màu và mẫu số chỉ tổng số phần bằng nhau.
YC2: 
HD cách so sánh:
a) Áp dụng các quy tắc :
- Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì bé hơn 1.
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
b) So sánh các phân số đã cho rồi sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
YC 3: Cho HS nêu miệng trước 
lớp.
HD :
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số : Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
HĐ4: HĐ cả lớp
HD HS TTC:
Áp dụng các quy tắc :
- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.
- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
HĐ 5. Tính diện tích của mỗi hình theo số đo dưới hình vẽ :
AB = 6cm, BC= 4cm                            
MQ = 6cm, NH = 2/3 MQ
Phương pháp giải:
Áp dụng các quy tắc :
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng một đơn vị đo).
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
- YC 6: Giải bài toán sau:
Biết lớp 4A có 35 học sinh. Số học sinh nam bằng 2/5 số học sinh của lớp. Tính số học sinh nam và học sinh nữ của lớp 4A. 
Phương pháp giải:
- Tính số học sinh nam ta lấy số học sinh cả lớp nhân với 2/5
- Tính số học sinh nữ ta lấy số học sinh cả lớp trừ đi số học sinh nam.
Bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HĐ cả lớp cùng chơi.
- YC1: Làm việc cả lớp. Nêu miệng kết quả.
Tương tự cách làm như vậy ta có kết quả như sau :
YC2, HS Làm bài vào bảng phụ, chia sẻ kết quả và cách làm.
-YC 3. HS thảo luận cặp và chia sẻ trước lớp.
HĐ 4. HS làm bài vào bảng con.
HĐ 5: HS làm cá nhân vào vở, 1 HS làm bảng phụ, sửa bài.
- YC 6: HS làm việc nhóm, làm cá nhân vở, 1 HS làm bảng phụ.
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài giải
Lần sau lấy ra số lít xăng là:
 32 850 x =10 950 (l)
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:
 32 850 + 10 950 + 56 200 = 100 000 (l)
 Đáp số: 100 000 l xăng
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập trong sách Toán buổi 2 và giải.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 27A . Bảo vệ chân lí. (T 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được phẩm chất ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hình thành và phát triển NL văn học và ngôn ngữ cho HS: Đọc đúng tên riêng nước ngoài, đọc giọng kể chậm rãi, bộc lộ thái độ ca ngợi 2 nhà khoa học. Rèn kĩ năng đọc hiểu câu chuyện. Luyện đọc diễn cảm câu chuyện.
3. Phẩm chất: HS có phẩm chất dũng cảm, kiên trì bảo vệ các chân lí khoa học.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Máy chiếu, máy tính
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Ga-vrôt ra ngoài chiến lũy
+ Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
+ Bạn hãy nêu nội dung câu chuyện?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 2 HS đọc
+ Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân vì Ga- vrốt nghe Ăng- giôn- rắc nói nghĩa quân sắp hết đạn.
+ Ca ngợi chú bé Ga-vrốt dũng cảm
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được phẩm chất ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng kể rõ ràng chậm rãi, bộc lộ sự thán phục với 2 nhà khoa học
+ Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: trung tâm, đứng yên, bãi bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết,...
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  chúa trời.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  bảy chục tuổi
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Cô-péc-ních, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo, Ga-li-lê, ...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1) -> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- YC5: Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? Chọn ý trả lời đúng.
    a. Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.
    b. Mặt Trời, mặt trăng, sao quay xung quanh Trái Đất.
    c. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
    d. Trái Đất và Mặt Trời quay xung quanh nhau.
2) Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? Vì sao tòa án lúc đó xử phạt ông?
3) Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê được thể hiện ở chỗ nào?
4) Câu nói “Dù sao Trái Đất vẫn quay!” của Ga-li-lê nói lên điều gì?
    a. Lòng dũng cảm sẽ chiến thắng.
    b. Chân lí khoa học sẽ chiến thắng.
    c. Lời phán bảo của Chúa trời luôn luôn đúng.
d. Sức mạnh của Giáo hội sẽ chiến thắng.
- Nêu ý nghĩa nội dung câu chuyện? => GD HS lòng dũng cảm.
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- YC 5: HĐ cả lớp.
1) Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm khác ý kiến chung lúc bấy giờ là: Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
=> Đáp án đúng là: c
2) Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Toà án lúc ấy xử phạt ông Ga-li-lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
3) Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê được thể hiện ở chỗ:
Lòng dũng cảm của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ dám đi ngược lại dư luận chung của xã hội, dám nói trái với lời phán bảo của Chúa Trời để khẳng định rằng trái đất quay quanh mặt trời. Ga-li-lê thà ngồi tù chứ không từ bỏ chân lí.
4) Câu nói “Dù sao Trái Đất vẫn quay!” của Ga-li-lê nói lên: Chân lí khoa học sẽ chiến thắng.
