Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023 - Lâm Thị Thanh Vân

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023 - Lâm Thị Thanh Vân

TẬP ĐỌC: Tiết: 35

 ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (T1) (sgk/174) TG: 35-40’

I. Mục tiêu :

 - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã đọc (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

II. Đồ dùng dạy học

 Phiếu ghi tên bài tập đọc.

III. Hoạt động dạy và học

A. HĐ đầu tiên: Bài cũ (5’)

- Đọc phần 2 bài Rất nhiều mặt trăng và nêu ý nghĩa của truyện ?

 - Nhận xét

B. HĐ dạy học:

1. HĐ1: Kiểm tra tập đọc (10-15’)

 - Gọi lần lượt bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi về nội dung một trong các bài thuộc hai chủ đề có chí thì nên và tiếng sáo diều.

+ Vẽ trứng (sách giáo khoa/120)

+ Văn hay chữ tốt (sách giáo khoa/129)

+ Chú Đất Nung (sách giáo khoa/134)

+ Kéo co (sách giáo khoa/155)

+ Rất nhiều mặt trăng (sách giáo khoa/163)

- Nhận xét ghi điểm.

 

doc 19 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023 - Lâm Thị Thanh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng tuần 18
Từ 2/1/23 đến 6/1/23
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Sáng
Thứ hai
2/1
18
35
86
35
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học
Ôn tập cuối kì tiết 1
Dấu hiệu chia hết cho 9
Không khí cần cho sự cháy (KNS+BTNB)
Chiều Thứ hai
2/1
18
18
14
Lịch sử
Chính tả
Toán (TC)
KTĐK lần 1
 Ôn tập tiết 2
Ôn tập
Sáng
Thứ ba
3/1
35
87
LTVC
Toán
Ôn tập tiết 5
Dấu hiệu chia hết cho 3
Sáng
Thứ tư
4/1
35
88
36
14
TLV
Toán
Khoa học
TV (TC)
Ôn tập tiết 4 
Luyện tập
Không khí cần cho sự sống (MT+BTNB)
Ôn tập
Sáng
Thứ năm
5/1
36
89
36
18
LTVC
Toán
Tập đọc
Địa lí 
Ôn tập tiết 6
Luyện tập chung
Ôn tập tiết 4
KTĐK
 Sáng Thứ sáu
 6/1
36
90
18
18
TLV
Toán
Kể chuyện
SHL
KTĐK đọc
KTĐK
KTĐK viết
TUẦN: 18
 Ngày soạn: 31/12/2022
Ngày dạy: Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2023
TẬP ĐỌC: Tiết: 35
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (T1) (sgk/174) TG: 35-40’
I. Mục tiêu :
	- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã đọc (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều. 
II. Đồ dùng dạy học 
	Phiếu ghi tên bài tập đọc. 
III. Hoạt động dạy và học 
A. HĐ đầu tiên: Bài cũ (5’) 
- Đọc phần 2 bài Rất nhiều mặt trăng và nêu ý nghĩa của truyện ?
	- Nhận xét 
B. HĐ dạy học:
1. HĐ1: Kiểm tra tập đọc (10-15’)
	- Gọi lần lượt bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi về nội dung một trong các bài thuộc hai chủ đề có chí thì nên và tiếng sáo diều.
+ Vẽ trứng (sách giáo khoa/120)
+ Văn hay chữ tốt (sách giáo khoa/129)
+ Chú Đất Nung (sách giáo khoa/134)
+ Kéo co (sách giáo khoa/155)
+ Rất nhiều mặt trăng (sách giáo khoa/163)
- Nhận xét ghi điểm.
2. HĐ2: Bài tập 2 (13’)
- Lập bảng tổng kết cc bi tập đọc l truyện kể trong hai chủ điểm.
- Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu của đề bài . 
- Tổ chức cho cả lớp làm việc theo tổ để hoàn thành bài tập vào giấy khổ lớn.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải 
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều 
Trinh Đường 
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Ng. Hiền 
“Vua tàu thủy” 
Bạch Thái Bưởi 
Từ điển nhân vật lịch sử VN
Bạch Thái bưởi từ tay trắng, nhờ có 
chí mà làm nên sự nghiệp lớn.
Bạch 
Thái Bưởi 
Vẽ trứng 
Xuân Yến 
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại.
Lê-ô-nácđô
đa Vin-xi
C. HĐ cuối cùng: Củng cố - Dặn dò (2’) 
- 1 học sinh đọc lại nội dung vừa ôn tập.
- Hướng dẫn ôn tập ở nhà .
	- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: ...........
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN Tiết: 86
 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 (sgk/97) TG: 35-40’ 
I. Mục tiêu 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong 1 số tình huống đơn giản.(BT1,2)
	* HSKT: Làm được bài tập1 theo gợi ý của GV
II. Đồ dùng dạy học 	- GV: Phiếu BT - HS: VBT. 
III. Hoạt động dạy và học 
A. HĐ đầu tiên: Bài cũ(5’)
 - Số có chữ số tận cùng là số nào thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
- Chữa bài tập 3.
	- Nhận xét 
B. HĐ dạy hoc:
