Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải

TOÁN

TIẾT 131: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về phân số

2. Năng lực

- Rút gọn được phân số.

- Nhận biết được phân số bằng nhau.

- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm học, chăm chỉ.

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Bảng phụ

2. HS: Sách, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU;

 

docx 38 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày thứ 1: 
Ngày soạn: 18/03/2023
Ngày giảng: Thứ Hai ngày 20/03/2023
TOÁN
TIẾT 131: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về phân số
2. Năng lực
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm học, chăm chỉ..
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Bảng phụ
2. HS: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (5p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
2. Luyện tập, thực hành (30p)
* Mục tiêu: - Rút gọn được phân số.
 - Nhận biết được phân số bằng nhau.
 - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
 Bài 1: 
- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Lưu ý HS khi rút gọn phải rút gọn kết quả tới phân số tối giản
*KL: Củng cố cách rút gọn phân số.
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2
Bài 2:
- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- Củng cố cách giải bài toán tìm phân số của một số.
* Lưu ý: Giúp hs M1+M2 biết cách tìm số phần của một số
Bài 3: 
- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Gợi ý HS (nếu cần):
+ Muốn tìm quãng đường còn lại trước hết em phải làm gì?
+ Làm thế nào để tính độ dài quãng đường đã đi?
- GV nhận xét, chốt đáp án.
* KL: Củng cố cách giải bài toán tìm phân số của một số.
* Lưu ý: Giúp hs M1+M2 biết cách giải bài toán có lời văn
Bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. Vận dụng (trải nghiệm) (2p)
- GV nhận xét.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau. 
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) 
 là các phân số tối giản.
b) Các phân số bằng nhau là:
Cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) 3 tổ chiếm số phần HS của lớp là : 
 3 : 4 = (số học sinh)
b) 3 tổ có số HS là :
32 x= 24 (học sinh)
 Đ/s : a) lớp
 b) 24 học sinh
HS làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp
+ Tính độ dài quãng đường đã đi
+ Tính của 15km
Bài giải
Quãng đường anh Hải đã đi dài là :
15 x =10 (km)
Quãng đường anh Hải còn phải đi là:
15 – 10 = 5 (km)
 Đáp số: 5km
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài giải
Lần sau lấy ra số lít xăng là:
 32 850 x =10 950 (l)
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:
 32 850 + 10 950 + 56 200 = 100 000 (l)
 Đáp số: 100 000 l xăng
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. 
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
TẬP ĐỌC
TIẾT 53: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Năng lực
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được phẩm chất ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất dũng cảm, kiên trì bảo vệ các chân lí khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
2. HS: SGK, vở viết
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (5p)
+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Ga-vrôt ra ngoài chiến lũy
+ Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
+ Bạn hãy nêu nội dung câu chuyện?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
+ 2 HS đọc
+ Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân vì Ga- vrốt nghe Ăng- giôn- rắc nói nghĩa quân sắp hết đạn.
+ Ca ngợi chú bé Ga-vrốt dũng cảm
2. Hình thành kiến thức mới. 
2.1. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được phẩm chất ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng kể rõ ràng chậm rãi, bộc lộ sự thán phục với 2 nhà khoa học
+ Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: trung tâm, đứng yên, bãi bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết,...
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  chúa trời.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  bảy chục tuổi
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Cô-péc-ních, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo, Ga-li-lê, ...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- 1 HS đọc cả bài (M4)
2.2. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Ý kiến của Cô- péc- ních có điều gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao toà án lúc đó xử phạt ông?
+ Lòng dũng cảm của Cô- péc- ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc 
+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô- péc- ních đã chứng minh ngược lại.
+ Ga- li- lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc- ních.
+ Toà án xử phạt Ga- li- lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
- Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. Vì bảo vệ chân lí khoa học, nhà bác học Ga- li- lê đã phải sống trong cảnh tù đày.
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học
3. Luyện tập, thực hành. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1 của bài thể hiện được phẩm chất ngợi ca với nhà bác học Cô-péc-ních
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1 của bài