=> Đáp án đúng là: b
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1 của bài thể hiện được phẩm chất ngợi ca với nhà bác học Cô-péc-ních
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1 của bài
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Liên hệ, giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lí khoa học
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài
- Nói về một nhà khoa học, bác học dũng cảm mà em biết
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 27A . Bảo vệ chân lí. (T 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô.
 * HS năng khiếu tìm thêm được các câu khiến trong SGK; đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau.
Hình thành và phát triển NL văn học và ngôn ngữ cho HS: Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến. Nhận biết và đạt được câu khiến
PC: Giáo dục  ...  chất dẫn nhiệt tốt, như vậy sẽ giúp cho việc nấu ăn sẽ nhanh chóng hơn. Còn quai nồi thường làm bằng chất dẫn nhiệt kém vì để thuận tiện cho người nấu có thể cầm nắm khi xào nấu hoặc nhắc xuống khi nấu đã xong mà không sợ bị bỏng.
- Lắng nghe.
- Hoạt động trong nhóm dưới sự hoạt động của GV.
- 2 HS đọc thành tiếng thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để đảm bào an toàn.
+ Đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi làn đo.
- 2 đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả của thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt.
+ Để đảm bảo nhiệt độ ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn.
+ Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn trong cốc đo trước.
+ Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa không khí.
+ Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.
+ Không khí là vật cách nhiệt.
- Lắng nghe
- Ví dụ:
L1: Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ.
Đội 2: Bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ, 
Đội 1: Đúng.
L2: Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn điện cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng.
Đội 1: Bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa.
Đội 2: Đúng.
- HS đọc bài học
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sôngs
- Hãy tìm hiểu về chất liệu của bình giữ nhiệt, phích nước và giải thích tại sao bình giữ nhiệt, phích nước giúp giữ được nước nóng lâu.
SHTT - KNS
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 27
XỬ LÍ CÁC TÌNH HUỐNG KHI ĐI THANG MÁY
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 27
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần 28
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tín hiệu
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể 
THỂ DỤC
Tiết 53: DI CHUYỂN TUNG, BẮT BÓNG, NHẢY DÂY
TRÒ CHƠI: "DẪN BÓNG"
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác di chuyển tung và bắt bóng bằng hai tay(đi chuyển và dùng sức tung bóng đi hoặc chọn điểm rơi để bắt bóng gọn)
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. 
- Trò chơi "Dẫn bóng". YC biết cách chơi, và tham gia chơi được
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV ĐỒ DÙNG DẠY HỌC còi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
Phương pháp và hình thức tổ chức
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
 1-2p
 150m
 10 lần
2lx8nh
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II.PHẦN CƠ BẢN
a. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2,3 người.
Cách tổ chức và dạy như bài 51.
- Học mới di chuyển tung và bắt bóng.
GV nêu tên động tác, làm mẫu, sau đó cho các tổ tự quản tập luyện.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
b. Trò chơi"Dẫn bóng".
GV nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu. Cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
 2-4p
4-5p
 9-11p
 5-7 p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
X X--------------> §
X X--------------> §
X X--------------> §
III.PHẦN KẾT THÚC
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Trò chơi"Kết bạn"
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà ôn một số bài tập RLTTCB đã học.
1-2p
1-2p
1p
1p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỂ DỤC
Tiết 54: MÔN TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI "DẪN BÓNG".
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức	
- Bước đầu biết cách tâng cầu bằng đùi hoặc tung bóng 150g từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khuỷu gối.
- Trò chơi"Dẫn bóng"YC biết cách chơi và tham gia chơi được.
2. Kĩ năng
- Rèn sức bền, sự dẻo dai, khéo léo trong tập luyện
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
Phương pháp và hình thức tổ chức
I. PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Ôn nhảy dây
 1-2p
 1-2p
2lx8nh
 1-2p 
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II. PHẦN CƠ BẢN
a. Đá cầu.
Tập tâng cầu bằng đùi.
+ GV làm mẫu, giải thích động tác.
+ Cho HS tập cách cầm cầu và đứng ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.GV uốn nắn sai cho HS.
+ Tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi.Sau đó GV nhận xét uốn nắn sai chung.
+ Chia tổ tập luyện.
+ Cho mỗi tổ cử 2 HS lên tâng cầu giỏi.
- Ném bóng.
Tập các động tác bổ trợ:Tung bóng từ tay nọ sang tay kia,vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân.
GV nêu tên động tác, làm mẫu, kết hợp giải thích.
+ Cho HS tập GV điều khiển.
b.Trò chơi "Dẫn bóng"
GV nêu tên trò chơi, sau đó cho cả lớp cùng chơi.
9-12p
 2-3 lần
 2p
4-5p
 1p
 9-12p
 5-7 p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 X X 
 X X
 X O O X
 X X
 X X
 r 
X X--------------> §
X X--------------> §
X X--------------> § 
III. PHẦN KẾT THÚC
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học, về nhà tập tâng cầu cá nhân.
2-3p
1-2p
1p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________________
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ BAN GIÁM HIỆU
Ngày..... tháng.....năm 2019
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_27_nam_hoc_2021_202.doc