Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Lê Lộc Linh

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Lê Lộc Linh

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

(TT HCM)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Biết trung thực trong học tập.

2.Kĩ năng: HS có khả năng nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập, giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

3.Thái độ: Đồng tình với những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực.

*GD TT HCM: Khiêm tốn học hỏi. Trung thực trong học tập chính là thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.

II. CHUẨN BỊ:

- GV : Tranh minh hoạ, bảng nhóm

- HS : ĐDHT

III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC

*Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận

*Hình thức: Cá nhân, cả lớp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 43 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Lê Lộc Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ Hai ngày 05 tháng 9 năm 2022
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
(TT HCM)
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Biết trung thực trong học tập.
2.Kĩ năng: HS có khả năng nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập, giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
3.Thái độ: Đồng tình với những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực. 
*GD TT HCM: Khiêm tốn học hỏi. Trung thực trong học tập chính là thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. CHUẨN BỊ: 
GV : Tranh minh hoạ, bảng nhóm
HS : ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC
*Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Hoạt động khởi động: (3 phút)
-Hát.
-Bài cũ: 
+ Kiểm tra tập vở HS
+ GV nhận xét, tuyên dương 
-Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
B.Các hoạt động chính: (30 phút)
Hoạt động 1: Xử lý tình huống (10 phút)
*Mục tiêu: HS trình bày sự trao đổi ý kiến của nhóm mình 
*Phương pháp: giảng giải, vấn đáp, thực hành
*Phương tiện: Tranh minh họa
*Cách tiến hành: 
-Cho HS xem tranh và đọc nội dung tình huống. Yêu cầu HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long có thể có trong tình huống.
-GV nhận xét, tuyên dương
 -Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
-GV nhận xét, chốt: Long nên nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau là phù hợp nhất vì nó thể hiện tính trung thực trong học tập
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (10 phút)
*Mục tiêu: HS biết chọn cách xử lý phù hợp với tình huống.
*Phương pháp: giảng giải, vấn đáp, thực hành
*Phương tiện: 
*Cách tiến hành: 
-GV nêu yêu cầu bài tập 1(S/4), yêu cầu HS suy nghĩ và tự giải quyết tình huống theo sự suy nghĩ của mình
-Cho HS trình bày trước lớp và chất vấn lẫn nhau
-GV nhận xét, tuyên dương, chốt: Việc c là trung thực trong học tập; Các việc a, b, d là thiếu trung thực trong học tập.
Hoạt động 3: Thực hành ( 10 phút)
*Mục tiêu: HS biết thể hiện sự tán thành hoặc không tán thành trước các ý kiến.
*Phương pháp: giảng giải, vấn đáp, thực hành
*Phương tiện: Máy tính, điện thoại
*Cách tiến hành: 
-GV nêu yêu cầu bài 2(S/4)
-GV nêu từng ý và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 2 thái độ: Tán thành, Không tán thành
-GV nhận xét, tuyên dương
-GV chốt: Ý kiến b, c là đúng; Ý kiến a là sai
-Cho 1,2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
*GD TT HCM: Khiêm tốn học hỏi. Trung thực trong học tập chính là thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
C.Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
-Chuẩn bị: Trung thực trong học tập (tt)
-Nhận xét tiết học.
*Hình thức: cả lớp
-Lớp hát.
-Chuẩn bị đầy đủ ĐDHT.
-Nhắc lại.
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
- HS thực hiện.
-Lắng nghe
-HS giơ tay theo từng cách giải quyết mà GV vừa tóm tắt
-Lắng nghe
*Hình thức: Cá nhân
-Lắng nghe
-Thực hiện cá nhân
-Thực hiện và tự rút ra được cách giải quyết hay nhất
-Lắng nghe
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
-Lắng nghe.
-Cả lớp cùng tham gia 
-Lắng nghe.
-Lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV.
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
-Thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100000. Ôn tập viết tổng thành số.
 2.Kĩ năng: HS làm đúng các bài tập, làm nhanh và chính xác.
 3.Thái độ: Ham thích học toán, cẩn thận khi làm bài tập.
,*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, Bài 3: a/ giảm 2 số, b/ giảm dòng 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV : Bảng nhóm 
 - HS: sách, vở.
 III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC:
 *Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, giảng giải
 *Hình thức: cá nhân, cả lớp
