Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)

 Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

(Tiết soạn chi tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

3. Thái độ

- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ

II. CHUẨN BỊ:

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1.Khởi động ( 5 phút)

- HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài Văn hay chữ tốt

+ Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất?

- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài

 

doc 28 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 74Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
 Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2022
Sáng :	 Hoạt động trải nghiệm 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
 Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
(Tiết soạn chi tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
3. Thái độ
- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ
II. CHUẨN BỊ:
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động ( 5 phút)
- HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài Văn hay chữ tốt
+ Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất?
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc ( 5-10 phút)
- Gọi 1 HS đọc bài
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng, vui tươi, tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều. 
Nhấn giọng một số từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu trầm bổng, huyền ảo, thảm nhung khổng lồ,....
- GV chốt vị trí các đoạn:
	+ Đoạn 1: Tuổi thơ của đến vì sao sớm. 
	+ Đoạn 2: Ban đêm khát khao của tôi. 
-Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 2 theo 4 nhiệm vụ
- GV theo doic giúp đỡ các nhóm khi cần thiết
- TBHT cho lớp chia sẻ luyện đọc:
	+ Lần 1: đọc nói tiếp đoạn và phát hiện các từ ngữ khó (nâng lên, mục đồng, thảm nhung khổng lồ, ngọc ngà, nỗi khát khao, ,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu -> Cá nhân -> Lớp
	+ Lần 2: Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
+ 1 HS đọc cả bài
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp các câu hỏi trong SGK
- GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
	+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
	+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
	+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
* Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. Vậy khi miêu tả bất kì một vật nào chúng ta cũng cần quan sát kĩ để miêu tả hết được vẻ đẹp của vật đó
	+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
	+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
	+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
	+ Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
* Ý nào cũng đúng nhưng đúng nhất là ý 2: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. 
- Hãy nêu nội dung của bài.
Nội dung: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. 
4. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.- 1 HS đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn
+ Chọn đoạn đọc diễn cảm
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Liên hệ giáo dục: Diều là một đồ chơi rất gần gũi với trẻ em, trò chơi thả diều cũng rất cần một môi trường sạch đẹp. Vậy chúng ta cần biết giữ gìn đồ chơi và bảo vệ môi trường sạch đẹp...
- HS nêu cách bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, bảo vệ môi trường.
6.Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Kể tên một số trò chơi dân gian vui, bổ ích cho trẻ em.
IV.ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán 
Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
2. Kĩ năng
- Thực hành chia thành thạo. Vận dụng giải các bài toán liên quan. 
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: giáo án, sgk
 - HS: Sách, bút, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: Trò chơi: Tìm lá cho hoa
- Nhụy hoa là: 5 và 2 - Lá là: 50 : (2 x 5) 28 : ( 7 x 2) 25 : 5
 28 : 7 : 2 (50 : 2) : 5
- HS chia làm 3 nhóm tham gia trò chơi, nối lá với nhuỵ hoa phù hợp.
 - Nhóm nào nối nhanh và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc
- Củng cố cách chia 1 số cho 1 tích, tích cho 1 số
- GV tổng kết trò chơi - giới thiệu vào bài 
2. Hình thành kiến thức:(15p)
- Ghi lên bảng 320 : 40 = ?
- Yêu cầu HS tính .
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 
- Gv nhận xét, nêu cách chia khi thực hiện phép chia 320 : 4, ta có thể cùng xóa một chữ số 0 của số chia và số bị chia, rồi chia như thường.
- Gv đưa ví dụ 32000 : 400
- Gv yêu cầu hs nêu cách chia
- Gv đưa ra các câu hỏi để rút ra kết luận phần c Sgk trang 80
- HS nghe GV nêu tính chất và sau đó nêu lại. 
- HS lấy VD về cách thực hiện chia hai chữ số có tận cùng là các chữ số 0.
3. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS làm bài 1, bài 2/ 80 vào vở ghi Toán, HS khá giỏi xong sớm sẽ hoàn thành nốt bài 2(trang 80)
- HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ nhóm đôi
