Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TT- T.2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán.

* Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học, mô hình hóa Toán học.

- Ôn tập về các phép tính với phân số, giải toán liên quan đến p/s.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ, PHT

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 33 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 Thứ Hai ngày 16 tháng 5 năm 2022
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TT- T.2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán. 
* Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học, mô hình hóa Toán học.
- Ôn tập về các phép tính với phân số, giải toán liên quan đến p/s. 
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ, PHT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
+ Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều khiển lớp hát, vận động tại chỗ
+ cm2 , dm2 , m2 , km2
2. Hoạt động thực hành (35p)
* Mục tiêu: 
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
- Thực hiện các phép tính với số đo diện tích.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Câu 4
Điền số đo thời gian thích hợp vào ô trống trong bảng thời gian biểu ở câu lạc bộ dưới đây (theo mẫu):
Phương pháp giải:
Có thể quan sát đồng hồ để tìm thời gian học của mỗi môn thể thao đó.
Câu 5
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Phương pháp giải:
 Áp dụng cách đổi các đơn vị đo:
1m2 = 100dm2;         
1m2 = 10 000cm2;          
1dm2 = 100cm2.
Câu 6
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 50m, chiều rộng 30m. Trung bình cứ 1m2 ruộng đó thu hoạch được 35kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
Phương pháp giải:
 - Tính diện tích thửa ruộng = chiều dài × chiều rộng.
- Tính số thóc thu hoạc được = số thóc thu hoạc được trên 1m2 ruộng × diện tích thửa ruộng.
- Đổi kết quả vừa tìm được sang đơn vị đo là tạ, lưu ý 1 tạ = 100kg.
YC 4: Làm cá nhân, trao đổi nhóm:
YC 5: Cả lớp làm phiếu, 1 HS làm bảng phụ, sửa bài trước lớp:
YC 6: Làm cá nhân vào vở:
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là :
               50 × 30 = 1500 (m2)
Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số tạ thóc là:
              1500 × 3535 = 900 (kg)
              900kg = 9 tạ.
                                  Đáp số: 9 tạ thóc.
Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách đổi và cách so sánh các số đo diện tích
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Đáp án:
2m2 5 dm2 > 25 dm2
3 dm2 5 cm2 = 305 cm2 
3 m2 99 dm2 < 4 m2 
65 m2 = 65 00 dm2 
- Chữa lại các phần bài tập làm sai 
- Giải thêm câu hỏi bổ sung cho BT 3: Nếu mỗi ki-lô- gam thóc bán được 7 500 đồng thì người ta thu được bao nhiêu tiền?
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 34A: Tiếng cười là liều thuốc bổ. (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Hình thành và phát triển NL văn học và ngôn ngữ cho HS:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
- Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết quý trọng cuộc sống và lạc quan, yêu đời.
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * KNS: - Kiểm soát cảm xúc.
 - Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn.
 - Tư duy sáng tạo: nhận xét bình luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: Máy tính, ti vi
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
Cùng chơi: Thi tìm nhanh các từ ngữ có chứa tiếng “vui”
Mỗi nhóm là một đội chơi, thi viết lên bảng nhóm các từ ngữ chứa tiếng vui. Hết giờ chơi, nhóm nào viết được nhiều từ ngữ hơn sẽ thắng cuộc.
M: vui mừng,...
- GV nhận xét chung, giới thiệu bài
Cả lớp.
Các từ ngữ chứa tiếng "vui" là: Vui tươi, vui vẻ, vui nhộn, vui mừng, vui sướng, chung vui, đố vui, vui chơi, vui đùa,...
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc. Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học, nhấn giọng các cụm từ: động vật duy nhất, liều thuốc bổ, thư giãn, sảng khoái, thoả mãn, nổi giận, căm thù, hẹp mạch máu, rút ngăn, tiết kiệm tiền, hài hước, sống lâu hơn.
- GV chốt vị trí các đoạn:
Câu 3: Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn:
+ Đ1: Từ đầu.. mỗi ngày cười 400 lần
+ Đ2: Tiếp theo  làm hẹp mạch máu
+ Đ3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (thống kê, thư giản, sảng khoái, điều trị,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
HĐ 3: Cá nhân. Lời giải chi tiết:
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
Câu 5: Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Nội dung chính của mỗi đoạn văn trong bài là gì?
Nối từng ô ở cột A với ô thích hợp ở cột B để trả lời:
2) Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
3) Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
4) Em rút ra được điều gì qua bài văn này?
a. Cần phải cười thật nhiều
b. Cần biết sống một cách vui vẻ
c. Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện.