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (5p)
-Hát
-Bài cũ: GV giới thiệu sơ nét về nội dung chương học môn Toán 4.
- Bài mới: Giới thiệu bài:
 +Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào ? 
-GV giới thiệu: Trong giờ học hôm nay chúng sẽ cùng nhau ôn về các số đến 100000.
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
2.Các hoạt động chính: (30p)
Hoạt động: Thực hành
*Mục tiêu: HS củng cố, nhắc lại kiến thức đã học, làm đúng các bài tập.
*Phương pháp: Đàm thoại,thực hành
*Phương tiện: 
*Cách tiến hành:
*Bài 1:
-GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài 
-GV chữa bài, yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b. GV có thể đặt câu hỏi gợi ý HS như sau: 
Phần a: 
+Các số trên tia số được gọi là những số gì? 
+Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
Phần b: 
+Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì? 
+Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
-Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay sau nó thêm 1000 đơn vị. 
*Bài 2:
-GV hướng dẫn HS làm
*Bài 3: a/ giảm 1 số, b/ giảm dòng 2
-GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi: 
+Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
-GV yêu cầu HS tự làm. 
-GV nhận xét, tuyên dương.
3.Hoạt động nối tiếp: (3p)
-GV nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100000 ( tt)
-Hát tập thể.
-Ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mở phần Mục lục, lắng nghe.
-Học đến số 100000.
-Một vài HS nhắc lại tên bài dạy.
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
-HS nêu : 
a/Viết số thích hợp vào các vạch của tia số. 
b/Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
-Các số trên tia số được gọi là các số tròn chục nghìn.
-Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau 10000 đơn vị.
-Là những số tròn nghìn.
-Hai số đứng liền nhau thì hơn kém nhau 10000 đơn vị.
- HS tự làm
a.Viết số thành tổng các nghìn, trăm , chục , đơn vị.
- HS làm bài vào vở
Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
2.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ nhầm lẫn.
- Đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)
3.Thái độ: Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
-GV: Tranh minh họa trong SGK; tranh, ảnh Dế Mèn, Nhà Trò. 
-HS: Đồ dùng học tập, laptop, điện thoại.
III/ PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC
*Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành
*Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (2 phút)
- Hát
- Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4, tập một. 
-Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm và bài tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. 
B. Các hoạt động chính: (30 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. (10 phút)
*Mục tiêu: HS đọc lưu loát bài, hiểu nghĩa từ khó.
*Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, vấn đáp, thực hành.
*Phương tiện: tranh minh họa
*Cách tiến hành:
a/ Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm cả bài - giọng đọc chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật. 
- GV yêu cầu HS chia đoạn
* Đọc đoạn nối tiếp nhau:
Cho HS đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài.
- HS đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tên bài.
- Chú ý cách phát âm cho HS. Giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc cả bài.
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS trả lời câu hỏi trong SGK, hiểu nội dung bài.
*Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, vấn đáp, thực hành.
*Phương tiện: 
*Cách tiến hành:
-GV lần lượt nêu câu hỏi:
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
+ Tìm hiểu những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
+ Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? 
+ Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Cho biết vì sao em thích.
-GV nhận xét, tuyên dương, rút ra nội dung bài học: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm (10p)
*Mục tiêu: HS đưa cảm xúc vào bài đọc
*Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
*Phương tiện: 
*Cách tiến hành:
-GV chọn đoạn văn từ Nức nở mãiđến vặt cánh ăn thịt em để luyện đọc diễn cảm.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
-GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS.
-Tổ chức thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét, tuyên dương. 
C.Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
- GV giúp HS liên hệ bản thân. 
+ Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? 
- GV nhận xét giờ học 
- Nhắc HS về nhà đọc phần tiếp theo của câu chuyện ở tuần 2
*Hình thức: Cá nhân.
- HS mở mục lục SGK 
- HS quan sát tranh minh họa để biết hình dáng Dế Mèn và Nhà Trò.