- GV nhận xét, đánh giá chung
4. Vận dụng (trải nghiệm) (2p)
- Liên hệ, giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lí khoa học
- GV nhận xét.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. 
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
CHÍNH TẢ
TIẾT 27: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ với thể thơ tự do
- Làm đúng BT2a, BT 3 a phân biệt âm đầu s/x 
2. Năng lực:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: giấy khổ to ghi nội dung BT 2, BT3
2. HS: Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới.
a.Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết 
* Cách tiến hành: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.
+ Nêu nội dung đoạn viết?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm
+ Ca ngợi tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe.
- HS nêu từ khó viết: xoa, sao trời, mưa xối, nuốt.
- Viết từ khó vào vở nháp
b. Viết bài chính tả: (15p)
* Mục tiêu: Hs nhớ - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng bải thơ theo thể thơ tự do
* Cách tiến hành:
- GV lưu ý HS các câu thơ cách lề 1 ô vuông
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nhớ - viết bài vào vở
c. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3. Luyện tập, thực hành. Làm bài tập chính tả: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được s/x 
* Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: Tìm các trường hợp chỉ viết với s hoặc x
Bài 3a
4. Vận dụng (trải nghiệm) (2p)
- GV nhận xét.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.
Đáp án:
+Với trường hợp chỉ viết với s: sai, sải, sàn, sản, sạn, sợ, sợi, 
 +Trường hợp chỉ viết với x: xua, xuân, xúm, xuôi, xuống, xuyến, 
+ sa (sa mạc)
 xen (xen kẽ)
- HS lắng nghe.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
Ngày thứ 2: 
Ngày soạn: 18/03/2023
Ngày giảng: Thứ Ba ngày 21/03/2023
TOÁN
TIẾT 132: KIỂM TRA GIỮ HỌC KÌ II
*************
LUYỆ ... Mục tiêu: Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).
* Cách tiến hành
* Bài tập 1:Chuyển các câu kể sau thành câu khiến.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1.
 - GV HD: Mỗi câu kể đã cho các em có thể viết thành nhiều câu khiến bằng các cách đã làm ở phần Nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+ Có mấy cách đặt câu khiến? Đó là những cách nào?
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
- GV lưu ý: Khi đặt câu khiến các em chú ý đến các đối tượng giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 3 + Bài 4
- GV nhận xét, khen những HS đặt câu khiến đúng với 3 yêu cầu đề bài cho và nêu đúng các tình huống sử dụng câu khiến.
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu khiến.
4. Vận dụng (trải nghiệm) (2p)
- GV nhận xét.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.
Đáp án:
* - Nam đi học đi! 
 - Nam đi học nào !
 - Nam phải đi học 
 - Đề nghị Nam đi học !
 *- Thanh phải đi lao động.
 - Thanh nên đi lao động.
 - Thanh đi lao động thôi nào !
 *- Ngân phải chăm chỉ lên !
 - Ngân hãy chăm chỉ nào !
 *- Giang phải phần đấu học giỏi !
 - Giang hãy phần đấu học giỏi lên !
- 1 HS nêu
Đáp án:
a) Khánh ơi, cho tớ mượn bút nhé!
b) Cháu chào bác ạ! Bác cho cháu gặp bạn Hoa nhé!
Đáp án: 
a) Cậu hãy học bài đi!
b) Chúng ta cùng đi nào!
c) Mong các bạn đến đúng giờ.
- Ghi nhớ các cách đặt câu khiến
- Đặt 1 câu khiến và nêu hoàn cảnh sử dụng câu khiến đó
- HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 54: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
2. Năng lực
- Nhận biết và sửa được lỗi sai trong bài của mình cũng như bài của bạn
3. Phẩm chất
- HS có ý thức sửa lỗi và học hỏi các bài văn hay
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Bảng phụ 
2. HS: Sách, bút
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối (5p)
- GV dẫn vào bài mới
2. Luyện tập, thực hành (30p)
*Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. HS biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động. 
* Cách tiến hành: 
HĐ1: Nhận xét chung: 
- GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
+ Ưu điểm: 
..............................................................
+ Tồn tại 
.............................................................
HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài: 
- GV phát vở cho HS.
- Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- GV nhận xét, chữa bài lại cho đúng.
HĐ3. Học những đoạn, bài văn hay:
- GV đọc những bài, những đoạn văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được).
- Cho HS trao đổi, thảo luận về cái hay, cái đẹp của các đoạn, bài văn.
3. Vận dụng (trải nghiệm) (2p)
- GV nhận xét.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Từng HS đọc lời phê, ghi các loại lỗi và cách chữa lỗi.
- HS đối chiếu, đổi bài cho nhau theo từng cặp để soát lỗi còn sót, soát lại việc chữa lỗi.
- Cho HS lên bảng chữa lỗi, lớp chữa lỗi vào giấy nháp.
- Lớp nhận xét bài trên bảng lớp.
- HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
********************
KHOA HỌC 
TIẾT 54: NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
2. Năng lực
- Biết ứng dụng vai trò của nhiệt trong cuộc sống và trong trồng trọt, chăn nuôi để đạt được hiệu quả cao
3. Phẩm chất