- GV theo dõi giúp đỡ HS
- TBHT cho lớp chia sẻ
- GV nhận xét, bổ sung
- Bài 1: Củng cố cách chia hai số có tận cùng là 0
- Bài 2,3: Vận dụng cách chia hai số có tận cùng là 0 để giải các bài toán có liên quan
4. Hoạt động ứng dụng (1p) - Ghi nhớ cách chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0
5. Hoạt động sáng tạo (1p) 
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải
IV.ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________
Lịch sử
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
- Nêu được tác dụng của việc nhà Trần đắp đê với đời sống và sản xuất nông nghiệp
2. Kĩ năng
- Xác định được vai trò to lớn của nhà Trần với sự phát triển nông nghiệp.
- Chỉ trên lược đồ một số con sông miền Bắc
3. Thái độ
- HS có thái độ tôn trọng lịch sử.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: + Phiếu học tập của HS.
 + Tranh minh hoạ
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
- Cả lớp hát kết hượp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi. 
+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà Trần làm gì để củng cố xây dựng đất nước? 
- GV nhận xét, khen/ động viên.
2. Khám phá
HĐ1: Lí do nhà Trần đắp đê 
- Yc HS đọc thầm “Thời nhà Trần.. . cha ta”
+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì?
+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông?
+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
- GV nhận xét, kết luận: 
HĐ2: Nhà Trần đắp đê 
- Yc HS đọc thầm “Nhà Trần.. . đắp đê”
+ Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. 
- GV nhận xét, kết luận: 
 vHĐ3: Tác dụng của việc đắp đê 
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? 
- GV nhận xét, kết luận: 
3. Hoạt động ứng dụng (1p).
- Liên hệ giáo dục BVMT: Ở địa phương em có sông gì? nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
- Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố. Vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế ta phải làm gì?
4. Hoạt động sáng tạo (1p - Sưu tầm tranh ảnh về đê điều và việc đắp đê.
IV.ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHIỀU Tự chọn
ÔN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
- Củng cố các kiến thức đã học 
- Vận dụng làm đúng các bài tập
- Giáo dục học sinh lòng ham thích học môn TV
II. CHUẨN BỊ: BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: Hát
2.Thực hành:
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm các từ ngữ:
a) Chỉ đồ chơi thường được các bạn gái ưa thích:...
b) Chỉ trò chơi thường được các bạn gái ưa thích: .....................
c) Chỉ đồ chơi thường được các bạn trai ưa thích: .
b) Chỉ trò chơi thường được các bạn trai ưa thích: ...............
e) Chỉ trò chơi thường được cả bạn trai và bạn gái cùng ưa thích:.... 
Bài 2: Ghi tên các trò chơi, đồ chơi vào cột trái đúng với lời giải thích ở cột phải:
a)
Hoạt động dựng tạm chỗ ở, thường dùng cọc cắm làm cột, dùng bạt hoặc vải làm mái che.
b)
Quả cầu bằng vải có nhiều dải màu, dùng để tung, ném trong trò chơi ở ngày hội của một số vùng miền núi
c)
Đồ chơi hình em bé, thường làm bằng nhựa, cao su, vải bông.
Bài 3: Gạch dưới những câu hỏi thiếu lễ phép, lịch sự trong đoạn hội thoại sau và chữa lại cho phù hợp:
Hoàng, Việt, Minh rủ nhau đi tập văn nghệ. Gặp cô giáo, Hoàng hỏi:
- Ngày mai lớp mình có tiếp tục tập văn nghệ không?
- Không đâu, chiều thứ bảy lớp ta mới tập tiếp.
Việt hỏi tiếp:
- Chúng em phải chuẩn bị gì không?
- Các em gặp bạn lớp trưởng để biết nhé!
Minh tiếp lời cô giáo :
- Thưa cô, mấy giờ lớp ta bắt đầu tập ạ?
Bài 4: Khoanh vào chữ cái trước từ chỉ trò chơi có hại:
a. Múa sư tử, múa lân
b. Bắn súng cao su
c. Kéo co
d. Thả diều
e. Nhảy ngựa
g. Bịt mắt bắt dê
h. Bắn súng phun nước hoặc súng phát ra lửa
i. Thi trượt trên lan can cầu thang
IV.ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................... ... điển hình của địa phương nơi em đang sống. 
Hoạt động 2: Chợ phiên: 
- GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận các câu hỏi: 
+ Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ). 
+ Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào?
- Chốt nội dung bài
3. Hoạt động ứng dụng (1p)- Nêu lại các HĐSX của người dân đồng bằng Bắc Bộ
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Giới thiệu quy trình làm một sản phẩm gỗ ở làng nghề của em 
IV.ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thể dục
Tiết 29: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI"THỎ NHẢY"
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn bài thể dục phát triển chung .YC thực hiện cơ bản đúng động tác của bài TD phát triển chung. 
- Trò chơi "Thỏ nhảy". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Thái độ
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, tranh thể dục
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Cả lớp chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân tập.
- Trò chơi"Số chẳn, số lẻ".
	2. Phần cơ bản
a. Ôn cả bài thể dục đã học.
+ GV hô nhịp cho cả lớp tập.
+ Lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập. GV nhận xét sửa sai sau mỗi lần tập.
+ Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
+ Biểu diễn thi đua giữa các tổ bài thể dục phát triển chung.
b. Trò chơi"Thỏ nhảy".
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử sau đó nhận xét rồi chơi chính thức.
	3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học, về nhà ôn bài thể dục đã học
.IV.ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ___________________________
Bồi dưỡng TV
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU
- Củng cố các kiến thức đã học 
- Vận dụng làm đúng các bài tập
- Giáo dục học sinh lòng ham thích học môn TV
II. CHUẨN BỊ: BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động:
2.Thực hành: HS viết bài văn tả đồ vật
 Đề bài: Viết một bài văn tả một đồ chơi mà em yêu thích nhất.
Hs đọc đề bài- xác định nội dung- tìm câu chuyện phù hợp
Hs làm bài
1 số em đọc bài văn của mình
Hs lớp nhận xét- bổ sung
Gv nhận xét- đọc những bài văn, đoạn văn hay
IV.ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
------------------------------------------
 Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
*Lưu ý: Thời gian còn lại giáo viên hướng dẫn HS các bài tập trong ngày 
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2022
SÁNG Toán 
Tiết 75: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia số có 5 chữ số cho số có hai chữ số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Biết vận dụng tính chất để giải các bài toán liên quan
3. Thái độ
- Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, giáo án
 - HS: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- TBVN điểu hành lớp hát, vận động tại chỗ 
- Gv nhận xét- dẫn vào bài
2. Hình thành kiến thức:(15p)
* Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 a. Phép chia 10105 : 43
- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện phép chia. 
- HS thực hành chia cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp(chia như SGK.)
- Gv viết: Phép chia 26345 : 35
- HS đặt tính và thực hiện phép chia. – Chia sẻ lớp
- Gv củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính
- HS lấy VD và nêu cách thực hiện phép tính
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
- Yêu cầu HS làm bài 1a,2(tr84) vào vở ghi Toán, HS khá giỏi xong sớm sẽ hoàn thành nốt phần b bài 1
- HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ nhóm đôi
- GV theo dõi giúp đỡ HS
- TBHT cho lớp chia sẻ
- GV nhận xét, bổ sung- củng cố lại về cách chia một tích cho một số và giải toán có lời văn.
4. HĐ ứng dụng (1p) - Ghi nhớ cách chia và cách ước lượng thương
5. HĐ sáng tạo (1p) làm BT sau :
Một đội 18 xe ô tô như nhau chở được 360 tấn hàng. Hỏi một đội khác gồm 12 xe ô tô như thế chở được bao nhiêu tấn hàng?
IV.ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tập làm văn 
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác làm bài.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: SGk, giáo án
 - HS: một số đồ chơi, SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- Nhận xét- giới thiệu bài mới 
2. Hình thành kiến thức:(15p)
a. Nhận xét
Bài 1: Quan sát một số đồ chơi. . . 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập – Đọc gợi ý trong SGK
- Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
Bài 2
+ Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
- KL: Khi quan sát đồ vật các em cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận. Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay búp bê thì cái mình nhìn thấy đầu tiên là hình dáng, màu sắc rồi đến đầu, mắt, mũi, chân, tayKhi quan sát các em phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man. 
 b. Ghi nhớ. 
3. HĐ thực hành (18p)
Dựa vào kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn. 
- Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng. 
4. HĐ ứng dụng (1p) - Hoàn thiện dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả đồ chơi
5. HĐ sáng tạo (1p)
- Chỉ ra những khác biệt trong đồ chơi của mình với các đồ chơi khác.
IV.ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________
Đọc thư viện
ĐỌC CÁ NHÂN
_____________________________
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM TUẦN 15
I .MỤC TIÊU:
HS hiểu được:
- Đánh giá tình hình hoạt động của tuần 15
- Những ưu điểm cần phát huy và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại 
- Có ý thức học tập tốt. Có ý thức phê bình và tự phê bình .
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động- Cả lớp hát bài : Lớp chúng mình rất vui
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 tổ trưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 + Học tập: 	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể 
______________________________
Chiều : Tiếng Anh ( 2T)
UNIT 10: LESSON 1
(GV chuyên dạy)
______________________________
 Tin học (2T)
BÀI 3: CHÈN VÀ ĐIỀU CHỈNH TRANG ẢNH TRONG VĂN BẢN
( Gv chuyên dạy) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2022_2023_ban_dep.doc