*Hình thức: cá nhân.
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện )
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng Nhà Trò )
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (Lời Nhà Trò)
+ Đoạn 4: Phần còn lại (hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn)
- HS nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc và giải nghĩa các từ đó
+ Ngắn chùn chùn: ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi.
+ thui thủi: cô đơn, một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn. 
- Một, hai HS đọc cả bài. 
*Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời: Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc b ... ài mới:Giới thiệu: Làm quen với bản đồ
B. Các hoạt động chính: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp (10 phút)
*Mục tiêu: HS làm quen với bản đồ
*Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, trực quan
*Phương tiện: Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam
*Cách tiến hành:
-GV cho HS xem các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
-GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
+Các bản đồ này là hình vẽ hay ảnh chụp?
+Nhận xét về phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ?
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
-GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo cách nhìn từ trên xuống.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (10 phút)
*Mục tiêu: HS tìm hiểu đặc điểm của bản đồ
*Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, trục quan
*Phương tiện: 
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 SGK.
+Muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
+Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ treo tường?
- GV giúp HS sửa chữa để hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Hoạt động lớp (8 phút)
*Mục tiêu: HS xác định các hướng trên bản đồ
*Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, trực quan 
*Phương tiện: 
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS, quan sát bản đồ và trả lời
Tên của bản đồ có ý nghĩa gì?
+Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
+ Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
+Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
+Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 3 & cho biết 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
+Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Bảng chú giải có tác dụng gì?
- Hoàn thiện bảng
- GV giải thích thêm cho HS: tỉ lệ là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ & ngược lại.
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & bảngchú giải.
Hoạt động 4: Quan sát kí hiệu bản đồ. (7 phút)
*Mục tiêu: HS vẽ được một số kí hiệu bản đồ
*Phương pháp: thực hành, vấn đáp
*Phương tiện: 
*Cách tiến hành:
-GV hướng dẫn học sinh quan sát các kí hiệu bản đồ đơn giản.
-GV hướng dẫn HS trả lời.
C.Hoạt động tiếp nối: (2 phút)
+Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ?
+Kể một vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3. 
- Nhận xét tiết học. 
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
-Lắng nghe
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
-HS đọc tên các bản đồ
-Hình vẽ thu nhỏ
-Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất - nước Việt Nam.
- Lắng nghe
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
- HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của Hồ Gươm & đền Ngọc Sơn theo từng tranh.
-Đại diện HS trả lời trước lớp
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
- HS quan sát
-HS trình bày
-Các bạn bổ sung & hoàn thiện
- HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô
-Trả lời.
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
-Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
Kỹ thuật
Bài 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu , thêu.
2.Kỹ năng: Thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ).
3.Thái độ: Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-GV: Bộ ĐD kỹ thuật cắt may
-HS: ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
 - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, thuyết trình.
 - Hình thức: Cá nhân, cả lớp.
 IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
-Kiểm tra dụng cụ học tập
-Bài mới:Giới thiệu bài: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
B. hoạt động chính: (30p)
*Hoạt động1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu (10 phút)
Mục tiêu: HS làm quen với các vật dụng khâu, thêu
Phương pháp: Hỏi đáp
Phương tiện: 
Cách tiến hành:
+Vải:
-GV hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung a (SGK)
-GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS kết luận nội dung a theo SGK. 