- HS học tập nghiêm túc, tích cực
 *BVMT: Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: + Tranh minh hoạ trang 108, 109 SGK 
 + Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các nhóm HS.
2.HS: 4 tấm thẻ có ghi A, B, C, D.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động, kết nối (4p)
+ Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết.
+ Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt, cho ví dụ?
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ Mặt trời, ngọn lửa, các bếp điện,...
+ Sử dụng đun nấu, sưởi ấm, sấy khô,...
2. Hình thành kiến thức mới: (30p)
* Mục tiêu: - Nêu được vai trò của nhiệt với sự sống trên Trái Đất
 - Biết ứng dụng vai trò của nhiệt trong cuộc sống, trồng trọt và chăn nuôi.
* Cách tiến hành: 
HĐ1. Nhu cầu về nhiệt của các sinh vật
- GV kê bàn sao cho các nhóm đều hướng về phía bảng.
- Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào Ban giám khảo. Ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm.
- Phát phiếu có câu hỏi cho các đội trao đổi, thảo luận.
- 1 HS lần lượt đọc to các câu hỏi: Đội nào cũng phải đưa ra sự lựa chọn của mình bằng cách giơ biển lựa chọn đáp án A, B, C, D.
- Gọi từng đội giải thích ngắn gọn, đơn giản rằng tại sao mình lại chọn như vậy.
- Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm.
Lưu ý: GV có quyền chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm trả lời để phát huy khả năng hoạt động, tinh thần đồng đội của HS. Tránh để HS ngồi chơi. Mỗi câu hỏi chỉ được suy nghĩ trong 30 giây.
- Tổng kết điểm từ phía Ban giám khảo.
- Tổng kết trò chơi
- GV chốt KT: Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.....(phần bài học SGK)
HĐ2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất: 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
 + Điều kiện gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
*Kết luận: Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
HĐ3: Cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật: 
- Chia lớp thành 6 nhóm lớn. Cứ 2 nhóm thực hiện 1 nội dung: nêu cách chống nóng, chống rét cho: Người, động vật, thực vật.
- GD MT: HS luôn có ý thức chống nóng, chống rét cho bản thân, những người xung quanh, cây trồng, vật nuôi trong những điều kiện nhiệt độ thích hợp để thích nghi và phát triển dưới những biến đổi của môi trường 
3. Vận dụng (trải nghiệm) (2p)
- Giải thích tại sao ở một số vùng người ta lại trồng rau, hoa trong nhà kính?
- GV nhận xét.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.
Câu hỏi và đáp án:
Câu 1: 3 loài cây, con vật có thể sống ở xứ lạnh:
a. Cây xương rồng, cây thông, hoa tuy- líp, gấu Bắc cực, Hải âu, cừu.
b. Cây bạch dương, cây thông, cây bạch đàn, chim én, chim cánh cụt, gấu trúc.
c. Hoa tuy- líp, cây bạch dương, cây thông, gấu Bắc cực, chim cánh cụt, cừu.
Đáp án: C
Câu 2: 3 loài cây, con vật sống được ở xứ nóng:
a. Xương rồng, phi lao, thông, lạc đà, lợn, voi.
b. Xương rồng, phi lao, cỏ tranh, cáo, voi, lạc đà.
c. Phi lao, thông, bạch đàn, cáo, chó sói, lạc đà.
Đáp án: B
Câu 3: Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu:
 a. Sa mạc c. Ôn đới
 b. Nhiệt đới d. Hàn đới
Đáp án: C
Câu 4: Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu:
 a. Sa mạc c. Ôn đới
 b. Nhiệt đới d. Hàn đới
Đáp án: B
Câu 5: Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu:
 a. Sa mạc c. Ôn đới
 b. Nhiệt đới d. Hàn đới
Đáp án: C
Câu 6. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu:
a. Sa mạc và ôn đới b. Sa mạc và nhiệt đới c. Hàn đới và ôn đới d. Sa mạc và hàn đới
Đáp án: D
Câu 7. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hoạt động sống nào của động vật, thực vật:
 a. Sự lớn lên. b. Sự sinh sản. 
 c. Sự phân bố. d. Tất cả các hoạt động trên. 
Đáp án: D
Câu 8: Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ:
 a. Giống nhau. b. Khác nhau.
Đáp án: B
- HS đọc nội dung bài học
* Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì:
+ Gió sẽ ngừng thổi.
+ Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá.
+ Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy mà sẽ đóng băng.
+ Không có mưa.
+ Không có sự sống trên Trái Đất.
+ Không có sự bốc hơi nước, chuyển thể của nước.
+ Không có vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
* Con người
+ Biện pháp chống nóng cho người: sử dụng quạt, điều hoà nhiệt độ, mặc quần áo thấm hút mồ hôi,..
+ Biện pháp chống rét cho người: máy sưởi, quần áo ấm, miếng dán giữ nhiệt,...
* Vật nuôi
+ Biện pháp chống rét cho vật nuôi: cho vật nuôi ăn nhiều bột đường, chuồng trại kín gió, dùng áo rách, vỏ bao tải làm áo cho vật nuôi, không thả rông vật nuôi ra đường.
+ Biện pháp chống nóng cho vật nuôi: cho vật nuối uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát, làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
* Cây trồng
+ Biện pháp chống nóng cho cây: làm mái che nắng, tưới nước thường xuyên,..
+ Biện pháp chống rét cho cây: ủ ấm cho gốc cây bằng rơm, rạ, mùn, che gió.
- Thực hành vận dụng các giải pháp chống nóng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi
- HS nêu
- HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
Ngày 20 tháng 3 năm 2023
TP 
Nguyễn Thị Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_h.docx