1. HĐ1: (1’) Giới thiệu bài: Dấu hiệu chia hết cho 9
2. HĐ2: Tìm các số chia hết cho 9.(10-12’)
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo tổ tìm, viết số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9 vào phiếu học tập theo 2 cột.- Đại diện các tổ báo cáo kết quả, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Em đã tìm các số chia hết cho 9 bằng cách nào ?
	+ Dấu hiệu chia hết cho 9
- Hướng dẫn học sinh tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
- Em có nhận xét gì về tổng các số trên ?
- Giáo viên chốt ý, gọi 1 số học sinh nhắc lại.
3. HĐ3: Luyện tập – Thực hành.(18-20’)
	* BT1: Nêu yêu cầu, làm VBT, nêu miêng kết quả , GV chốt ý đúng
	* BT2: Nêu y/c, hướng dẫn, 1 em làm phiếu, đổi VBT kiểm tra lẫn nhau, nhận xét chốt ý. 
C. HĐ cuối cùng (2’): - Những số chia hết cho 9 thì có dấu hiệu như thế nào ?
	- Hướng dẫn bài tập về nhà, bài 3 sách giáo khoa/97
	- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: ............
......................
KHOA HỌC Tiết: 35
 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY (sgk/70) TG: 35’
I. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để chứng minh không khí cần cho sự cháy.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
* KNS: + Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
+ Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.
+ Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Đồ dùng làm thí nghiệm theo nhóm. 
 + PP sử dụng: Thí nghiệm theo nhóm nhỏ.
III. Hoạt động dạy và học: 
A. HĐ đầu tiên: Bài cũ (4’)
- Nhận xét về kết quả làm bài kiểm tra định kỳ.
B. HĐ dạy học: 
1. HĐ1: Vai trò của ô-xi đối với sự cháy. (14’)
 	* Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
	* Cách tiến hành:
	- Tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau đọc phần 1 trong sách giáo khoa.
- Chia lớp thành 3 nhóm, cho các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm quan sát hiện tượng và ghi vào phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, yêu cầu cả lớp theo dõi nhận xét.
 	* Kết luận: Càng nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
* GDKNS: + Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
+ Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.
+ Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
2. HĐ2: Cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.(15’)
 	* Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh: Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
+ Theo em muốn cho sự cháy được diển ra liên tục ta phải làm thế nào?
	(HS suy nghĩ vấn đề GV đưa ra)
- Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
+ Ghi lại những ý kiến của các bạn vào giấy A4 (theo nhóm 4)
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm
+ Từ quan niệm ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi:
Để cho sự cháy diễn ra liên tục ta nên làm gì? Cời bếp không khí có lưu thông không? Có nên thổi khonh6 khí vào thường xuyên không?
+ Đề xuất phương án thực nghiệm:
Theo em làm thể nào để chúng ta trả lời các câu hỏi trên?
Thực hành thí nghiệm và tìm hiểu trong SGK.
- Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu
+ GV tiến hành cho các nhóm thực hành thí nghiệm và tìm hiểu trong SGK và ghi ý kiến của các bạn vào giấy A4
- Bước 5: Kết luận kiến thức
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả, so sánh với dự đoán ban đầu.
+ GV cho HS đọc phần bóng đèn tỏa sáng trong SGK.
+ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mà các em đã nêu, nếu câu nào các em trả lời không được thì GV trả lời.
	* Kết luận: Để duy trì được sự cháy không khí cần được lưu thông.
* KNS: + Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
+ Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.
+ Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
C. HĐ cuối cùng: Củng cố - Dặn dò (2’)
- Không khí có ảnh hưởng như thế nào đến sự cháy ?
- Về nhà học bài và ứng dụng vào thực hành.
	- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: ....................
Ngày soạn: 31/12/2022
Ngày dạy: (C) Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2023
LỊCH SỬ Tiết: 18
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1