-GV hướng dẫn HS chọn loại vải để học khâu, thêu. 
+Chỉ: 
-GV hướng dẫn HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 (SGK).
-GV giới thiệu một số mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu. 
-Kết luận nội dung b theo SGK.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo: (10 phút)
Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng kéo
Phương pháp: Hỏi đáp
Phương tiện: 
Cách tiến hành:
-Hướng dẫn HS quan sát hình 2 (SGK) và gọi HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; so sánh sự giống , khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. 
-GV sử dụng kéo cắt vải, kéo cắt chỉ để bổ sung đặc điểm của kéo, so sánh cấu tạo, hình dạng của 2 loại kéo.
-GV có thể giới thiệu thêm kéo cắt chỉ (kéo bấm) trong bộ dụng cụ khâu thêu để mở rộng kiến thức. 
-GV hướng dẫn HS quan sát tiếp hình 3 (SGK) để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải.
-Hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải. 
-GV chỉ định 1 – 2 HS thực hiện thao tác cần kéo cắt vải, HS khác quan sát và nhận xét.
*Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác. (10 phút)
Mục tiêu: HS biết thêm một số vật liệu, dụng cụ khâu, thêu
Phương pháp: Hỏi đáp
Phương tiện: 
Cách tiến hành:
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 6 (SGK ) kết hợp với quan sát mẫu một số dụng cụ,vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng. 
-GV tóm tắt phần trả lời của HS và kết luận : 
+Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải. 
+Thước dây: được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể. 
+Khung thêu cầm tay: gồm2 khung tròn lồng vào nhau. Khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu.
+Khung cài, khuy bấm: dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác. 
+Phấn may dùng để vạch dấu trên vải.
C.Hoạt động tiếp nối: (5phút)
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để thực hành.
-HS lắng nghe
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Nhắc lại.
-Lắng nghe, HS quan sát nhận xét về đặc điểm của vải.
-Lắng nghe. 
-HS quan sát hình 2 (SGK), trả lời câu hỏi theo yêu cầu GV.
-Lắng nghe.
-HS quan sát hình 3 (SGK) trả lời câu hỏi. 
-Quan sát thao tác GV.
-1 – 2 HS thực hiện thao tác cần kéo cắt vải, HS khác quan sát và nhận xét.
-Quan sát hình 6 (SGK), nêu nhận xét.
-Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
I . MỤC TIÊU: 
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp ở tuần 1 và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp. Biết lập kế hoạch hoạt động của tuần 2.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động.
- Chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra. Nghiêm túc trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Kế hoạch hoạt động của tuần 2.
- HS: Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Hoạt động khởi động: 
Hát.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả hoạt động của lớp tuần 1.
Mục tiêu: HS rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua phần báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp.
Cách tiến hành:
- Tiến hành báo cáo:
* Báo cáo sơ kết thi đua giữa các tổ.
* Về học tập.
* Về thực hiện nội quy của trường, lớp.
* Nhận xét.
- GV nhận xét, biểu dương.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch hoạt động tuần 2.
Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 35 từ đó đưa ra phương hướng thực hiện.
Cách tiến hành:
- GV cho HS xem phương hướng của tuần 2:
+ Kiểm tra lại các đồ dùng học tập, nếu chưa có cần bổ sung.
+ Đi học đều, đúng giờ.
+ Giữ gìn vệ sinh trường, lớp và nề nếp tác phong.
+ Thực hiện nghiêm Luật ATGT đường bộ.
+ Nói lời hay làm việc tốt.
- Tổ chức cho HS thảo luận đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thư giãn
Mục tiêu: HS thư giãn và vui chơi thể hiện tinh thần đoàn kết.
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi, văn nghệ.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Qua tiết sinh hoạt lớp em muốn chia sẻ điều gì ?
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị: Báo cáo hoạt động tuần 2.
- Ban văn nghệ điều khiển.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Lần lượt 4 tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Ban học tập báo cáo.
- Ban kỉ luật báo cáo.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc cho lớp nghe.
- Thảo luận nhóm theo tổ đề ra biện pháp thực hiện phương hướng của tuần 2.
- Đại diện tồ trình bày.
- Lắng nghe.
- Tham gia chơi trò chơi, hát.
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHỐI TRƯỞNG 
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
 Ngày .. tháng .. năm 2022
Lê Lộc Linh
 Ngày .. tháng .. năm 2022
Dương Thị Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2022_2023_le_loc_linh.docx