- Qua bài văn này em rút ra được nội dung gì?
- Giáo dục KNS: Qua bài đọc, các em đã thấy: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật, tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Cô hi vọng các em sẽ biết tạo ra cho mình một cuộc sống có nhiều niềm vui, sự hài hước.Tuy nhiên, cần biết cười đúng chỗ, đúng lúc, nếu không chúng ta sẽ trở thành người vô duyên, làm người khác khó chịu.
HĐ 5: Thảo luận nhóm.
Lời giải chi tiết:
1)
2) Nói tiếng cười là liều thuốc bổ vì nó làm cho các cơ mặt được thư giãn, thoải mái và não bộ thì tiết ra một chất gây cảm giác sảng khoái, dễ chịu. Nói đơn giản hơn, tiếng cười luôn đem lại cho con người niềm vui sống.
3) Người ta tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để giúp cho việc chữa bệnh thêm hiệu quả. Cụ thể là rút bớt thời gian chữa bệnh và sẽ đỡ tốn kém tiền bạc hơn.
4) b) Cần biết sống một cách vui vẻ.
*Nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống , làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. 
4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm đoạn 2 của bài với giọng phù hợp 
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu đọc diễn cảm trong nhóm
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm:
+ Luyện đọc diễn cảm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Bình chọn cá nhân đọc tốt
- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài
- Kể một câu chuyện hài hước mang lại tiếng cười cho cả lớp
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 34A: Tiếng cười là liều thuốc bổ. (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Hình thành và phát triển NL văn học và ngôn ngữ cho HS:
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chung theo 4 nhóm nghĩa; 
- Biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời.
- Có ý thức tham gia tích cực các HĐ học tập
- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ, PHT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,...
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2p)
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 
2. HĐ thực hành (35p)
* Mục tiêu: 
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1).
- Biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3).
* Cách tiến hành
Câu 1
Xếp các từ ngữ chứa tiếng vui sau vào bốn nhóm trong bảng:
vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tươi, vui vẻ, vui vui.
Viết kết quả vào bảng nhóm.
YC 2: Chọn một từ tìm được ở hoạt động 1, đặt câu với từ đó.
Viết vào vở câu em đã đặt rồi đọc cho các bạn trong nhóm nghe.
Câu 3: Thi tìm nhanh từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ:
Mỗi nhóm viết nhanh ra bảng nhóm những từ miêu tả âm thanh tiếng cười và đặt câu với mỗi từ đó.
M: - cười khanh khách → Em bé thích chí, cười khanh khách.
     - cười rúc rích → Mấy bạn cười rúc rích, có vẻ thích thú lắm.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ và lựa chọn từ ngữ trong ngoặc cho đúng chính tả.
- HĐTH 1: : (Nhóm) -> (Lớp) 
-YC HS ... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SƠ KẾT CHỦ ĐIỂM
I. Yêu cầu cần đạt
- Sơ kết chủ điểm đã học trong tháng 5
-Sinh hoạt lớp nhận xét thi đua và nhận kế hoạch tuần 35
- Góp phần phát triển các NL: NL tự học, làm việc nhóm, NL giao tiếp, NL tự chủ.
- Đoàn kết, yêu thương nhau.
 II Chuẩn bị 
 Kế hoạch tuần 35
III Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Sơ kết chủ điểm đã học 
HĐ2: Sinh hoạt lớp 
HĐ3: Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm.
3. Dặn dò.
-Nêu các nội dung hoạt động chủ điểm đã thực hiện trong tháng 3: Chủ điểm Nghệ thuật – Lễ hội.
-Nêu những hoạt động mà lớp đã thực hiện tốt 
-Nhận xét chung:
+ Ưu điểm: 
+ Tồn tại: 
+ Nhận xét tuần 34: 
-Giao nhiệm vụ: nhóm trưởng điều khiển
-Thực hiện nội quy.
-Thực hiện lời hứa.
-An toàn giao thông.
Nhận xét – đánh giá.
-Còn hay quên vở 
-Chưa thực hiện đúng lời hứa: 
+ Kế hoạch tuần 35: 
-Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường.
- Lao động làm vệ sinh trường lớp 
- Học bài đầy đủ và không quên đồ dùng học tập.
- Kiểm tra CHKII.
- Tiếp tục tâp luyện văn nghệ để tổ chức HĐTT.