CHÍNH TẢ Tiết: 18
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I. (T2) (sgk/175) TG: 35-40’ 
I. Mục tiêu
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
	- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước. 
	- HSKT: Gọi đọc bài theo chỉ định của GV.
II. Đồ dùng dạy học 
	Gv:Thăm ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng
 Hs:sgk
III. Hoạt động dạy và học 
A. HĐ đầu tiên ( 5’)
- Nêu tên tác giả và nội dung chính của bài “ Văn hay chữ tốt”
	- Nhận xét 
B. HĐ dạy học:
1. HĐ1: Kiểm tra tập đọc (15-18’)
- Gọi lần lượt 5 họ c sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi về nội dung một trong các bài thuộc hai chủ đề Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
+ Vẽ trứng (sách giáo khoa/120)
+ Văn hay chữ tốt (sách giáo khoa/129)
+ Chú Đất Nung (sách giáo khoa/134)
+ Kéo co (sách giáo khoa/155)
+ Rất nhiều mặt trăng (sách giáo khoa/163)
- HSKT: đọc bài
- Nhận xét ghi điểm.
2. HĐ2: Tổ chức cho học sinh làm bài tập.(12-15’)
	* BT2: Học sinh đọc đề và nêu yêu của đề bài . - Tổ chức cho học sinh làm bài vào vở .- Gọi một số học sinh đọc bài làm.- Nhận xét.
	* BT3: Học sinh đọc đề và nêu yêu của đề bài . - Hướng dẫn họ c sinh thảo luận cặp và hoàn thành bài.- Đại diện từng nhóm báo cáo.
- Nhận xét chốt ý đúng.
C. HĐ cuối cùng : (2’)
- Nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ vừa tìm.
- Hướng dẫn bài về nhà.- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.........................
Toán (TC) Tiết 12
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Áp dụng tính nhân, chia cho số hai chữ số 
- Làm BT/ sgk
II. Chuẩn bị:	Vở, skg, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
A.HĐ đầu tiên: (10p) Ôn nhân, chia cho số hai chữ số 
- 2 em tính trên bảng
- Nhắc lại cách thực hiện tính 
B. HĐ dạy học: ( 20p).
- BT1/ sgk: HD làm bảng con – sửa sai
- BT 3,4/ sgk: Làm vở - GV kểm tra, nhận xét
C. HĐ cuối cùng: ( 5p). Củng cố - Dặn dò.
- Hoàn thành các BT. Áp dụng Nhân, chia cho số hai chữ số
IV. Phần bổ sung:
Ngày soạn: 31/12/2022
Ngày dạy: Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2023
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 35
 ÔN TẬP HỌC KỲ I . (T5) (sgk/176) TG: 35-40’
I. Mục tiêu 
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt CH xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai ?
II. Đồ dùng dạy học 
	Phiếu ghi tên các bài tập đọc cần kiểm tra.
III. Hoạt động dạy và học 
A. HĐ bài cũ: Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .(3’)
B. HĐ dạy học: 
1. HĐ1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (15-17 ...  sgk
III. Các h oạt động dạy và học 
A. HĐ đầu tiên:(5’) Không khí cần cho sự cháy – GV gọi hs trả lời câu hỏi:
- Cần làm gì để duy trì sự cháy ? ( Cần liên tục cung cấp ô-xi)
- Khí ni-tơ có tác dụng gì trong việc duy trì sự cháy ? (Giữ cho sự cháy không diễn ra quá nhanh, quá mạnh).
- Nhận xét 
B. HĐ dạy học:
1. HĐ1: Giới thiệu bài: (1’) – Không khí cần cho sự sống
2. HĐ2: Vai trò của không khí đối với con người.(7-10’)
	* Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở.
* Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho học sinh đọc sách giáo khoa 2, 3 lượt
- Xác định vai trò của khí ô-xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
	- GV cho hs thực hành cá nhân .
	+ Để tay trước mũi, thở ra và hít vào – hs phát biểu nhận xét.
Tiếp theo GV yêu cầu hs nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
- GV yêu cầu hs dựa vào tranh ảnh + vốn hiểu biết của mình: Nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng của kiến thức này trong y học và trong đời sống.
- Gv nhận xét chốt ý.
3. HĐ3: Vai trò của không khí đối với động vật và thực vật.(8-10’)
 	* Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
* Cách tiến hành::
- Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
+ Tìm dẫn chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở?
	(HS suy nghĩ vấn đề GV đưa ra)
- Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
+ Ghi lại những ý kiến của các bạn vào giấy A4 (theo nhóm 4)
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm
+ Từ quan niệm ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi:
Động vật và thực vật có cần không khí để thở hay không? Làm thế nào để biết động vật và thực vật cũng cần không khí để thở? Nhốt động vật hay thực vật vào một thùng kín và không cho không khí lọt vào, vậy động vật và thực vật đó có sống được không? 
+ Đề xuất phương án thực nghiệm:
Theo em làm thể nào để chúng ta trả lời các câu hỏi trên?
Thực hành thí nghiệm và tìm hiểu trong SGK.
- Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu
+ GV tiến hành cho các nhóm thực hành thí nghiệm và tìm hiểu trong SGK và ghi ý kiến của các bạn vào giấy A4
- Bước 5: Kết luận kiến thức
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả, so sánh với dự đoán ban đầu.
+ GV cho HS đọc phần bóng đèn tỏa sáng trong SGK.
+ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mà các em đã nêu, nếu câu nào các em trả lời không được thì GV trả lời.
- Đại diện báo cáo kết quả - nhận xét- GV chốt ý. 
4. HĐ4: Một số trường hợp phải dùng bình ô-xi.(6-8’)
 	* Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho học sinh đọc và quan sát hình 5, 6 trong sách giáo khoa, thảo luận cặp và trả lời câu hỏi :
+ Chỉ và nêu tên dụng cụ giúp người thợ lặn lâu dưới nước ?
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan ?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng o-xi ? (Người thợ lặn, người làm việc trong hầm lò, người bị bênh nặng cấp cứu)
Nhận xét, kết luận chung:Người, động vật, thực vật muốn sống cần có ô-xi để thở.
* GDMT: Giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành.
C. HĐ cuối cùng:(2’)
- Gọi 3 học sinh đọc mục bạn cần biết sách giáo khoa.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
IV. Phần bổ sung: .........
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiếng việt (TC)	 Tiết: 14
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được câu kể : Ai là gì?
- Vận dụng làm BT
II. Chuẩn bị: Vở
III. Các hoạt động dạy học:
A. HĐ đầu tiên: (5p) KTBC: HS nhắc lại câu kể : Ai là gì?
	- Nhận xét, sửa sai.
B. HĐ dạy học: (30p)
1. HĐ1: (13p) 
	- GV đọc – HS viết các câu kể : Ai là gì?
	-Nhận xét, sửa sai
2. HĐ2: (18p) Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HD làm BT/ sgk
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn. Đọc bài đã làm.
	- Nhận xét.
C. HĐ cuối cùng: ( 5p). Củng cố - Dặn dò.
	- Về nhà cần viết đúng câu kể : Ai là gì? Áp dụng viết văn miêu tả.
	- Nhận xét tiết học, bình chọn bạn học tốt.
IV. Phần bổ sung: 
Ngày soạn: 1/1/2023
Ngày dạy: Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2023
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 35
 ÔN TẬP HỌC KỲ I . (T5) (sgk/176) TG: 35-40’
I. Mục tiêu 
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt CH xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai ?
II. Đồ dùng dạy học 
	Phiếu ghi tên các bài tập đọc cần kiểm tra.
III. Hoạt động dạy và học 
A. HĐ bài cũ: Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .(3’)
B. HĐ dạy học: 
1. HĐ1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (15-17’)
- Gọi lần lượt 5 học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi về nội dung một trong các bài thuộc hai chủ đề Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
+ Vẽ trứng (sách giáo khoa/120)
+ Văn hay chữ tốt (sách giáo khoa/129)
+ Chú Đất Nung (sách giáo khoa/134)
+ Kéo co (sách giáo khoa/155)
+ Rất nhiều mặt trăng (sách giáo khoa/163)
- Nhận xét ghi điểm.
2. HĐ2: Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ.(15-17’)
	* BT2: Học sinh đọc đề và nêu yêu của đề bài .
- Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tổ và hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
* Động từ: dừng lại, chơi đùa
* Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
C. HĐ cuối cùng: Củng cố - Dặn dò (2’)
- Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
- Về nhà tiếp tục ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I - Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
TOÁN Tiết: 89
 LUYỆN TẬP CHUNG (sgk/99) TG: 35-40’ 
I. Mục tiêu Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số tình huống đơn giản. 
	* HSKT: Làm được bài tập1, 2 theo gợi ý của GV
II. Đồ dùng dạy học 
Gv:Bảng nhóm - hs: vbt. 