-Rèn chữ giữ vở theo quy định.
-Tiếp tục trang trí lớp học.
-
-Còn thời gian sinh hoạt văn nghệ .
- Tập múa dân vũ: bài trống cơm.
- Hát các bài hát về Bác Hồ: Ai yêu Bác HCM hơn thiếu niên nhi đồng.
-Nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS ôn tập để thi CHKII
- GDATGT chủ đề 6
- Phát động thi đua 
- Các HĐ chào mừng SN Bác, QT lao động 1/5
 -Nối tiếp nêu
-Họp nhóm, xếp loại thi đua 
-Nhóm trưởng báo cáo.
-Nghe và thực hiện 
Trao đổi thảo luận.
-Sinh hoạt văn nghệ: hát, múa 
Đọc thơ .
-Nghe
-Chuẩn bị bài sau
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.
- Hiểu con người cũng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố 2. Kĩ năng
- Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.
3. Thái độ
- HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL làm việc nhóm, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Hình minh hoạ trang 134, 135 SGK (phóng to).
- HS: Một số tờ giấy A4.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành – luyện tập
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động (4p)
 TBHT điều khiển trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Bạn hãy vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó.
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của TBHT
 + HS lên vẽ sơ đồ sau đó trình bày.
2. Khám phá (30p)
* Mục tiêu:
- Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.
- Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
Hoạt động 1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về "thức ăn" của những cây trồng, con vật đó.
+ Các sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối liên hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Mối quan hệ này được bắt đầu từ sinh vật nào ?
=> GV chốt: Tất cả các mối liên hệ thực ăn trên tạo thành chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn đều có nguồn gốc từ thực vật
Hoạt động 2: Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.
-Yêu cầu: Dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, sau đó, giải thích sơ đồ.
- Nhận xét về sơ đồ, cách giải thích sơ đồ của từng nhóm.
+ Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này?
- GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa giảng: Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã, thức ăn thấy có nhiều mắt xích hơn. Mỗi loài sinh vật không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể với nhiều chuỗi thức ăn. Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 4 – Lớp
- Quan sát các hình minh họa.
Đáp án:
+ Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, gà, chim.
+ Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà.
+ Đại bàng: thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều loài động vật khác.
+ Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.
+ Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người.
+ Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang.
+ Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa.
- Lắng nghe
Nhóm 4 – Lớp
-Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.
 Gà Đại bàng 
 Cây lúa Rắn hổ mang 
 Chuột đồng Cú mèo .
+ Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.
- Lắng nghe
- Nắm được mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật
- Xây dựng sơ đồ về mối quan hệ thức ăn của nhiều sinh vật trong tự nhiên.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Hiểu được vai trò của con người với tư cách là một mắc xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên
2. Kĩ năng
- Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật, trong đó có con người
3. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Hình minh họa trang 136, 137, SGK phóng to
- HS: Giấy A4 và bút dạ.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm, luyện tập-thực hành
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (2p)
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
- TBVN điều khiển lớp hát, vận động tại chỗ
2. khám phá: (30p)
* Mục tiêu: 
- Hiểu được vai trò của con người với tư cách là một mắc xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật, trong đó có con người
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
Hoạt động 1: Vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên
- Y/c hs quan sát hình 136, 137 sgk và nói về những gì mình quan sát được?
+ Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có người?
- GV:Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình, con người đã tăng gia, sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi.Tuy nhiên, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào việc khác.
+ Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt? 
+ Chuỗi thức ăn là gì ? 
+ Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất? 
*KL: Vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bào vệ sự cân bằng trong tự nhiên. Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật.
3. Thực hành: Vẽ lưới thức ăn:
- GV cho HS hoạt động theo nhóm 4: HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có con người.
- Gọi HS lên trình bày.
- GV nghe, nhận xét, khen/ động viên.
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 4 – Lớp
- Hs quan sát 
+ Hình 7: Người đang ăn cơm và thức ăn.
+ Hình 8: Bò ăn cỏ
+ Hình 9: Các loài tảo- cá- cá hộp (thức ăn con người)
+ Các loại tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
- HS lắng nghe.
+ Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loại động vật, môi trường sống của động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.
+ Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.
+ Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác
+ Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
- HS lắng nghe
Nhóm 4 – Lớp
Ví dụ
Tảo 	Cá bé	Cá to
 Con người
Cỏ 	Bò	Hổ
- Nắm được các chuỗi thức ăn với con người là mắt xích
- Xây dựng sơ đồ các lưới thức ăn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_34_nam_hoc_2021_202.doc