III. Hoạt động dạy và học
A. HĐ đầu tiên (4-5’): - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5? Lấy ví dụ?
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 ; 9 ? Lấy ví dụ minh họa ?
B. HĐ dạy học:
1. HĐ1: Giới thiệu bài: (1’)
2. HĐ2: HD HS làm BT
	* BT1: Nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn, làm miệng, nhận xét: Các số chia hết cho 2 là: 676; 984 ; 2050 
 Các số chia hết cho 5 là: 6705 	 ; 2050	
	 Các số chia hết cho 3 là: 984 ; 6705 ; 3327 ; 57663
 Các số chia hết cho 9 là: 	6705 ; 57663
	* BT2: N êu yêu cầu, làm vbt, 1 em làm phiếu, chấm điểm, nhận xét. Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64625; 3560 
 	 Các số chia hết cho cả 3 và 2 là: 48432;64620
	 Các số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là: 64620
	* BT3: Như trình tự bài2: Số chia hết cho 3 là: 429
	 Số chia hết cho 9 là: 	126
	 Số chia hết cho cả 3 và 5 là: 	180
	 Số chia hết cho cả 3 và 2 là:	444
	* BT4: làm vbt, nêu miệng , chốt ý đúng : 23 < 30 < 31	31 < 40 < 45
 15 < 18 < 21	21 < 24 < 25
 10 < 18 < 30	30 < 36 < 40
	* BT5: Trao đổi theo cặp, nêu kết quả, nhận xét. Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho. Các số chia hết cho 5 thì đều có chữ số tận cùng là 0
- Số không chia hết cho 2 là số lẻ
C. HĐ cuối cùng: (2’) - Nhắc lại cách kiểm tra dấu hiệu chia hết cho 2,5,9,3 
	- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
 ĐỊA LÍ Tiết: 18
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
KỂ CHUYỆN Tiết: 36
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (T6) (sgk/177) TG: 35’ 
I. Mục tiêu 
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng.
II. Đồ dùng dạy học Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. 
III. Hoạt động dạy và học 
A. HĐ dạy học: Bài cũ (5’) - Thế nào là danh từ ? Lấy ví dụ minh họa?
- Câu kể Ai làm gì ? thường có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ?
	- Nhận xét 
B. HĐ dạy học:
1. HĐ1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (7-10’)
	- Gọi lần lượt 5 học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi về nội dung một trong các bài thuộc hai chủ đề Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. HĐ2: Ôn tập.(18’)
- Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của đề bài . 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện từng yêu cầu.
+ Quan sát đồ dụng học tập và chuyển kết quả quan sát thành dàn ý .
- Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề.
- Gọi học sinh đọc phần cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng.
- Hướng dẫn học sinh chọn đồ dùng để quan sát.
- Gọi 2 học sinh trình bày dàn ý của mình.
- Giáo viên nhận xét bổ sung .
+ Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Gọi một số học sinh đọc bài viết .- Nhận xét bổ sung.
C. HĐ cuối cùng: Củng cố - Dặn dò (2’)
- Nêu bố cục của một bài văn miêu tả đồ vật ?
- Về nhà hoàn thành bài tập vào vở.- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: ............
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 1/1/2023
Ngày dạy: Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2023
 TẬP LÀM VĂN Tiết: 36
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ĐỌC
TOÁN Tiết: 90
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 36
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ VIẾT
 SINH HOẠT LỚP Tuần: 18
I. Đánh giá hoạt động tuần qua:(25’) 
	Tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi chéo tổ của bạn.
	- Lớp trưởng bổ sung thêm.
	* GV nhận xét chung:
	- Tuần qua các em duy trì tốt sĩ số.
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, đi học đầy đủ, xếp hàng nghiêm túc, đa số các em có chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
	- Vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 	- Thực hiện tốt truy bài 15’ đầu giờ.
	- Kì thi vừa qua: Đa số các em làm bài rất tốt nhưng bên cạnh đó còn một vài em làm điểm chưa được cao, còn yếu. Cần cố gắng nhiều hơn ở HKII.
	* Trong tuần xếp loại : Tốt 
II. Kế hoạch tuần tới:
	- Phát huy những mặt tốt.
	- Chuẩn bị sách vở, dụng cụ HKII để tuần sau vào học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2022_2023_lam_thi_than.doc